ĐI ĐÂU ĐỂ ĐƯỢC ĐỔI đời
Mùa Chay năm nay, Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta cùng nhau bước đi trong hy vọng. Vậy bước đi đâu? Phúc Âm Chúa Nhật này kể dụ ngôn người con đi về và người cha đi đón - hai lối đi tràn đầy hy vọng mừng vui.
1. ĐI VỀ. Dụ ngôn kể chuyện người con bỏ nhà đi xa ăn chơi phung phí. Cứ tưởng ra khỏi nhà là đời lên tiên, nào ngờ đời đen đủi đớn đau, đói đến độ thèm ăn cám lợn mà cũng không được. Khi đời chìm xuống tận đất đen, nó đã lóe lên tia hy vọng khi nghĩ đến cha ở nhà và đứng lên đi về cùng cha, đi vào nhà mình. Cũng nên lưu ý chi tiết khi đứa em ở xa đi về thì người anh cũng ở ngoài đồng đi về, nhưng anh không đi vào nhà, không đi vào tình nghĩa anh-em và cha-con được. Như thế, sám hối là hành trình hy vọng không chỉ đi về mà còn đi vào tình nghĩa với Chúa và với nhau.
2. ĐI ĐÓN. Khi người con đi về còn ở đằng xa, thì cha đã chạy ra đón. Con gây cho cha vết thương lòng, còn cha lại cho con lòng thương xót. Cha chỉ nhìn thấy con chứ không thấy tội của nó. Thế nên, cha đã làm tất cả để đem niềm vui cho con được đổi đời: ôm hôn con, cho con quần áo giày dép đẹp, và mở tiệc ăn mừng. Thật lạ lùng! Người ta chỉ mở tiệc mừng chiến thắng, còn cha mở tiệc mừng một đứa con thất bại! Cha không sợ mất mặt, cha chỉ muốn con đổi đời hạnh phúc. Ôi, cha mà như mẹ thương con hết lòng.
Dụ ngôn cho thấy: chúng ta đều là tội nhân, nhưng đừng bao giờ thất vọng, hãy sám hối trở về với Chúa là Cha giàu lòng thương xót, thương tha tất cả. Chúa là Đấng đem niềm hy vọng cho người tuyệt vọng khi công bố: “Em con đây đã chết mà nay lại sống.” Tạ ơn Chúa. Xin cho mỗi người chúng ta cũng mang trong mình trái tim thương xót tha thứ như Chúa. Amen.
Mùa Chay năm nay, Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta cùng nhau bước đi trong hy vọng. Vậy bước đi đâu? Phúc Âm Chúa Nhật này kể dụ ngôn người con đi về và người cha đi đón - hai lối đi tràn đầy hy vọng mừng vui.
1. ĐI VỀ. Dụ ngôn kể chuyện người con bỏ nhà đi xa ăn chơi phung phí. Cứ tưởng ra khỏi nhà là đời lên tiên, nào ngờ đời đen đủi đớn đau, đói đến độ thèm ăn cám lợn mà cũng không được. Khi đời chìm xuống tận đất đen, nó đã lóe lên tia hy vọng khi nghĩ đến cha ở nhà và đứng lên đi về cùng cha, đi vào nhà mình. Cũng nên lưu ý chi tiết khi đứa em ở xa đi về thì người anh cũng ở ngoài đồng đi về, nhưng anh không đi vào nhà, không đi vào tình nghĩa anh-em và cha-con được. Như thế, sám hối là hành trình hy vọng không chỉ đi về mà còn đi vào tình nghĩa với Chúa và với nhau.
2. ĐI ĐÓN. Khi người con đi về còn ở đằng xa, thì cha đã chạy ra đón. Con gây cho cha vết thương lòng, còn cha lại cho con lòng thương xót. Cha chỉ nhìn thấy con chứ không thấy tội của nó. Thế nên, cha đã làm tất cả để đem niềm vui cho con được đổi đời: ôm hôn con, cho con quần áo giày dép đẹp, và mở tiệc ăn mừng. Thật lạ lùng! Người ta chỉ mở tiệc mừng chiến thắng, còn cha mở tiệc mừng một đứa con thất bại! Cha không sợ mất mặt, cha chỉ muốn con đổi đời hạnh phúc. Ôi, cha mà như mẹ thương con hết lòng.
Dụ ngôn cho thấy: chúng ta đều là tội nhân, nhưng đừng bao giờ thất vọng, hãy sám hối trở về với Chúa là Cha giàu lòng thương xót, thương tha tất cả. Chúa là Đấng đem niềm hy vọng cho người tuyệt vọng khi công bố: “Em con đây đã chết mà nay lại sống.” Tạ ơn Chúa. Xin cho mỗi người chúng ta cũng mang trong mình trái tim thương xót tha thứ như Chúa. Amen.