Tổng giám mục Gallagher kêu gọi Tổ chức An ninh Châu âu (OSCE) tiếp nối "Tinh thần Helsinki"
Phát biểu tại Hội đồng Bộ trưởng thường niên lần thứ 31 của Tổ chức An ninh Châu Âu, Chủ tịch Thánh Bộ Quan hệ với các quốc gia và các tổ chức khác của Vatican kêu gọi các quốc gia thành viên vượt lên trên sự chia rẽ và hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu hiện nay theo "Tinh thần Helsinki".
(tin Vatican - Lisa Zengarini)
Khi Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE) chuẩn bị kỷ niệm 50 năm thành lập vào năm 2025, Tổng giám mục Paul Richard Gallagher đã bày tỏ "mối quan ngại lớn" của Tòa thánh về sự chia rẽ ngày càng gia tăng giữa các thành viên, theo ĐTGM, những tư tưởng và đường hướng nguyên thủy "gốc rễ" của tổ chức đang ảnh hưởng đến công việc hàng ngày của tổ chức trong bối cảnh các thách thức toàn cầu leo thang.
"Điều quan trọng là phải duy trì Tổ chức, đặc biệt vào thời điểm mà đối thoại bị xa xút và hòa hoãn là điều tối cần", Đức TGM thánh Bộ Quan hệ với các quốc gia và các tổ chức khác của Vatican nhấn mạnh vào thứ năm khi ngài phát biểu tại Hội đồng Bộ trưởng OSCE lần thứ 31 tại Valletta, Malta.
Đại diện của 40 trong số 57 quốc gia thành viên OSCE, cùng với các đối tác hợp tác từ Châu Á và khu vực Địa Trung Hải đang tham gia vào các cuộc thảo luận kéo dài hai ngày, tập trung vào việc đánh giá bối cảnh an ninh hiện tại trên khắp các khu vực Âu Châu – Châu Đại Tây Dương và Châu Á- Châu Âu, giải quyết các thách thức đang diễn ra, xem xét các hoạt động của OSCE cũng như việc bổ nhiệm bốn vị trí hàng đầu của tổ chức.
Duy trì các nguyên tắc nguyên thủy của OSCE
Trong tuyên bố, Đức Tổng Giám Mục Gallagher nhấn mạnh đến tầm quan trọng cốt yếu của việc duy trì các nguyên tắc của OSCE được ghi trong Đạo luật Helsinki năm 1975, văn kiện sáng lập của tổ chức, để giải quyết những thách thức mới mà thế giới đang phải đối diện ngày nay.
ĐTGM nhắc nhớ lại rằng thỏa thuận mang tính bước ngoặt được thiết kế để giảm căng thẳng chiến tranh lạnh dựa trên sự hiểu biết rằng "hòa bình không chỉ đơn thuần là không có chiến tranh hay duy trì sự cân bằng quyền lực, mà đúng ra là thành quả của quan hệ hữu nghị, đối thoại mang tính xây dựng và hợp tác giữa các quốc gia trong việc duy trì các nghĩa vụ theo luật pháp quốc tế và tôn trọng mọi quyền con người phổ quát".
Chia rẽ và mất lòng tin giữa các quốc gia thành viên
Tuy ĐTGM lưu ý rằng tầm nhìn đó hiện đang bị tổn thương, vì thiếu sự đồng thuận về thủ tục trong OSCE nhưng "trên hết là do sự đổ vỡ ngày càng lớn của lòng tin vào nhau giữa một số quốc gia tham gia, sự gia tăng xâm lược về mặt ý thức hệ và sự coi thường trắng trợn" các nguyên tắc pháp luật.
"Tòa thánh quan sát với sự lo ngại về sự chia rẽ và chia rẽ ngày càng tăng đang che khuất những nguyên tắc của OSCE, làm ảnh hưởng đến công việc hàng ngày của tổ chức này".
Chiến tranh Ukraine và các căng thẳng chính trị khác
Đức Tổng Giám Mục Gallagher đặc biệt đề cập đến cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine, cùng với các căng thẳng chính trị trải rộng hơn gây ra sự chia rẽ trong OSCE, cũng như sự chậm trễ kéo dài trong việc bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo và thiếu tiến triển trong các quyết định, chẳng hạn như Chủ tịch vào năm 2026.
ĐTGM nhắc lại rằng "sức mạnh và tính độc đáo của tổ chức nằm ở sự đa dạng về quan điểm làm phong phú thêm quá trình đối thoại và đưa ra quyết định", nhà ngoại giao Vatican đã cảnh báo về việc biến tổ chức này thành một diễn đàn "chỉ dành cho các quốc gia có cùng chí hướng" và cảnh báo rằng việc từ bỏ theo đuổi sự đồng thuận có thể dẫn đến "sự tự hủy diệt" hoặc bóp méo "Tinh thần Helsinki".
Vai trò không thể thiếu của OSCE như một diễn đàn đối thoại
Kết luận, Đức Tổng Giám Mục Gallagher tái khẳng định vai trò không thể thiếu của OSCE như một diễn đàn đối thoại và đàm phán, kêu gọi các quốc gia thành viên duy trì sứ mệnh độc đáo của mình và kêu gọi những nỗ lực mới để thúc đẩy đối thoại, giảm leo thang và xây dựng sự đồng thuận, đặc biệt là trong bối cảnh căng thẳng toàn cầu hiện nay.
Phát biểu tại Hội đồng Bộ trưởng thường niên lần thứ 31 của Tổ chức An ninh Châu Âu, Chủ tịch Thánh Bộ Quan hệ với các quốc gia và các tổ chức khác của Vatican kêu gọi các quốc gia thành viên vượt lên trên sự chia rẽ và hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu hiện nay theo "Tinh thần Helsinki".
(tin Vatican - Lisa Zengarini)
Khi Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE) chuẩn bị kỷ niệm 50 năm thành lập vào năm 2025, Tổng giám mục Paul Richard Gallagher đã bày tỏ "mối quan ngại lớn" của Tòa thánh về sự chia rẽ ngày càng gia tăng giữa các thành viên, theo ĐTGM, những tư tưởng và đường hướng nguyên thủy "gốc rễ" của tổ chức đang ảnh hưởng đến công việc hàng ngày của tổ chức trong bối cảnh các thách thức toàn cầu leo thang.
"Điều quan trọng là phải duy trì Tổ chức, đặc biệt vào thời điểm mà đối thoại bị xa xút và hòa hoãn là điều tối cần", Đức TGM thánh Bộ Quan hệ với các quốc gia và các tổ chức khác của Vatican nhấn mạnh vào thứ năm khi ngài phát biểu tại Hội đồng Bộ trưởng OSCE lần thứ 31 tại Valletta, Malta.
Đại diện của 40 trong số 57 quốc gia thành viên OSCE, cùng với các đối tác hợp tác từ Châu Á và khu vực Địa Trung Hải đang tham gia vào các cuộc thảo luận kéo dài hai ngày, tập trung vào việc đánh giá bối cảnh an ninh hiện tại trên khắp các khu vực Âu Châu – Châu Đại Tây Dương và Châu Á- Châu Âu, giải quyết các thách thức đang diễn ra, xem xét các hoạt động của OSCE cũng như việc bổ nhiệm bốn vị trí hàng đầu của tổ chức.
Duy trì các nguyên tắc nguyên thủy của OSCE
Trong tuyên bố, Đức Tổng Giám Mục Gallagher nhấn mạnh đến tầm quan trọng cốt yếu của việc duy trì các nguyên tắc của OSCE được ghi trong Đạo luật Helsinki năm 1975, văn kiện sáng lập của tổ chức, để giải quyết những thách thức mới mà thế giới đang phải đối diện ngày nay.
ĐTGM nhắc nhớ lại rằng thỏa thuận mang tính bước ngoặt được thiết kế để giảm căng thẳng chiến tranh lạnh dựa trên sự hiểu biết rằng "hòa bình không chỉ đơn thuần là không có chiến tranh hay duy trì sự cân bằng quyền lực, mà đúng ra là thành quả của quan hệ hữu nghị, đối thoại mang tính xây dựng và hợp tác giữa các quốc gia trong việc duy trì các nghĩa vụ theo luật pháp quốc tế và tôn trọng mọi quyền con người phổ quát".
Chia rẽ và mất lòng tin giữa các quốc gia thành viên
Tuy ĐTGM lưu ý rằng tầm nhìn đó hiện đang bị tổn thương, vì thiếu sự đồng thuận về thủ tục trong OSCE nhưng "trên hết là do sự đổ vỡ ngày càng lớn của lòng tin vào nhau giữa một số quốc gia tham gia, sự gia tăng xâm lược về mặt ý thức hệ và sự coi thường trắng trợn" các nguyên tắc pháp luật.
"Tòa thánh quan sát với sự lo ngại về sự chia rẽ và chia rẽ ngày càng tăng đang che khuất những nguyên tắc của OSCE, làm ảnh hưởng đến công việc hàng ngày của tổ chức này".
Chiến tranh Ukraine và các căng thẳng chính trị khác
Đức Tổng Giám Mục Gallagher đặc biệt đề cập đến cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine, cùng với các căng thẳng chính trị trải rộng hơn gây ra sự chia rẽ trong OSCE, cũng như sự chậm trễ kéo dài trong việc bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo và thiếu tiến triển trong các quyết định, chẳng hạn như Chủ tịch vào năm 2026.
ĐTGM nhắc lại rằng "sức mạnh và tính độc đáo của tổ chức nằm ở sự đa dạng về quan điểm làm phong phú thêm quá trình đối thoại và đưa ra quyết định", nhà ngoại giao Vatican đã cảnh báo về việc biến tổ chức này thành một diễn đàn "chỉ dành cho các quốc gia có cùng chí hướng" và cảnh báo rằng việc từ bỏ theo đuổi sự đồng thuận có thể dẫn đến "sự tự hủy diệt" hoặc bóp méo "Tinh thần Helsinki".
Vai trò không thể thiếu của OSCE như một diễn đàn đối thoại
Kết luận, Đức Tổng Giám Mục Gallagher tái khẳng định vai trò không thể thiếu của OSCE như một diễn đàn đối thoại và đàm phán, kêu gọi các quốc gia thành viên duy trì sứ mệnh độc đáo của mình và kêu gọi những nỗ lực mới để thúc đẩy đối thoại, giảm leo thang và xây dựng sự đồng thuận, đặc biệt là trong bối cảnh căng thẳng toàn cầu hiện nay.