Một trong những câu thời danh của thánh Grêgôriô là đã nói lên lòng yêu mến Thiên Chúa và mục đích của đời sống:”Con người được tạo dựng nên để thờ phượng chiêm ngưởng Thiên Chúa, luôn luôn đi tìm kiếm hình ảnh của Ngài và ước mong được sống trong sự cao cả của tình yêu thương của Ngài.”
Ngài sinh khoảng năm 540 tại Roma trong một gia đình quí tộc. Ngài rất thành công trong con đường học vấn: Ngài được bổ nhiệm làm công chức cao cấp thành Roma và được làm đến quan Tổng trấn.
Ðến năm 35 tuổi, khi cha ngài qua đời, nhân cơ hội đó ngài từ bỏ mọi chức vụ và biến dinh thự của ngài thành một tu viện và dùng uy tín của mình ngài lập thêm sáu tu viện nữa. Ðó là năm ngài cảm thấy hạnh phúc và an bình nhất đời. Trở thành một tu sĩ ngài được chỉ định nhiều chức vụ quan trọng trong Giáo Hội. Năm 579 ngài được gởi đến Constantinople như một đặc sứ của Ðức Giáo Hoàng.
Năm 590 khi Ðức Giáo Hoàng Pelagius II băng hà, thánh Gregory được dân chúng Roma mến mộ nên quyết chọn ngài làm đấng kế vị dù ngoài ý muốn của ngài. Ngài qua đời tại Roma năm 604.
Những cải tổ của thánh Gregory thật vĩ đại nên Giáo Hội đã kính nhớ với từ “Magnus” sau tên của ngài, “Cao cả”. Ngài đã mạnh dạn cải tổ việc cai trị Giáo Hội, tổ chức việc chống lại gia đình vua Lombards, chống trả bọn lạc giáo ở Tây ban nha và Bắc Phi châu. Ngài đã gởi những nhà truyền giáo sang Anh quốc và vị trưởng đoàn là thánh Augustin de Canteberry.
Ðiều hành Giáo Hội trong một thời kỳ khó khăn, chủ chăn của một đoàn chiên nghèo khổ, thánh Gregory thực là một nhà lảnh đạo tài ba gồm sự thánh thiện của một nhà tu, khôn khéo của một nhà ngoại giao và tài năng của một nhà hành chánh cai trị. Trên bia mộ của ngài ở Roma, người ta khắc:” Ðặc sứ của Thiên Chúa”, nhưng ngài chỉ muốn mình là ”nguời tôi tớ của những người tôi tớ của Thiên Chúa.”
Ngài sinh khoảng năm 540 tại Roma trong một gia đình quí tộc. Ngài rất thành công trong con đường học vấn: Ngài được bổ nhiệm làm công chức cao cấp thành Roma và được làm đến quan Tổng trấn.
Ðến năm 35 tuổi, khi cha ngài qua đời, nhân cơ hội đó ngài từ bỏ mọi chức vụ và biến dinh thự của ngài thành một tu viện và dùng uy tín của mình ngài lập thêm sáu tu viện nữa. Ðó là năm ngài cảm thấy hạnh phúc và an bình nhất đời. Trở thành một tu sĩ ngài được chỉ định nhiều chức vụ quan trọng trong Giáo Hội. Năm 579 ngài được gởi đến Constantinople như một đặc sứ của Ðức Giáo Hoàng.
Năm 590 khi Ðức Giáo Hoàng Pelagius II băng hà, thánh Gregory được dân chúng Roma mến mộ nên quyết chọn ngài làm đấng kế vị dù ngoài ý muốn của ngài. Ngài qua đời tại Roma năm 604.
Những cải tổ của thánh Gregory thật vĩ đại nên Giáo Hội đã kính nhớ với từ “Magnus” sau tên của ngài, “Cao cả”. Ngài đã mạnh dạn cải tổ việc cai trị Giáo Hội, tổ chức việc chống lại gia đình vua Lombards, chống trả bọn lạc giáo ở Tây ban nha và Bắc Phi châu. Ngài đã gởi những nhà truyền giáo sang Anh quốc và vị trưởng đoàn là thánh Augustin de Canteberry.
Ðiều hành Giáo Hội trong một thời kỳ khó khăn, chủ chăn của một đoàn chiên nghèo khổ, thánh Gregory thực là một nhà lảnh đạo tài ba gồm sự thánh thiện của một nhà tu, khôn khéo của một nhà ngoại giao và tài năng của một nhà hành chánh cai trị. Trên bia mộ của ngài ở Roma, người ta khắc:” Ðặc sứ của Thiên Chúa”, nhưng ngài chỉ muốn mình là ”nguời tôi tớ của những người tôi tớ của Thiên Chúa.”