80. THƯ THIẾP CỦA TIÊU THÀNH
Văn chương của Lý Ung nổi tiếng khắp nơi, thư pháp giỏi, tính tình hào phóng. Ông ta cho rằng thư pháp của Tiêu Thành là không đẹp nên Tiêu Thành không phục.
Một hôm, Tiêu Thành viết bức danh thiếp, cố ý đem màu sắc của giấy làm thành màu rất ảm đạm, nhìn vào thì biết là giấy rất cũ, sau đó đem đi đưa cho Lý Ung coi và giới thiệu:
- “Đây là bức bút tích thật của Vương Nghĩa Chí, ngài coi có đẹp không?”
Lý Ung vừa nhìn thì quả thật rất đẹp, bèn liên tục nói đẹp đẹp, lúc ấy Tiêu Thành bèn nói thật chân tướng, Lý Ung bèn cầm lên coi lại, nói:
- “Nhìn thật kỹ thì chưa chắc mỗi chữ đều đẹp”.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 80:
Ở đời có những người thích được “nổi” giữa xã hội, cho nên tập tành làm nhà thức giả phê bình người này thiếu hiểu biết, chê người nọ cuộc sống không đáng cho người khác nể phục, lại có người học đòi làm sang chơi ngông hơn kẻ triệu phú xài tiền như đốt giấy vụn...
Học làm thức giả thì không có gì phải xấu nếu trong bụng chứa đầy chữ nghĩa thông bác cổ kim, nhưng nếu chỉ biết vài ba đầu sách rồi phê bình chê bai người khác thì là “giả” chứ không thật; Học làm kẻ văn minh thì không có gì là xấu mà là người tiến bộ, nhưng hàng đêm đến nhà hàng bia ôm để vung tiền bạc triệu cho những cuộc ăn nhậu trác táng thì đúng là học làm sang trật đường trật xá, đáng bị gia đình và xã hội lên án...
Người chơi đồ cổ sành điệu thì nhìn là biết ngay đồ cổ giả hay đồ cổ thật, người Ki-tô hữu chân chính thì nhìn là biết ngay thế nào là khiêm tốn thật và thế nào là khiêm tốn giả nơi một con người, đó là người ấy có hay phê bình và chê bai người khác hay không mà thôi !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Văn chương của Lý Ung nổi tiếng khắp nơi, thư pháp giỏi, tính tình hào phóng. Ông ta cho rằng thư pháp của Tiêu Thành là không đẹp nên Tiêu Thành không phục.
Một hôm, Tiêu Thành viết bức danh thiếp, cố ý đem màu sắc của giấy làm thành màu rất ảm đạm, nhìn vào thì biết là giấy rất cũ, sau đó đem đi đưa cho Lý Ung coi và giới thiệu:
- “Đây là bức bút tích thật của Vương Nghĩa Chí, ngài coi có đẹp không?”
Lý Ung vừa nhìn thì quả thật rất đẹp, bèn liên tục nói đẹp đẹp, lúc ấy Tiêu Thành bèn nói thật chân tướng, Lý Ung bèn cầm lên coi lại, nói:
- “Nhìn thật kỹ thì chưa chắc mỗi chữ đều đẹp”.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 80:
Ở đời có những người thích được “nổi” giữa xã hội, cho nên tập tành làm nhà thức giả phê bình người này thiếu hiểu biết, chê người nọ cuộc sống không đáng cho người khác nể phục, lại có người học đòi làm sang chơi ngông hơn kẻ triệu phú xài tiền như đốt giấy vụn...
Học làm thức giả thì không có gì phải xấu nếu trong bụng chứa đầy chữ nghĩa thông bác cổ kim, nhưng nếu chỉ biết vài ba đầu sách rồi phê bình chê bai người khác thì là “giả” chứ không thật; Học làm kẻ văn minh thì không có gì là xấu mà là người tiến bộ, nhưng hàng đêm đến nhà hàng bia ôm để vung tiền bạc triệu cho những cuộc ăn nhậu trác táng thì đúng là học làm sang trật đường trật xá, đáng bị gia đình và xã hội lên án...
Người chơi đồ cổ sành điệu thì nhìn là biết ngay đồ cổ giả hay đồ cổ thật, người Ki-tô hữu chân chính thì nhìn là biết ngay thế nào là khiêm tốn thật và thế nào là khiêm tốn giả nơi một con người, đó là người ấy có hay phê bình và chê bai người khác hay không mà thôi !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info