Tình Người Liên Kết

Con người tồn tại là nhờ Tình Người. Xã hội bền vững là biết Liên Kết. Hai yếu tố quan trọng này phát xuất từ Thánh Kinh. Nhân loại áp dụng cho từng nơi cho phù hôp phong tục tập quán để sống còn.

Như Việt Nam, cha ông dặn con cháu, muốn sống chân chính :
- Đoàn kết gây sức mạnh. Chia rẽ thì chết.
- Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại thành hòn núi cao.
- Thấy người hoạn nạn thì thương....
Lẽ sống đơn giản này bắt nguồn từ Thánh Kinh, qua gương ‘‘người Samarita nằm bên đường’’ (x. Lc 10, 29-37) hay ‘‘trả công cho nguời làm vườn nho’’ (x.Mt. 20, 1-16 )
Những sự kiện này do luật căn bản ‘‘bác ái yêu thương’’ (x.Mt.19, 19)

Hai luồng tư tưởng, ‘’Đạo Đời’’ gặp nhau: Thánh Kinh rao truyền: Yêu thương nhau, vì anh em cùng cha trên trời (x. Mt 7, 9). Thì luân lý Khổng giáo khuyên: Anh em bốn bể một nhà. (Tứ hải giai huynh đệ). Căn bản giáo thuyết Phật giáo, là: từ bi, thương xót mọi người. Chính vì thế văn minh nhân loại cùng hưởng chung, loại bỏ chế độ nô lệ. Cùng nhau xây dựng hòa bình chung. Hay mọi người liên kết qua tương thân tương ái (x. Rm 13, 8)

Luật con ngưởi không qua khỏi luật Thiên Chúa

Thánh Kinh gắn liền với kinh nghiệm trải rộng trong đời sống bình dân VN. Con đường tự tập tức tạo ra tín ngưỡng, rồi dần dần đem ý thức kết thành giáo lý, tín ngưỡng.

- Một người bị cướp, lại bị trọng thương nằm vệ đường, khách qua ÇÜ©ng không ai thèm ngó ngàng. Chỉ có người Samari chạnh lòng thương đến băng bó vết thương đem vào quán, nhờ chăm sóc. (x. Lc 10, 29-37)
- Trả công đồng đều, một đồng, cho những ngườơi làm vườn nho, đến làm từ sáng, trưa hay chiều. (x. Mt 20, 1-16)
- Phục vụ nhau như Chúa truyền : Ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em... Con người đến không phải được người ta phục vụ, nhưng để phục vụ. (Mt 20, 27-28)

Con người sống liên kết cộng đoàn

Lịch sử văn minh xã hội là đoàn kết đấu tranh. Người bình dân không triết lý, lập trường suy tư phát xuất từ sinh hoạt xã hội.
Dân VN thực hành Thánh Kinh ‘’phải đổ mồ hôi trán mới có cái mà ăn. Tự mình làm ra của cải. Không hy vọng ai. Dù trải qua hai sương một nắng ba chìm bảy nổi, chín lênh đênh, cũng sẽ thành công, kết quả tốt đẹp: Có công mài sắt có ngày nên kim.
Họ bảo nhau trong việc đồng áng: Cày sâu cuốc bẫm, cấy thưa hơn bừa kỹ.

Tranh đấu để đoàn kết. Dân làng nhủ nhau :
Muốn cho có đó cùng đây
Sơn lâm há dễ một cây nên rừng
Hay: Một cây làm chẳng nên non.
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Ý nghĩa hay Thánh Kinh tính, hàm chứa trong ca dao VN
- Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
- Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
- Chị ngã em nâng
Tay đứt ruột sót
- Tu đâu cho bằng tu nhà
Thờ cha kính mẹ ây là chân tu.
- Có cha có mẹ thì hơn
Không cha không mẹ như đờn đứt dây

Nào yêu thương bỏ tư lợi lo công ích. Bỏ ích kỷ sống rộng lượng quảng đại hơn.
- Khôn ngoan đá đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau

Trích n trong ‘‘Gió Đầu Mùa’’ (1937) của Thạch Lam (1910-1942) nói về anh em trong nhà, gắn bó với nhau từng miếng cơm manh áo :
Sơn cũng thấy lạnh, với vơ lấy cái chăn trùm lên đầu rồi cất tiếng gọi chị. Mẹ Sơn nghe thấy, đặt chén nước chè xuống, bảo chị Lan :
- Con vào buồng lấy thúng áo ra mặc cho em, đi
Rồi quay ra bảo Sơn:
- Con sang đây mà ngồi cho ấm. Bước khéo để cho em bé ngủ…
Sơn kéo chăn lên đắp cho em, rồi co ro vùng dậy sang phần bên này.
Chị Lan từ trong buồng đi ra, khệ nệ ôm cái thúng quần áo đặt trên đầu phản. Mẹ Sơn lật cái vỉ buồm lục đống quần áo rét. Sơn nhận ra cùng nhừng áo Sơn đã mặc năm ngoái, năm kia... Sơn cầm giơ những chiếc áo lên, thấy mát lånh cả tay. Từ bộ quần áo thoáng ra hơi mốc của vải gấp từ lâu trong hòm. Làm Sơn nhớ lại những buổi đầu mùa rét từ bao giớ, lâu lắm, ngày Sơn còn nhỏ
Mẹ Sơn giơ lên một cái áo cánh bông đã cũ nhưng còn lành lạnh, nói :
- Đây là chiếc áo cûa cô Duyên đây
Duyên là đứa em gái bé của Sơn, chết từ năm lên bốn tuổi. Mẹ Sơn nhắc đến làm Sơn nhớ em, cảm động và thương em quá. Vú già đã nuôi Duyên từ lúc mới đẻ, với lấy áo lật qua lật lại ngắm nhìn, tay mân mê các đường chỉ:
- Giá bây giờ em nó còn cũng chả mặc được
Mẹ Sơn yên lặng không nói gì. Nhưng đến lúc vời Sơn lại gần mặc áo. Sơn thấy mẹ rớm rớm nước mắt.
Nhà văn Hồ Biểu Chánh (Gò Công, 1884-1958) viết trong ‘‘Cha Con Nghĩa Nặng’’ (1929) tả về gia đình thôn quê. Chồng là Trần văn Sự thật thà, hiền lành. Vợ trẻ như trai tơ, lẻo mép. Hai vợ chồng có 3 con : Tú, Duyên và Sung. Vợ Sự gian díu với một lính canh trong hội đồng, tên Sửu. Ai cũng biết. Chuyện đến tai Sự.
Hồ Biểu Chánh tả về chiều ở đồng ruộng :
- Một bữa nọ, nhằm tiết tháng bảy. Trời mưa sấm chớp ầm ỹ. Ngoài đồng nông phu làm leng xeng, người thì lo phát cỏ, kẻ thì lo tróc đất. Mấy đám mả gió thổi lên sóng vàng vàng; trong hào nhoáng, trái già cuốn cổ vũ. (Nhà Văn Hiện Đại. Q 2, tr.364)
Măt trời chưa yên, ếch ương kêu vang mé hào, trâu theo đàn đi lần về xóm. Lúa cầy đã giáp công hết rồi, đám nào chưa bén thì coi như vàng phè, đám nào đã nở thì coi như xanh mướt (Sđd, tr. 365)

Đem bác ái chứng minh dân tộc tính. Dân Việt lấy tình thương làm căn bản sống :

- Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa.
- Cây xanh thì lá cũng xanh
Cha mẹ hiền lành để đức cho con
Mong cây rồi lại mong cành
Cây đức lắm chồi, người đức lắm con
Ba vuông sánh với bảy tròn
Đời cha vinh hiển, đời con sang giầu

Đạo thánh hiền xử thế ai giữ được sẽ là người tốt xứng đáng hiền nhân quân tử (Sđd,
t.68)
Liêm chính thanh bạch là nền tảng trong việc cai trị dân.
Như chuyện kể về viên quan thanh bạch :
Dương Chấn được bầu làm Thái Thú Đông Lai. Lúc đi phó nhiệm ở Xương Ấp gặp quan huyện Vương Mật, nhờ Dương Chấn mà được tiến chức. Chờ đêm tối, quan huyện mới đem vàng bạc vào tạ ơn và có nài xin nhận :
- Bây giờ đêm khuya, không ai biết.
Dương Chấn đáp : Trời, Đất, ông và tôi biết.
Vương mặt xấu hổ, lùi ra. (Hậu Hán thư. Cổ Học Tinh Hoa)
Qủa vậy, đúng là ‘‘tôn giáo đi vào cuộc đời’’. Hay tôn giáo đến với xã hội

Dòng thơ mang dấu ấn Thánh Kinh. Đọc lại những tác phẩm thơ, người ta thấy rải rác hay nói tư tưởng tác giả giông giống trong Thánh Kinh.

Nguyễn Du (Hà Tĩnh, 1765-1820) đã phác họa Thúy Kiều có đủ mọi yếu tố sống hånh phúc trong xã hội : thông minh học thức, nhạy cảm, xinh đẹp đến siêu phàm, giỏi đàn hát, thêu thùa may vá, sắc sả
o trong ứng xử giao tiếp, chuyên cần, chung thửy...mãu mực trong gia đình trung dung. Nhân vật trọn hảo, nhưng phải tẩy hết mới ạt hạnh phúc. Nàng phải trả giá cho phẩm giá của mình.
Làn thu thûy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hơn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiên thành
Sắc đành đòi một, tài đành hứa hai
Thông minh vốn sẵn tính Trời
Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm (25-30)
Chữ hiếu đánh giá người con là Kiều..
- Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gọt rửa bao giờ cho phai
Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh, nhưng ai có giờ.
Sân lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc từ đã vừa người ôm
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.
Buồn trông ngọn nước mới sa.
Hoa trôi man mác biết là về đâu
Buồn trông nỗi cỏ rầu rầu
Chân mây đạp đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi (c. 1041-1055).

Lúc nào tác giả lấy nhân vật chính thay cho mình mang tâm trạng báo đền : Đền ơn Tạo hóa, ơn cha mẹ, non nước.. cho xứng danh con người trong trời đất và cõi nhân sinh :
- Trên vì Nước dưới vì Nhà
Một là cực hiếu hay là cực trung (c. 2483-2484)
- Để lời thệ hải minh sơn
Làm con trước phải đền ơn sinh thành (c. 603-604)
- Vẻ chi một mảnh hồng nhan
Tóc tơ chưa chút đền ơn sinh thành (669-670)
- Nợ tình chưa trả cho ai
Khối tình mang xuống thuyền đài chưa tan (709-710)
- Hồ còn mang nặng lời thề
Nát thân bờ liễu đền ghì trúc mai (745-746)
Trong Kiều, linh hồn được thoát lạc, siêu giác, đầy linh cảm do nội tâm;
- Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài (3251-52)
-Thác là thể phách, còn là tinh anh
- Tu là cõi phúc, tình là dây oan.

Nhà thơ Công Giáo Hàn Mặc Tử (1912-1940) biết mình mắc bệnh cùi không chữa nổi, đã để lại cho mẹ, anh em và bạn bè thông điệp : giữ ‘‘tâm hồn thanh khiết’’ và sống bằng ‘‘tình thương cao cả’’, nhất là luôn được tràn ơn ‘‘thánh đức, can đảm và hạnh phúc’’ trước mặt Chúa. Trong lúc tẩm liệm, các sơ tìm thấy trong túi áo của nhà thơ mảnh giấy nhàu, viết bằng tiếng Pháp :
Hỡi Thiên Thần ở trên Trời
Thiên Thần của Thiên Chúa
Thiên Thần của Hòa Bình và Hoan Lạc
hãy đem đến cho tôi một tràng hoa.
Tôi muốn tìm mình trong hào quang và tình thương cao cả
Bởi vì ở chốn hạ giới này,
Những phép linh dị của Chúa khiến mọi người phải im lặng
say sưa chiêm ngưỡng cái công nghiệp huyền diệu của Đấng Tối Cao...

Hỡi Thiên Thần ở trên Trời
Thiên Thần của Thiên Chúa
Thiên Thần của Hòa Bình và Hoan Lạc
hãy tung lên không gian những cánh hồng và những đóa sen
những khúc hát du dương và những trầm hương thơm ngát
và hãy rót đầy thánh đức, can đảm cùng hạnh phúc
xuống giữa các nô tỳ của Chúa.

Đêm thứ tư, 24.10.1940
Phanxicô Trí (Deo gratias, tạ ơn Chúa)
(Báo Emmau. Nhóm Trẻ, GXVN Paris, Nov. 1990, tr. 44)

Ngoài ca dao và văn chương, người VN còn những tục lệ thói quen lâu đời mà chúng ta vẫn giữ..nó gắn liền với đời sống, như kim chỉ nam cho cuộc sống. Tập quán hay tục lệ dần dần trở thành luật sống. Phép vua thua lệ làng. Kỷ luật trong tổ chức cần giữ để phát triển.
Yêu tổ quốc, nơi sinh trưởng và lớn lên. Đó là bổn phận người dân

Nước non nặng một lời thề
Nước đi đi mãi cũng về cùng non
Nhớ lời nguyện ước thề non
Nước đi chưa lại, non còn đứng không
Non cao những ngóng cùng trông
Suối tuôn giòng lệch mong tháng ngày (Tản Đà)

Muốn cho quốc gia giầu, dân mạnh, phải tôn trọng công ích. Giữ gìn tài nguyên.
Làm việc tận tâm. Và cuối cùng gìn giữ lịch sử, tỏ ra người có giáo dục và tư cách
Vua Louis XIV của Pháp có tư cách khiến dân kính trọng và qúi mến. Một hôm, công tước Bourgeon còn trẻ đẹp cùng ngồi ăn với vua, bên cạnh có một sĩ quan xấu trai, phế binh. Bà buông lời chế riễu. Vua lớn tiếng : Thưa bà, tôi cho là người đáng qúi trong nước. Vì ông can đảm và anh hùng.

Trình bày như trên, Đạo Công Giáo phù hợp với tín ngưỡng dân tộc và dân gian VN :Tình người liên kết tạo con người hoàn thiện. Dù Công Giáo (8%) hay không, đều người VN. Có khí phách và căn tính như nhau.
Quyền tự do tôn giáo là tối thượng. Tín ngưỡng qúi hơn tài sản nào khác.Vì nó liên quan đến số phận đời đời mọi người. Khi chết tài sản để lại tất cả, chỉ mang theo tín ngưỡng về đời sau. Như Kinh Thánh ghi rõ :
- Trước hết hãy tìm kiếm Nước Trời (x. Mt 6, 20)
- Mọi sự đều là phù vân (veritas est veritas) (x. Gv 1, 2-11; 2, 21-23)
- Một thời để chào đời, một thời để lìa thế (Gv 3, 2)
- Con người từ bùn đất mà ra, sẽ trở về bụi tro (x.St. 2, 7)
- Tôi vững tin được Chúa ân thưởng trong đất dành cho kẻ sống (Tv 26,13)

Có trùng hợp, Ca dao VN quan niệm :
- Sống chơi tràn thế thác về âm ty (Ca Dao)
- Con gái bỏ chồng theo trai
Chết xuống âm phủ của hai đầu lâu (Ca Dao)
Phật học xem xã hội là sống tạm:
- Đời người như bóng phù du
Sớm còn tối mất, công phu lỡ làng
Và trông chờ vào ‘‘Cõi khác, kiếp sau’’.
-Kiếp này duyên lạ làng duyên
Kiếp sau xin hẹn cửu tuyền gặp nhau
- Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giũa trời mà reo (Nguyễn Công Trứ)
- Ai ơi hãy ở cho lành
Kiếp này chẳng gặp để dành kiếp sau
- Trăm năm còn thấy gì đâu
Chẳng qua một nắm cỏ khâu xanh rì (Kiều)
- Ngẫm hay muôn sự tại Trời
Trời kia đã bắt làm người có thân. (Kiều, 3241-3242)

Kết luận của bài khảo luận thô sơ này: Canh tân tư tưởng và hòa giải với mọi người trước, thì hòa bình tới sau.
Và kết luận khác theo ĐGH:

1) Ngày 12.2.2023, trong kinh Truyền Tin, Đức Phanxicô dựa vào Tin Mừng Chúa Nhật VI, A quanh năm (Mt 5, 7-37, xác quyết:
-…Ai tuân hành và dạy làm Lề Luật, thì gọi là lớn trong Nước Trời
- Nếu anh em không ăn ở công chính…thì chẳng vào được Nước Trời. (Vietcatholic 12.2.2023)

2) Ngày 15. 2. 2023, tại Hội TrườngVI, Đức Phanxicô trong bài Giáo lý “Niềm say mê rao giảng Tin Mừng, nhiệt thành của các tông đồ”, đưa ra ba quan niệm:
- Không có đi mà không có lại (Không thể ở lại mà không đi)
- Hãy rao giảng “Nước Thiên Đàng đến gần” (Mt 10, 7)
- Đừng mang theo bất cứ điều gì (Mt 10, 9-10) (Vietcatholic 15.2.2023)