22. LẤY DÊ ĐỔI TRÂU
Lương Huệ vương ngồi trên điện chính, đúng lúc dưới điện có người dắt một con trâu đi ngang qua, Huệ vương hỏi:
- “Dắt trâu đi đâu vậy?”
Người dắt trâu trả lời:
- “Đi giết nó và lấy máu của nó bôi lên cái chuông.”
Huệ vương nói:
- “Tha cho nó đi, ta không nhẫn tâm nhìn thấy dáng run rẩy sợ hãi của nó, quá tội nghiệp!”
Người dắt trâu hỏi:
- “Như vậy không cần lấy máu bôi chuông nữa sao?”
Huệ vương vội vàng trả lời:
- “Sao lại không, giết con dê thay cho nó!”
( Mạnh tử)
Suy tư 22:
Cái tâm của Lương Huệ vương đúng là bất bình thường, hay nói đúng hơn Lương Huệ vương có cái tâm thiên vị, nhìn dáng con trâu run rẩy sợ hãi và dáng vẻ con dê run rẩy sợ hãi thì có gì là khác nhau chứ ! Đúng là lòng “đạo đức” của các vua chúa.
Con người ta ai cũng có sự phán đoán, mà phán đoán đúng hay sai là do cách suy nghĩ của mỗi người, nhất là các linh mục, sự phán đoán của các ngài trong toà cáo giải rất là quan trọng, và cũng có khi trong cuộc sống đời thường sự phán đoán của các ngài làm cho giáo dân buồn hay vui, lo sợ hoặc vui mừng. Người sống theo giáo điều thì phán đoán theo nguyên tắc giáo điều; người sống theo hoàn cảnh thì phán đoán theo hoàn cảnh.
Cũng một vấn đề đó mà “linh mục hoàn cảnh” phán đoán rất tế nhị, hợp tình hợp lý cho bổn đạo, trái lại “linh mục giáo điều” thì lại làm cho bổn đạo lo sợ, bất an và thêm xa Chúa, bởi vì họ sợ Chúa phạt theo như sự phán đoán giáo điều của ngài.
“Giáo điều” hay “hoàn cảnh” đối với con chiên bổn đạo thì họ không cần qua tâm, họ chỉ biết rằng khi lương tâm của họ không ổn, có vấn đề cần giải quyết thì họ đi gặp linh mục, thế thôi.
“Giáo điều” hay “hoàn cảnh” không quan trọng, quan trọng chính là linh mục phán đoán theo lương tâm của Thiên Chúa hay lương tâm của cá nhân. Lương tâm của Thiên Chúa là bao dung, là hiền hòa, là tha thứ, mà lương tâm của cá nhân thì thiên vị, kiêu căng và hờn giận.
Tôi phải dùng lương tâm của Thiên Chúa để phán đoán theo hoàn cảnh của giáo dân, cũng giống như Đức Chúa Giê-su của chúng ta đã xuống thế làm người, để chia sẻ thân phận con người và để cứu độ trần gian khỏi những cám dỗ tội lỗi của ma quỷ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Lương Huệ vương ngồi trên điện chính, đúng lúc dưới điện có người dắt một con trâu đi ngang qua, Huệ vương hỏi:
- “Dắt trâu đi đâu vậy?”
Người dắt trâu trả lời:
- “Đi giết nó và lấy máu của nó bôi lên cái chuông.”
Huệ vương nói:
- “Tha cho nó đi, ta không nhẫn tâm nhìn thấy dáng run rẩy sợ hãi của nó, quá tội nghiệp!”
Người dắt trâu hỏi:
- “Như vậy không cần lấy máu bôi chuông nữa sao?”
Huệ vương vội vàng trả lời:
- “Sao lại không, giết con dê thay cho nó!”
( Mạnh tử)
Suy tư 22:
Cái tâm của Lương Huệ vương đúng là bất bình thường, hay nói đúng hơn Lương Huệ vương có cái tâm thiên vị, nhìn dáng con trâu run rẩy sợ hãi và dáng vẻ con dê run rẩy sợ hãi thì có gì là khác nhau chứ ! Đúng là lòng “đạo đức” của các vua chúa.
Con người ta ai cũng có sự phán đoán, mà phán đoán đúng hay sai là do cách suy nghĩ của mỗi người, nhất là các linh mục, sự phán đoán của các ngài trong toà cáo giải rất là quan trọng, và cũng có khi trong cuộc sống đời thường sự phán đoán của các ngài làm cho giáo dân buồn hay vui, lo sợ hoặc vui mừng. Người sống theo giáo điều thì phán đoán theo nguyên tắc giáo điều; người sống theo hoàn cảnh thì phán đoán theo hoàn cảnh.
Cũng một vấn đề đó mà “linh mục hoàn cảnh” phán đoán rất tế nhị, hợp tình hợp lý cho bổn đạo, trái lại “linh mục giáo điều” thì lại làm cho bổn đạo lo sợ, bất an và thêm xa Chúa, bởi vì họ sợ Chúa phạt theo như sự phán đoán giáo điều của ngài.
“Giáo điều” hay “hoàn cảnh” đối với con chiên bổn đạo thì họ không cần qua tâm, họ chỉ biết rằng khi lương tâm của họ không ổn, có vấn đề cần giải quyết thì họ đi gặp linh mục, thế thôi.
“Giáo điều” hay “hoàn cảnh” không quan trọng, quan trọng chính là linh mục phán đoán theo lương tâm của Thiên Chúa hay lương tâm của cá nhân. Lương tâm của Thiên Chúa là bao dung, là hiền hòa, là tha thứ, mà lương tâm của cá nhân thì thiên vị, kiêu căng và hờn giận.
Tôi phải dùng lương tâm của Thiên Chúa để phán đoán theo hoàn cảnh của giáo dân, cũng giống như Đức Chúa Giê-su của chúng ta đã xuống thế làm người, để chia sẻ thân phận con người và để cứu độ trần gian khỏi những cám dỗ tội lỗi của ma quỷ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info