Warsaw, Ba Lan: Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã viết một lá thư cho tay súng Thổ Nhĩ Kỳ Mehmet ali Agca sau vụ ám sát Đức Thánh Cha tại Quảng Trường Thánh Phêrô vào ngày 13/5/1981.
Theo lời Đức Tổng Giám Mục Stanislaw Dziwisz, nguyên thư ký của Đức cố Giáo Hoàng trong gần 40 năm đã tiết lộ, Đức Thánh Cha đã viết lá thư nhưng không gởi đi, thế nhưng Đức Thánh Cha đã đến nhà tù để gặp Agca sau gần 2 năm xảy ra vụ ám sát.
Đức Tổng Dziwisz đã nói với hãng Thông Tấn Công Giáo KAI: "Lá thư này còn tồn tại, nhưng chưa được công bố cho bất kỳ ai".
Nhật báo Rzeczpospolita tại Balan đã tường trình vào ngày 5/7 rằng lá thư dự định gởi cho Agca đã được bảo quản trong những tài liệu thu thập riêng đã được dùng trong cuốn sách cuối cùng của Đức Gioan Phaolô II "Ký Ức và Căn Tính: Những Cuội Đối Thoại Giữa Những Ngàn Năm Mới" (Memory and Identity: Conservations Between Millenniums)
Tờ nhật báo nói là thư tràn đầy "tình anh em" và đã được Đức cố Giáo Hoàng dự định gởi đi nhưng cuối cùng Ngài đã thay đổi ý kiến và thay vào đó Ngài đã quyết định đến viếng thăm phòng giam Agca ở trại tù vào mùa Giáng Sinh 1983.
Tờ báo Rzeczpospolita đã trích một đoạn trong lá thư do Đức Thánh Cha viết: "Tại sao anh lại bắn tôi khi cả hai chúng ta đều tin vào cùng một Thiên Chúa".
Agca đã bắn 2 viên đạn vào Đức Gioan Phaolô II giữa lúc Ngài đi chào giữa đám đông các đoàn hành hương tại quãng trường Thánh Phêrô vào ngày 13/5/1981, một viên đạn suýt nửa trúng động mạch chủ.
Đức Giáo Hoàng đã tha thứ cho Agca vào trong bài huấn từ đầu tiên từ bệnh viện Gemilli tại Roma và đã viếng thăm Agca tại nhà tù vào ngày 27/12/1983.
Tờ Rzecpospolita nói viếng thăm Agca tại nhà tù "chắc chắn là một dấu chỉ cảm động hơn nhiều và chứng thực mạnh mẽ đến sự tha thứ hơn bất cứ một lá thư nào".
Nhưng đối với Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô, Ngài đã tha thứ Agca kẻ ám sát ngài ngay từ khi trên đường đưa tới bệnh viện cấp cứu sau khi bị ám sát:
Trong cuốn "Ký Ức và Căn Tính" Đức Gioan Phaolô kể lại:
"Đúng tôi nhớ tới chặng đường tới bệnh viện. Chỉ trong một lúc ngắn ngủi tôi vẫn còn tỉnh táo. Tôi có cảm giác rằng tôi sẽ sống sót. Tôi đã thấy đau, và đây là một lý do để sợ sệt, nhưng tôi có một sự phó thác lạ thường. Tôi đã nói với Cha Stanislaw rằng tôi đã tha thứ cho kẻ ám sát tôi. Nhũng gì đã xảy ra tại bệnh viện, tôi chẳng còn nhớ".
Lá thư dự định gởi cho tên Thổ ám sát ngài chắc chắn sẽ được liệt vào hồ sơ cho án phong Thánh Đức Gioan Phaolô II.
Đức Ông Slawomir Oder, vị giáo sĩ Ba Lan là Thỉnh Nguyện Viên án phong Thánh cho Đức Gioan Phaolô đã nói vào ngày 5/7 là ngài chưa nhận được bản sao của lá thư này, nhưng ngài sẽ nhận được tài liệu lưu trữ sẽ được đức Tổng Giám Mục Dziwisz giao cho ngài. Đức Tổng Stanislaw Aziwisz sẽ nhậm chức Tổng Giám Mục tại Tổng Giáo Phận Krakow vào cuối tháng 8 tới đây.
Đức Ông Oder nói: "Khi bất kỳ văn kiện nào tới, chúng sẽ được nghiên cứu cẩn thận do một ủy ban các sử gia".
Đức Tổng Giám Mục Dziwisz, người đã có mặt với Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào lúc ám sát, đã cho biết vào hồi tháng 6 vừa qua là Ngài đã quyết định không tiêu hủy những cuốn sổ ghi chép riêng của Đức Giáo Hoàng, mặc dầu Đức Thánh Cha đã yêu cầu đốt đi trong bản di chúc.
Theo lời Đức Tổng Giám Mục Stanislaw Dziwisz, nguyên thư ký của Đức cố Giáo Hoàng trong gần 40 năm đã tiết lộ, Đức Thánh Cha đã viết lá thư nhưng không gởi đi, thế nhưng Đức Thánh Cha đã đến nhà tù để gặp Agca sau gần 2 năm xảy ra vụ ám sát.
Đức Tổng Dziwisz đã nói với hãng Thông Tấn Công Giáo KAI: "Lá thư này còn tồn tại, nhưng chưa được công bố cho bất kỳ ai".
Nhật báo Rzeczpospolita tại Balan đã tường trình vào ngày 5/7 rằng lá thư dự định gởi cho Agca đã được bảo quản trong những tài liệu thu thập riêng đã được dùng trong cuốn sách cuối cùng của Đức Gioan Phaolô II "Ký Ức và Căn Tính: Những Cuội Đối Thoại Giữa Những Ngàn Năm Mới" (Memory and Identity: Conservations Between Millenniums)
Tờ nhật báo nói là thư tràn đầy "tình anh em" và đã được Đức cố Giáo Hoàng dự định gởi đi nhưng cuối cùng Ngài đã thay đổi ý kiến và thay vào đó Ngài đã quyết định đến viếng thăm phòng giam Agca ở trại tù vào mùa Giáng Sinh 1983.
Tờ báo Rzeczpospolita đã trích một đoạn trong lá thư do Đức Thánh Cha viết: "Tại sao anh lại bắn tôi khi cả hai chúng ta đều tin vào cùng một Thiên Chúa".
Agca đã bắn 2 viên đạn vào Đức Gioan Phaolô II giữa lúc Ngài đi chào giữa đám đông các đoàn hành hương tại quãng trường Thánh Phêrô vào ngày 13/5/1981, một viên đạn suýt nửa trúng động mạch chủ.
Đức Giáo Hoàng đã tha thứ cho Agca vào trong bài huấn từ đầu tiên từ bệnh viện Gemilli tại Roma và đã viếng thăm Agca tại nhà tù vào ngày 27/12/1983.
Tờ Rzecpospolita nói viếng thăm Agca tại nhà tù "chắc chắn là một dấu chỉ cảm động hơn nhiều và chứng thực mạnh mẽ đến sự tha thứ hơn bất cứ một lá thư nào".
Nhưng đối với Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô, Ngài đã tha thứ Agca kẻ ám sát ngài ngay từ khi trên đường đưa tới bệnh viện cấp cứu sau khi bị ám sát:
Trong cuốn "Ký Ức và Căn Tính" Đức Gioan Phaolô kể lại:
"Đúng tôi nhớ tới chặng đường tới bệnh viện. Chỉ trong một lúc ngắn ngủi tôi vẫn còn tỉnh táo. Tôi có cảm giác rằng tôi sẽ sống sót. Tôi đã thấy đau, và đây là một lý do để sợ sệt, nhưng tôi có một sự phó thác lạ thường. Tôi đã nói với Cha Stanislaw rằng tôi đã tha thứ cho kẻ ám sát tôi. Nhũng gì đã xảy ra tại bệnh viện, tôi chẳng còn nhớ".
Lá thư dự định gởi cho tên Thổ ám sát ngài chắc chắn sẽ được liệt vào hồ sơ cho án phong Thánh Đức Gioan Phaolô II.
Đức Ông Slawomir Oder, vị giáo sĩ Ba Lan là Thỉnh Nguyện Viên án phong Thánh cho Đức Gioan Phaolô đã nói vào ngày 5/7 là ngài chưa nhận được bản sao của lá thư này, nhưng ngài sẽ nhận được tài liệu lưu trữ sẽ được đức Tổng Giám Mục Dziwisz giao cho ngài. Đức Tổng Stanislaw Aziwisz sẽ nhậm chức Tổng Giám Mục tại Tổng Giáo Phận Krakow vào cuối tháng 8 tới đây.
Đức Ông Oder nói: "Khi bất kỳ văn kiện nào tới, chúng sẽ được nghiên cứu cẩn thận do một ủy ban các sử gia".
Đức Tổng Giám Mục Dziwisz, người đã có mặt với Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào lúc ám sát, đã cho biết vào hồi tháng 6 vừa qua là Ngài đã quyết định không tiêu hủy những cuốn sổ ghi chép riêng của Đức Giáo Hoàng, mặc dầu Đức Thánh Cha đã yêu cầu đốt đi trong bản di chúc.