“Ơn phù trợ chúng ta ở nơi danh Chúa”
VATICAN - (VIS) Hôm nay trong buổi triều yết chung thứ Tư hàng tuần tại quảng trường thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã nói về chủ đề Thánh vịnh 123: “Ơn phù trợ chúng ta ở nơi danh Chúa”.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã giải thích cho hơn 31.000 người hiện diện trong quảng trường rằng thánh vịnh “là một bài ca tạ ơn được cả cộng đoàn hợp nhau cầu nguyện hát lên, họ cất tiếng ca ngợi Thiên Chúa vì ân huệ là sự tự do…Nếu Chúa không đứng về phía những nạn nhân, với sức mạnh hạn hẹp của mình họ không thể vượt thoát chính mình và những địch thù như những thú dữ muốn xé họ ra từng mảnh”.
Ngài nói tiếp: “Dù thánh vịnh này thường được hiểu muốn nói về một biến cố lịch sử đặc thù: việc chấm dứt thời lưu đày ở Babylon; nhưng thánh vịnh cũng là bài ca tạ ơn vì vượt thoát hiểm nguy, và là lời kêu cầu Thiên Chúa giải thoát khỏi mọi điều xấu xa”. Ngài nhắc nhở: “đời sống con người bị vây bọc bởi mưu chước của kẻ xấu, là những người không những đe doạ cuộc sống nhưng còn muốn hủy diệt mọi giá trị con người. Tuy nhiên, Thiên Chúa đứng lên bênh vực và cứu vớt người công chính”.
“Lời chúc phúc trong thánh vịnh cho chúng ta hiểu được rằng số phận của người tín hữu là cái chết đã được biến đổi tận gốc rể nhờ sự can thiệp cứu độ…Lời cầu ở đây là sự khát khao ơn cứu giúp dâng lên tự đáy lòng: dù mọi niềm hi vọng của con người có tan vỡ, nhưng quyền năng giải thoát của Chúa sẽ xuất hiện”.
Đức Thánh Cha nhắc lại thánh vịnh đã kết thúc “với lời tuyên xưng đức tin mà từ nhiều thế kỷ đã thành một phần của phụng vụ Kitô giáo như là tiền đề lý tưởng cho mọi kinh nguyện của chúng ta: “Adiutorium nostrum in nomine Domini, qui fecit caelum et terram”- “Ơn phù trợ chúng ta ở nơi danh Chúa, là Đấng tạo thành trời đất”.
VATICAN - (VIS) Hôm nay trong buổi triều yết chung thứ Tư hàng tuần tại quảng trường thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã nói về chủ đề Thánh vịnh 123: “Ơn phù trợ chúng ta ở nơi danh Chúa”.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã giải thích cho hơn 31.000 người hiện diện trong quảng trường rằng thánh vịnh “là một bài ca tạ ơn được cả cộng đoàn hợp nhau cầu nguyện hát lên, họ cất tiếng ca ngợi Thiên Chúa vì ân huệ là sự tự do…Nếu Chúa không đứng về phía những nạn nhân, với sức mạnh hạn hẹp của mình họ không thể vượt thoát chính mình và những địch thù như những thú dữ muốn xé họ ra từng mảnh”.
Ngài nói tiếp: “Dù thánh vịnh này thường được hiểu muốn nói về một biến cố lịch sử đặc thù: việc chấm dứt thời lưu đày ở Babylon; nhưng thánh vịnh cũng là bài ca tạ ơn vì vượt thoát hiểm nguy, và là lời kêu cầu Thiên Chúa giải thoát khỏi mọi điều xấu xa”. Ngài nhắc nhở: “đời sống con người bị vây bọc bởi mưu chước của kẻ xấu, là những người không những đe doạ cuộc sống nhưng còn muốn hủy diệt mọi giá trị con người. Tuy nhiên, Thiên Chúa đứng lên bênh vực và cứu vớt người công chính”.
“Lời chúc phúc trong thánh vịnh cho chúng ta hiểu được rằng số phận của người tín hữu là cái chết đã được biến đổi tận gốc rể nhờ sự can thiệp cứu độ…Lời cầu ở đây là sự khát khao ơn cứu giúp dâng lên tự đáy lòng: dù mọi niềm hi vọng của con người có tan vỡ, nhưng quyền năng giải thoát của Chúa sẽ xuất hiện”.
Đức Thánh Cha nhắc lại thánh vịnh đã kết thúc “với lời tuyên xưng đức tin mà từ nhiều thế kỷ đã thành một phần của phụng vụ Kitô giáo như là tiền đề lý tưởng cho mọi kinh nguyện của chúng ta: “Adiutorium nostrum in nomine Domini, qui fecit caelum et terram”- “Ơn phù trợ chúng ta ở nơi danh Chúa, là Đấng tạo thành trời đất”.