Khởi thủy, cụm từ “Merry Christmas” được sử dụng với ý nghĩa tinh thần nhiều hơn, cầu chúc một ai đó bình an trong tâm hồn vào ngày lễ Giáng Sinh.

Vào thời điểm này trong năm, thường có nhiều tranh cãi trên các mạng xã hội xung quanh ý nghĩa của cụm từ, “Merry Christmas”. Một số người yêu thích cụm từ này, trong khi những người khác tỏ ra coi thường nó.

Dù sở thích của một người có thể là gì, thì nguồn gốc của cụm từ này vẫn mang ý nghĩa tinh thần.

Trước hết, một trong những ghi chép sớm nhất về cụm từ này đến từ Thánh John Fisher, người đã viết cụm từ đó trong một bức thư gởi cho Thomas Cromwell vào năm 1534.

Với lá thư này tôi cầu xin bạn chấp nhận cho tôi theo lòng bác ái của ngài. Và vì điều này, Chúa của chúng ta ban cho ngài một merry Christmas - lễ Giáng Sinh vui vẻ - và thoải mái theo ước muốn của tâm hồn ngài.

Thông thường ngày nay từ “vui vẻ” được sử dụng để biểu thị cảm giác hân hoan nói chung. Tuy nhiên, điều này dường như không đúng trong trường hợp của Thánh John Fisher.

Francis Xavier Weiser giải thích nguồn gốc của cụm từ này trong cuốn sách Sổ tay các Lễ và Phong tục Kitô của ông.

Khi lời chào này ban đầu được sử dụng, từ vui vẻ không có nghĩa là “vui vẻ, vui nhộn” như ngày nay. Trong những ngày đó, nó có nghĩa là “được chúc lành, bình yên, an lạc”, thể hiện niềm vui tinh thần hơn là hạnh phúc trần thế.

Bài hát Giáng Sinh nổi tiếng “God rest you merry, gentlemen” – “Chúa ban cho các ngài niềm an lạc, thưa quý ông” - là một ví dụ tuyệt vời về ý nghĩa ban đầu của từ vui vẻ. Vị trí của dấu phẩy cho thấy rõ ràng ý nghĩa thực sự của từ merry. Trong bối cảnh này từ merry không phải là một tính từ bổ túc cho danh từ “quý ông”, và do đó không phải là “Chúa ban cho quý ông vui vẻ” mà là “Chúa ban cho các ngài niềm an lạc, thưa quý ông”.

Tiết lộ này làm cho cụm từ, “Merry Christmas”, thậm chí còn mang tính tâm linh hơn (và có thể gây tranh cãi hơn).

Nếu bạn muốn chúc ai đó một Giáng Sinh vui vẻ về mặt thiêng liêng, hãy tiếp tục và nói với họ, “Merry Christmas!”
Source:Aleteia