1. Linh mục dòng Đa Minh dạy cho Tổng thống Phi Luật Tân Duterte một bài học nhớ đời

Cha Austriaco là một nhà sinh học phân tử được đào tạo tại Massachusetts Institute of Technology, gọi tắt là MIT. Ngài đang nghiên cứu vắc xin COVID-19 qua đường miệng thay vì chích vào tĩnh mạch như hiện nay.

Cha Austriaco đã mang theo bí quyết của mình khi làm việc với Nhóm nghiên cứu OCTA, nhóm đã nổi tiếng với các cố vấn liên quan đến các chính sách đối phó với COVID-19. Ngài hiện đang làm việc với OCTA về một bản sửa đổi rẻ hơn cho một loại vắc-xin có thể dùng bằng đường uống. Ngoài việc dành thời gian cho việc nghiên cứu vắc xin cho Phi Luật Tân và Mỹ, ngài cũng giữ chức vụ giáo sư tại Đại học Thánh Thomas.

Trong cuộc họp báo hàng tuần của tổng thống Duterte, sau khi Cha Austriaco vừa hoàn thành bài thuyết trình về biến thể Omicron thì ông Duterte lên tiếng.

“Chúng tôi sẽ rất vui, bản thân tôi sẽ rất vui khi được bổ nhiệm linh mục làm Bộ trưởng Y tế, nếu linh mục bằng lòng” Duterte nói với Cha Austriaco với vẻ mặt hết sức nghiêm túc, thậm chí là khẩn khoản.

Vị linh mục đã hoàn toàn bị bất ngờ trước lời đề nghị này. Ngài ngớ người ra trong vài giây với đề xuất này. Tuy nhiên, thay vì chớp lấy cơ hội, vị linh mục đã phá ra cười, khiến Duterte đỏ mặt.

“Không, thưa ngài. Tổng trưởng Duque đang làm rất tốt công việc của mình”.

Cha Austriaco nói vắn tắt như thế và quay lại với phần hỏi đáp dành cho các ký giả.

Tổng thống Duterte là một người thường mô tả hàng giáo sĩ Công Giáo là những người háo danh và say mê quyền lực.

Phi Luật Tân, quốc gia có khoảng 110 triệu người, hiện đã tiêm chủng cho không đến 40 triệu người. Theo ABS-CBN, quốc đảo này đã có hơn 2.8 triệu người nhiễm coronavirus, với hơn 13,000 người vẫn còn đang phải điều trị.

Duterte và Giáo Hội Công Giáo

Duterte có mối quan hệ căng thẳng với Giáo Hội Công Giáo, vốn đã thẳng thắn lên án những vụ giết người ngoài vòng pháp luật diễn ra trong “cuộc chiến chống ma túy” của chế độ.

Theo con số chính thức của chính phủ, hơn 6,000 người tham gia vào việc buôn bán ma túy đã bị giết. Các tổ chức nhân quyền và tin tức và ước tính rằng hơn 12,000 người đã bị giết. Những người bị giết bao gồm cả các con nghiện.
Source:Aleteia

2. Chủ tịch Đại học Công Giáo xin lỗi vì ' những tranh cãi không cần thiết' liên quan đến bức tranh hai lần bị đánh cắp

John Garvey, chủ tịch Đại học Công Giáo Hoa Kỳ, đã xin lỗi về việc nhà trường trưng bày một bức tranh mà một số người nói rằng mô tả George Floyd là Chúa Giêsu. Ông nói rằng bức tranh bị đánh cắp hai lần đã tạo ra “sự tranh cãi và nhầm lẫn không cần thiết”.

“Một số nhà phê bình cho rằng danh tính của nhân vật nam nói nhẹ nhất là mơ hồ. Nặng nề hơn, nhiều người nhìn thấy hình tượng trong vòng tay của Đức Mẹ là một George Floyd đã được thần thánh hóa. Cách giải thích này đã dẫn đến những cáo buộc rằng tác phẩm là báng bổ, là một điều gì đó xúc phạm đến Thiên Chúa và thánh danh Ngài. Những người bảo vệ tác phẩm nói rằng bức tranh nhằm mục đích kích động suy nghĩ khi nhìn thấy Chúa Kitô lúc đau khổ nhất nơi chúng ta”, Garvey nói như trên trong một email gửi đến trường đại học vào ngày 20 tháng 12.

“Bất kể cách giải thích của bạn như thế nào, nó đã tạo ra tranh cãi và nhầm lẫn không cần thiết, mà tôi rất tiếc”.

Bức tranh của nghệ sĩ Kelly Latimore ở St. Louis, có tựa đề là “Mama.” được vẽ phỏng theo bức tranh Đức Mẹ Sầu Bi đang ôm xác Chúa Giêsu sau khi được đưa từ thánh giá xuống. Tuy nhiên, thay vì vẽ Chúa Giêsu, Kelly Latimore đã vẽ George Floyd ở vị trí của Ngài. Bức tranh, được trưng bày tại trường luật Đại học Công Giáo Hoa Kỳ, được ghi nhận đã gây ra tranh cãi rất lớn.

Cuối tháng 11, Chủ tịch John Garvey cho biết tác phẩm nghệ thuật - gây ra phản ứng dữ dội trên mạng xã hội và đang có một kiến nghị đòi gỡ bỏ nó xuống - đã bị đánh cắp. John Garvey là một trong những người kiên quyết ủng hộ bức tranh đã thay thế bức tranh bị đánh cắp bằng một phiên bản nhỏ hơn của cùng một bức tranh trước đó. Ông ta báo cảnh sát yêu cầu điều tra và tuyên bố sẽ áp dụng các biện pháp kỷ luật nặng nề cho sinh viên nào dám ăn cắp bức tranh.

Bất kể những đe doạ của John Garvey, các sinh viên lại đánh cắp bức tranh lần thứ hai. Cảnh sát và chó nghiệp vụ được đưa đến trường để lùng sục cho ra sinh viên nào đã táo tợn đánh cắp bất kể những lời đe dọa của ông ta. Cuối cùng, cũng không tìm ra được kẻ gan cùng mình đó.

Với tựa đề “Mama,” bức tranh của nghệ sĩ Kelly Latimore, được lắp đặt vào tháng Hai bên ngoài nhà nguyện tại Trường Luật Columbus của trường đại học.

Lattimore nói rằng bức tranh được vẽ để “thương tiếc” Floyd, nhưng khi được một người phỏng vấn hỏi rằng liệu nhân vật trong bức tranh pieta là Floyd hay Chúa Giêsu, anh ta trả lời một cách mơ hồ là “Yes”. Tiếng Yes mơ hồ ấy có thể khiến người ta nghĩ rằng anh ta vẽ Chúa Giêsu da đen.

Floyd, 46 tuổi, bị cảnh sát bắt giữ gây thiệt mạng vào tháng 5 năm 2020, làm dấy lên các cuộc biểu tình trên toàn quốc. Cựu cảnh sát Minneapolis, Derek Chauvin, người đã quỳ trên cổ Floyd hơn 9 phút, sau đó đã bị kết án với ba tội danh giết người cấp độ hai, giết người cấp độ ba và ngộ sát cấp độ hai. Anh ta bị kết án 22.5 năm tù.
Source:Catholic News Agency

3. Cuộc hành hương Guadalupe của Mễ Tây Cơ thu hút một đám đông khổng lồ sau một năm vắng bóng

Một đám đông những người hành hương Công Giáo ước tính khoảng hơn 1.5 triệu người đã tập trung tại đền thánh Đức Mẹ Guadalupe ở Thành phố Mexico vào hôm Chúa Nhật sau khi các lễ hội bị hủy bỏ vào năm ngoái do đại dịch COVID-19.

Đền thánh Đức Mẹ Guadalupe là đền thờ Công Giáo được viếng thăm nhiều nhất ở Mỹ Châu, được xây dựng bên cạnh một ngọn đồi ở phía bắc thủ đô Mễ Tây Cơ, nơi người Công Giáo tin rằng Đức Maria, mẹ của Chúa Giêsu, đã hiện ra với một người Aztec vào năm 1531, một thập kỷ sau cuộc chinh phục Mễ Tây Cơ của người Tây Ban Nha.

Ngày lễ của Đức Trinh Nữ Guadalupe, được tổ chức hàng năm vào ngày 12 tháng 12, có các cử hành thật ngoạn mục tại đền thánh Đức Mẹ trong khi đám đông người hành hương quỳ gối cầu nguyện.

Hơn 1.5 triệu người hành hương đã đến đền thánh Đức Mẹ vào hôm Chúa Nhật. Thị trưởng thành phố Mexico Claudia Sheinbaum viết trên Twitter, cho biết thêm rằng các quan chức an ninh thành phố đang theo dõi sự kiện này.

“Chúng tôi đến từ Nicaragua,” Anabel Manzanarez, 46 tuổi, đội vương miện và đeo mặt nạ có hình Đức Trinh nữ Guadalupe cho biết. “Đó là giấc mơ của tôi trong 46 năm. Thật là một may mắn lớn khi được ở đây với người dân Mễ Tây Cơ”.

Các nhà lãnh đạo giáo hội và dân sự Mexico năm ngoái đã hủy bỏ cuộc lễ hàng năm trong bối cảnh đại dịch đang gia tăng. Các lễ hội đành phải tổ chức trực tuyến. Thành phố Mexico kể từ đó đã dỡ bỏ hầu hết các biện pháp nghiêm ngặt liên quan đến đại dịch.


Source:VOA