CHÚA NHẬT IV M. VỌNG -C
Mikha 5: 1-4; Tvịnh 83; Do Thái 10: 5-10; Luca 1: 39-45

Bài phúc âm hôm nay hơi lạ thường, bài nói về 2 phụ nữ. Thường thì nam nhi đứng ở vai trò chính trong phần nhiều các câu chuyện. Phụ nữ thường ít hơn và có vai trò rất nhỏ trong lịch sử tôn giáo, xã hội và thương mại. Nhưng, trong phúc âm thánh Luca. Phụ nữ sẽ có vai trò rõ ràng hơn. Có nhiều phụ nữ cùng hoạt động trong sứ vụ với Chúa Giêsu, và họ sẽ trung thành với Chúa Giêsu cho đến cùng. Trong khi Ngài chết trên cây thập giá, các nam đồ đệ bỏ Ngài trốn đi. Tại ngôi mộ trống, có 2 thanh niên mặc áo trắng sáng nói với các phụ nữ đến thăm mộ về sự sống lại của Chúa Giêsu. Nhưng khi họ nói với các môn đệ về kinh nghiệm của họ, thì thông tin của họ sẽ bị tẩy chay được cho là "vô nghĩa".

Thánh Luca cho chúng ta biết rằng 2 người phụ nữ trong phúc âm hôm nay đã tin cậy vào lời của Thiên Chúa đã phán với họ. Các phụ nữ đó có đức tin, bất kể những điều trái ngược chống lại họ. Bà Elizabeth đã luống tuổi, không có thể có con được, và cô Maria còn trẻ, đã được hứa hôn với ông Giuse, nhưng họ chưa kết hôn. Cả 2 phụ nữ đó đã được mời gọi rất cụ thể. Nhưng những gì đòi hỏi nơi họ lại đi ngược với các chuẩn mực văn hóa và tôn giáo của thời đó.

Trong khi thánh Luca đề cập đến 2 phụ nữ trong suốt phúc âm của mình, họ vẫn còn trong địa vị thấp kém. Như các phụ nữ cùng theo Chúa Giêsu không bao giờ được gọi là "môn đệ" hay "tông đồ". Trong bài phúc âm hôm nay, đức Maria ở Nazareth và bà Elizabeth, chỉ là một phần duy nhất trong phúc âm mà người phụ nữ được giao những phần việc và được nói đến mà không có điều gì sửa chữa lại theo sau đó.

Elizabeth là một phụ nữ son sẻ đã quá tuổi sinh nở, được Thiên Chúa ban ơn sẽ sinh ra ông Gioan Tẩy Giả. Vấn đề hiếm muộn vào thời đó thường được cho là lỗi tại nơi người phụ nữ. Thiên Chúa có lẻ phạt tội, hay Ngài không coi phụ nữ là quan trọng. Luca nói với chúng ta là bà Elizabeth và ông Zacharia là người công chính. Dù vậy bà Elizabeth không thể có thai và bà ta tự nhũ "Chúa đã làm cho tôi bị nỗi ô nhục trước mắt người đời” (1:25). Khi Thiên Chúa hoạt động trong Kinh Thánh để nâng cao kẻ khiêm nhường, và cất nổi hổ nhục cho bà Elizabeth.

Sau khi sứ thần nói với đức Maria "Thưa bà Maria, xin đừng sợ, vì bà được đẹp lòng Thiên Chúa. Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai" (1:31). Bà Maria lên đường, vội vã đến miền đồi núi (1:39), thăm hỏi người chị họ là bà Elizabeth. Phải chăng cô gái trẻ đang mang thai cần phải đi xa để tránh lời dị nghị bàn tán của hàng xóm về gia đình cô ta chứ? Khi Maria đến, bà Elizabeth nói lên như lời ngôn sứ và ca tụng bà Maria "Em thật có phúc vì đã tin…". Luca diễn tả đức Maria là người có đức tin đã được liên hệ với trời cao trong lúc bà ta nói chuyện với sứ thần Gabriel.

Bài phúc âm kết thúc với câu nói "Em thật có phúc vì em tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì đã nói với em". "Ân phúc” hay "hạnh phúc" của Maria là do bà đã tin vào lời hứa của Thiên Chúa sẽ được thực hiện. Đó có phải là lời mời gọi của Mùa Vọng cho chúng ta không - Hãy tin tưởng, cứ tin và phải kiên nhẫn chờ đợi trong hy vọng là lời Thiên Chúa hứa sẽ được thực hiện, phải không? Thiên Chúa đã hứa ban cho chúng ta sự sống mới và Lễ Giáng Sinh sẽ khẳng định lời hứa đó trong sự việc cụ thể của sự ra đời của Chúa Giêsu. Đấng tối cao đã nhập thế và nhập thể làm người ở giữa chúng ta và Thiên Chúa đã quyết định thực hiện một vương quốc hòa bình và yêu thương do Chúa Giêsu đưa đến. Điều đó sẽ xảy ra. Thiên Chúa đã hứa và Chúa Giêsu sẽ ban Thần Khí của Ngài cho chúng ta để giúp chúng ta chờ đợi và Ngài cũng sẽ hoạt động trong chúng ta để đưa vương quốc Ngài đến.

Kiên nhẫn chờ đợi lời hứa được thực hiện không có nghĩa là chúng ta không phải làm gì trong lúc chờ đợi đó. Chúng ta sẽ không trèo lên núi thánh cao nào đó, quay mặt về hướng đông và dự đoán Chúa Kitô sẽ đến vào lúc mặt trời lên. Điều đó đã được thử nghiệm và những người thực hiện đã thất vọng. Còn chúng ta không chỉ ngồi yên và phó mặt cho Thiên Chúa giải quyết những vấn đề của thế giới, trong khi chúng ta lánh mặt chờ đợi. Khi những đám mây bất ổn rối bời khuấy động trên thế giới, chúng ta hãy tránh sự căng thẳng và trở nên xa cách. Hãy giữ khoảng cách với người khác. Nếu chúng ta đến gần những người đang chịu đau khổ và dễ bị tổn thương, nổi đau của họ có thể khiến chúng ta phải cảm nghiệm được điều gì họ cần được giúp đở, chừng đó chúng ta mới tham gia. Tốt hơn là hãy giữ khoảng cách an toàn và luôn ở trong thế giới ổn định của chúng ta.

Nhưng không hy vọng nào của Mùa Vọng có được trong các việc đó cả. Đó là những tuyệt vọng và đầu hàng trước sức mạnh của sự chết. Kinh Thánh hôm nay không nói về việc xa lánh các vấn đề của thế giới. Chúng ta được mời gọi hãy tham gia tích cực vào. Mikha là một ngôn sứ của thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên, trong lúc Israel còn phồn thịnh. Nhưng các vua của Israel đã suy đồi và nghi thức thực hành tôn giáo không ngay thật. Ngôn sứ Mikha tiên đoán sự sụp đổ của các vua và các lãnh đạo tôn giáo sẽ đưa đến sự hủy diệt Giêrusalem. Mặc dù không có dấu chỉ nào lúc đó để chúng ta tin lời ngôn sứ. Mikha hy vọng Thiên Chúa sẽ đưa đến một vị vua chính thức, không do bởi quyền lực, nhưng là từ một làng nhỏ là Bethlehem.

Ngôn sứ Mikha không biết bằng cách nào Thiên Chúa sẽ thực hiện điều ông ta hy vọng. Dù vậy, ngôn sứ vẫn nói đến lời hứa của Thiên Chúa là một Vị cai trị Israel sẽ đến từ Bethlehem. Khi chúng ta hát "Hởi thành phố nhỏ Bethlehem" vào những ngày này, chúng ta hãy lưu ý là bài thánh ca đó liên kết đến nổi niềm hy vọng của ngôn sứ Mikha vào Thiên Chúa. Một hy vọng đã được thực hiện khi một một em bé được sinh ra ở Bethlehem. Như thư của thánh Phaolô gởi tín hữu Do thái đã hứa: "Chúng ta hãy tiếp tục tuyên xưng niềm hy vọng của chúng ta một cách vững vàng, vì Đấng đã hứa là Đấng trung tín” (Dt: 10:23)

Nhiều điều đang diễn ra trong cuộc gặp gỡ của Maria và bà Elizabeth. Ngoài việc họ trực diện với nhau, họ còn có cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa nữa. Đó là hành vi xảy ra khi 2 người phụ nữ cùng đáp lại sự giúp đỡ một ai khác, hay một nhóm người khác, bằng hành vi yêu thương, quan tâm lo lắng, chào đón và cảm kích hồng ân.

Sự trao đổi giữa hai người phụ nữ có tác động gì nơi chúng ta làm cho chúng ta nghĩ về ai đó cần phải đi thăm hỏi, sự hiện diện, giúp đỡ và tốn thì giờ ngay bây giờ của chúng ta có cần không? Nói cách khác, chúng ta có thể là dịp để chúc lành cho ai đó và đến lượt họ, họ sẽ là người chúc phúc cho chúng ta. Chúng ta sẽ nhận ra sự hiện diện Chúa Kitô trong khi Ngài "thăm viếng" chúng ta trong phúc âm và bí tích thánh thể hôm nay. Sự hiện diện đó được chúng ta nhận lãnh và mang đi, để Chúa Kitô chúc phúc cho các người khác qua chúng ta. Chúng ta hãy ra đi bằng an.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

4th SUNDAY OF ADVENT -C-
Micah 5: 1-4; Psalm 84; Hebrews 10: 5-10; Luke 1: 39-45

Today’s Gospel is unusual, it features two women. Usually men have center stage in most of the narratives. Women were considered less and had very minor roles in the world of religion, commerce and society. But women will have more evident roles in Luke’s gospel. They will be part of Jesus’ traveling community and will be faithful to Jesus to the end, as he dies on the cross, abandoned by his male disciples. At the empty tomb two men in dazzling white garments will tell the women who came to the tomb about Jesus’ resurrection. But when they tell the male disciples of their experience their message will be rejected as "nonsense."

Luke tells us that the two women in today’s Gospel trusted in the words God had spoken to them. They had faith, despite the odds against them. Elizabeth was well past the time of childbearing and Mary was young, betrothed to Joseph, but not yet married. The two were given a considerable calling, but what was asked of them ran up against the cultural and religious norms of the day.

While Luke makes reference to women throughout his gospel they have a subservient role. For example, women were among Jesus’ followers, but never called "disciples" or "apostles." Today’s passage, with Mary of Nazareth and Elizabeth, is the only section in the gospel where women were given speaking parts that were not followed by a correction.

Elizabeth is the barren woman who is made fruitful by God and will give birth to John the Baptist. Barrenness was thought to be a woman’s fault, a punishment for sin, or just God’s not counting women as important. Luke tells us Elizabeth and her husband Zachariah are righteous. Still, she cannot bear a child and she refers to her condition as "my disgrace among men" (1:25). God intervenes, as God often does in the Scriptures to raise up the lowly – taking away Elizabeth’s disgrace.

After the angel announced to Mary, "You have found favor with God. You shall bear a son…" (1:31), she sets out "in haste into the hill country" (1:39) to her cousin Elizabeth. Did the young, pregnant teenager also need to get away from the coming gossip of her family and neighbors? When Mary arrives Elizabeth functions as a prophet and praises her, "Blessed are you who believe…." Luke portrays Mary as the believer who has been in touch with the heavenly realms in her exchange with Gabriel.

The gospel reading ends with, "Blessed are you who believed that what was spoken to you by the Lord would be fulfilled." Mary’s "blessedness," or "happiness," is that she believed and trusted God’s promises would come true. Isn’t that what Advent asks of us – to trust, to believe and to wait patiently in the hope that what God has promised will be fulfilled? God has promised us new life and Christmas will affirm that promise in the concrete reality of Jesus’ birth. The eternal became flesh and God has taken a decisive step in Jesus to bring about a kingdom of peace and love. It will happen – God has promised and Jesus will give us his Spirit to help us wait and also act to bring the kingdom about.

To wait patiently for the promises to be fulfilled doesn’t mean we do nothing in the meanwhile. We are not going to climb some holy mountain, face the East and anticipate Christ coming with the rising Sun. That has been tried and those watchers have been disappointed. Nor will we sit back and let God take care of the problems of the world while we hide out and wait. When the clouds of unrest and turmoil in the world are stirred up it is tempting to do that, avoid the stress and become isolated, keeping others at a distance. If we get close to the hurting and vulnerable their pain might cause us to experience their need and so get involved. Better to keep a safe distance and stay in our own orderly world.

But there is no Advent hope in that – it is more despair and surrender to the forces of death. The Scriptures today don’t talk of withdrawal from the world’s problems; they call us to an active participation. Micah was a prophet in the eighth century BCE when Israel was prosperous. But the country’s kings were corrupt and religious practices were faulty. Micah anticipated that the failure of the kings and religious leaders would lead to Jerusalem’s destruction. Though there were no present signs to support him, Micah had hope that God would raise up an ideal king, not from the seat of power, but from a small village, Bethlehem.

Micah does not see how God will fulfill his hope, still the prophet speaks God’s promise that a ruler for Israel will come from Bethlehem. When we sing, "Oh Little Town of Bethlehem" these days, note that the hymn is linked to Micah’s expression of hope in God – a hope that was fulfilled in the birth of the child in Bethlehem. As the Letter to the Hebrews promises, "Let us hold unwaveringly to our confession that gives us hope, for the one who made the promise is trustworthy" (10:2

Much is going on in Mary and Elizabeth’s meeting. Besides their human encounter there is the meeting with God. That’s what happens when, like the two women, we respond to need in another person, or group of people, out of love, care, welcome and appreciation.

Does the example and exchange between women stir us to someone who needs a visit, our presence, help and time right now? In other words, to whom can we be a blessing and, in turn, they a blessing to us? We will receive Christ’s presence, his "visit" to us in Word and sacrament today. That’s the presence we take with us as we leave and let Christ bless others through us. Let us go in peace.