Khi làn khói trắng tuôn ra từ ống khói của Nhà nguyện Sistina vào ngày 16 tháng 10 năm 1978, Cha Eamon Kelly, một chủng sinh đang học ở Rôma vào thời điểm đó, không thể biết rằng thầy ấy đang chứng kiến cuộc bầu cử của một vị thánh trong tương lai.

Thầy Kelly cũng không biết rằng hơn một chục năm sau cuộc bầu cử đó, thầy sẽ bị chính vị thánh tương lai đó, Đức Gioan Phaolô II, khiển trách trong một buổi tiếp kiến chung hôm thứ Tư.

Đó là Tuần Thánh năm 1992, và Cha Kelly, một linh mục thuộc Dòng Đạo Binh Chúa Kitô đang trong chuyến hành hương hàng năm đến Rôma.

Nhưng năm đó thì khác.

Nhóm thanh niên ngài đã dẫn theo gồm có tám thanh niên Nga, ngay sau sự tan rã của Liên bang Sô Viết và sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh.

Cha Kelly đã thực hiện một số chiến lược để bảo đảm các cầu thủ trẻ Nga có được một chỗ ngồi tốt.

“Chúng tôi đã có vé và đến sớm, và chúng tôi đã có được vị trí dựa vào hàng rào của hành lang,” Cha Kelly nói. “Thật tuyệt vời, chúng tôi sẽ được gặp Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.”

Các sinh viên người Đức của ngài đã nhường tất cả các ghế gần lối đi nhất, để các bạn trẻ Nga bắt tay Đức Giáo Hoàng khi ngài bước vào Đại Thính Đường Phaolô Đệ Lục.

“Tôi đã để bọn trẻ quan sát cách ngài chào thăm các tín hữu – ngài bắt tay một người mỉm cười với ngài nhưng dừng lại trò chuyện lâu hơn với người nói câu gì đó với ngài,” Cha Kelly nói.

“Vì vậy, tôi đã nói với họ rằng vị giáo hoàng này biết tiếng Nga, và các bạn cần phải chào ngài một cách lịch sự ngay khi ngài còn cách hai hoặc ba người nữa; hãy nói một số lời chào tốt đẹp bằng tiếng Nga”.

Họ đã làm, và mọi sự diễn ra như tôi mong đợi: chắc chắn, tai của Đức Giáo Hoàng vểnh lên khi nghe thấy những lời chào của người Nga. Vừa đến nhóm, ngài dừng bước.

“Ngài bắt đầu nói chuyện với họ bằng tiếng Nga, và có một phản ứng hóa học kinh khủng đang diễn ra, và mọi người đều vô cùng phấn khích. Sáu hàng trẻ em của chúng tôi đã hòa nhập thành khoảng hai hàng”

Cuối cùng, Đức Giáo Hoàng hỏi, bằng tiếng Nga, làm thế nào nhóm có thể đến được Rôma. Tất cả các sinh viên Nga đều quay lại và chỉ vào Cha Kelly.

Cha ấy cao hơn hầu hết các học sinh một cái đầu, vì vậy Cha Kelly đột nhiên thấy mình đang giao tiếp bằng mắt với Đức Gioan Phaolô II.

“Có rất nhiều niềm vui và sự cảm kích và biết ơn trong mắt ngài khi thấy những đứa trẻ này ở đó”

“Nhưng sau đó, cái nhìn của ngài như một cơn bão với một câu hỏi quan trọng – ‘Tại sao cha không báo với tôi một tiếng trước khi họ đến?’ Đức Giáo Hoàng trách móc vị linh mục.

“Anh chị em biết đấy, dễ dầu gì mà tôi có thể gọi cho Đức Giáo Hoàng và nói với ngài rằng chúng tôi sẽ đến,” Cha Kelly bật cười nhớ lại.

“Tôi cố gắng đưa ra một cái cớ, tôi nói rằng có những thử thách, và tôi chỉ dò dẫm tìm cách vượt qua”

Trong nhận thức muộn màng, Cha Kelly nói rằng thực ra ngài có thể đã gọi đến một văn phòng ở Vatican để thông báo cho họ về các sinh viên Nga, nhưng ngài đã không nhận ra rằng chuyến thăm này sẽ rất quan trọng đối với Giáo hoàng.

Nước Nga rất yêu quý trong trái tim của Thánh Gioan Phaolô II, vì ngài đã đóng một vai trò quan trọng trong sự sụp đổ một cách hòa bình chủ nghĩa cộng sản và Liên bang Sô viết. Chỉ vài năm trước, ngài đã có cuộc gặp hơn một giờ với Tổng thống Mikhail Gorbachev, người sau này nói rằng việc giải thể Liên Sô một cách hòa bình sẽ không thể thực hiện được nếu không có Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.

Có lẽ cuộc gặp gỡ của họ vào năm 1989 cũng đã làm dịu trái tim của Gorbachev trước Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới năm 1991, khi nhà lãnh đạo này cho phép khoảng 20,000 thanh niên Nga tham dự sự kiện này ở Ba Lan lần đầu tiên. Động thái hòa giải là lý do toàn bộ lý do các sinh viên Nga hiện đang gặp gỡ Đức Gioan Phaolô II tại Rome.

“Đức Gioan Phaolô II nói với tôi ‘Đây là nhóm người Nga đầu tiên mà tôi từng chào đón trong buổi tiếp kiến chung'“.

Có thể đây là nhóm thanh niên đầu tiên từ Mạc Tư Khoa đến thăm Rôma.

Cha Kelly cho biết Đức Giáo Hoàng đã rất xúc động trước các sinh viên Nga.

Còn các sinh viên Nga?

“Họ đã rất phấn khởi.”
Source:Catholic News Agency