Ông Bà Tổ Tiên (tiếp theo)
3. Bàn Về Việc Tranh Chấp "Lễ Nghi"
Trong quá trình tranh chấp như chúng ta thấy ở trên khó mà phân định được "bị cấm vì xấu" hay "xâu vì bị cấm". Ngay cả khi đã bị cấm nhưng trên thực tế chỉ là tránh né vấn đề hơn là giải quyết vấn đề. Bằng chứng là sau gần 200 năm bị cấm ngặt, ngày 8.12.1939 thánh bộ truyền giáo đã hủy bỏ việc bắt các nhà truyền giáo phải tuyên thệ chối bỏ "lễ nghi" mà tông huấn năm 1742 đã đòi buộc và đồng thời tuyên bố các Kitô hữu và các nhà truyền giáo ở trung Hoa, Việt Nam... đối với việc tôn kính Khổng Tử và tổ tiên cần có một cái nhìn "mới". Cái nhìn mới này sau công đồng Vaticanô II đã trở thành một khía cạnh quan trọng để thành lập một nền thần học bản vị hóa. Như vậy Bản vị hóa không những chỉ được phép mà phải được khuyến khích. Đứng trên một thái độ mới này nhìn lại lịch sử tranh chấp chúng ta dễ có cái nhìn khách quan hơn.
Trước tiên chúng ta nhận định "mạch sống" của hai phe. Một bên đứng trên quan điểm của người trí thức, của tân nho gia đời Minh, để tìm hiểu ý nghĩa của các nghi lễ. Nếu lễ nghi đối với hổng Tử, tổ tiên thuộc về tôn kính hơn là tôn thờ thì hiển nhiên thuộc về phạm vi luân lý hơn là tôn giáo. Quả thực các nhà trí thức Trung Hoa đã hiểu như thế, vì vậy lập trường của các nhà truyền giáo này đã được Hoàng Đế Khang Hy chứng thực. Chúng ta thấy hiện nay những "lễ nghi" tưởng niệm Khổng Tử hay các vị tiên đế đã mang một ý nghĩa hoàn toàn "dân sự". Các nhà trí thức Việt Nam như Trần Văn Chương, Hồ Đắc Diễm, Nguyễn Văn Huyên, Trần Trọng Kim v.v... cũng cho những nghi lễ tôn kính ông bà là bày tỏ lòng con cái hiếu thảo đối với tổ tiên, là hành động muốn luôn tưởng nhớ tới tổ tiên mà thôi. Vì thế cúng bái ông bà tổ tiên theo như tập tục không phải là hành động của "niềm tin", nghĩa là qua đó cắt nghĩa một sự mầu nhiệm liên quan tới sự sống và sự chết, cũng không phải là hành động "phi lý" nhưng là những củ chỉ "tự nhiên" (theo phong tục tập quán của một nền văn hóa) do tấm lòng hiếu thảo thôi thúc. Cũng vì thế những việc dâng hương cúng quả, tiến rượu bày cỗ trước Bài vị không mang một ý nghĩa phụng dưỡng vật chất nào cả. Quan trọng nhất là vì nhớ tới ông bà tổ tiên nên con cái cháu chắt thấy họ có bổn phận phải sống như một người tốt, một tôi trung, một đệ tử thành tín, một người chồng gương mẫu, một người vợ hiền, một người con thảo... để khỏi làm nhơ danh tiền nhân. Đây là quan niệm tôn kính tổ tiên trong mạch suấng của trueỳn thống nho học đặt nặng trên bổn phận luân lý.
Trong khi đó các nhà truyền giáo khác đứng trên phương diện của giới bình dân coi việc tôn kính ông bà tổ tiên là một lễ nghi tôn giáo, vì vậy họ nghĩ rằng cho phép cử hành những nghi thức này tức là hỗn hợp các tôn giáo, làm tha hóa, làm tha hóa Kitô giáo và làm hoang mang lòng các tín hữu. Do đó, họ xin tòa thánh qui định rõ ràng để dễ thực hành mục vụ. Ở đây ngôn ngữ là vấn đề then chốt. Nhưng để giải quyết nạn ngôn ngữ thiếu minh bạch mà cấm dùng ngôn ngữ đó thì không phải là giải pháp thỏa đáng, vì nếu không dùng chữ "Thiên" để giải thích "Thiên Chúa" thì khi dùng chữ "Thiên Chúa" người địa phương cũng không thể hiểu khác hơn mạch sống văn hóa của họ được. Cũng vậy, gọi Khổng Tử là "Thần nhân" thì ý nghĩa của chữ "Thần" này không thể hiểu theo một mạch văn hóa khác được (tỉ dụ như thánh nhân theo nghĩa hẹp của Giáo Hội Công Giáo). Cũng thế, những hạn ngữ như "Altare", "Sacrificium", genuflectio, templum... là những từ ngữ tùy theo nền văn hóa Âu Châu hay Trung Hoa, Việt Nam mà mang một ý nghĩa khác nhau. Nếu dùng cái nhìn của nền văn hóa Âu châu phán đoán những hiện trạng của nền văn hóa Á Châu tức là đã tách những dự kiện, hình ảnh tượng trưng ra khỏi mạch sống văn hóa. Nếu hai nền văn hóa đó quá khác nhau và chưa hiểu nhau được, thì làm sao tránh khỏi được những ngộ nhận. Nếu quyền phán quyết dành cho một phía khi chưa thấu triệt vấn đề thì phán đoán đó làm sao tránh khỏi những thiên kiến?
Tóm lại, cuộc tranh chấp "lễ nghi" nói lên những khó khăn mà một thần học bản vị hóa trong một môi trường cụ thể đã gặp phải và dần dần vượt qua. Cuộc tranh chấp trên không những chỉ bộc lộ hai phe đứng trên hai phạm vi khác nhau để nhìn một vấn đề mà cũng đứng trong những giai đoạn tiến tới thần học bản vị hóa khác nhau, nên gặp nhau trong đối thoại. Sự tranh chấp lễ nghi trở thành một thảm kịch trong lịch sử truyền giáo ở Viễn Đông, vì giải quyết sự tranh chấp đã không nằm trong mạch sống đó, nhưng ở ngoài và ở trên mạch sống văn hóa, nên không thấu đáo được những nhu cầu sống của giáo hội địa phương.
Như vậy, đề cập tới vấn đề "Ông Bà Tổ Tiên" có liên quan tới việc truyền giáo tức là phản tỉnh một nền thần học bản vị hóa. Bản vị hóa không có nghĩa là chỉ hội nhập và chấp nhận những gì có sẵn trong nền văn hóa đó, nhưng đồng thời cũng thăng hóa những giá trị đó. Vậy theo đó ý nghĩa của lễ nghi đối với ông bà tổ tiên là gì? Nếu chỉ coi lễ nghi đối với tổ tiên là cách bày tỏ lòng hiếu đễ, tức là thực thi một bổn phận luân lý, thì chưa chứng minh lý do tại sao con người đòi buộc phải thực hành luân lý như vậy. Nếu ta coi sự đòi buộc đó là một sự tự minh (self-evident) thì hoặc là rơi vào chủ nghĩa độc đoán (dogmatism) hoặc chủ trương thuyết "vô tri thức" (agnosticsm) như khuynh hướng của một số nhà nho tân thời ở Đài Loan hiện nay. Cả hai khả thể trên chỉ là né tránh vấn đề mà không giúp chúng ta hiểu tại sao con người phải thi hành bổn phận luân lý với tổ tiên. THực ra khi những nhà truyền giáo dòng Tên chủ trương coi lễ nghi tôn kính ông bà thuộc phạm vi luân lý, họ tin rằng một khi đã tìm ra ý nghĩa nguyên ủy và chính yếu của lễ nghi này, họ có thể giáo dục quần chúng gọi bỏ những mê tín mọc rườm rà bên ngoài và cuối cùng có thể biến hóa những bổn phận luân lý đó cho họp với niềm tin Kitô giáo. Như vậy, mặc dù học nhấn mạnh "lễ nghi" này thuộc phạm vi luân lý, nhưng ngầm xác định cn bản của luân lý không thể tách rời khỏi niềm tin tôn giáo được. Mối liên hệ giữa luân lý và tôn giáo này có thể dùng tư tưởng sẵn có trong kinh điển Trung Hoa như niềm tin "Thiên nhân tương dữ" và "vạn vật bản hồ thiên, nhân bản hồ tổ" để giải thích. Theo đó tôn kính ông bà không thể độc lập với việc Kính Thiên, nhưng cũng không thể đặt ngang hàng với việc Kính Thiên, nhưng cũng không thể đặt ngang hàng với việc kính Thiên được, vì con người cũng là thành phần của vạn vật mà nguyên ủy của vạn vật là Thiên. Hiểu như thế, việc tôn kính ông bà tổ tiên không những không phản với đạo Công Giáo mà còn bộc lộ được tính cách đặc biệt đông phương, đạo hiếu của người Việt, đồng thời qua việc đưa hành động tôn kính này hòa hợp với tinh thần Kitô giáo, chúng ta vừa thăng hóa vừa qui tụ những giá trị luân lý và những hình thức bày tỏ trên về cội gốc của muôn loài: chúng ta hiếu thảo cha mẹ vì Chúa là Cha chúng ta đã dậy như thế. Nói cách khác, một khi việc tôn thờ "Trời". "Thượng Đế"... những danh từ chỉ Thiên Chúa ẩn hình (Deus absconditus) được niềm tin do Đức Kitô mặc khải soi chiếu, canh cãi và hoàn hảo hóa, thì những hành động có tính cách nhân bản của một nền văn hóa cũng được xác định và thăng hóa theo đúng mức nahn bản của nó.
4. Kết luận
Thảo luận việc tôn kính ông bà tổ tiên liên hệ tới việc truyền giáo là dịp may hiếm có để chúng ta suy tư về một khía cạnh của nền thần học bản vị hóa Việt Nam. Trong bài học lịch sử trên chúng ta nhận ra hậu quả của một cuộc tranh chấp lễ nghi mà đã bị tách rời khỏi mạch sống văn hóa và bị phán quyết do những người chưa thấu đáo ý nghĩa của nó. Tấm bi kịch này là một điển hình của bước khó khăn trong cuộc gặp gỡ của hai nền văn hóa cổ truyền, mạnh mẽ nhưng khác nhau, khi hai nền văn hóa đó thiếu uyển chuyển nên ngăn cản việc thăng hóa tới một hợp đề bao gồm một nền nhân bản phong phú hơn. Sau công đồng Vaticanô II việc tích cực tìm hiểu nền văn hóa địa phương, xác định những giá trị nhân bản chân chính của những tôn giáo khác, những luồng tư tưởng khác trở thành một nhu cầu thường nhật của mỗi giáo hội địa phương. Chúng ta nghiên cứu việc tôn kính ông bà tổ tiên liên hệ với việc truyền giáo ở Việt Nam, ở Trung Hoa, không phải để nuối tiếc một dịp may đã qua, nhưng quan trọng hơn là tìm thấy những ý nghĩa có liên quan tới cuộc sống đạo hiện tại của chúng ta. Nói cách khác sau khi đã nhận định lòng hiếu thảo là một giá trị nhân bản căn bản của nền văn hóa ảnh hưởng nho học, và ý thức được những lễ nghi tôn kính khác với những mê tín dị đoan, chúng ta tự hỏi, chúng ta có thể thực hiện những hình thức, "lễ nghi" nào để biểu tỏ lòng thành kính, hiếu đễ của chúng ta? Nhưng để những nghi thức đó không rơi vào trạng thái "vụ hình thức" "cố chấp" chiếu lệ. điều quan trọng nhất là tấm lòng người Việt thành kính mà chúng ta có thể gọi là "Tâm Việt". Tâm Việt đối với ông bà tổ tiên là một khía cạnh biểu lộ của Tâm Việt. Khía cạnh này không thể tách rời khỏi lòng thành đối với Thượng Đế được, nếu không Tâm Việt này sẽ thiếu nguồn sống và trở thành độc đoán. Bởi đó Tâm Việt là nguồn sống của "Việt tính". Dĩ nhiên Tâm Việt này còn có thể biểu lộ theo những cách thế khác tùy theo ta nhìn từ Phật Giáo hay Lão Giáo mà trong bài này chúng ta không có dịp để bàn tới. Có Tâm Việt như vậy chúng ta mới có thể bước thêm một bước nữa là đi tìm một hợp đề của Tâm Việt trong môi trường cụ thể mà chúng ta đang sống ở hải ngoại này. Hợp đề này là một mức độ nhân bản cao hơn vì nó được cải hóa và bổ túc do hai nền văn hóa khác nhau. Tiên chuẩn canh cải và hoàn thiện này không gì khác hơn là một nhân bản thuần túy: Hiện Thân của một mẫu mực Thiên Nhân tương dữ, Thiên Nhân hợp nhất, Thiên Chúa Nhập Thể.
3. Bàn Về Việc Tranh Chấp "Lễ Nghi"
Trong quá trình tranh chấp như chúng ta thấy ở trên khó mà phân định được "bị cấm vì xấu" hay "xâu vì bị cấm". Ngay cả khi đã bị cấm nhưng trên thực tế chỉ là tránh né vấn đề hơn là giải quyết vấn đề. Bằng chứng là sau gần 200 năm bị cấm ngặt, ngày 8.12.1939 thánh bộ truyền giáo đã hủy bỏ việc bắt các nhà truyền giáo phải tuyên thệ chối bỏ "lễ nghi" mà tông huấn năm 1742 đã đòi buộc và đồng thời tuyên bố các Kitô hữu và các nhà truyền giáo ở trung Hoa, Việt Nam... đối với việc tôn kính Khổng Tử và tổ tiên cần có một cái nhìn "mới". Cái nhìn mới này sau công đồng Vaticanô II đã trở thành một khía cạnh quan trọng để thành lập một nền thần học bản vị hóa. Như vậy Bản vị hóa không những chỉ được phép mà phải được khuyến khích. Đứng trên một thái độ mới này nhìn lại lịch sử tranh chấp chúng ta dễ có cái nhìn khách quan hơn.
Trước tiên chúng ta nhận định "mạch sống" của hai phe. Một bên đứng trên quan điểm của người trí thức, của tân nho gia đời Minh, để tìm hiểu ý nghĩa của các nghi lễ. Nếu lễ nghi đối với hổng Tử, tổ tiên thuộc về tôn kính hơn là tôn thờ thì hiển nhiên thuộc về phạm vi luân lý hơn là tôn giáo. Quả thực các nhà trí thức Trung Hoa đã hiểu như thế, vì vậy lập trường của các nhà truyền giáo này đã được Hoàng Đế Khang Hy chứng thực. Chúng ta thấy hiện nay những "lễ nghi" tưởng niệm Khổng Tử hay các vị tiên đế đã mang một ý nghĩa hoàn toàn "dân sự". Các nhà trí thức Việt Nam như Trần Văn Chương, Hồ Đắc Diễm, Nguyễn Văn Huyên, Trần Trọng Kim v.v... cũng cho những nghi lễ tôn kính ông bà là bày tỏ lòng con cái hiếu thảo đối với tổ tiên, là hành động muốn luôn tưởng nhớ tới tổ tiên mà thôi. Vì thế cúng bái ông bà tổ tiên theo như tập tục không phải là hành động của "niềm tin", nghĩa là qua đó cắt nghĩa một sự mầu nhiệm liên quan tới sự sống và sự chết, cũng không phải là hành động "phi lý" nhưng là những củ chỉ "tự nhiên" (theo phong tục tập quán của một nền văn hóa) do tấm lòng hiếu thảo thôi thúc. Cũng vì thế những việc dâng hương cúng quả, tiến rượu bày cỗ trước Bài vị không mang một ý nghĩa phụng dưỡng vật chất nào cả. Quan trọng nhất là vì nhớ tới ông bà tổ tiên nên con cái cháu chắt thấy họ có bổn phận phải sống như một người tốt, một tôi trung, một đệ tử thành tín, một người chồng gương mẫu, một người vợ hiền, một người con thảo... để khỏi làm nhơ danh tiền nhân. Đây là quan niệm tôn kính tổ tiên trong mạch suấng của trueỳn thống nho học đặt nặng trên bổn phận luân lý.
Trong khi đó các nhà truyền giáo khác đứng trên phương diện của giới bình dân coi việc tôn kính ông bà tổ tiên là một lễ nghi tôn giáo, vì vậy họ nghĩ rằng cho phép cử hành những nghi thức này tức là hỗn hợp các tôn giáo, làm tha hóa, làm tha hóa Kitô giáo và làm hoang mang lòng các tín hữu. Do đó, họ xin tòa thánh qui định rõ ràng để dễ thực hành mục vụ. Ở đây ngôn ngữ là vấn đề then chốt. Nhưng để giải quyết nạn ngôn ngữ thiếu minh bạch mà cấm dùng ngôn ngữ đó thì không phải là giải pháp thỏa đáng, vì nếu không dùng chữ "Thiên" để giải thích "Thiên Chúa" thì khi dùng chữ "Thiên Chúa" người địa phương cũng không thể hiểu khác hơn mạch sống văn hóa của họ được. Cũng vậy, gọi Khổng Tử là "Thần nhân" thì ý nghĩa của chữ "Thần" này không thể hiểu theo một mạch văn hóa khác được (tỉ dụ như thánh nhân theo nghĩa hẹp của Giáo Hội Công Giáo). Cũng thế, những hạn ngữ như "Altare", "Sacrificium", genuflectio, templum... là những từ ngữ tùy theo nền văn hóa Âu Châu hay Trung Hoa, Việt Nam mà mang một ý nghĩa khác nhau. Nếu dùng cái nhìn của nền văn hóa Âu châu phán đoán những hiện trạng của nền văn hóa Á Châu tức là đã tách những dự kiện, hình ảnh tượng trưng ra khỏi mạch sống văn hóa. Nếu hai nền văn hóa đó quá khác nhau và chưa hiểu nhau được, thì làm sao tránh khỏi được những ngộ nhận. Nếu quyền phán quyết dành cho một phía khi chưa thấu triệt vấn đề thì phán đoán đó làm sao tránh khỏi những thiên kiến?
Tóm lại, cuộc tranh chấp "lễ nghi" nói lên những khó khăn mà một thần học bản vị hóa trong một môi trường cụ thể đã gặp phải và dần dần vượt qua. Cuộc tranh chấp trên không những chỉ bộc lộ hai phe đứng trên hai phạm vi khác nhau để nhìn một vấn đề mà cũng đứng trong những giai đoạn tiến tới thần học bản vị hóa khác nhau, nên gặp nhau trong đối thoại. Sự tranh chấp lễ nghi trở thành một thảm kịch trong lịch sử truyền giáo ở Viễn Đông, vì giải quyết sự tranh chấp đã không nằm trong mạch sống đó, nhưng ở ngoài và ở trên mạch sống văn hóa, nên không thấu đáo được những nhu cầu sống của giáo hội địa phương.
Như vậy, đề cập tới vấn đề "Ông Bà Tổ Tiên" có liên quan tới việc truyền giáo tức là phản tỉnh một nền thần học bản vị hóa. Bản vị hóa không có nghĩa là chỉ hội nhập và chấp nhận những gì có sẵn trong nền văn hóa đó, nhưng đồng thời cũng thăng hóa những giá trị đó. Vậy theo đó ý nghĩa của lễ nghi đối với ông bà tổ tiên là gì? Nếu chỉ coi lễ nghi đối với tổ tiên là cách bày tỏ lòng hiếu đễ, tức là thực thi một bổn phận luân lý, thì chưa chứng minh lý do tại sao con người đòi buộc phải thực hành luân lý như vậy. Nếu ta coi sự đòi buộc đó là một sự tự minh (self-evident) thì hoặc là rơi vào chủ nghĩa độc đoán (dogmatism) hoặc chủ trương thuyết "vô tri thức" (agnosticsm) như khuynh hướng của một số nhà nho tân thời ở Đài Loan hiện nay. Cả hai khả thể trên chỉ là né tránh vấn đề mà không giúp chúng ta hiểu tại sao con người phải thi hành bổn phận luân lý với tổ tiên. THực ra khi những nhà truyền giáo dòng Tên chủ trương coi lễ nghi tôn kính ông bà thuộc phạm vi luân lý, họ tin rằng một khi đã tìm ra ý nghĩa nguyên ủy và chính yếu của lễ nghi này, họ có thể giáo dục quần chúng gọi bỏ những mê tín mọc rườm rà bên ngoài và cuối cùng có thể biến hóa những bổn phận luân lý đó cho họp với niềm tin Kitô giáo. Như vậy, mặc dù học nhấn mạnh "lễ nghi" này thuộc phạm vi luân lý, nhưng ngầm xác định cn bản của luân lý không thể tách rời khỏi niềm tin tôn giáo được. Mối liên hệ giữa luân lý và tôn giáo này có thể dùng tư tưởng sẵn có trong kinh điển Trung Hoa như niềm tin "Thiên nhân tương dữ" và "vạn vật bản hồ thiên, nhân bản hồ tổ" để giải thích. Theo đó tôn kính ông bà không thể độc lập với việc Kính Thiên, nhưng cũng không thể đặt ngang hàng với việc Kính Thiên, nhưng cũng không thể đặt ngang hàng với việc kính Thiên được, vì con người cũng là thành phần của vạn vật mà nguyên ủy của vạn vật là Thiên. Hiểu như thế, việc tôn kính ông bà tổ tiên không những không phản với đạo Công Giáo mà còn bộc lộ được tính cách đặc biệt đông phương, đạo hiếu của người Việt, đồng thời qua việc đưa hành động tôn kính này hòa hợp với tinh thần Kitô giáo, chúng ta vừa thăng hóa vừa qui tụ những giá trị luân lý và những hình thức bày tỏ trên về cội gốc của muôn loài: chúng ta hiếu thảo cha mẹ vì Chúa là Cha chúng ta đã dậy như thế. Nói cách khác, một khi việc tôn thờ "Trời". "Thượng Đế"... những danh từ chỉ Thiên Chúa ẩn hình (Deus absconditus) được niềm tin do Đức Kitô mặc khải soi chiếu, canh cãi và hoàn hảo hóa, thì những hành động có tính cách nhân bản của một nền văn hóa cũng được xác định và thăng hóa theo đúng mức nahn bản của nó.
4. Kết luận
Thảo luận việc tôn kính ông bà tổ tiên liên hệ tới việc truyền giáo là dịp may hiếm có để chúng ta suy tư về một khía cạnh của nền thần học bản vị hóa Việt Nam. Trong bài học lịch sử trên chúng ta nhận ra hậu quả của một cuộc tranh chấp lễ nghi mà đã bị tách rời khỏi mạch sống văn hóa và bị phán quyết do những người chưa thấu đáo ý nghĩa của nó. Tấm bi kịch này là một điển hình của bước khó khăn trong cuộc gặp gỡ của hai nền văn hóa cổ truyền, mạnh mẽ nhưng khác nhau, khi hai nền văn hóa đó thiếu uyển chuyển nên ngăn cản việc thăng hóa tới một hợp đề bao gồm một nền nhân bản phong phú hơn. Sau công đồng Vaticanô II việc tích cực tìm hiểu nền văn hóa địa phương, xác định những giá trị nhân bản chân chính của những tôn giáo khác, những luồng tư tưởng khác trở thành một nhu cầu thường nhật của mỗi giáo hội địa phương. Chúng ta nghiên cứu việc tôn kính ông bà tổ tiên liên hệ với việc truyền giáo ở Việt Nam, ở Trung Hoa, không phải để nuối tiếc một dịp may đã qua, nhưng quan trọng hơn là tìm thấy những ý nghĩa có liên quan tới cuộc sống đạo hiện tại của chúng ta. Nói cách khác sau khi đã nhận định lòng hiếu thảo là một giá trị nhân bản căn bản của nền văn hóa ảnh hưởng nho học, và ý thức được những lễ nghi tôn kính khác với những mê tín dị đoan, chúng ta tự hỏi, chúng ta có thể thực hiện những hình thức, "lễ nghi" nào để biểu tỏ lòng thành kính, hiếu đễ của chúng ta? Nhưng để những nghi thức đó không rơi vào trạng thái "vụ hình thức" "cố chấp" chiếu lệ. điều quan trọng nhất là tấm lòng người Việt thành kính mà chúng ta có thể gọi là "Tâm Việt". Tâm Việt đối với ông bà tổ tiên là một khía cạnh biểu lộ của Tâm Việt. Khía cạnh này không thể tách rời khỏi lòng thành đối với Thượng Đế được, nếu không Tâm Việt này sẽ thiếu nguồn sống và trở thành độc đoán. Bởi đó Tâm Việt là nguồn sống của "Việt tính". Dĩ nhiên Tâm Việt này còn có thể biểu lộ theo những cách thế khác tùy theo ta nhìn từ Phật Giáo hay Lão Giáo mà trong bài này chúng ta không có dịp để bàn tới. Có Tâm Việt như vậy chúng ta mới có thể bước thêm một bước nữa là đi tìm một hợp đề của Tâm Việt trong môi trường cụ thể mà chúng ta đang sống ở hải ngoại này. Hợp đề này là một mức độ nhân bản cao hơn vì nó được cải hóa và bổ túc do hai nền văn hóa khác nhau. Tiên chuẩn canh cải và hoàn thiện này không gì khác hơn là một nhân bản thuần túy: Hiện Thân của một mẫu mực Thiên Nhân tương dữ, Thiên Nhân hợp nhất, Thiên Chúa Nhập Thể.