Test Nhanh Đại Trà
Hiện nay không riêng gì thành phô Hồ Chí Minh mà tại nhiều địa phương đều có triển khai việc test nhanh cách đại trà. Thử hỏi việc test này có hiệu quả ra sao?
Theo thông tin thì việc test nhanh chỉ cho kết quả chính xác từ 65-80%. Lấy bình quân là 73%. Như thế phần âm tính giả và dương tính giả là 27%. Một con số tương đối không nhỏ về phần trăm không chính xác. Giả dụ tính dân số tại thành phố HCM hiện nay khoảng trên 9 triệu người. Nếu muốn test nhanh toàn bộ dân số theo tiến độ hiện nay 300.000 người / ngày thì cần phải một tháng mới xong một lần. Trong khi đó thì với biến chủng Delta đang hoành hành thì chu kỳ lây nhiễm, ủ, phát bệnh khá nhanh (khoảng trên dưới 5 ngày).
Qua test nhanh chúng ta có thể phát hiện các trường hợp F0 để có phương pháp điều trị mà chủ yếu là khoanh vùng. Tuy nhiên gần cả tháng trời thì số không phải là F0 khi test có thể bị nhiễm đồng thời cần xét đến 27% số không chính xác trong kết quả test nhanh. Sự lây nhiễm vẫn còn đó và rất có thể lan rộng hơn nếu số không phải là F0 qua test nhanh lầm tưởng rằng mình đã được an toàn, đã được bảo vệ. Bên cạnh đó công tác lấy mẩu test nhanh của chúng ta vẫn con hạn chế về độ an toàn theo hướng dẫn của y tế thế giới (vd: bao tay người lấy mẩu phải thay sau 5 lần lấy mẩu…) và vì thế đã vô tình làm lây lan dịch bệnh.
Thông tin y tế còn cho biết rằng trong số những người thuộc hàng F0 (có nhiễm virus corona) thì 80% không phát bệnh và hiện nay Bộ Y tế quy định không gọi họ là bệnh nhân. Trong 20% còn lại thì có đến 15% có biểu hiện bệnh lý nhưng thuộc diện nhẹ, có thể chửa trị tại nhà. Còn 5% trong số F0 mới thực sự bệnh nặng cẩn sự can thiệp của y tế nhiều hơn và đặc biệt hơn.
Thiết nghĩ rằng các cơ quan chức năng cần tham khảo các chuyên gia trong nước và của nhiều nước tiên tiến trên thế giới về lãnh vực này. Một sự thật cần chân nhận rằng đã là chuyên gia thì thường không làm các chức vụ quản lý và nhiều nhà quản lý cơ quan công quyền thì hạn chế về chuyên môn. Biết khiêm tốn lắng nghe và chân thành đón nhận ý kiến các chuyên gia thì mới là người quản lý có tài và có tâm.
Hỏi test nhanh cách đại trà trong hoàn cảnh hiện nay thì được gì với mục tiêu kép (y tế và kinh tế) mà Chính Phủ đặt ra? Nếu hạ thấp mục tiêu kinh tế để ưu tiên mục tiêu y tế là sức khỏe và tính mạng của người dân thì thật đáng trân trọng. Tuy nhiên câu trả lời còn ở phía trước, vi đã có đó nhiều ý kiến phản biện của các chuyên gia mà chúng ta cần trân trọng chứ không phải cứ “duy ý chí” là thắng được con virus corona. Nếu nghiêng chiều về mục tiêu kinh tế thì quả là đáng trách. Chắc chắn không một vị lãnh đạo nào lại dám nhẫn tâm hy sinh mạng sống của dân lành chỉ vì tiền của hay danh vọng bản thân ngoại trừ một số ít bạo vương hay nhà độc tài mà lịch sử ghi lại. Tuy nhiên cũng cần cẩn trọng vì chuyện “đục nước béo cò” đã từng xảy ra và nó cũng có thể tái hiện cách khôn khéo.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Hiện nay không riêng gì thành phô Hồ Chí Minh mà tại nhiều địa phương đều có triển khai việc test nhanh cách đại trà. Thử hỏi việc test này có hiệu quả ra sao?
Theo thông tin thì việc test nhanh chỉ cho kết quả chính xác từ 65-80%. Lấy bình quân là 73%. Như thế phần âm tính giả và dương tính giả là 27%. Một con số tương đối không nhỏ về phần trăm không chính xác. Giả dụ tính dân số tại thành phố HCM hiện nay khoảng trên 9 triệu người. Nếu muốn test nhanh toàn bộ dân số theo tiến độ hiện nay 300.000 người / ngày thì cần phải một tháng mới xong một lần. Trong khi đó thì với biến chủng Delta đang hoành hành thì chu kỳ lây nhiễm, ủ, phát bệnh khá nhanh (khoảng trên dưới 5 ngày).
Qua test nhanh chúng ta có thể phát hiện các trường hợp F0 để có phương pháp điều trị mà chủ yếu là khoanh vùng. Tuy nhiên gần cả tháng trời thì số không phải là F0 khi test có thể bị nhiễm đồng thời cần xét đến 27% số không chính xác trong kết quả test nhanh. Sự lây nhiễm vẫn còn đó và rất có thể lan rộng hơn nếu số không phải là F0 qua test nhanh lầm tưởng rằng mình đã được an toàn, đã được bảo vệ. Bên cạnh đó công tác lấy mẩu test nhanh của chúng ta vẫn con hạn chế về độ an toàn theo hướng dẫn của y tế thế giới (vd: bao tay người lấy mẩu phải thay sau 5 lần lấy mẩu…) và vì thế đã vô tình làm lây lan dịch bệnh.
Thông tin y tế còn cho biết rằng trong số những người thuộc hàng F0 (có nhiễm virus corona) thì 80% không phát bệnh và hiện nay Bộ Y tế quy định không gọi họ là bệnh nhân. Trong 20% còn lại thì có đến 15% có biểu hiện bệnh lý nhưng thuộc diện nhẹ, có thể chửa trị tại nhà. Còn 5% trong số F0 mới thực sự bệnh nặng cẩn sự can thiệp của y tế nhiều hơn và đặc biệt hơn.
Thiết nghĩ rằng các cơ quan chức năng cần tham khảo các chuyên gia trong nước và của nhiều nước tiên tiến trên thế giới về lãnh vực này. Một sự thật cần chân nhận rằng đã là chuyên gia thì thường không làm các chức vụ quản lý và nhiều nhà quản lý cơ quan công quyền thì hạn chế về chuyên môn. Biết khiêm tốn lắng nghe và chân thành đón nhận ý kiến các chuyên gia thì mới là người quản lý có tài và có tâm.
Hỏi test nhanh cách đại trà trong hoàn cảnh hiện nay thì được gì với mục tiêu kép (y tế và kinh tế) mà Chính Phủ đặt ra? Nếu hạ thấp mục tiêu kinh tế để ưu tiên mục tiêu y tế là sức khỏe và tính mạng của người dân thì thật đáng trân trọng. Tuy nhiên câu trả lời còn ở phía trước, vi đã có đó nhiều ý kiến phản biện của các chuyên gia mà chúng ta cần trân trọng chứ không phải cứ “duy ý chí” là thắng được con virus corona. Nếu nghiêng chiều về mục tiêu kinh tế thì quả là đáng trách. Chắc chắn không một vị lãnh đạo nào lại dám nhẫn tâm hy sinh mạng sống của dân lành chỉ vì tiền của hay danh vọng bản thân ngoại trừ một số ít bạo vương hay nhà độc tài mà lịch sử ghi lại. Tuy nhiên cũng cần cẩn trọng vì chuyện “đục nước béo cò” đã từng xảy ra và nó cũng có thể tái hiện cách khôn khéo.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột