CHÚA NHẬT XXI TN (B)

Giosue 24: 1-2a, 15-17, 18b; Tvịnh 33; Êphêsô 5:21-32; Gioan 6: 60-69

Trong bài đọc thứ nhất ông Giô-suê nhắc các chi tộc Israel là Thiên Chúa là Đấng giữ lời hứa. Ông ta tụ họp các chi tộc ở Sikhem để dự một buổi họp rất quan trọng. Rồi khi các chi tộc đến thì ông ta tổ chức cho họ thành quốc gia Israel. Ông ta đã đưa dân chúng đi vào trận chiến đánh với dân Canaan. Người dân đã ý thức được rằng trong một trận chiến họ phãi luôn tin rằng Thiên Chúa đã hứa cho họ một vùng đất nên họ đã thắng trận và ông Giô-suê gọi dân Israel làm lại giao ước với Thiên Chúa để phụng thờ Thiên Chúa. Trong thử thách của ông Giô-suê chúng ta cũng nghe lời kêu gọi chỉ chọn phụng thờ Thiên Chúa mà thôi với lòng sùng kính và vâng lời Thiên Chúa.

Có những tôn giáo khác thu hút dân chúng lìa bỏ Thiên Chúa. Ông Giô-suê nói rất rõ là dân chúng phải phó thác cho Đức Chúa của họ, là Đấng đã đem họ ra khỏi nơi tù đày ở Ai Cập. Ngài đã dẩn họ ra khỏi ách nô lệ, băng qua sa mạc để đến nơi Đất Chúa Hứa. Ông Giô-suê đòi hỏi dân chúng phải hết lòng phụng thờ Đức Chúa. Và ông ta cũng nêu gương bằng cách tuyên xưng đức tin của ông: "về phần tôi và gia đình tôi, chúng tôi sẽ phục vụ Đức Chúa".

Đó chẳng phải là điều mà phần đông chúng ta muốn làm phải chăng? Trước hết là cho chính chúng ta, hãy thể hiện nếp sống bằng sự tuyên xưng đức tin rằng: "về phần tôi… tôi sẽ phục vụ Đức Chúa". Nhưng không chỉ cho chính chúng ta mà còn cho các người trẻ trong chúng ta nữa. Chúng ta muốn nêu gương cho họ để họ cùng với chúng ta tham gia vào cam kết với Thiên Chúa. Lời tuyên xưng của ông Giô-Suê cũng là lời cầu nguyện mà chúng ta muốn dâng lên: "về phần tôi và gia đình tôi, chúng tôi sẽ phụng thờ Đức Chúa". Chúng ta biết đó là những gì mà thế hệ trẻ cần nơi chúng ta. Không chỉ bài giảng và luật lệ, nhưng còn là một tấm gương sáng được nêu lên qua lời nói và việc làm. "Về phần tôi... tôi sẽ phụng thờ Đức Chúa" Nếu đó là một cách làm gương của chúng ta nói lên cho con cái chúng ta thì chúng ta có thể làm giống như ông Giô-Suê, là thêm vào đó một lời tuyên xưng đầy đủ hơn, "Về phần tôi và gia đình tôi, chúng tôi sẽ phụng thờ Đức Chúa".

Sự cam kết mà ông Giô-Suê kêu gọi dân chúng làm không phải là một nghi thức trung thành của một cá nhân với Thiên Chúa, mà là cho toàn thể dân tộc và một quốc gia để tái lập giao ước và cam kết trung thành với Thiên Chúa là Đấng trung thành. Và đó cũng là điều mà đất nước chúng ta ao ước thực hiện: Rằng chúng ta là một dân tộc luôn trung thành với Chúa; luôn theo đường lối của Ngài; đặcbiệt là với những người nghèo khó phải không? Nói cách khác, chúng ta muốn bắt chước tình yêu thương của Thiên Chúa đến cho từng thành viên trong cộng đoàn chúng ta, nhất là cho những người yếu đuối, và tôn trọng những ơn khác biệt mà Chúa đã trao cho mổi người. Dân chúng khác nhau, tuy vậy ông Giô-Suê kêu gọi mổi người và tất cả cộng đoàn hãy nói lên lời trung thành với Thiên Chúa. Ông Giô-Suê khơi dậy nơi họ những ân phúc của Đức Chúa đã ban cho họ, để hăng hái đáp lại lời giao ước. Như khi chúng ta muốn nhìn lại về quá khứ của mình, chúng ta có ý thức là Thiên Chúa đã ở với chúng ta như thế nào, nhất là trong những lúc khó khăn phải không? Ký ức đó đã đánh thức tâm tình tạ ơn của chúng ta và tin rằng Thiên Chúa sẽ tiếp tục ở với chúng ta trong tương lai phải không?

Khi nghe lại bài đọc thứ 2 được trích từ thơ của thánh Phaolô gởi cho tín hữu ở Êphêsô nơi biên giới của cuộc chiến – Và đường biên này có thể biến mất - ít nhất là trong lần đầu tiên chúng ta nghe. Bài trích thơ cho tín hữu Êphêsô chứng tỏ họ là những tín hữu tiên khởi áp dụng "dấu ấn gia đình". Vào thời đó, cuộc sống gia đình đến từ văn hoá của người Hy lạp xung quanh đó. Những dấu ấn đó dựa vào sự phục tùng, quy định nhiệm vụ và trách nhiệm của từng thành viên trong gia đình. Người chồng là chủ, rồi đến người vợ, con cái và người nô lệ. Trong Tân Ước những dấu hiệu đó là những dấu hiệu của "Kitô hoá" và thêm các thuật ngữ: "Trong Thiên Chúa", còn ở Êphêsô lúc bấy giờ là "vì tôn kính Chúa Kitô".

Nhưng, thường người tín hữu ở Êphêsô phá bỏ khuôn phép của văn hóa nầy và diễn trình hôn nhân như một mối quan hệ qua dụ ngôn về sự liên kết giữa Chúa Kitô và Giáo Hội của Ngài. Tác giả bắt đầu với lời dạy thông thường trong quy tắc gia đình "người làm vợ hãy tùng phục chồng…". Rồi tiếp theo đó lại nói thêm theo ý nghĩa của Kitô giáo; tác giả kêu gọi người làm chồng hãy yêu thương vợ mình không tính toán. Bây giờ, tác giả nhấn mạnh đến yếu tố trách nhiệm của người đối với người vợ Tác giả; (có thể không phải là Phaolô). trong khi chưa thay đổi được định chế gia đình theo văn hóa Hy lạp - La Mã thời đó; đã yêu cầu các tín hữu hãy sống một cách khác. Đó là điều được ghi trong lời mở đầu "Hãy phục tùng nhau vì kính sợ Chúa Kitô". Nói cách khác, hãy sống khác với cách sống của thế giới xung quanh anh em. Người chồng, chủ gia đình có quyền trên các tài sản và đầy quyền lực, hãy phục tùng người được xem là yếu thế. Thật ra, Người chồng phải thấy người vợ hơn mình.

Làm sao mà tác giả đòi hỏi cách đối xử như thế được? Vì Chúa Giêsu là khuôn mẫu của hành vi đó. Mặc dù Chúa Giêsu là Đức Chúa, Ngài đã tự hạ mình xuống và phó mình phục vụ vì yêu thương chúng ta. Mốt số truyền thống của các tín hữu chỉ dựa trên một câu "người vợ phải phục tùng người chồng của mình", lấy câu văn trên ra khỏi đoạn văn, và áp dụng nó như thế vào mối quan hệ giữa chồng, vợ và con cái. Nhưng, theo đoạn văn, chúng ta nhận thấy tất cả lời văn điều đòi hỏi sự hy sinh vì yêu thương, phục vụ và chia sẻ cho nhau.

Trong Phúc âm thánh Gioan, các môn đệ phải chọn khi Chúa Giêsu hỏi họ "Vậy cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao?" Đó là một lời thử thách: Các môn đệ có muốn theo Chúa Giêsu và tin tưởng vào Ngài, mặc dù lời Ngài dạy khắt khao, đòi hỏi nhiều như Ngài đã nói với họ? Nếu họ chấp nhận họ phải ăn thân thể và uống máu Ngài. Như là sự thành toàn của bí tích Thánh Thể, nơi nhắc lại sự chết và sự sống lại của Ngài. Về phần ông Giô-Suê và các người Israel chia sẻ với Chúa Giêsu, bánh hằng sống gắn kết chúng ta lại trong một cộng đoàn tôn giáo và đức tin sống theo gương Chúa Giêsu đặt ra trong sự hy sinh của Ngài cho chúng ta.

Đoạn văn hôm nay là một đoạn văn chính trong phúc âm thánh Gioan, một đoạn văn mang dấu ấn xác định, khi Chúa Giêsu thử thách các môn đệ Ngài để họ tự đưa ra quyết định chấp nhận ơn huệ của Ngài ban là bánh hằng sống(51-58) hay không. Cũng như lời thử thách đặt trước các chi tộc Israel ở Sikhem đòi hỏi hoàn toàn chấp nhận và sống theo thánh ý Thiên Chúa, liệu các môn đệ có chấp nhận giao ước mới này mà Chúa Giêsu ban cho họ không.

Tất cả các môn đệ đã chứng kiến những việc làm của Chúa Giêsu và nghe những lời Ngài dạy. Nhưng, cũng giống như lúc đi đến nhà thờ; nó không chỉ là vấn đề thể hiện như các môn đệ xưa; chúng ta cũng vậy. Chúng ta cũng được yêu cầu phải phục tùng Chúa Kitô để thấy được sự hiện diện của Đức Kitô; qua dấu chỉ là chiếc bánh; Đấng đã ban tất cả sự sống của Ngài cho chúng ta. Ông Giô-Suê và toàn thể gia đình ông ta tỏ lòng phục tùng Thiên Chúa. Chúa Giêsu nói rõ ra cho các môn đệ là Thiên Chúa là Đấng ban cho họ ơn được tin vào Ngài, một ơn huệ mà chúng ta cũng đã lãnh nhận. Không chỉ là đức tin đem chúng ta đến đây để thờ phượng và cảm tạ. Chúng ta được hỏi đáp lại với Đấng mà chúng ta rước nhận: là theo Ngài, chia sẻ đời sống với nhau và nên nhân chứng của đời sống Ngài cho toàn thế giới.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

21st SUNDAY (B)

Joshua 24: 1-2a, 15-17, 18b; Psalm 34; Ephesians 5:21-32; John 6: 60-69

In our first reading Joshua reminds the tribes of Israel that God is a Promise Keeper. He gathered the people at Shechem for a crucial meeting and when the tribes came together he formed them into the nation of Israel. Joshua had led them into battle against the Canaanites. The people were spurred on in their struggle by their belief that God had promised them a land. With their success Joshua called the Israelites to renew the covenant and recommit themselves to God. In Joshua’s challenge we also hear the call to choose and serve God alone with a singular devotion and obedience.

There were other religions and cults to draw the people away from God. Joshua makes it very clear: the people must commit to their God who led them out of slavery, across the desert to the Promise Land. Wholehearted devotion is the standard Joshua puts before the people. He also sets the example by professing his own faith, "As for me and my household, we will serve the Lord."

Isn’t that what many of us want? First for ourselves; to express and live by a clear statement of faith. "As for me… I will serve the Lord." But not just for ourselves. If we have family, especially younger members, we want to set an example and have them join us in our commitment to God. Joshua’s profession is also a prayer we would make: "As for me and my household, we will serve the Lord." We know that’s what our younger generation needs from us; not just lectures and rules, but an example, a role model, who shows by words and actions, "As for me… I will serve the Lord." If that is the kind of example we set for our children we will also be able, like Joshua, to include them in a fuller proclamation, "As for me and my household, we will serve the Lord."

The commitment Joshua calls for is not just for individual fidelity to God, but for the whole people and nation to renew the covenant and commit themselves to their faithful God. And isn’t that what we wish for our own nation: that we be a people faithful to God and God’s ways, especially towards the needy? In other words, we want to imitate God’s love for each member of our community, especially the most vulnerable, and to respect the unique gifts of each member. People are different, yet Joshua calls each and all to pledge allegiance to God. He stirs up the community’s memory of God’s saving actions for them to spur their enthusiastic response and commitment. As we look back on our lives we too are conscious of how God stayed with us, especially through difficult times? Doesn’t that memory awaken in us gratitude and faith that God will continue to be with us into our future?

To our modern ears the second reading from Ephesians borders on the offensive – maybe it even crosses over the line – at least in our initial hearing. The Ephesians reading indicates that the early Christians adapted the "household codes" of their day, which came from the surrounding Hellenistic world. These were codes based on subjection, setting forth the duties of members of the household – husbands as the heads and then, wives, children, slaves. In the New Testament these codes were "Christianized," usually by adding terms like, "in the Lord" or, as in Ephesians today, "out of reverence for Christ."

But Ephesians breaks out of the cultural mold and presents marriage as a parable for the relations between Christ and his Church. The author begins with the usual household code’s teaching, "Wives should be subordinate to their husbands...." Then, elaborating in a more Christian sense, the author calls for the husband to love his wife without reservation. Now the emphasis shifts to the responsibility of the husband to his wife. So, the author (it’s not certain it’s Paul), while not changing the marriage institution in the Greco-Roman world of the time, asks Christians to live in a fundamentally different way. It’s there in the opening statement, "Be subordinate to one another out of reverence for Christ." In other words, live in a different way than those in the world around you. The husband, the master of the household, who owns all the property and has all the power, is to subordinate himself to the one who is regarded as powerless. Indeed, he is to see his wife as higher than himself!

How can the author ask such a world-shattering way of behaving? Because Jesus is the model of such behavior. Though he was Lord, he freely humbled himself and submitted himself out of love for us. Some Christian traditions, based on the one verse "Wives be subject to your husbands," take this verse out of context and apply it literally to the relationship between husband, wife and children. But, in its context, we can see that the complete text requires mutual self-sacrificing love, service and sharing.

In the gospel the disciples have to make a choice when Jesus asks them, "Do you want to leave me, to?" It is a challenge: do they want to continue with Jesus and believe in him, despite the hard teaching he has placed before them? If they do they must eat his body and drink his blood, i.e. be a full part of the Eucharistic Memorial which recalls his death and resurrection. As with Joshua and the Hebrew, sharing Jesus, the bread of life, binds us in a religious community, a community of faith living by the example Jesus set in his sacrifice for us.

Today’s passage is an important moment in John’s Gospel, a turning point. Jesus is challenging his disciples to make a decision, to accept the gift of himself, the bread of life (vv 51-58) – or not. It is like the challenge put before the tribes at Shechem, requiring full acceptance and a life lived in conformity to the Lord. Will the disciples affirm this new covenant which Jesus is offering them

All the disciples have witnessed Jesus’ works and heard his teachings. But, just as coming to church, it is more than a matter of showing up. Like the disciples, we too are asked for a full commitment to Christ, to see beyond the sign of the bread to the presence of the One who gives his whole life for us. Joshua and his household gave themselves totally to God. Jesus makes it clear to his disciples that God is given them the gift to believe in him, a gift we have also received. It is not only this faith that brings us here to worship and thanks. We are asked to respond to the One we receive: to follow him, share his life with one another and be the witnesses of his life to the world.