CHÚA NHẬT XIX TN (B)
1 Các Vua 19: 4-8; Tvịnh 33; Êphêsô 4: 30-5:2; Gioan 6: 41-51

Chúng ta có thể nghĩ người nào kiên trung, có đức tin không bao giờ đổi thay với Thiên Chúa thì sẻ nhận được "chúc phúc" từ Thiên chúa. Vậy ai có thể trung thành với Thiên Chúa hơn ông Êlia? Phần trước của bài đọc 1 hôm nay từ chương 18 trích trong sách các Vua 1, ngôn sứ Êlia buộc tội vua A-kháp không trung thành với Thiên Chúa, và bởi đó bị bà hoàng hậu I-de-ven là người có rất nhiều quyền thế chống đối. Bà I-de-ven, là người ở Sidon, là một người ngoại giáo. Khi bà là vợ vua A-kháp bà đem theo bà các thần ngoại và các lể nghi ngoại giáo về. Bà muốn thay đổi việc thờ phượng Thiên Chúa của người Israel bằng việc thờ phượng thần Baal. Nhưng, ngôn sứ Êlia, là người trung thành với Thiên Chúa không để dân chúng thay đổi. Mặc dù ông là một ngôn sứ duy nhất còn sống sót của Thiên Chúa, ông ta chống lại hoàng hậu I-de-ven một cách mảnh liệt và kiên trì với 450 ngôn sứ của thần Baal. Sau khi ông Êlia thắng vì đã làm cho 450 ngôn sứ thần Baal bị giết. hoàng hậu I-de-ven hết sức tức giận làm cho ngôn sứ Êlia phải chạy trốn. Hôm nay chúng ta gặp ông Êlia mệt mỏi và chán nản qua "một ngày chạy trong sa mạc". Ông Êlia trung thành với Thiên Chúa, tuy vậy chúng ta thấy ông ta cầu xin cho được chết đi.

Khi nào mọi sự diễn ra thuận lợi cho chúng ta, đời sống chúng ta bình yên - chúng ta được sức khỏe tốt, việc làm phủ phê, được một gia đình êm ấm, chúng ta nói rằng Thiên Chúa đã chúc phúc cho chúng ta. Quan niệm về việc Thiên Chúa chúc phúc đặt bên cạnh những thành quả đạt được khiến chúng ta có suy nghỉ sai lầm là "phúc lành" của Thiên Chúa ban cho chúng ta, đó chính là kết quả của những lao động khó khăn chăm chỉ mà chúng ta đã làm, hay chúng ta may mắn được sinh ra trong một gia đình đầm ấm, trong một đất nước thịnh vượng phải không? Vậy, còn những người đã qua sa mạc "trong một ngày đường" thì sao? Còn những người sức khỏe yếu đuối, không có việc làm, và sống trong một gia đình không đầm ấm thì sao? Họ không được Chúa ban "phúc lành" hay sao? Chúng ta làm sao biết được ơn lành của Thiên Chúa thật sự đến từ đâu? Trong sự chán nản tột cùng, ông Êlia gục xuống dưới gốc cây kim tước và xin cho được chết. Từ tất cả các cung cách bên ngoài và đánh giá theo cách thông thường của chúng ta, có vẻ như ông là người không được chúc phúc, Mặc dù ông được Thiên Chúa bảo ông ta phải làm. Nhưng, chúng ta được nhắc nhở là Thiên Chúa đứng về phía ông Êlia, vì thần sứ Thiên Chúa đã đem thức ăn và nước uống đến cho ông.

Thật là một bài văn đầy an ủi cho những ai đang cố gắng làm điều phải trong đời: Như sống trung thành với tình nghĩa vợ chồng, làm việc cẩn thận, nuôi con cái tận tình và phụng dưỡng cha mẹ già yếu. Mặc dù chúng ta muốn cố gắng làm những gì chúng ta cần phải làm, nhưng thường thì chúng ta không thấy nó dễ dàng chút nào cả. Và chúng ta tự hỏi vì sao Thiên Chúa không chúc phúc cho chúng ta; chúng ta có thể tự hỏi vì sao Thiên Chúa không chúc lành cho những việc mà chúng ta đang cố gắng làm điều tốt lành cho Ngài; mà lại gặp khó khăn? Ngoài những việc có tính nghĩa vụ mà chúng ta thường làm, chúng ta còn được mời gọi hãy nhìn xa hơn là những điều chúng ta thấy trong đời sống hằng ngày xung quanh ta, hãy nhìn đến nhu cầu của thế giới, một thế giới đầy khổ đau. Chúng ta được mời gọi hãy lo cho người nghèo ở thế giới, giúp những người tìm kiếm công chính, đem sự bằng an cho những nơi có xung đột v.v... Đoạn sau là đoạn tóm tắt lời của ông Ronald Rolheiser nói về những đòi hỏi về công chính:

“Giá trị của đức tin của chúng ta dựa vào tính công chính của đất nước và tính công chính này được đo lường bởi tính cách đối xử của chúng ta với nhau, với nhiều nhóm người như: Nhóm góa bụa, nhóm mồ côi, và nhóm ngoại quốc (Họ là những người có địa vị kém nhất trong xã hội). Bởi thế, đối với các ngôn sứ Do thái, vị thế của chúng ta đối với Thiên Chúa tuỳ thuộc vào cách chúng ta xử sự với người nghèo, người không có đức tin, và không sùng đạo, mặc dù họ là những người trung thực và trong sạch, có thể bớt sự nặng nề”.

Thêm vào đó, chúng ta ngày càng ý thức được điều mà trái đất chúng ta có quyền, có nhu cầu và cần được tôn trọng bởi tất cả mổi ngườichúng ta. Vậy điều gì mà trái đất đang chờ đợi nơi chúng ta? Chúng ta có thể nói "Rất nhiều!" Nói chung, khi chúng ta là những tín hữu điều có một việc làm lớn lao, nếu chúng ta muốn trung thành với Thiên Chúa. Chúng ta cũng như ông Êlia dễ bị dụ dỗ và chán nản thậm tệ, nhất là những khi mọi việc không được như ý. Chúng ta cần nguồn dinh dưỡng mà chúng ta không thể tự cung cấp được, nếu chúng ta còn tiếp tục cuộc hành trình đến "núi Horeb của Thiên Chúa" là nơi chúng ta cuối cùng sẽ gặp Thiên Chúa.

Những việc có vẻ như thất bại và sự thiếu vắng của Thiên Chúa, được mô tả cho thấy không phải là trường hợp hiếm gặp trong câu chuyện này. Trong thất bại, Thiên Chúa lại ở rất gần Ê-li. Đối với chúng ta cũng vậy; Thiên Chúa sẽ luôn nuôi dưỡng chúng ta trong những thời điểm mà chúng ta đã hay đang vượt qua giới hạn của mình và cả trong những thất bại nữa, nhưng vẫn phải một mực trung thành với Thánh ý của Ngài và lời mời gọi nơi mổi người chúng ta là những tín đồ biết đáp lời.

Trong bài Phúc âm hôm nay, những người tranh luận với Chúa Giêsu không hiểu điều đó. Họ không thấy điều gì mà Thiên Chúa đã ban cho họ qua Chúa Giêsu. Giải pháp của Thiên Chúa về bối cảnh Xuất Hành đã được ẩn chứa trong chương 6 này. Đó là sự giải thoát khỏi sự nô lệ trong cảnh lưu đày, được nuôi dưỡng trong sa mạc, được giao ước ở Sinai (trên núi Horeb) và ơn được Đất Chúa Hứa. Những điều ngay trước đoạn văn hôm nay, Chúa Giêsu nhắc nhở các người nghe Ngài, là Thiên Chúa nuôi dưỡng họ trong sa mạc và nay; trong Chúa Giêsu, Thiên Chúa sẽ ban cho họ thức ăn không giống như bánh trong sa mạc, nó sẽ tồn tại đến muôn đời. Trong đoạn văn hôm nay, Chúa Giêsu tự nhận Ngài là bánh hằng sống bởi trời ban xuống. Đây cũng là chủ đề chính trong toàn phúc âm thánh Gioan. Ai tin Chúa Giêsu thì sẽ được sự sống muôn đời. Chúa Giêsu cho họ biết bánh họ phải ăn, đó là thân xác của Ngài. Những lời nói này sẽ gây kinh ngạc cho các người nghe Ngài và khiến cho một số môn đệ của Ngài bỏ đi.

Chúa Giêsu đang hiến thân xác của Ngài làm của ăn cho những ai muốn theo đường nẻo của Thiên Chúa. Cũng như ông Êlia, chúng ta mệt mỏi vì trách nhiệm của chúng ta và vì ý nghĩ chúng ta còn phải tìm cách làm thêm bao nhiêu việc, và chúng ta còn phải cần chạy đến núi Horeb. Nhưng, Thiên Chúa muốn ban cho chúng ta điều khác, một thứ bánh ăn lâu dài hơn trong sa mạc. "Ta là bánh hằng sống… là bánh bởi trời xuống…" Chúng ta có thể không có những dấu chỉ “của Thiên Chúa chúc phúc", không có cam kết thật sự là chúng ta làm việc theo thánh ý Thiên Chúa và Thiên Chúa đang ở cùng chúng ta. Có thể chúng ta phải chiến đấu gian khổ trong chặng đường đức tin của mình. Nhưng, Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta hãy tin vào Ngài. Những việc lớn lao Ngài đã làm, như cho đám đông dân chúng được ăn trong chương 6 trước đây, là điều giúp chúng ta tin Ngài. Họ đã hỏi Chúa Giêsu sao mà làm được: Do họ đã không tin vào Chúa Giêsu đã làm như Ngài nói là Ngài bởi trời xuống, và chính Ngài đem ơn khôn ngoan của Thiên Chúa xuống cho họ. Những ai chấp nhận Chúa Giêsu, sự khôn ngoan của Thiên Chúa, sẻ biết đến sự sống đời đời, sự sống đến miên viễn. Chúng ta sẻ không bị xao lảng vì những chuyện qua loa hằng ngày, nhưng sẻ có thể trông thấy trong đời sống chúng ta điều gì đã nuôi dưởng chúng ta lâu dài qua Chúa Giêsu. Trong Chúa Giêsu, chúng ta được "Thiên Chúa dạy bảo" do chúng ta đã ở trong Chúa Giêsu, lời nói vững vàng của Thiên Chúa là khi chúng ta được chấp nhận, chính nó có thể dẩn đưa chúng ta con đường đi đến sự sống đời đời.

Câu cuối cùng chú trọng đến cách cử hành bí tích thánh thể, trong đó chúng ta lãnh nhận Chúa Giêsu vào trong đời sống của chúng ta. Qua bí tích Thánh Thể, chúng ta ăn bánh này trong đức tin, như một cách thật sự để được kết hợp với Chúa Kitô để nhận được sự sống nơi Ngài. Chúng ta, những người đã sống lâu dài với hành trình đức tin của mình, chúng ta vẫn còn phải đi xa hơn nửa. Như ông Êlia ngừng lại dưới chân cây kim tước. Có thể chúng ta không đến nổi chán ngán đến tận cùng như ông Êlia. Nhưng, dù sao đi nữa, chúng ta cũng cần thức ăn bền vững để giúp chúng ta chạy hết chặng đường. Vậy điều gì giống như bánh có thể thật sự đem Thiên Chúa đến cho chúng ta? Vậy một phàm nhân có thể nói lên Lời của Thiên Chúa được không? Việc dự phần vào tấm bánh trên bàn thờ có thật sự làm cho chúng ta có sự sống đời đời. Khi mà mọi "thật tại" mà chúng ta đã trải nghiệm là điều tạm thời chóng qua phải không? Khi mọi sự đều thất bại, vậy bữa ăn này có thật sự đem đến sự sống trường cửu của Thiên Chúa ban cho chúng ta hay không? Chúng ta, là những người có đức tin trả lời là "vâng". Thiên Chúa là của ăn nuôi dưỡng chúng ta trong sa mạc. Chúng ta, những người đã thử những hình thức của ăn khác vẩn còn mệt mỏi, kiệt sức và sự quyết tâm của chúng ta bị sụt giảm. Cũng như ông Êlia chúng ta lãnh nhận bánh, nhưng không giống như bánh tạm mà ông và dân Israel đã ăn trong sa mạc, bánh chúng ta lãnh nhận hôm nay sẻ không thiếu hụt và sẽ tiếp tục nuôi dưỡng và nâng đỡ chúng ta, mãi mãi cho đến cuối cùng để gặp được Thiên Chúa nơi núi Horeb.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

19th SUNDAY (B)
1 Kings 19: 4-8; Psalm 34; Ephesians 4: 30-5:2; John 6: 41-51

One would think that fierce and unswerving loyalty to God would earn "blessings" from the Holy One. Who could have been a more loyal servant of God than Elijah? Previous to today’s selection, in 1 Kings, Elijah defied king Ahab’s infidelities to God and so gained the wrath of Jezebel, the powerful queen. She was from Sidon, a pagan who brought her pagan gods and rituals with her when she married Ahab. Jezebel wanted to replace worship to the God of Israel with her own religion’s worship to Baal. But Elijah, faithful prophet of God, would not allow the people to turn away. Though he was the only surviving prophet of the Lord, he entered into a fiery contest with 450 prophets of Baal (1 Kings 18) and after he won, had the pagan prophets killed. Jezebel was enraged and Elijah had to flee for his life. We find him today worn out and discouraged, "a day’s journey into the desert." He was faithful to God, yet we find him praying for death.

When things are going right for us, our life running smoothly – good health, comfortable job, picture-perfect family – we say God has blessed us. This view of blessing places God on the side of the successful. Are our successes and "blessings" really from God, or are they the result of our own hard work, luck or being born into a certain family in a prosperous country? What about those who are more than "a day’s journey into the desert"? What about those in poor health, without a job, and a less-than perfect family? Are they not "blessed" by God? How do we know where God’s favor really lies? In the depths of despair, Elijah collapses under a broom tree and prays for death. From all external appearances, and judging from our usual way of measuring God’s blessings, Elijah looks very unblessed – despite his doing exactly what he was told to do by God. But we are reminded that God is on his side after all, for the angelic visitor comes to bring him food and drink.

What a reassuring reading this is for those trying to do the right things in life – fulfill marriage commitments, live lives of integrity in the work place, raise good kids and care for aging parents. Though we want to do what we are doing, we often don’t find it very easy at all. Why isn’t God blessing us, we might ask; why is it all so hard if we are doing our best for God? In addition to all our usual obligations, we are also asked to look beyond our immediate surroundings and daily lives to the needs of a large world, a very suffering world. We are asked to attend to the world’s poor, to assist those seeking justice, to bring peace where there is civil strife, etc. Ronald Rolheiser (cf below) sums up these justice requirements when he says:

The quality of our faith depends upon the character of justice in the land and the character of justice is to be measured by how we treat the three groups—widows, orphans and foreigners (those with the least status in society). Thus, for the Jewish prophets, our standing with God depends on where we stand with the poor, and no private faith and piety, be they ever so pure and sincere, can soften that edict." (page 175)

In addition, we are becoming more and more aware that even our physical earth has rights and needs that have to be respected by us all. Looking over all that is expected of us we can say, "That’s a lot!" All in all, we believers have a big job, if we are going to be faithful to our God. We are easily tempted with Elijah to profound discouragement, especially when things are not going well. We need a nourishment we cannot provide for ourselves if we are ever to continue the journey to "the mountain of God, Horeb," where we will finally meet our God.

What looked like defeat and the absence of God, is shown not to be the case in this story. In defeat, God is very close to Elijah. So too for us; God will nourish us for the moments when we have met our limits and even experienced failure, but still have to continue being faithful to God’s ways and our call as responsive believers.

The people arguing with Jesus in today’s Gospel are missing the point; they are failing to see what God is offering them in Jesus. The motif of the Exodus has been the backdrop to Chapter 6 – the deliverance from slavery, the feeding in the desert, the covenant at Sinai (Horeb) and the gift of the Promise Land. Just prior to today’s passage, Jesus has reminded his audience that God fed them bread in the desert, but that now, in Jesus, God is giving them food that, unlike the desert bread, will last forever. In today’s passage, Jesus identifies himself as the bread from heaven that will give eternal life. This is the central theme of all of John’s Gospel – those who believe in Jesus will have eternal life. Jesus names the bread they must eat, it is his own flesh. These words will cause great consternation among his listeners and even result in the loss of some of his disciples.

Jesus is offering himself as nourishment for those who want to follow God’s path. Like Elijah, we weary from our responsibilities and the thought of how much more we have to do and how much we still need to travel to the divine at Horeb. But God is offering another, longer-lasting bread in the desert, "I am the bread of life...this is the bread that comes down form heaven...." We may not have the so-called "signs of God’s blessings," reassurances in tangible form that we are doing God’s will and that God is with us. We may be struggling in our faith journey, but Jesus is asking us to trust in him. His powerful acts, like the feeding of the vast crowd earlier in chapter 6, are encouragements to trust him. Jesus’ interrogators can’t; they simply do not believe that he has, as he says, come down from heaven and that he brings God’s wisdom to them. Those who accept Jesus, the wisdom of God, will know life eternal, life at its deepest levels. We will not be distracted by the fluff and transitory of daily attractions, but will be able to discern in our lives what is truly nourishing and lasting. In Jesus, we are "taught by God", we have in him, a reliable word from God that, when accepted, can show us the way to eternal life.

The final verse places more emphasis on the sacramental way in which we take Jesus into our lives – through the Eucharist. We eat this bread in faith, as a real way of being united with Christ to receive life. We who have come some distance on our journey, who still have far to go, are like Elijah pausing beneath the broom tree. We may not be as profoundly discouraged as he, but nevertheless, we are in need of a lasting food to help us finish our journey. Can what looks like mere bread really bring God to us? Could a human being really be the fullest Word from God? Could partaking in the bread on our altar really bring us life eternal, when every other "reality" we experience is transitory and temporal? When all else has failed can this meal truly bring the unfading life of God to us? We believers say "yes" – God is our nourishment in the desert. We who have tried other forms of nourishment have found ourselves exhausted, our strength and determination diminished. Like Elijah, we receive bread, but unlike the temporary bread he and the Israelites ate in the desert, the bread we receive today will not run out and will continue to feed us, sustaining us till the end for our encounter with God at Horeb.