VN muốn sản xuất vắc xin:
Theo tin Reuters thì Bộ Y tế Việt Nam đang tìm cách mua công nghệ sản xuất vắc xin COVID-19 và muốn xây dựng một nhà máy để cung cấp cho chương trình quốc tế COVAX.
"Việt Nam sẽ xây dựng nhà máy và muốn mua bằng sáng chế để có thể cung cấp vắc xin cho VN và cho nhiều quốc gia khác nữa", theo tuyên bố cuả Bộ Y tế Việt Nam, trong cuộc họp với đại diện COVAX vào đêm thứ Hai vừa qua.
Hôm thứ Hai, Việt Nam đã thúc đẩy mua vắc xin tư nhân, để đảm bảo nguồn cung cấp và giải quyết đợt bùng phát đã tăng số bệnh nhân lên hơn gấp đôi trong 1 tháng qua.
Với khoảng 98 triệu dân, Việt Nam cho đến nay đã được cung cấp 2,9 triệu liều vắc xin, trong đó có 2,6 triệu liều qua COVAX, nhưng đang bị tụt hậu so với nhiều nước láng giềng trong việc tiêm chủng.
"Việt Nam hy vọng COVAX sẽ tăng tốc cung cấp vắc xin cho Việt Nam", Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết trong thông cáo.
“Việt Nam cũng hy vọng các tổ chức quốc tế và các quốc gia khác giúp chúng tôi tiếp cận với vắc xin COVID-19”, ông Long nói.
Bộ Y tế đã báo cáo 111 trường hợp nhiễm COVID-19 mới vào sáng thứ Ba, nâng tổng số trường hợp mắc bệnh lên 7.432, với 47 tử vong.
Vấn đề quyền sở hữu trí tuệ vắc xin COVID-19:
Được biết hiện nay Ấn Độ và Nam Phi là 2 quốc gia đang đệ trình một dự thảo thúc đẩy sự đình chỉ quyền sở hữu trí tuệ đối với vắc xin COVID-19 để các quốc gia có thể sản xuất vắc xin tại nội địa. Tháng trước Hoa Kỳ đã bất ngờ tuyên bố hỗ trợ các cuộc đàm phán của Tổ chức Thương mại Thế giới về vấn đề nàỷ.
Sự ủng hộ bất ngờ của Hoa Kỳ về việc đình chỉ bằng sáng chế đã tạo ra áp lực lớn lên các quốc gia Liên minh châu Âu và Thụy Sĩ, là những nơi có nhiều nhà máy sản xuất vác xin. Nhưng các cuộc thảo luận hôm thứ Hai - phiên thứ 11 kể từ khi đề xuất về việc đình chỉ bằng sáng chế ban đầu vào tháng 10 - đã không đạt được đột phá.
Theo các nguồn tin thân cận với các cuộc đàm phán thì có 2 khía cạnh của các dự thảo gây ra khó khăn là phạm vi và thời hạn của nó.
Trong khi đại diện Thương mại Hoa Kỳ là bà Katherine Tai trước đây cho biết họ chỉ muốn tập trung vào việc tăng cường tiếp cận vắc xin, dự thảo cuả Ấn Độ đã thêm vào những vấn đề như chẩn đoán, điều trị và thiết bị y tế, và nhiều thứ khác nữa.
Dự thảo cuả Ấn và Nam Phi cũng đặt ra một khoảng thời gian 'đình chỉ tạm thời' là "ít nhất ba năm" và cho phép 164 thành viên của WTO xác định thời điểm kết thúc.
Vì việc đàm phán cuả WTO luôn dựa vào sự đồng thuận, cho nên một quốc gia nào đó vẫn có thể kéo dài khoảng thời gian 'tạm thời' nói trên trở thành vô thời hạn cho riêng mình.
Theo ông Peter Ungphakorn, một cựu nhân viên WTO, cho biết: “Nếu những người đề xuất nhấn mạnh vào thời hạn, thì gần như chắc chắn sẽ không có thỏa thuận đồng thuận nào cả”.
Biến thể COVID-19 Ấn Độ lan sang Trung Hoa
Theo những nguồn tin từ Trung Quốc thì thị xã Quảng Châu, dân số 15 triệu, thuộc tỉnh Quảng Đông bên Trung Quốc vừa áp dụng lệnh giới nghiêm cấm dân cư không được ra ngoài, vì họ mới phát hiện một sự bùng phát mới cuả biến thể COVID giống như bên Án Độ.
Theo nha Y Tế cuả Quảng Đông thì vào Chuá Nhật vừa qua, họ phát hiện 20 trường hợp mới, trong đó 18 trường hợp xảy ra ở Quảng Châu và 2 trường hợp ở Phật Sơn, nâng tổng số lây nhiễn lên 47 trường hợp kể từ ngày 21 tháng 5.
Lệnh giới nghiêm áp dụng từ 10 giờ tối thứ Hai trên 5 khu phố gọi là khu Lệ Loan, bất kỳ ai muốn rời khỏi thị xã phải xuất trình kết quả xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ trước khi khởi hành. Gần 500 chuyến bay đã bị hủy bỏ tại các sân bay ở Quảng Châu và Thâm Quyến. Các chợ và trường học hoàn toàn bị đóng cửa.
Việc giới nghiêm mới ở Quảng Châu gợi lại thời kỳ đầu của đại dịch, khi Vũ Hán trở thành tâm chấn đầu tiên của đại dịch COVID-19, nhanh chóng lan sang Ý và sau đó là thế giới. Trung Quốc đã báo cáo chỉ có 91.122 trường hợp nhiễm COVID-19 và 4.636 trường hợp tử vong từ khi đại dịch bắt đầu, một con số được coi là khiêm tốn và không thể tin cậy.
Theo tin Reuters thì Bộ Y tế Việt Nam đang tìm cách mua công nghệ sản xuất vắc xin COVID-19 và muốn xây dựng một nhà máy để cung cấp cho chương trình quốc tế COVAX.
"Việt Nam sẽ xây dựng nhà máy và muốn mua bằng sáng chế để có thể cung cấp vắc xin cho VN và cho nhiều quốc gia khác nữa", theo tuyên bố cuả Bộ Y tế Việt Nam, trong cuộc họp với đại diện COVAX vào đêm thứ Hai vừa qua.
Hôm thứ Hai, Việt Nam đã thúc đẩy mua vắc xin tư nhân, để đảm bảo nguồn cung cấp và giải quyết đợt bùng phát đã tăng số bệnh nhân lên hơn gấp đôi trong 1 tháng qua.
Với khoảng 98 triệu dân, Việt Nam cho đến nay đã được cung cấp 2,9 triệu liều vắc xin, trong đó có 2,6 triệu liều qua COVAX, nhưng đang bị tụt hậu so với nhiều nước láng giềng trong việc tiêm chủng.
"Việt Nam hy vọng COVAX sẽ tăng tốc cung cấp vắc xin cho Việt Nam", Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết trong thông cáo.
“Việt Nam cũng hy vọng các tổ chức quốc tế và các quốc gia khác giúp chúng tôi tiếp cận với vắc xin COVID-19”, ông Long nói.
Bộ Y tế đã báo cáo 111 trường hợp nhiễm COVID-19 mới vào sáng thứ Ba, nâng tổng số trường hợp mắc bệnh lên 7.432, với 47 tử vong.
Vấn đề quyền sở hữu trí tuệ vắc xin COVID-19:
Được biết hiện nay Ấn Độ và Nam Phi là 2 quốc gia đang đệ trình một dự thảo thúc đẩy sự đình chỉ quyền sở hữu trí tuệ đối với vắc xin COVID-19 để các quốc gia có thể sản xuất vắc xin tại nội địa. Tháng trước Hoa Kỳ đã bất ngờ tuyên bố hỗ trợ các cuộc đàm phán của Tổ chức Thương mại Thế giới về vấn đề nàỷ.
Sự ủng hộ bất ngờ của Hoa Kỳ về việc đình chỉ bằng sáng chế đã tạo ra áp lực lớn lên các quốc gia Liên minh châu Âu và Thụy Sĩ, là những nơi có nhiều nhà máy sản xuất vác xin. Nhưng các cuộc thảo luận hôm thứ Hai - phiên thứ 11 kể từ khi đề xuất về việc đình chỉ bằng sáng chế ban đầu vào tháng 10 - đã không đạt được đột phá.
Theo các nguồn tin thân cận với các cuộc đàm phán thì có 2 khía cạnh của các dự thảo gây ra khó khăn là phạm vi và thời hạn của nó.
Trong khi đại diện Thương mại Hoa Kỳ là bà Katherine Tai trước đây cho biết họ chỉ muốn tập trung vào việc tăng cường tiếp cận vắc xin, dự thảo cuả Ấn Độ đã thêm vào những vấn đề như chẩn đoán, điều trị và thiết bị y tế, và nhiều thứ khác nữa.
Dự thảo cuả Ấn và Nam Phi cũng đặt ra một khoảng thời gian 'đình chỉ tạm thời' là "ít nhất ba năm" và cho phép 164 thành viên của WTO xác định thời điểm kết thúc.
Vì việc đàm phán cuả WTO luôn dựa vào sự đồng thuận, cho nên một quốc gia nào đó vẫn có thể kéo dài khoảng thời gian 'tạm thời' nói trên trở thành vô thời hạn cho riêng mình.
Theo ông Peter Ungphakorn, một cựu nhân viên WTO, cho biết: “Nếu những người đề xuất nhấn mạnh vào thời hạn, thì gần như chắc chắn sẽ không có thỏa thuận đồng thuận nào cả”.
Biến thể COVID-19 Ấn Độ lan sang Trung Hoa
Theo những nguồn tin từ Trung Quốc thì thị xã Quảng Châu, dân số 15 triệu, thuộc tỉnh Quảng Đông bên Trung Quốc vừa áp dụng lệnh giới nghiêm cấm dân cư không được ra ngoài, vì họ mới phát hiện một sự bùng phát mới cuả biến thể COVID giống như bên Án Độ.
Theo nha Y Tế cuả Quảng Đông thì vào Chuá Nhật vừa qua, họ phát hiện 20 trường hợp mới, trong đó 18 trường hợp xảy ra ở Quảng Châu và 2 trường hợp ở Phật Sơn, nâng tổng số lây nhiễn lên 47 trường hợp kể từ ngày 21 tháng 5.
Lệnh giới nghiêm áp dụng từ 10 giờ tối thứ Hai trên 5 khu phố gọi là khu Lệ Loan, bất kỳ ai muốn rời khỏi thị xã phải xuất trình kết quả xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ trước khi khởi hành. Gần 500 chuyến bay đã bị hủy bỏ tại các sân bay ở Quảng Châu và Thâm Quyến. Các chợ và trường học hoàn toàn bị đóng cửa.
Việc giới nghiêm mới ở Quảng Châu gợi lại thời kỳ đầu của đại dịch, khi Vũ Hán trở thành tâm chấn đầu tiên của đại dịch COVID-19, nhanh chóng lan sang Ý và sau đó là thế giới. Trung Quốc đã báo cáo chỉ có 91.122 trường hợp nhiễm COVID-19 và 4.636 trường hợp tử vong từ khi đại dịch bắt đầu, một con số được coi là khiêm tốn và không thể tin cậy.