Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống -B-
Cv 2: 1-11; Tvịnh. 103; I Côrintô 12: 3b-7, 12-13; Gioan 20: 19-23

Hôm nay chúng ta mừng lễ Thiên Chúa ban Chúa Thánh Thần xuống cho cộng đoàn non trẻ của Chúa Giêsu, và cho cả chúng ta. Đây không phải là lần đầu tiên sách Kinh Thánh nói về Chúa Thánh Thần. Theo từ ngữ trong tiếng Do thái có nghĩa là Thần Sứ ("ruah"), đã có trên 300 lần nêu lên trong Kinh Thánh Do thái. Ngay từ chương thứ nhất trong sách Sáng Thế "ruah" có nghĩa là "hơi thở". Bắt đầu sách Sáng Thế nói "Thần khí Thiên Chúa quét qua vùng nước hổn loạn đầy bóng tối âm u, Thiên Chúa tạo dựng con người đầu tiên bởi đất và bụi và thổi ban sự sống vào đó và con người bắt đầu thở. Sau đó trong Kinh Thánh nói về sự khôn ngoan "ruah" là đồng nghĩa với khôn ngoan và được nhân cách hoá như là một phụ nữ (Phụ nữ khôn ngoan). Phụ nữ khôn ngoan là nguồn gốc của thị kiến mới và hướng dẫn để đánh giá sự thật. Khôn ngoan làm thay đổi những người tiếp nhận được nó.

Vì là lễ Hiện Xuống, 3 bài đọc và lời đáp ca trích trong Thánh Vịnh nhấn mạnh các hoạt động và biểu tượng khác nhau của Chúa Thánh Thần. Bài phúc âm hôm nay của thánh Gioan nhắc lại lời mở đầu trong phúc âm của ông, loan báo một điều gì mới sẽ xãy ra, "Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời..." Thánh Gioan nhắc cho chúng ta nhớ lời đầu tiên trong sách Sáng Thế, "Lúc khởi đầu..." Khi Thần Khí của Thiên Chúa bay lượn trên bóng tối hổn độn và Thiên Chúa nói, “Phải có ánh sáng..." và tức thì có ngay ánh sáng. Thần Khí của Thiên Chúa ở với cộng đoàn Israel đang chiến đấu ngay từ đầu để giử đức tin của họ. Sự Phục Sinh của Chúa Giêsu là ngày mới đầu tiên, khi Ngôi Lời của Thiên Chúa thổi vào loài người sa ngả để nâng họ lên thành một tạo vật mới.

Sách Công Vụ Tông Đồ diển tả hồng ân của Chúa Thánh Thần bằng hình ảnh của luồng gió và lưỡi lửa, đó là diển tả một quyền năng và đời sống mới. Thánh Gioan cho chúng ta thấy một khía cạnh khác của Chúa Thánh Thần, như một hơi thở nhẹ nhàng, một cách diển tả về sự tạo dựng. Với hơi thở sáng tạo của mình, Chúa Giêsu Phục sinh thổi hơi trên các môn đệ để tạo dựng cho các ông một đời sống mới vì các ông còn nhút nhát. Hơi thở của Chúa Giêsu đả thay đổi các môn đệ, Ngài khiến họ là những người đang lo sợ trở nên một cộng đoàn hợp nhất và can đảm mạnh dạng ra đi rao giảng về sự tha thứ và hòa hợp với Thiên Chúa và với mọi dân tộc. Lễ Hiện Xuống không phải chỉ là một lần mừng vui, nhưng là sự mừng vui liên tục của Thần Khí Thiên Chúa, vẫn luôn luôn ở giữa chúng ta, không cách xa các tín hữu.

Chúa Giêsu thổi hơi ban Thần Khí trên các môn đệ Ngài, và ban bình an cho họ, không chỉ riêng cho bản thân họ, nhưng có một ý nghĩa rất lớn là làm cho có hòa bình cho tất cả những người tội lỗi đã rời xa Thiên Chúa. Thánh Gioan hôm nay cam đoan với chúng ta là Chúa Thánh Thần luôn luôn ở với các môn đệ Chúa Giêsu, Ngài hiện diện trong hơi thở của họ. Chúa Thánh Thần giúp chúng ta có thể làm điều mà Chúa Giêsu đã hứa "Thật Thầy bảo thật anh em, ai tin vào Thầy, thì người đó cũng sẽ làm được những việc Thầy làm. Người đó còn làm những việc lớn hơn nữa” (Ga 14:12)

Kinh Thánh giúp cho chúng ta thấy rõ nội dung về những hoạt động của Chúa Thánh Thần. Đó là những hoạt động nhẹ nhàng như hơi thở, vì trong vài hoàn cảnh, chúng ta cần được dừng lại và lấy hơi thở của Chúa Thánh Thần - rồi mới đến hành động. Trong những hoàn cảnh khác, như việc xây dựng hòa bình, tha thứ, liên tục làm việc không mệt mỏi cho người nghèo, và tính công lý đòi hỏi hành động liên lỉ mà theo sách Công Vụ nói với chúng ta về Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần luôn ở với chúng ta như "một luồng gió mạnh" Ngài ban tặng cho chúng ta nói và hiểu được nhiều thứ tiếng – Đúng như những tín hữu cần thời gian dài kiên trì trong Giáo hội và thế gian đôi khi có tranh chấp.

Lửa, một dấu chỉ khác của sự hiện diện của Chúa Thánh Thần giúp chúng ta nên sinh động và hăng say đam mê trong sứ vụ của chúng ta, dồn mọi nổ lực cho sứ mệnh rao giảng trong thế giới. Ngọn lửa của Chúa Thánh Thần làm cho sáng tỏ mọi điều tối tăm, nó khiến chúng ta có thể khiến chúng ta hoàn thiện những việc lớn lao nhân danh Thiên Chúa - như kho hàng thực phẩm mà chúng ta có trong giáo phận của chúng ta đã nhận được rất nhiều vật phẩm đóng góp từ các cửa hàng và các cá nhân. Ngọn lửa của Chúa Thánh Thấn thúc đẩy các người tình nguyện dấn thân trong lúc có cơn dịch bệnh, đến giúp sắp xếp các kho hàng thực phẩm và ân cần hướng dẫn những người có khó khăn trong việc lựa chọn thực phẩm cho gia đình họ. Lửa Chúa Thánh Thần giúp chúng ta làm được những việc mà Chúa Giêsu đã làm vì lòng cảm thương của Ngài dành cho những người bé mọn. Bạn có thể thấy dấu chỉ về sự hoạt bát của người tín hữu rõ ràng về sự hiện diện của Chúa Thánh Thần đã thổi vào các tín hữu. Những người với ánh sáng chủa Chúa Thánh Thần biết những gì cần phải làm và hăng say làm việc đó.

Chúa Giêsu vừa sống lại từ cỏi chết, Ngài không khiển trách các môn đệ của Ngài. Thay vào đó là lời chúc bình an rất ngắn gọn, nhờ đó làm tác nhân cho sự hòa hợp giữa họ với Ngài. Rồi Ngài nói "Công việc đã sẳn" và Ngài bảo họ: Anh em hãy ra đi và làm như vậy, hãy nên như những sứ đồ của ơn tha thứ do ngọn gió của Chúa Thánh Thần thúc đẩy.

Năm nay là một năm rất khó khăn đối với biết bao nhiêu người. Tâm hồn chúng ta cần được Thần Khí của Chúa Thánh Thần tác động vào chúng ta một phong cách mới. Để không những chỉ để tồn tại, nhưng phải sống và phát triển trong đức tin. Là những cá nhân hay là một cộng đoàn tín hữu, chúng ta khao khát một cảm nhận mới về tình yêu của một Thiên Chúa đầy nhân từ và yêu thương nâng đở chúng ta. Chúng ta cần được bảo đảm là Thiên Chúa không hề bỏ qua sự chăm sóc chúng ta. Đó là công việc của Chúa Thánh Thần, Đấng đã thúc đẩy chúng ta tự tin vươn đến những ơn cần thiết để giúp đở chúng ta vượt qua những ngày khó khăn này. Khi chúng ta trở về đời sống bình thường, liệu đức tin của chúng ta có thể bị khô héo đi trong những chuyến lữ hành qua sa mạc trong năm nay hay không? Hay tâm hồn chúng ta sẽ lớn mạnh hơn qua những thử thách mà chúng ta đã gặp. Lớn mạnh vì chúng ta đã mong đợi để được mở lòng ra nhận lãnh ơn Chúa Thánh Thần luôn luôn mới vào lòng chúng ta điều mà thánh Phaolô gọi là "những ơn khác nhau của Chúa Thánh Thần... Những việc phục vụ khác nhau… Tuy công việc có khác nhau nhưng điều do bởi một Thiên Chúa" mà thôi? Thánh Phaolô cũng đoan chắc với chúng ta: “Mỗi cá nhân biểu lộ sự hiện diện của Chúa Thánh Thần vì lợi ích nào đó.

Trong khi chúng ta mừng lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, chúng ta có thể theo sự chỉ dẩn của thánh Phaolô và hỏi: "Tôi đã nhận được những biểu hiện gì của Chúa Thánh Thần trong những tháng ngày vừa qua?" Vì Chúa Thánh Thần không chỉ ban những ơn cần thiết cho những điều chúng ta cần, chúng ta có thể theo lời thánh Phaolô hôm nay và hỏi: "Tôi làm thế nào tôi có thể dùng các ơn của Chúa Thánh Thần để giúp ích cho những người khác, trong cộng đoàn phụng vụ của tôi và cho thế giới rộng lớn hơn?"

Như một người quan sát: Có câu hỏi về các con số. Theo các tranh vẽ truyền thống về sự kiện lễ Hiện Xuống, cho thấy lưỡi lửa của Chúa Thánh Thần đáp xuống trên Đức Mẹ Maria và một số nhỏ của các môn đệ. Những bức tranh đó trông rất đẹp, nhưng chỉ ra một góc nhìn hạn chế. Theo thánh Luca nói: "Khi đến lúc Chúa Thánh Thần xuống đế được thực hiện trên tất cả các môn đệ ở cùng nhau trong một chổ. Ai là tất cả?” Trong các bản văn trước đó trích trong sách Công Vụ Tông Đồ, thánh Luca nói đến 120 người nam và nữ môn đệ họp nhau cầu nguyện (Cv: 1:14-15) Đó có phải là một gợi ý là Chúa Thánh Thần không chỉ xuống trên một số ít người, nhưng là cho một cộng đoàn lớn hơn, mà qua ơn Chúa Thánh Thần, được gởi đi rao giảng Phúc âm cho thế giới phải không? Các chương tiếp theo trích trong sách Công Vụ Tông Đồ sẽ cho thấy cộng đoàn được ơn của Chúa Thánh Thần đã vượt khỏi nguồn gốc Do thái truyền thống của họ; để biểu lộ và chia sẻ với thế giới, hoa quả mà họ đã được lãnh nhận vào ngày Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

PENTECOST -B-
Acts 2: 1-11; Ps. 104; I Cor 12: 3b-7, 12-13; John 20: 19-23

Today we celebrate God’s gift of the Holy Spirit to Jesus’ fledgling community – and to us. This is not the first mention of the Spirit in the Scriptures. The Hebrew word for spirit ("ruah") occurs over 300 times in the Hebrew Scriptures, from the very first chapter of Genesis. "Ruah" means "breath." The beginning of Genesis tells us, God’s Spirit was "sweeping over the waters of chaos and darkness. God forms the first human from the soil and breathes life into it and the human begins to breathe. Later, in the Bible’s Wisdom Literature, "ruah" is identified with wisdom and usually personified as a woman ("Lady Wisdom"). Lady Wisdom is the source of new vision and guidance for judging reality. Wisdom transforms those who receive it.

Since it is Pentecost our three readings and Responsorial Psalm highlight the diverse activities and manifestations of the Spirit. Today’s gospel passage from John recalls the opening words of his gospel, which announced something new is about to happen, "In the beginning was the Word...." John echoes and reminds us of the first words of Genesis, "In the beginning...", when the Spirit of God hovered over the dark and chaos and God spoke, "Let there be light..." and it happened. God’s Spirit was with the struggling Israelite community from its beginning, sustaining their faith. Jesus’ resurrection is a new first day, when the Word of God is breathing into a fallen humanity to raise them up to a new creation.

The Acts of the Apostles describes the gift of the Spirit with dramatic images of wind and fiery tongues, manifestations of power and new life. John shows another side of the Spirit, as a quiet and gentle breath; a another allusion to the Creation account. With his creative breath the resurrected Jesus breathes over and creates new life in his timid disciples. His breath transforms the disciples huddled in fear to become a unified and courageous community sent forth to preach forgiveness and reconciliation between God and among all peoples. Pentecost is not a once-for-all feast, but an ongoing celebration of the gift of God’s Spirit, who is always with us, inseparable from believers.

Jesus breathed the Spirit in his disciples and offered them peace, not just for themselves, but for a very concrete purpose, to make peace among those who have sinned and are alienated from God. John assures us today that the Spirit will always be with disciples – as present as their own breath. The Spirit enables us to do what Jesus promised: "I solemnly assure you the one who has faith in me will do the works I do and greater far then these" (14:12).

The Scriptures give us insights into the activities of the Spirit. It is as gentle as breath, because some situations require us to pause and take a breath – as a reminder of the ever-present breath of the Spirit – then to speak and act. Other situations, like peacemaking, forgiving, working tirelessly for the poor and the work of justice, require what Acts also tells us about the Spirit: it is with us like a "driving wind," and gifts us with language – just what we Christians need for the long haul in a sometimes-resistant church and world.

Fire, another sign of the Spirit’s presence, animates and helps us be energetic, passionate and consumed by our mission to the world. The Spirit’s fire enables us to see by shedding light on dark and abandoned places. It helps us accomplish big tasks in God’s name – like the food pantries we have in our diocese that receives large donations from individuals and stores. The Spirit’s fire motivates the volunteers who come out during the pandemic to stack shelves at the pantry and respectfully guide the needy in their choice of food for their families. The fiery Spirit helps us do what Jesus did by his compassion for the least. You can see the obvious signs of the Spirit’s presence in animated, wind-driven Christians who, with the Spirit’s light, see what needs to be done and are on fire to do it.

Jesus, just risen from the dead, does not reprimand his disciples. Instead, by his simple gift of peace, reconciles them with himself. Then, he addresses the "business at hand," telling them: you go and do likewise, be apostles of forgiveness driven by the wind of the Spirit.

This has been a stressing year for so many. Our spirits need a refreshing touch by the Spirit of God, not just to survive, but thrive in faith. As individuals and a believing community, we long for a renewed sense of God’s tender and comforting love for us. We also need to be assured of God’s unfailing care. That is the work of the Spirit, who urges us to reach out in confidence for the gifts we need to guide us through these extra-difficult days. When we return to a regular routine, will our faith have withered during this year’s desert journey? Or, will our spirits have grown under the tests we have encountered; grown because we have yearned for and been open to receive the ever-new influx of the Spirit, who bears what Paul calls, "Different kinds of spiritual gifts… Different forms of service… Different workings, but the same Lord"? He also assures us, "To each individual the manifestation of the Spirit is given for some benefit."

As we celebrate this Pentecost we can follow Paul’s pointing and ask: "What manifestations of the Spirit have I received over these months?" Since the Spirit has not only given gifts for our individual needs, we might also take Paul’s lead today and ask, "How can I use the gifts of the Spirit for the benefit of others in my worshiping community and the broader world beyond?

As an aside: there is a question of the numbers. Traditional artistic renderings of the Pentecost event show the descent of the Spirit’s tongues of fire on the Blessed Mother and a small group of the apostles. Those paintings are lovely, but do take a limited perspective. Luke tells us, "When the time for Pentecost was fulfilled they were all in one place together." Who were the "all"? Earlier in Acts he estimates 120 men and women disciples gathered in prayer (1:14-15). Is that a suggestion that the Spirit wasn’t limited to a few, but to a larger community who, through the Spirit, is sent out to the world to proclaim the gospel? Subsequent chapters in Acts will show how the Spirit-gifted community went out beyond their traditional Jewish roots to manifest and share with the world the fruits of the Spirit they received on Pentecost.