Đức Thánh Cha và LHQ kêu gọi các giải pháp đa nguyên toàn cầu cho hòa bình thịnh vượng

Nhân Ngày Quốc tế Chủ nghĩa Đa nguyên và Ngoại giao vì Hòa bình, Đức Thánh Cha Phanxicô và người đứng đầu Liên hợp quốc nhấn mạnh tới tầm quan trọng của ngoại giao đa nguyên cho hòa bình, thịnh vượng và lợi ích chung của tất cả mọi người, các ngài cho rằng đại dịch đã dậy chúng ta mối liên hệ giữa các cộng đồng toàn cầu ngày nay.

(Tin Vatican - Robin Gomes)

Đức Thánh Cha Phanxicô đã tung lên Twitter vào thứ Bảy (24/4/2021) nhấn mạnh đến tầm quan trọng của ngoại giao đa nguyên và hợp tác nhằm tìm ra các giải pháp cho các vấn đề của thế giới.

ĐTC nói: “Làm thế nào để chúng ta ngăn chặn được những xung đột? Không một dân tộc nào, không một xã hội nào có thể một mình đạt được hòa bình, thịnh vượng, an ninh và hạnh phúc. Không ai có thể sống đơn lẻ cả! Bài học rút ra từ đại dịch gần đây cho chúng ta nhận thức được rằng chúng ta là một cộng đồng toàn cầu, tất cả đều trên cùng một con thuyền", ĐTC nói trong một bài đăng trên Twitter của mình @Pontifex.

Các giải pháp đa nguyên toàn cầu

Trong một thông điệp riêng về lễ kỷ niệm ngày 24 tháng 4, Ông Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres kêu gọi tất cả “hãy lặp lại cam kết chung đối với các giải pháp đa nguyên toàn cầu cho con người và hành tinh trái đất chúng ta”.

Giống như Đức Thánh Cha Phanxicô, ngài lưu ý rằng đại dịch Covid-19 là “một lời nhắc nhở bi thảm về mối quan hệ sâu sắc của chúng ta với nhau”, ĐTC nói cần có “nhu cầu rõ ràng và khẩn cấp về các giải pháp đa nguyên cụ thể”.

ĐTC nói, điều này cần phải vươn lên trên đại dịch và phải “dựa trên hành động chung xuyên biên giới, vì lợi ích của toàn nhân loại - bắt đầu từ việc phân phối công bằng vắc-xin như một lợi ích công cộng toàn cầu”.

Ông Tổng Thư Ký LHQ Guterres cũng kêu gọi thực hiện các hành động và giải pháp đa nguyên trong các lĩnh vực khác xuyên quốc gia, chẳng hạn như khủng hoảng khí hậu, ô nhiễm, phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và phát triển công nghệ mới nếu không có các nguyên tắc và chuẩn mực đã được thống nhất.

Ông Guterres cho hay: “Chúng ta cần một chủ nghĩa đa nguyên rộng lớn hơn, với sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các tổ chức của từng khu vực quốc tế, các tổ chức tài chính quốc tế và các liên minh công-tư. Chúng ta cần một chủ nghĩa đa nguyên rộng mở, thu hút mọi xã hội dân sự, doanh nghiệp, chính quyền địa phương trong khu vực và mọi người, đồng thời chia sẻ quyền lực một cách rộng rãi và công bằng hơn”.

Đức Thánh Cha Phanxicô và ngoại giao đa nguyên


Đức Thánh Cha Phanxicô và Tòa Thánh đã nhiều lần nhấn mạnh về tầm quan trọng của chủ nghĩa đa nguyên.

Đức Thánh Cha đã nói một bài diễn văn quan trọng về ngoại giao đa nguyên khi ngài phát biểu trước phái ngoại giao đoàn Tòa Thánh vào ngày 7 tháng 1 năm 2019.

Đức Thánh Cha nói trong bài phát biểu về thế giới: “Một điều kiện không thể thiếu cho sự thành công của ngoại giao đa nguyên, là thiện chí và sự tin tưởng của các bên, sự sẵn sàng cùng nhau đối phó một cách công bằng và trung thực, sự cởi mở trong việc chấp nhận những thỏa hiệp phát sinh từ các tranh chấp. ĐTC cảnh báo rằng “khi nào thiếu một trong những yếu tố này, kết quả là việc tìm kiếm các giải pháp đơn phương và cuối cùng là sự thống trị của kẻ mạnh đối với kẻ yếu”. Đây là lý do tại sao Liên Hiệp Quốc thất bại, và bây giờ những thái độ tương tự đang “đe dọa sự ổn định của các tổ chức quốc tế rộng lớn hơn”.

Năm sau đó, ĐTC nói với các nhà ngoại giao rằng cần phải tiến tới một cuộc cải tổ hệ thống đa nguyên, bắt đầu từ hệ thống Liên Hiệp quốc, thì hệ thống này mới có hiệu quả. “Ngoại giao”, ĐTC nói, “được kêu gọi để kết hợp hài hòa các đặc điểm riêng biệt của các dân tộc và quốc gia khác nhau để xây dựng một thế giới công bằng và hòa bình.”

Một lần nữa tại cuộc họp thường niên năm nay với ngoại giao đoàn vào ngày 8 tháng 2, ĐTC nhắc lại lời kêu gọi đa nguyên hóa của ngài. ĐTC nói: “Tiến trình dân chủ” kêu gọi theo đuổi con đường đối thoại rộng mở, hòa bình, xây dựng và tôn trọng giữa tất cả các thành phần xã hội dân sự ở mọi thành phố và mọi quốc gia.”

ĐTC than thở rằng cuộc khủng hoảng về chính trị và các giá trị dân chủ đang phản ánh bình diện quốc tế, gây ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ hệ thống đa nguyên và ảnh hưởng đến hiệu năng của các tổ chức hòa bình và phát triển.

Trong một thông điệp video gửi tới Đại hội đồng LHQ vào ngày 25 tháng 9 năm 2020, Đức Thánh Cha Phanxicô một lần nữa nhấn mạnh tới tầm quan trọng của chủ nghĩa đa nguyên trong việc thúc đẩy quan hệ quốc tế và các chính sách hòa bình.

Những quyết định đa nguyên

Theo Hiến chương Liên hiệp quốc, một trong những mục đích và nguyên tắc thành lập của Liên hiệp quốc là giải quyết cách hòa bình các tranh chấp và hiểm họa chiến tranh.

Ngày Quốc tế về Chủ nghĩa đa nguyên và Ngoại giao vì Hòa bình tái khẳng định điều này và thừa nhận việc xử dụng các biện pháp ngoại giao và quyết định đa nguyên để đạt được các giải pháp hòa bình đang xung đột giữa các quốc gia.

Ngày Chủ nghĩa đa nguyên và Ngoại giao vì Hòa bình được thành lập vào ngày 12 tháng 12 năm 2018 và được tổ chức lần đầu vào ngày 24 tháng 4 năm 2019.

Chủ nghĩa đa nguyên, dưới hình thức qui tụ các thành viên trong các thể chế quốc tế, nhằm ràng buộc các quốc gia hùng mạnh và ngăn chặn chủ nghĩa đơn phương, đồng thời mang lại cho các tiểu cường quốc tiếng nói và ảnh hưởng mà họ không thể thực hiện theo cách khác.