Anh Em Hãy Là Chứng Nhân (Lc 24, 48)
(Gợi ý giảng lễ Chúa nhật III Phục Sinh)
Mahatma Gandi, người được coi là một vị thánh của dân tộc Ấn Độ, trong cuốn tự thuật của mình ông đã thú nhận rằng: ông rất thích đọc Kinh Thánh, đặc biệt là bài giảng trên núi…ông thật sự nuôi ý định trở thành một Kitô hữu. Một ngày kia, ông bước vào một nhà thờ Công Giáo để dự lễ và nghe giảng, người ta đã chặn ông lại và nói với ông, nếu ông muốn dự lễ xin mời ông đến một nhà thờ dành cho người da đen. Ông đã ra đi và không bao giờ trở lại.
Người ta thường nói rằng “tin đạo nhưng không tin người có đạo”. Câu nói đó có thực sự làm chúng ta suy nghĩ không? Câu chuyện của Mahatma Gandi ở trên như là hồi chuông cảnh báo mỗi người chúng ta về đời sống đạo hôm nay. Phải chăng chúng ta đang sống đạo theo kiểu hai mặt trái ngược giữa đời sống nhà thờ và đời sống xã hội? Chúng ta đang trở nên bức tường ngăn cách hay trở nên chiếc cầu nối kết mọi người? Đời sống chúng ta có thật sự là chứng nhân để mọi người nhận ra Đức Giê-su Ki-tô không? Như thế, làm chứng nhân hay nhân chứng về đời sống đức tin của mình trong thế giới ngày hôm nay là điều cần thiết và tối quan trọng.
I/ Chứng nhân hay nhân chứng là gì?
Theo từ điển Tiếng Việt:chứng nhân là người đứng ra nhận thực về việc gì. Người làm chứng. Theo từ điển Hán Việt: 1.Người làm chứng. § Cũng gọi là “bảo kiến nhân”. 2.Trên pháp luật, ngoài các người đương sự, những người thứ ba, ra trước tòa án tường thuật kinh nghiệm, sự thật đều gọi là “chứng nhân”. Theo đó, chứng nhân là người làm chứng cho sự thật và những điều mắt thấy tai nghe. Như vậy, chứng nhân của Chúa Ki-tô là những người đã cảm nhận được tình yêu, ân sủng và lòng thương xót để sống chứng tá bằng cuộc sống thường ngày nơi môi trường chung quanh nhằm lan toả đức tin sống động cho mọi người, nhất là những ai chưa nhận biết Chúa.
II/ Tại sao chúng ta cần là chứng nhân cho thế giới hôm nay?
Giữa một thế giới hỗn loạn bởi nhiều tranh chấp về kinh tế, chính trị và các vấn đề khác, chúng ta không thể không gặp những khó khăn và thử thách, nhất là đời sống đức tin. Sự giả dối lên ngôi, chưa muốn nói là bành trướng khắp nơi với nhiều người. Hận thù ghen ghét giữa các quốc gia, giữa con người với nhau cũng đã len lỏi và bùng phát hằng ngày. Sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng gia tăng làm nảy sinh ra nhiều hệ luỹ là chết chóc, cướp bóc, tham lam, bóc lột, đau khổ và bất hạnh. Đặc biệt, đại dịch Covid-19 đã và đang hoành hành lây nhiễm, giết chết hàng triệu triệu người trêp khắp thế giới làm cho mọi người rất hoang mang lo sợ,…Đứng trước những vấn đề nhức nhối và cam go đó, là những ki-tô hữu, chúng ta được mời gọi kiến tạo nên nền văn minh tình thương bằng những việc làm cụ thể trong đời sống thường ngày. Giữa những giả dối sai lầm, chúng ta hãy sống sự thật và công chính. Giữa những nghi ngại và lo sợ, chúng ta hãy trở nên những chứng nhân của lòng tin và can đảm. Giữa những thất vọng và chán chường, chúng ta được mời gọi trở nên những chứng nhân của niềm hy vọng và niềm vui. Thật vậy, chúng ta phải trở nên chứng nhân vì đây là mệnh lệnh của Đức Giê-su Ki-tô mà Tin Mừng của thánh Luca trình thuật hôm nay: “Bấy giờ Người mở trí cho các ông hiểu Kinh Thánh và Người nói: “Có lời Kinh Thánh chép rằng: Đấng Ki-tô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại; phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giê-ru-sa-lem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội. Chính anh em là chứng nhân về những điều này.” (Lc 24, 45-48). Vậy,
III/ Chúng ta phải trở nên chứng nhân như thế nào?
Là những người được dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa (x.St 1, 26-31), chúng ta được mời gọi hướng về Thiên Chúa, Đấng tạo thành trời đất để tìm kiếm Ngài, gặp gỡ Ngài hầu tin yêu và phó thác mọi sự cho Ngài. Tuy nhiên, làm sao gặp gỡ được một Thiên Chúa cao vời khôn sánh và vô hình nếu không có sự hiện diện của Đức Giê-su Ki-tô, Ngôi Lời Nhập Thể. Ngài là Thiên Chúa hữu hình ở với nhân loại chúng ta bằng cách làm người giống chúng ta mọi đàng ngoại trừ tội lỗi. Ngài đã sống ẩn dật 30 năm tại làng Nazaret và 3 năm rao giảng công khai để nhằm“ Nước Cha trị đến, Danh Cha cả sáng và Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”. Ngài thi ân giáng phúc nơi Ngài hiện diện. Ngài là chứng nhân mạnh liệt về Lòng Thương Xót của Thiên Chúa Cha đối với nhân loại tội lỗi ngang qua việc chạnh lòng thương dân không có người chăn dắt, qua việc làm cho người mù được sáng, kẻ điếc nghe được, kẻ câm được nói, kè què được đi được, người bại liệt được chữa lành, người tội lỗi được đón gặp và ăn chung cùng bàn, ngay cả kẻ chết cũng được hoàn sinh,…Như vậy, để trở nên chứng nhân cho người khác, tiên vàn chúng ta phải có được sự gặp gỡ với Đức Giê-su một cách sâu thẳm. Vì không có Đức Giê-su, chúng ta không làm được gì. Muốn trở nên chứng nhân của Chúa cho mọi người, chúng ta phải cố gắng tìm kiếm và gặp cho được Đức Giê-su Phục Sinh để kín múc sự bình an đích thực cũng như sức mạnh của Ngài. Chính Đức Giê-su Phục sinh đã hiện ra nhằm trấn an, củng cố đức tin và ban bình an cho các môn đệ nói riêng và mỗi chúng ta nói chung. (x.Ga 20, 19-31)
Quả thật, không ai gặp gỡ Đức Giê-su mà không được biến đổi và trở nên người thừa sai. Trong Tin mừng, chúng ta bắt gặp nhiều con người đã được biến đổi cuộc đời mình sau khi gặp Đức Giê-su như ông Mathêu, như ông Gia-kêu, như bà Maria Madalena, như Phê-rô Tông Đồ, như Phaolô Tông đồ dân ngoại cũng như các tông đồ khác…Chính các ngài đã trở nên chứng nhân mạnh mẽ qua việc giảng dạy và thậm chí chấp nhận hy sinh tính mạng của mình để minh chứng cho niềm tin sắt son của mình. Thánh Gioan Tông Đồ đã khẳng quyết: “Điều chúng tôi đã thấy và đã nghe, chúng tôi loan báo cho cả anh em nữa, để chính anh em cũng được hiệp thông với chúng tôi, mà chúng tôi thì hiệp thông với Chúa Cha và với Đức Giêsu Kitô, Con của Người.” (1 Ga 1, 3). Nơi khác, các Tông đồ cũng nói:“Ðức Giêsu đó, Thiên Chúa đã cho sống lại; chúng tôi hết thảy xin làm chứng về điều ấy”.(Cv 2,32). Quả thật, không ai được biến đổi chính mình nếu không có sự gặp gỡ Đức Giê-su, Đấng Phục sinh của Thiên Chúa. Cũng vậy, không ai gặp Đức Giê-su Phục sinh mà lại không phải đòi buộc ra đi làm chứng cho anh em – tìm gặp gỡ tha nhân nơi môi trường sống của mình. Như vậy, chúng ta phải sống như thế nào để trở nên chứng nhân đích thực của Chúa Giê-su trong thế giới hôm nay?
Thật vậy, chúng ta không thể mang danh ki-tô hữu mà đời sống chúng ta tồn tại sự buồn bã, thất vọng, đầy hận thù, đầy hiềm khích, đầy lỗi đức công bằng và bác ái, đầy sợ hãi và nhát đảm. Vì đạo của chúng ta là đạo của niềm vui, đạo của yêu thương. Đạo của chúng ta là đạo của Thiên Chúa Tình Yêu ngang qua Đức Giê-su, Ngôi Lời Nhập Thể. Là người thuộc về Chúa Ki-tô và tin vào Ngài, chúng ta được mời gọi: “…phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi… phải yêu người thân cận như chính mình. Chẳng có điều răn nào khác lớn hơn các điều răn đó". (Mc 12, 30-31). Như vậy, chúng ta không thể yêu mến Chúa mà lại ghét anh chị em mình. Hơn nữa, một khi đã tin – yêu Chúa thì ắt hẳn chúng ta phải yêu thương anh chị em đồng loại. Quả thật, đức tin không có việc làm là đức tin chết (Gc 2,27). Đời sống ki-tô sẽ là chứng nhân đích thực cho anh chị em đồng loại nếu chúng ta thực hành điều răn mến Chúa yêu người liên lỉ và nên một với nhau trong đời sống thường ngày. Khi nói về điều này, Chân phước Giáo hoàng Phaolô VI đã không ngần ngại nói “con người ngày nay cần chứng nhân hơn là thầy dạy” là vậy. Vì thế, chúng ta sống đạo và thực hành các giới răn, các lời kinh chúng ta đọc trong nhà thờ ngang qua những lời nói, hành vi cử chỉ chúng ta sống và làm nơi đời sống xã hội là chúng ta đang giới thiệu Chúa Giê-su cách thực tế cho tha nhân, nhất là những người chưa cùng niềm tin Công Giáo.
Bên cạnh đó, thánh Phê-rô Tông đồ đã nhắn gửi với chúng ta về cách thức làm chứng nhân như sau: “tất cả anh chị em hãy đồng tâm nhất trí, thông cảm với nhau, hãy yêu thương nhau như anh em, hãy ăn ở nhân hậu và khiêm tốn. Đừng lấy ác báo ác, đừng lấy lời nguyền rủa đáp lại lời nguyền rủa, nhưng trái lại, hãy chúc phúc, vì anh chị em được Thiên Chúa kêu gọi chính là để thừa hưởng lời chúc phúc. Thật thế, ai là người thiết tha được sống và ước ao hưởng chuỗi ngày hạnh phúc, thì phải giữ mồm giữ miệng, đừng nói lời gian ác điêu ngoa; người ấy phải làm lành lánh dữ, tìm kiếm và theo đuổi bình an, vì Chúa để mắt nhìn người chính trực và lắng tai nghe tiếng họ kêu xin, nhưng Người ngoảnh mặt đi, không nhìn kẻ làm điều ác. Ai làm hại được anh em, nếu anh em nhiệt thành làm điều thiện? (1 Pr 3, 8-13). Quả thật, đúng như vậy, ‘lời nói lung lay gương bày lôi kéo’ hay ‘hữu xạ tự nhiên hương’, qua cách sống tốt của chúng ta, mọi người sẽ nhận được niềm vui, sự bình an và hương hoa yêu thương của đạo, của người Công Giáo. Chính Thánh Phaolô cũng nhấn mạnh điều đó, khi ngài nói: “…trong Đức Kitô Giêsu, cắt bì hay không cắt bì đều không có giá trị, chỉ có đức tin hành động nhờ đức ái.”(Gl 5, 6). Hành động bác ái, quan tâm và giúp đỡ những hoàn cảnh khổ đau, bệnh hoạn tật nguyện là dấu chỉ làm chứng cách rõ ràng của người môn đệ Chúa Ki-tô cho mọi người chung quanh. Mặt khác, trong cuốn “Chỉ nam về Huấn giáo” được ĐTC Phanxico phê chuẩn ngày 23/03/2020, ngài nhấn mạnh “Giáo hội phát triển không phải là chiêu dụ, nhưng bằng sự hấp dẫn”. Phải chăng, đời sống thực hành đạo của chúng ta ngang qua lối sống bao dung, tha thứ, yêu thương, quan tâm và hiệp nhất với nhau sẽ dễ dàng trở nên bằng chứng thiết thực để thu hút nhiều người, nhất là những đồng bào chưa cùng niềm tin với chúng ta?
Thật vậy, Tin mừng Phục Sinh hôm nay như một sự trấn an cho mỗi chúng ta khi có sự hiện diện của Chúa Giê-su, Đấng Phục Sinh của Thiên Chúa. Khi các môn đệ đang ở trong tinh thần sợ sệt và hãi hùng vì Thầy Giê-su đã chết, thì chính Đấng Phục sinh đã hiện ra với họ để củng cố niềm tin, thổi thêm sức mạnh của Chúa Thánh Thần, là nguồn mạch của sự tình yêu và bình an để từ đó các môn đệ trở nên những nhân chứng mạnh mẽ thay vì sợ hãi, can đảm dấn thân thay vì khép kín co ro,…Phải chăng giữa một xã hội đầy dẫy những sợ hãi và chết chóc do dịch bệnh, bạo lực, đói nghèo, vô cảm và thiên tai, chúng ta cũng rất cần sự hiện diện của Đấng Phục Sinh, là Đức Giê-su nơi Lời Chúa, nơi Mình Máu Thánh Ngài để chúng ta mạnh mẽ và can đảm trở nên chứng nhân của niềm vui và niềm hy vọng? Mong ước rằng lời Kinh Hoà Bình “Ðể con đem yêu thưong vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm. Ðể con đem tin kính vào nơi nghi nan, chiếu trông cậy vào nơi thất vọng, để con dọi ánh sáng vào nơi tối tăm, đem niềm vui đến chốn u sầu.” luôn luôn khắc ghi nơi tâm khảm mỗi người và được thực hành liên lỉ trong suốt cuộc lữ hành trần thế để nhiều người ở mọi nơi tìm gặp được Thiên Chúa ngang qua Đức Giê-su, Đấng cứu độ duy nhất.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
(Gợi ý giảng lễ Chúa nhật III Phục Sinh)
Mahatma Gandi, người được coi là một vị thánh của dân tộc Ấn Độ, trong cuốn tự thuật của mình ông đã thú nhận rằng: ông rất thích đọc Kinh Thánh, đặc biệt là bài giảng trên núi…ông thật sự nuôi ý định trở thành một Kitô hữu. Một ngày kia, ông bước vào một nhà thờ Công Giáo để dự lễ và nghe giảng, người ta đã chặn ông lại và nói với ông, nếu ông muốn dự lễ xin mời ông đến một nhà thờ dành cho người da đen. Ông đã ra đi và không bao giờ trở lại.
Người ta thường nói rằng “tin đạo nhưng không tin người có đạo”. Câu nói đó có thực sự làm chúng ta suy nghĩ không? Câu chuyện của Mahatma Gandi ở trên như là hồi chuông cảnh báo mỗi người chúng ta về đời sống đạo hôm nay. Phải chăng chúng ta đang sống đạo theo kiểu hai mặt trái ngược giữa đời sống nhà thờ và đời sống xã hội? Chúng ta đang trở nên bức tường ngăn cách hay trở nên chiếc cầu nối kết mọi người? Đời sống chúng ta có thật sự là chứng nhân để mọi người nhận ra Đức Giê-su Ki-tô không? Như thế, làm chứng nhân hay nhân chứng về đời sống đức tin của mình trong thế giới ngày hôm nay là điều cần thiết và tối quan trọng.
I/ Chứng nhân hay nhân chứng là gì?
Theo từ điển Tiếng Việt:chứng nhân là người đứng ra nhận thực về việc gì. Người làm chứng. Theo từ điển Hán Việt: 1.Người làm chứng. § Cũng gọi là “bảo kiến nhân”. 2.Trên pháp luật, ngoài các người đương sự, những người thứ ba, ra trước tòa án tường thuật kinh nghiệm, sự thật đều gọi là “chứng nhân”. Theo đó, chứng nhân là người làm chứng cho sự thật và những điều mắt thấy tai nghe. Như vậy, chứng nhân của Chúa Ki-tô là những người đã cảm nhận được tình yêu, ân sủng và lòng thương xót để sống chứng tá bằng cuộc sống thường ngày nơi môi trường chung quanh nhằm lan toả đức tin sống động cho mọi người, nhất là những ai chưa nhận biết Chúa.
II/ Tại sao chúng ta cần là chứng nhân cho thế giới hôm nay?
Giữa một thế giới hỗn loạn bởi nhiều tranh chấp về kinh tế, chính trị và các vấn đề khác, chúng ta không thể không gặp những khó khăn và thử thách, nhất là đời sống đức tin. Sự giả dối lên ngôi, chưa muốn nói là bành trướng khắp nơi với nhiều người. Hận thù ghen ghét giữa các quốc gia, giữa con người với nhau cũng đã len lỏi và bùng phát hằng ngày. Sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng gia tăng làm nảy sinh ra nhiều hệ luỹ là chết chóc, cướp bóc, tham lam, bóc lột, đau khổ và bất hạnh. Đặc biệt, đại dịch Covid-19 đã và đang hoành hành lây nhiễm, giết chết hàng triệu triệu người trêp khắp thế giới làm cho mọi người rất hoang mang lo sợ,…Đứng trước những vấn đề nhức nhối và cam go đó, là những ki-tô hữu, chúng ta được mời gọi kiến tạo nên nền văn minh tình thương bằng những việc làm cụ thể trong đời sống thường ngày. Giữa những giả dối sai lầm, chúng ta hãy sống sự thật và công chính. Giữa những nghi ngại và lo sợ, chúng ta hãy trở nên những chứng nhân của lòng tin và can đảm. Giữa những thất vọng và chán chường, chúng ta được mời gọi trở nên những chứng nhân của niềm hy vọng và niềm vui. Thật vậy, chúng ta phải trở nên chứng nhân vì đây là mệnh lệnh của Đức Giê-su Ki-tô mà Tin Mừng của thánh Luca trình thuật hôm nay: “Bấy giờ Người mở trí cho các ông hiểu Kinh Thánh và Người nói: “Có lời Kinh Thánh chép rằng: Đấng Ki-tô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại; phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giê-ru-sa-lem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội. Chính anh em là chứng nhân về những điều này.” (Lc 24, 45-48). Vậy,
III/ Chúng ta phải trở nên chứng nhân như thế nào?
Là những người được dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa (x.St 1, 26-31), chúng ta được mời gọi hướng về Thiên Chúa, Đấng tạo thành trời đất để tìm kiếm Ngài, gặp gỡ Ngài hầu tin yêu và phó thác mọi sự cho Ngài. Tuy nhiên, làm sao gặp gỡ được một Thiên Chúa cao vời khôn sánh và vô hình nếu không có sự hiện diện của Đức Giê-su Ki-tô, Ngôi Lời Nhập Thể. Ngài là Thiên Chúa hữu hình ở với nhân loại chúng ta bằng cách làm người giống chúng ta mọi đàng ngoại trừ tội lỗi. Ngài đã sống ẩn dật 30 năm tại làng Nazaret và 3 năm rao giảng công khai để nhằm“ Nước Cha trị đến, Danh Cha cả sáng và Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”. Ngài thi ân giáng phúc nơi Ngài hiện diện. Ngài là chứng nhân mạnh liệt về Lòng Thương Xót của Thiên Chúa Cha đối với nhân loại tội lỗi ngang qua việc chạnh lòng thương dân không có người chăn dắt, qua việc làm cho người mù được sáng, kẻ điếc nghe được, kẻ câm được nói, kè què được đi được, người bại liệt được chữa lành, người tội lỗi được đón gặp và ăn chung cùng bàn, ngay cả kẻ chết cũng được hoàn sinh,…Như vậy, để trở nên chứng nhân cho người khác, tiên vàn chúng ta phải có được sự gặp gỡ với Đức Giê-su một cách sâu thẳm. Vì không có Đức Giê-su, chúng ta không làm được gì. Muốn trở nên chứng nhân của Chúa cho mọi người, chúng ta phải cố gắng tìm kiếm và gặp cho được Đức Giê-su Phục Sinh để kín múc sự bình an đích thực cũng như sức mạnh của Ngài. Chính Đức Giê-su Phục sinh đã hiện ra nhằm trấn an, củng cố đức tin và ban bình an cho các môn đệ nói riêng và mỗi chúng ta nói chung. (x.Ga 20, 19-31)
Quả thật, không ai gặp gỡ Đức Giê-su mà không được biến đổi và trở nên người thừa sai. Trong Tin mừng, chúng ta bắt gặp nhiều con người đã được biến đổi cuộc đời mình sau khi gặp Đức Giê-su như ông Mathêu, như ông Gia-kêu, như bà Maria Madalena, như Phê-rô Tông Đồ, như Phaolô Tông đồ dân ngoại cũng như các tông đồ khác…Chính các ngài đã trở nên chứng nhân mạnh mẽ qua việc giảng dạy và thậm chí chấp nhận hy sinh tính mạng của mình để minh chứng cho niềm tin sắt son của mình. Thánh Gioan Tông Đồ đã khẳng quyết: “Điều chúng tôi đã thấy và đã nghe, chúng tôi loan báo cho cả anh em nữa, để chính anh em cũng được hiệp thông với chúng tôi, mà chúng tôi thì hiệp thông với Chúa Cha và với Đức Giêsu Kitô, Con của Người.” (1 Ga 1, 3). Nơi khác, các Tông đồ cũng nói:“Ðức Giêsu đó, Thiên Chúa đã cho sống lại; chúng tôi hết thảy xin làm chứng về điều ấy”.(Cv 2,32). Quả thật, không ai được biến đổi chính mình nếu không có sự gặp gỡ Đức Giê-su, Đấng Phục sinh của Thiên Chúa. Cũng vậy, không ai gặp Đức Giê-su Phục sinh mà lại không phải đòi buộc ra đi làm chứng cho anh em – tìm gặp gỡ tha nhân nơi môi trường sống của mình. Như vậy, chúng ta phải sống như thế nào để trở nên chứng nhân đích thực của Chúa Giê-su trong thế giới hôm nay?
Thật vậy, chúng ta không thể mang danh ki-tô hữu mà đời sống chúng ta tồn tại sự buồn bã, thất vọng, đầy hận thù, đầy hiềm khích, đầy lỗi đức công bằng và bác ái, đầy sợ hãi và nhát đảm. Vì đạo của chúng ta là đạo của niềm vui, đạo của yêu thương. Đạo của chúng ta là đạo của Thiên Chúa Tình Yêu ngang qua Đức Giê-su, Ngôi Lời Nhập Thể. Là người thuộc về Chúa Ki-tô và tin vào Ngài, chúng ta được mời gọi: “…phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi… phải yêu người thân cận như chính mình. Chẳng có điều răn nào khác lớn hơn các điều răn đó". (Mc 12, 30-31). Như vậy, chúng ta không thể yêu mến Chúa mà lại ghét anh chị em mình. Hơn nữa, một khi đã tin – yêu Chúa thì ắt hẳn chúng ta phải yêu thương anh chị em đồng loại. Quả thật, đức tin không có việc làm là đức tin chết (Gc 2,27). Đời sống ki-tô sẽ là chứng nhân đích thực cho anh chị em đồng loại nếu chúng ta thực hành điều răn mến Chúa yêu người liên lỉ và nên một với nhau trong đời sống thường ngày. Khi nói về điều này, Chân phước Giáo hoàng Phaolô VI đã không ngần ngại nói “con người ngày nay cần chứng nhân hơn là thầy dạy” là vậy. Vì thế, chúng ta sống đạo và thực hành các giới răn, các lời kinh chúng ta đọc trong nhà thờ ngang qua những lời nói, hành vi cử chỉ chúng ta sống và làm nơi đời sống xã hội là chúng ta đang giới thiệu Chúa Giê-su cách thực tế cho tha nhân, nhất là những người chưa cùng niềm tin Công Giáo.
Bên cạnh đó, thánh Phê-rô Tông đồ đã nhắn gửi với chúng ta về cách thức làm chứng nhân như sau: “tất cả anh chị em hãy đồng tâm nhất trí, thông cảm với nhau, hãy yêu thương nhau như anh em, hãy ăn ở nhân hậu và khiêm tốn. Đừng lấy ác báo ác, đừng lấy lời nguyền rủa đáp lại lời nguyền rủa, nhưng trái lại, hãy chúc phúc, vì anh chị em được Thiên Chúa kêu gọi chính là để thừa hưởng lời chúc phúc. Thật thế, ai là người thiết tha được sống và ước ao hưởng chuỗi ngày hạnh phúc, thì phải giữ mồm giữ miệng, đừng nói lời gian ác điêu ngoa; người ấy phải làm lành lánh dữ, tìm kiếm và theo đuổi bình an, vì Chúa để mắt nhìn người chính trực và lắng tai nghe tiếng họ kêu xin, nhưng Người ngoảnh mặt đi, không nhìn kẻ làm điều ác. Ai làm hại được anh em, nếu anh em nhiệt thành làm điều thiện? (1 Pr 3, 8-13). Quả thật, đúng như vậy, ‘lời nói lung lay gương bày lôi kéo’ hay ‘hữu xạ tự nhiên hương’, qua cách sống tốt của chúng ta, mọi người sẽ nhận được niềm vui, sự bình an và hương hoa yêu thương của đạo, của người Công Giáo. Chính Thánh Phaolô cũng nhấn mạnh điều đó, khi ngài nói: “…trong Đức Kitô Giêsu, cắt bì hay không cắt bì đều không có giá trị, chỉ có đức tin hành động nhờ đức ái.”(Gl 5, 6). Hành động bác ái, quan tâm và giúp đỡ những hoàn cảnh khổ đau, bệnh hoạn tật nguyện là dấu chỉ làm chứng cách rõ ràng của người môn đệ Chúa Ki-tô cho mọi người chung quanh. Mặt khác, trong cuốn “Chỉ nam về Huấn giáo” được ĐTC Phanxico phê chuẩn ngày 23/03/2020, ngài nhấn mạnh “Giáo hội phát triển không phải là chiêu dụ, nhưng bằng sự hấp dẫn”. Phải chăng, đời sống thực hành đạo của chúng ta ngang qua lối sống bao dung, tha thứ, yêu thương, quan tâm và hiệp nhất với nhau sẽ dễ dàng trở nên bằng chứng thiết thực để thu hút nhiều người, nhất là những đồng bào chưa cùng niềm tin với chúng ta?
Thật vậy, Tin mừng Phục Sinh hôm nay như một sự trấn an cho mỗi chúng ta khi có sự hiện diện của Chúa Giê-su, Đấng Phục Sinh của Thiên Chúa. Khi các môn đệ đang ở trong tinh thần sợ sệt và hãi hùng vì Thầy Giê-su đã chết, thì chính Đấng Phục sinh đã hiện ra với họ để củng cố niềm tin, thổi thêm sức mạnh của Chúa Thánh Thần, là nguồn mạch của sự tình yêu và bình an để từ đó các môn đệ trở nên những nhân chứng mạnh mẽ thay vì sợ hãi, can đảm dấn thân thay vì khép kín co ro,…Phải chăng giữa một xã hội đầy dẫy những sợ hãi và chết chóc do dịch bệnh, bạo lực, đói nghèo, vô cảm và thiên tai, chúng ta cũng rất cần sự hiện diện của Đấng Phục Sinh, là Đức Giê-su nơi Lời Chúa, nơi Mình Máu Thánh Ngài để chúng ta mạnh mẽ và can đảm trở nên chứng nhân của niềm vui và niềm hy vọng? Mong ước rằng lời Kinh Hoà Bình “Ðể con đem yêu thưong vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm. Ðể con đem tin kính vào nơi nghi nan, chiếu trông cậy vào nơi thất vọng, để con dọi ánh sáng vào nơi tối tăm, đem niềm vui đến chốn u sầu.” luôn luôn khắc ghi nơi tâm khảm mỗi người và được thực hành liên lỉ trong suốt cuộc lữ hành trần thế để nhiều người ở mọi nơi tìm gặp được Thiên Chúa ngang qua Đức Giê-su, Đấng cứu độ duy nhất.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương