Thực Thi Lòng Thương Xót Để Loan Báo Tin Mừng
Gợi ý giảng lễ Chúa nhật II Phục Sinh
1/ Lòng thương xót là gì?
2/ Đức Giê-su hiện thân Lòng Thương Xót của Thiên Chúa như thế nào?
3/ Chúng ta thực thi lòng thương xót để Loan báo Tin Mừng cho thế giới hôm nay như thế nào?
Câu chuyện minh hoạ:
Một ngày rất đẹp trời, tôi bắt gặp một người đàn bà dân tộc Thái, trạc tuổi 45. Chị xin gặp tôi có việc gấp. Tôi vui vẻ chào chị và mời chị vào phòng khách nói chuyện. Với vẻ mặt âu sầu và lo lắng của chị, tôi đoán ngay chị đang có chuyện buồn. Tôi làm mục vụ truyền giáo nơi đây nên tôi biết khá rõ về chị này. Gia đình nghèo xơ xác và còn bị bệnh tật triền miên. Tôi chủ động bắt chuyện và chị ta kể: thưa cha. Như cha biết con là người dân tộc, không phải là con chiên của cha, nhưng con không thể không đến với cha được vì có nhiều người giới thiệu, mong cha thông cảm và tha lỗi cho con. Tôi trấn an chị: không sao đâu chị! Cha đến đây là để gặp gỡ và nếu được cha sẵn sàng giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn mà. Chị biết không đạo của cha là đạo yêu thương cơ mà. Vì thế, cha lên đây để cố gắng sống yêu thương hết mọi người mà không phân biệt lương dân hay sắc tộc, nhất là những người nghèo chị ơi. Ồ vậy con cám ơn cha. Con cứ sợ vào gặp cha sẽ bị nạt và đuổi đi. Giờ con bớt lo lắng rồi. Được tôi ngỏ lời như vậy, chị ta bắt đầu giãi bày: thưa cha, năm nay gia đình con gặp khó khăn nhiều quá, vợ chồng bệnh tật triền miên, con cái thì nheo nhóc mà còn ốm yếu suốt. Vì thế, dù ốm những con cũng cố gắng đi ra Hà nội làm thuê để kiếm đôi đồng để vừa chữa bệnh vừa góp chút ít cho cuộc sống gia đình. Nhưng cha biết không, ra làm được mấy tháng con bị bệnh và phải đi bệnh viện. Do chưa có tiền nên con phải vay nặng lại hết 7 triệu và hôm nay gần 7 tháng là hết 21,718,000 đồng. Con đã trả được 7 triệu tiền gốc, còn lại là số tiền con phải trả là 14,718,000 đồng ạ. Giờ con cứ bị người ta gọi điện thoại và hỏi nợ liên tục. Con không biết làm sao chỉ nghe nói đến cha là con làm liều chạy đến nhờ cha giúp đỡ. Tôi nghe xong thấy thương chị và gia đình quá. Tôi nói chị cho cha 2 ngày để trả lời chị nhé. Sau đó chị về với một niềm hy vọng. Còn tôi, tôi bắt đầu cầu nguyện với Chúa xem sao. Trong lúc đó, tôi nhắn tin cho một chị ân nhân ở Mỹ trình bày sự việc như trên và mọi người biết không? Chị ấy đồng ý ngay. Sáng hôm sau tôi gọi điện thoại cho chị kia và bảo cha đồng ý giúp chị trả sổ tiền đó nhé. Chị đi ra ngân hàng cùng cha nhé. Thế là hai chúng tôi đi ra ngân hàng để làm thủ tục xoá nợ. Tới nơi, tôi hỏi cô Văn phòng về tên tuổi của người phụ nữ đáng thương này và sổ tiền nợ như thế nào. Được biết đúng sự thật như thế. Tôi nói ngay rằng tôi sẽ trả nợ cho người này. Xin ghi biên lại xoá nợ nhé. Cô Văn phòng làm ngay và tôi đã trao số tiền mặt là 14,718,000 để trả nợ cho họ. Lấy xong giấy biên lai, tôi trao cho người phụ nữ đáng thương và chào tạm biệt nhau từ đó.
Ngày nay một số người cho rằng người Công Giáo vô tâm với thế giới bên ngoài mà chỉ chủ tâm lo cho bản thân mình là Giáo hội, Giáo Phận, Giáo xứ, Giáo họ hoặc là chỉ những người đồng đạo. Liệu câu nói đó có thật sự đúng với lối sống của chúng ta hằng ngày không? Nói như vậy thì hoàn toàn không đúng vì Công Đồng Vatican II, trong Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng, số 1 đã xác định cách rõ ràng như sau: “Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Kitô, và không có gì thực sự là của con người mà lại không gieo âm hưởng trong lòng họ.” Như vậy, tất cả chúng ta phải có trách nhiệm và bổn phận để sống tương quan với mọi người, với vũ trụ vạn vật vì tất cả đều là anh chị em của nhau trong Gia đình Thiên Chúa. Nhưng làm sao để chúng ta nối kết được với mọi người và vũ trụ vạn vật? Phải chăng đó là thực thi lòng thương xót? Nhưng làm sao chúng ta thực thi được lòng thương xót của chính mình nếu chúng ta không gặp gỡ Lòng Thương Xót của Thiên Chúa ngang qua Đức Giê-su Ki-tô? Chính Ngài là hiện thân Lòng Thương Xót của Thiên Chúa mà chúng ta cần bén rễ sâu để từ đó chúng ta ra đi Loan báo Tin Mừng cho thế giới hôm nay.
1/ Lòng Thương Xót là gì?
Theo từ điển Webster, lòng thương xót là "ý thức cảm thông với nỗi đau của người khác kèm theo ước muốn làm vơi đi nỗi đau đó”. Như vậy, thương xót nghĩa là biểu lộ lòng xót xa, đồng cảm với những hoàn cảnh khó khăn. “Thương: đau lòng. Xót: thương sâu xa. Lòng thương xót là sự đau lòng, xót xa trước nỗi bất hạnh của người khác, thường được thể hiện bằng hành động cụ thể, như việc giúp đỡ hay ủi an.” Theo Hồng Y Kasper: “Chữ misericordia trong tiếng La Tinh có nghĩa đen là có tâm hồn gần người nghèo (miseri); có quả tim cùng đập một nhịp với người nghèo.” Theo đó, lòng thương xót rất gần nghĩa với lòng nhân hậu. Nhân: lòng thương yêu; hậu: sâu nặng. Nhân hậu: lòng thương yêu sâu nặng. Người có lòng nhân hậu luôn mong muốn và cố gắng thực hiện điều tốt cho người khác.Theo cựu giáo sư giáo luật ở Tübingen, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng cho Hợp nhất tín hữu Kitô dưới triều Đức Gioan-Phaolô II thì lòng thương xót là “thuộc tính thần thánh chiếm chỗ đầu tiên”, “thành ngữ diễn tả Thiên Chúa là tình thương”, Đấng “biểu lộ Chúa đoái thương đến con người và đến thế giới qua lòng thương xót.” Chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về những định nghĩa này dưới đây.
2/ Đức Giê-su hiện thân Lòng Thương Xót của Thiên Chúa như thế nào?
Chúa Giê-su là hiện thân Lòng Thương Xót của Thiên Chúa. Trước hết, hiện thân nơi việc chấp nhận làm người dầu là Con Thiên Chúa để cứu độ nhân loại: “Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ”(Ga 4,16-17). Khi giáng sinh, Đức Giêsu được gọi là Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta (Mt 1,23). Vị Thiên Chúa ở cùng chúng ta là vị Thiên Chúa gần gũi, thân thiện, là nơi chúng ta nương ẩn, là sức mạnh, là tình yêu và là nguồn ơn cứu độ của chúng ta. Trong hành trình sứ vụ công khai, Đức Giêsu xuất hiện như một một sứ giả hay chứng nhân của Lòng Thương Xót Thiên Chúa Cha để xoa dịu nỗi đau và giải thoát con người. Khi nhìn thấy đám đông dân chúng đã quá mệt mỏi và kiệt sức không người chăn dắt, Đức Giê-su chạnh lòng thương xót họ cách trìu mến (x. Mt 9,36). Khi thấy những hoàn cảnh đau yếu bệnh hoạn tật nguyền và bị quỷ ám, Người thương xót họ cũng như chữa lành cho họ (x. Mt 14,14 tt; Mc 5,19). Bên cạnh đó, chính Đức Giêsu đã luôn luôn chủ động đến gặp gỡ những người tội lỗi, thu thuế và giúp họ hoán cải như hình ảnh ông Matthêu, Giakêu hay bà Maria Mađalêna,…Hơn nữa, Đức Giê-su là hiện thân Lòng Thương Xót của Thiên Chúa khi dám chấp nhận chết một cách nhục nhã trên Cây Thập Tự chỉ vì yêu thương nhân loại. Một vị Thiên Chúa diễn tả tình yêu tột đỉnh và Lòng Thương Xót vô ngần cho người mình yêu, đó là nhân loại chúng ta.
Đặc biệt hơn, chúng ta bắt gặp một Đức Giê-su, hiện thân Lòng Thương Xót của Thiên Chúa ngang qua bài Tin Mừng của Chúa nhật II Phục Sinh cũng là Chúa nhật của Lòng Thương Xót rất thiết thực và cụ thể. Lòng thương xót của vị Thiên Chúa Phục Sinh nơi Đức Giê-su được biểu lộ qua việc hiện ra để trấn an và xoa dịu những nỗi buồn, nỗi mất mát và sợ hãi của các môn đệ thân yêu sau khi Ngài chịu chết trên cây Thánh giá. Mặt khác, lòng Thương Xót của Thiên Chúa Phục Sinh ngang qua Đức Giê-su với những lời chúc lành, nhất là chúc bình an cho các Tông đồ nói riêng và nhân loại nói chung: Bình an cho anh em. (Ga 20, 19.21.26). Sự bình an của Chúa là sự bình an đích thực. Sự bình an của Đức Giê-su ban tặng chính là món quà vô giá đến từ Lòng Thương Xót của Thiên Chúa. Tuy nhiên, chúng ta chỉ đón nhận được sự bình an đích thực đó khi chúng ta cố gắng tìm gặp liên lỉ và khiêm tốn núp bóng trong Lòng Thương Xót của Thiên Chúa.
Ngoài ra, Lòng Thương Xót của Thiên Chúa luôn luôn cảm thông và tha thứ. Lòng Thương xót của Thiên Chúa luôn sẵn sàng đáp lại những đòi hỏi và tìm kiếm của con người. Điều này đã diễn tả cách rõ ràng nơi Tin Mừng hôm nay qua hình ảnh của ông Tôma. Ông đã không tin khi nghe nói Chúa Giê-su sống lại và hiện ra với anh em mình. Ông sẽ chỉ tin khi thấy tỏ tường bằng tay bằng mắt con người Chúa Giê-su qua các dấu đinh hay vết thương. Lòng tin và sự đòi hỏi của ông Tôma đã được Chúa lắng nghe, đón nhận và cho thoả mãn cái nghi ngờ trong 8 ngày sau đó.(x. Ga 20, 26-29) Lòng Thương Xót của Thiên Chúa nơi Đức Giê-su Phục Sinh quả thật gần gũi, thân thiện và thương mến ngang qua sự đồng hành, khích lệ, an ủi và giải thích Lời Chúa và bẻ bánh của ‘Người Bạn Giê-su’ với các môn đệ trên đường Emmaus. (x. Lc 24, 13-35)
Quả thật, khi nói đến hình ảnh Đức Giê-su hiện thân Lòng Thương Xót của Thiên Chúa, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã có những lời rất ý nghĩa và sâu sắc trong Tông Chiếu Misericordiae Vultus: “Chúa Giêsu Kitô là khuôn mặt của lòng thương xót Chúa Cha. Những lời này có thể tổng hợp sâu sắc mầu nhiệm của đức tin Kitô. Lòng Thương Xót đã trở nên sống động và hữu hình nơi Ðức Giêsu thành Nazareth, và đạt đến đỉnh cao nơi Người. Chúa Cha, “giàu lòng thương xót” (Eph 2,4) (Misericordiae vultus, số 1). Và Ngài nói tiếp: “Các dấu chỉ Người thực hiện, đặc biệt trước những kẻ tội lỗi, người nghèo, người bị gạt ra ngoài lề, người bệnh, và những người đau khổ, tất cả đều nhằm giảng dạy về lòng thương xót. Mọi thứ nơi Người nói lên lòng thương xót. Không có gì nơi Người thiếu vắng lòng từ bi” (Misericordiae vultus, số 8). Tuy nhiên, đón nhận được Lòng Thương Xót của Thiên Chúa ngang qua Đức Giê-su Khổ Nạn và Phục Sinh, chúng ta cũng được mời gọi thực thi lòng thương xót trong đời sống thường ngày cho những anh chị em chung quanh chúng ta. Vậy,
3/ Chúng ta thực thi lòng thương xót để Loan báo Tin Mừng cho thế giới hôm nay như thế nào?
Như Đức Giê-su là hiện thân Lòng Thương Xót của Thiên Chúa qua mọi nơi và mọi lúc trong mọi hoàn cảnh, là những môn đệ của Chúa, chúng ta cũng được mời gọi trở thành chứng nhân hay là hiện thân của lòng thương xót của Thiên Chúa ngang cách sống, lời nói cử chỉ nhằm giúp mọi người ở khắp mọi nơi nhận ra được dung mạo Lòng Chúa Xót Thương để được hưởng ơn cứu độ.
Nơi bài đọc I (Cv 4, 32-35): Lòng thương xót của Thiên Chúa đã được thực thi qua lối sống hiệp nhất nên một. Tình huynh đệ - tình anh em đã được nảy sinh nhờ sức mạnh của đức tin vào Đức Giê-su Phục Sinh. Nhờ đó, mối tình tương ái được nở rộ và lan toả qua việc biết cùng nhau góp tiền, góp của cải làm đồ chung nhằm giúp đỡ lẫn nhau, cùng chia sẻ yêu thương cho nhau để không ai bị loại ra ngoài. Một lối sống quan tâm và nối kết với nhau của cộng đoàn tiên khởi ki-tô giáo thật tuyệt vời. Phải chăng đây là cách sống mà mỗi chúng ta trong thời đại hôm nay được mời gọi nỗ lực duy trì, nỗ lực phát huy sống hăng say mỗi ngày nhằm tạo nên một nhịp cầu yêu thương hơn là bức tường hận thù ghen ghét.
Quả thật, thực thi lòng thương xót phải chăng là nên một với nhau, là tâm đầu ý hợp, là cùng nhau chia sẻ vui buồn, có phúc cùng hưởng, có hoạ cùng chịu, là nảy sinh tình huynh đệ, là trở nên anh em một gia đình hiệp nhất và gắn bó mà không so đo hay tính toán. Điều này, Thánh Gioan Tông Đồ cũng mời gọi chúng ta một cách khẩn thiết nơi Bài đọc II (1 Ga 5, 1-6):“Anh em thân mến, phàm ai tin rằng Đức Giê-su là Đấng Ki-tô, kẻ ấy đã được Thiên Chúa sinh ra. Và ai yêu mến Đấng sinh thành, thì cũng yêu thương kẻ được Đấng ấy sinh ra.” Như thế, đón nhận được Lòng Thương Xót hay sự tha thứ của Chúa, chúng ta không thể không tỏ lòng xót thương hay tha thứ cho anh em đồng loại. Nhờ đó, dấu chỉ của sự Loan báo Tin Mừng được thể hiện rõ nét ngang qua cung cách sống. Nhưng ai là người thân cận của tôi? Ai là anh em của tôi? (x. Lc 10, 25-37) để tôi gặp gỡ, yêu thương và giúp đỡ? Phải chăng đó là thực thi lòng thương xót đối với những kẻ bé mọn, những hoàn cảnh khó nghèo, những hoàn cảnh bị bỏ rơi, những người tội lỗi,…Khi làm như thế là chúng ta đang làm cho chính Chúa (x. Mt 25, 31-45).
Nhằm làm rõ hơn về việc thực thi lòng thương xót để Loan báo Tin Mừng, chúng ta không thể không nhắc đến “Thông Điệp Fratelli Tutti” của Đức Thánh Cha Phanxico tất cả anh chị em, về tình huynh đệ và tình bạn xã hội, được ngài ký tại Assisi chiều thứ bẩy 3/10/2020 và được công bố trong cuộc họp báo sáng chúa nhật 4/10/2020 tại Vatican: trước nhiều bóng tối đó, thông điệp đối lại bằng một tấm gương sáng ngời, đem lại niềm hy vọng, đó là tấm gương của người Samari nhân hậu. Qua đó, ĐTC nhấn mạnh rằng, trong một xã hội băng hoại đang quay lưng lại với khổ đau và hoàn toàn “mù tịt” với việc chăm lo cho người đau yếu và dễ bị tổn thương (số 64-65), tất cả chúng ta được mời gọi – như người Samari nhân hậu – trở thành người thân cận với tha nhân (81), bằng việc vượt qua những thành kiến, tư lợi, những rào cản lịch sử và văn hoá. Thật vậy, tất cả chúng ta đều có trách nhiệm trong việc xây dựng một xã hội biết đón nhận, hội nhập và nâng đỡ những ai quỵ ngã và đau khổ (77). ĐTC còn khẳng định rằng tình yêu bắc những nhịp cầu và “chúng ta được sinh ra cho tình yêu” (88), ngài khuyến khích cách đặc biệt các tín hữu nhận ra Đức Kitô nơi nhưng ai bị loại trừ (85). ĐTC Phanxicô mời gọi chúng ta “ra khỏi chính mình” để thấy nơi tha nhân “sự tăng trưởng của hiện hữu” (88). Phải chăng đây là một trong những cách thực thi Lòng Thương Xót để Loan báo Tin Mừng một cách có hiệu quả và phù hợp chân lý Tin Mừng mà Đức Thánh Cha muốn chúng ta cố gắng thực hiện mỗi ngày?
Thật vậy, lễ "Lòng Thương xót Chúa" mà Đức thánh Giáo hoàng Gioan-Phaolô II đã thiết lập ngày 30-4-2000, chúng ta nhớ đến hình ảnh Đức Giêsu từ bi thương xót do thánh Faustina Kowalska (1905-1938; Đức Gioan-Phaolô II phong thánh 30-4-2000 và thiết lập lễ Lòng Thương Xót Chúa) để lại: Người mặc y phục trắng, bàn tay phải ban phép lành, bàn tay trái vén mép áo ngực, từ đó thoát ra các tia sáng xám và đỏ, tượng trưng Bí tích Thánh Thể và Bí tích Rửa Tội. Đức Giêsu là hiện thân Lòng Thương Xót của Thiên Chúa. Chúng ta hãy cùng với thánh nữ Faustina Kowalska và Đức Gioan-Phaolô II thưa với Người: "Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Người!" Để nhờ đó, sau khi được chiêm ngắm và lãnh nhận Lòng Thương xót của Thiên Chúa ngang qua Đức Giê-su Phục Sinh, chúng ta cũng được mời gọi trở thành chứng nhân của lòng thương xót đối với mọi người qua đời sống yêu thương, tha thứ, giúp đỡ, quảng đại, hy sinh và phục vụ trong đời sống hằng ngày. Đây phải chăng là một trong những phương cách hữu hiệu để loan báo Tin Mừng cho thế giới hôm nay.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
Gợi ý giảng lễ Chúa nhật II Phục Sinh
1/ Lòng thương xót là gì?
2/ Đức Giê-su hiện thân Lòng Thương Xót của Thiên Chúa như thế nào?
3/ Chúng ta thực thi lòng thương xót để Loan báo Tin Mừng cho thế giới hôm nay như thế nào?
Câu chuyện minh hoạ:
Một ngày rất đẹp trời, tôi bắt gặp một người đàn bà dân tộc Thái, trạc tuổi 45. Chị xin gặp tôi có việc gấp. Tôi vui vẻ chào chị và mời chị vào phòng khách nói chuyện. Với vẻ mặt âu sầu và lo lắng của chị, tôi đoán ngay chị đang có chuyện buồn. Tôi làm mục vụ truyền giáo nơi đây nên tôi biết khá rõ về chị này. Gia đình nghèo xơ xác và còn bị bệnh tật triền miên. Tôi chủ động bắt chuyện và chị ta kể: thưa cha. Như cha biết con là người dân tộc, không phải là con chiên của cha, nhưng con không thể không đến với cha được vì có nhiều người giới thiệu, mong cha thông cảm và tha lỗi cho con. Tôi trấn an chị: không sao đâu chị! Cha đến đây là để gặp gỡ và nếu được cha sẵn sàng giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn mà. Chị biết không đạo của cha là đạo yêu thương cơ mà. Vì thế, cha lên đây để cố gắng sống yêu thương hết mọi người mà không phân biệt lương dân hay sắc tộc, nhất là những người nghèo chị ơi. Ồ vậy con cám ơn cha. Con cứ sợ vào gặp cha sẽ bị nạt và đuổi đi. Giờ con bớt lo lắng rồi. Được tôi ngỏ lời như vậy, chị ta bắt đầu giãi bày: thưa cha, năm nay gia đình con gặp khó khăn nhiều quá, vợ chồng bệnh tật triền miên, con cái thì nheo nhóc mà còn ốm yếu suốt. Vì thế, dù ốm những con cũng cố gắng đi ra Hà nội làm thuê để kiếm đôi đồng để vừa chữa bệnh vừa góp chút ít cho cuộc sống gia đình. Nhưng cha biết không, ra làm được mấy tháng con bị bệnh và phải đi bệnh viện. Do chưa có tiền nên con phải vay nặng lại hết 7 triệu và hôm nay gần 7 tháng là hết 21,718,000 đồng. Con đã trả được 7 triệu tiền gốc, còn lại là số tiền con phải trả là 14,718,000 đồng ạ. Giờ con cứ bị người ta gọi điện thoại và hỏi nợ liên tục. Con không biết làm sao chỉ nghe nói đến cha là con làm liều chạy đến nhờ cha giúp đỡ. Tôi nghe xong thấy thương chị và gia đình quá. Tôi nói chị cho cha 2 ngày để trả lời chị nhé. Sau đó chị về với một niềm hy vọng. Còn tôi, tôi bắt đầu cầu nguyện với Chúa xem sao. Trong lúc đó, tôi nhắn tin cho một chị ân nhân ở Mỹ trình bày sự việc như trên và mọi người biết không? Chị ấy đồng ý ngay. Sáng hôm sau tôi gọi điện thoại cho chị kia và bảo cha đồng ý giúp chị trả sổ tiền đó nhé. Chị đi ra ngân hàng cùng cha nhé. Thế là hai chúng tôi đi ra ngân hàng để làm thủ tục xoá nợ. Tới nơi, tôi hỏi cô Văn phòng về tên tuổi của người phụ nữ đáng thương này và sổ tiền nợ như thế nào. Được biết đúng sự thật như thế. Tôi nói ngay rằng tôi sẽ trả nợ cho người này. Xin ghi biên lại xoá nợ nhé. Cô Văn phòng làm ngay và tôi đã trao số tiền mặt là 14,718,000 để trả nợ cho họ. Lấy xong giấy biên lai, tôi trao cho người phụ nữ đáng thương và chào tạm biệt nhau từ đó.
Ngày nay một số người cho rằng người Công Giáo vô tâm với thế giới bên ngoài mà chỉ chủ tâm lo cho bản thân mình là Giáo hội, Giáo Phận, Giáo xứ, Giáo họ hoặc là chỉ những người đồng đạo. Liệu câu nói đó có thật sự đúng với lối sống của chúng ta hằng ngày không? Nói như vậy thì hoàn toàn không đúng vì Công Đồng Vatican II, trong Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng, số 1 đã xác định cách rõ ràng như sau: “Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Kitô, và không có gì thực sự là của con người mà lại không gieo âm hưởng trong lòng họ.” Như vậy, tất cả chúng ta phải có trách nhiệm và bổn phận để sống tương quan với mọi người, với vũ trụ vạn vật vì tất cả đều là anh chị em của nhau trong Gia đình Thiên Chúa. Nhưng làm sao để chúng ta nối kết được với mọi người và vũ trụ vạn vật? Phải chăng đó là thực thi lòng thương xót? Nhưng làm sao chúng ta thực thi được lòng thương xót của chính mình nếu chúng ta không gặp gỡ Lòng Thương Xót của Thiên Chúa ngang qua Đức Giê-su Ki-tô? Chính Ngài là hiện thân Lòng Thương Xót của Thiên Chúa mà chúng ta cần bén rễ sâu để từ đó chúng ta ra đi Loan báo Tin Mừng cho thế giới hôm nay.
1/ Lòng Thương Xót là gì?
Theo từ điển Webster, lòng thương xót là "ý thức cảm thông với nỗi đau của người khác kèm theo ước muốn làm vơi đi nỗi đau đó”. Như vậy, thương xót nghĩa là biểu lộ lòng xót xa, đồng cảm với những hoàn cảnh khó khăn. “Thương: đau lòng. Xót: thương sâu xa. Lòng thương xót là sự đau lòng, xót xa trước nỗi bất hạnh của người khác, thường được thể hiện bằng hành động cụ thể, như việc giúp đỡ hay ủi an.” Theo Hồng Y Kasper: “Chữ misericordia trong tiếng La Tinh có nghĩa đen là có tâm hồn gần người nghèo (miseri); có quả tim cùng đập một nhịp với người nghèo.” Theo đó, lòng thương xót rất gần nghĩa với lòng nhân hậu. Nhân: lòng thương yêu; hậu: sâu nặng. Nhân hậu: lòng thương yêu sâu nặng. Người có lòng nhân hậu luôn mong muốn và cố gắng thực hiện điều tốt cho người khác.Theo cựu giáo sư giáo luật ở Tübingen, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng cho Hợp nhất tín hữu Kitô dưới triều Đức Gioan-Phaolô II thì lòng thương xót là “thuộc tính thần thánh chiếm chỗ đầu tiên”, “thành ngữ diễn tả Thiên Chúa là tình thương”, Đấng “biểu lộ Chúa đoái thương đến con người và đến thế giới qua lòng thương xót.” Chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về những định nghĩa này dưới đây.
2/ Đức Giê-su hiện thân Lòng Thương Xót của Thiên Chúa như thế nào?
Chúa Giê-su là hiện thân Lòng Thương Xót của Thiên Chúa. Trước hết, hiện thân nơi việc chấp nhận làm người dầu là Con Thiên Chúa để cứu độ nhân loại: “Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ”(Ga 4,16-17). Khi giáng sinh, Đức Giêsu được gọi là Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta (Mt 1,23). Vị Thiên Chúa ở cùng chúng ta là vị Thiên Chúa gần gũi, thân thiện, là nơi chúng ta nương ẩn, là sức mạnh, là tình yêu và là nguồn ơn cứu độ của chúng ta. Trong hành trình sứ vụ công khai, Đức Giêsu xuất hiện như một một sứ giả hay chứng nhân của Lòng Thương Xót Thiên Chúa Cha để xoa dịu nỗi đau và giải thoát con người. Khi nhìn thấy đám đông dân chúng đã quá mệt mỏi và kiệt sức không người chăn dắt, Đức Giê-su chạnh lòng thương xót họ cách trìu mến (x. Mt 9,36). Khi thấy những hoàn cảnh đau yếu bệnh hoạn tật nguyền và bị quỷ ám, Người thương xót họ cũng như chữa lành cho họ (x. Mt 14,14 tt; Mc 5,19). Bên cạnh đó, chính Đức Giêsu đã luôn luôn chủ động đến gặp gỡ những người tội lỗi, thu thuế và giúp họ hoán cải như hình ảnh ông Matthêu, Giakêu hay bà Maria Mađalêna,…Hơn nữa, Đức Giê-su là hiện thân Lòng Thương Xót của Thiên Chúa khi dám chấp nhận chết một cách nhục nhã trên Cây Thập Tự chỉ vì yêu thương nhân loại. Một vị Thiên Chúa diễn tả tình yêu tột đỉnh và Lòng Thương Xót vô ngần cho người mình yêu, đó là nhân loại chúng ta.
Đặc biệt hơn, chúng ta bắt gặp một Đức Giê-su, hiện thân Lòng Thương Xót của Thiên Chúa ngang qua bài Tin Mừng của Chúa nhật II Phục Sinh cũng là Chúa nhật của Lòng Thương Xót rất thiết thực và cụ thể. Lòng thương xót của vị Thiên Chúa Phục Sinh nơi Đức Giê-su được biểu lộ qua việc hiện ra để trấn an và xoa dịu những nỗi buồn, nỗi mất mát và sợ hãi của các môn đệ thân yêu sau khi Ngài chịu chết trên cây Thánh giá. Mặt khác, lòng Thương Xót của Thiên Chúa Phục Sinh ngang qua Đức Giê-su với những lời chúc lành, nhất là chúc bình an cho các Tông đồ nói riêng và nhân loại nói chung: Bình an cho anh em. (Ga 20, 19.21.26). Sự bình an của Chúa là sự bình an đích thực. Sự bình an của Đức Giê-su ban tặng chính là món quà vô giá đến từ Lòng Thương Xót của Thiên Chúa. Tuy nhiên, chúng ta chỉ đón nhận được sự bình an đích thực đó khi chúng ta cố gắng tìm gặp liên lỉ và khiêm tốn núp bóng trong Lòng Thương Xót của Thiên Chúa.
Ngoài ra, Lòng Thương Xót của Thiên Chúa luôn luôn cảm thông và tha thứ. Lòng Thương xót của Thiên Chúa luôn sẵn sàng đáp lại những đòi hỏi và tìm kiếm của con người. Điều này đã diễn tả cách rõ ràng nơi Tin Mừng hôm nay qua hình ảnh của ông Tôma. Ông đã không tin khi nghe nói Chúa Giê-su sống lại và hiện ra với anh em mình. Ông sẽ chỉ tin khi thấy tỏ tường bằng tay bằng mắt con người Chúa Giê-su qua các dấu đinh hay vết thương. Lòng tin và sự đòi hỏi của ông Tôma đã được Chúa lắng nghe, đón nhận và cho thoả mãn cái nghi ngờ trong 8 ngày sau đó.(x. Ga 20, 26-29) Lòng Thương Xót của Thiên Chúa nơi Đức Giê-su Phục Sinh quả thật gần gũi, thân thiện và thương mến ngang qua sự đồng hành, khích lệ, an ủi và giải thích Lời Chúa và bẻ bánh của ‘Người Bạn Giê-su’ với các môn đệ trên đường Emmaus. (x. Lc 24, 13-35)
Quả thật, khi nói đến hình ảnh Đức Giê-su hiện thân Lòng Thương Xót của Thiên Chúa, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã có những lời rất ý nghĩa và sâu sắc trong Tông Chiếu Misericordiae Vultus: “Chúa Giêsu Kitô là khuôn mặt của lòng thương xót Chúa Cha. Những lời này có thể tổng hợp sâu sắc mầu nhiệm của đức tin Kitô. Lòng Thương Xót đã trở nên sống động và hữu hình nơi Ðức Giêsu thành Nazareth, và đạt đến đỉnh cao nơi Người. Chúa Cha, “giàu lòng thương xót” (Eph 2,4) (Misericordiae vultus, số 1). Và Ngài nói tiếp: “Các dấu chỉ Người thực hiện, đặc biệt trước những kẻ tội lỗi, người nghèo, người bị gạt ra ngoài lề, người bệnh, và những người đau khổ, tất cả đều nhằm giảng dạy về lòng thương xót. Mọi thứ nơi Người nói lên lòng thương xót. Không có gì nơi Người thiếu vắng lòng từ bi” (Misericordiae vultus, số 8). Tuy nhiên, đón nhận được Lòng Thương Xót của Thiên Chúa ngang qua Đức Giê-su Khổ Nạn và Phục Sinh, chúng ta cũng được mời gọi thực thi lòng thương xót trong đời sống thường ngày cho những anh chị em chung quanh chúng ta. Vậy,
3/ Chúng ta thực thi lòng thương xót để Loan báo Tin Mừng cho thế giới hôm nay như thế nào?
Như Đức Giê-su là hiện thân Lòng Thương Xót của Thiên Chúa qua mọi nơi và mọi lúc trong mọi hoàn cảnh, là những môn đệ của Chúa, chúng ta cũng được mời gọi trở thành chứng nhân hay là hiện thân của lòng thương xót của Thiên Chúa ngang cách sống, lời nói cử chỉ nhằm giúp mọi người ở khắp mọi nơi nhận ra được dung mạo Lòng Chúa Xót Thương để được hưởng ơn cứu độ.
Nơi bài đọc I (Cv 4, 32-35): Lòng thương xót của Thiên Chúa đã được thực thi qua lối sống hiệp nhất nên một. Tình huynh đệ - tình anh em đã được nảy sinh nhờ sức mạnh của đức tin vào Đức Giê-su Phục Sinh. Nhờ đó, mối tình tương ái được nở rộ và lan toả qua việc biết cùng nhau góp tiền, góp của cải làm đồ chung nhằm giúp đỡ lẫn nhau, cùng chia sẻ yêu thương cho nhau để không ai bị loại ra ngoài. Một lối sống quan tâm và nối kết với nhau của cộng đoàn tiên khởi ki-tô giáo thật tuyệt vời. Phải chăng đây là cách sống mà mỗi chúng ta trong thời đại hôm nay được mời gọi nỗ lực duy trì, nỗ lực phát huy sống hăng say mỗi ngày nhằm tạo nên một nhịp cầu yêu thương hơn là bức tường hận thù ghen ghét.
Quả thật, thực thi lòng thương xót phải chăng là nên một với nhau, là tâm đầu ý hợp, là cùng nhau chia sẻ vui buồn, có phúc cùng hưởng, có hoạ cùng chịu, là nảy sinh tình huynh đệ, là trở nên anh em một gia đình hiệp nhất và gắn bó mà không so đo hay tính toán. Điều này, Thánh Gioan Tông Đồ cũng mời gọi chúng ta một cách khẩn thiết nơi Bài đọc II (1 Ga 5, 1-6):“Anh em thân mến, phàm ai tin rằng Đức Giê-su là Đấng Ki-tô, kẻ ấy đã được Thiên Chúa sinh ra. Và ai yêu mến Đấng sinh thành, thì cũng yêu thương kẻ được Đấng ấy sinh ra.” Như thế, đón nhận được Lòng Thương Xót hay sự tha thứ của Chúa, chúng ta không thể không tỏ lòng xót thương hay tha thứ cho anh em đồng loại. Nhờ đó, dấu chỉ của sự Loan báo Tin Mừng được thể hiện rõ nét ngang qua cung cách sống. Nhưng ai là người thân cận của tôi? Ai là anh em của tôi? (x. Lc 10, 25-37) để tôi gặp gỡ, yêu thương và giúp đỡ? Phải chăng đó là thực thi lòng thương xót đối với những kẻ bé mọn, những hoàn cảnh khó nghèo, những hoàn cảnh bị bỏ rơi, những người tội lỗi,…Khi làm như thế là chúng ta đang làm cho chính Chúa (x. Mt 25, 31-45).
Nhằm làm rõ hơn về việc thực thi lòng thương xót để Loan báo Tin Mừng, chúng ta không thể không nhắc đến “Thông Điệp Fratelli Tutti” của Đức Thánh Cha Phanxico tất cả anh chị em, về tình huynh đệ và tình bạn xã hội, được ngài ký tại Assisi chiều thứ bẩy 3/10/2020 và được công bố trong cuộc họp báo sáng chúa nhật 4/10/2020 tại Vatican: trước nhiều bóng tối đó, thông điệp đối lại bằng một tấm gương sáng ngời, đem lại niềm hy vọng, đó là tấm gương của người Samari nhân hậu. Qua đó, ĐTC nhấn mạnh rằng, trong một xã hội băng hoại đang quay lưng lại với khổ đau và hoàn toàn “mù tịt” với việc chăm lo cho người đau yếu và dễ bị tổn thương (số 64-65), tất cả chúng ta được mời gọi – như người Samari nhân hậu – trở thành người thân cận với tha nhân (81), bằng việc vượt qua những thành kiến, tư lợi, những rào cản lịch sử và văn hoá. Thật vậy, tất cả chúng ta đều có trách nhiệm trong việc xây dựng một xã hội biết đón nhận, hội nhập và nâng đỡ những ai quỵ ngã và đau khổ (77). ĐTC còn khẳng định rằng tình yêu bắc những nhịp cầu và “chúng ta được sinh ra cho tình yêu” (88), ngài khuyến khích cách đặc biệt các tín hữu nhận ra Đức Kitô nơi nhưng ai bị loại trừ (85). ĐTC Phanxicô mời gọi chúng ta “ra khỏi chính mình” để thấy nơi tha nhân “sự tăng trưởng của hiện hữu” (88). Phải chăng đây là một trong những cách thực thi Lòng Thương Xót để Loan báo Tin Mừng một cách có hiệu quả và phù hợp chân lý Tin Mừng mà Đức Thánh Cha muốn chúng ta cố gắng thực hiện mỗi ngày?
Thật vậy, lễ "Lòng Thương xót Chúa" mà Đức thánh Giáo hoàng Gioan-Phaolô II đã thiết lập ngày 30-4-2000, chúng ta nhớ đến hình ảnh Đức Giêsu từ bi thương xót do thánh Faustina Kowalska (1905-1938; Đức Gioan-Phaolô II phong thánh 30-4-2000 và thiết lập lễ Lòng Thương Xót Chúa) để lại: Người mặc y phục trắng, bàn tay phải ban phép lành, bàn tay trái vén mép áo ngực, từ đó thoát ra các tia sáng xám và đỏ, tượng trưng Bí tích Thánh Thể và Bí tích Rửa Tội. Đức Giêsu là hiện thân Lòng Thương Xót của Thiên Chúa. Chúng ta hãy cùng với thánh nữ Faustina Kowalska và Đức Gioan-Phaolô II thưa với Người: "Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Người!" Để nhờ đó, sau khi được chiêm ngắm và lãnh nhận Lòng Thương xót của Thiên Chúa ngang qua Đức Giê-su Phục Sinh, chúng ta cũng được mời gọi trở thành chứng nhân của lòng thương xót đối với mọi người qua đời sống yêu thương, tha thứ, giúp đỡ, quảng đại, hy sinh và phục vụ trong đời sống hằng ngày. Đây phải chăng là một trong những phương cách hữu hiệu để loan báo Tin Mừng cho thế giới hôm nay.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương