Hình ảnh Sứ điệp Chúa phục sinh
„ Đừng hoảng sợ! Các Bà tìm Đức Giêsu Nazareth, Đấng đã bị đóng đinh chứ gì! Người đã chỗi dậy rồi, không còn đây nữa. Chỗ đã đặt Người đây này.“ ( Mc 16, 6-7)
Với những lời này Thiên Thần ngồi canh mộ loan báo làm chứng Chúa Giêsu Kito đã sống lại rồi, ngôi mộ chôn cất Ngài trước đây ba ngày bây giờ trống trơn không còn xác của Người nữa.
Đó là tin vui mừng cho những người thân tín, cho các Tồng đồ học trò của Chúa Giêsu đang trong cơn khủng hoảng tang tóc lo buồn.
Và tin mừng Chúa đã sống lại là trung tâm cốt lõi của đức tin Hội Thánh Công Giáo. Từ xưa nay Hội Thánh có nhiệm vụ loan báo gìn giữ tin mừng đức tin này như Chúa Giêsu đã ủy thác cho: Anh em hãy loan báo làm chứng cho Thầy khắp nơi cho tới tận cùng trái đất ! ( Cv 1,8)
Và để giúp cho dễ hiểu tin mừng sứ điệp đó, Hội Thánh Chúa trong dòng lịch sử thời gian, xưa nay luôn tìm cách diễn tả theo cách thức văn hóa qua bằng ngôn ngữ cùng hình ảnh mầu sắc.
1. Cây nến phục sinh
Vào dịp mừng lễ Chúa phục sinh, ở Thánh đường cũng như ở nhiều tư gia, người ta cắm dựng cây nến phục sinh có khắc vẽ những biểu tượng với những con số niên lịch như 2021 tùy theo mỗi năm, hai chữ A Và Omega, và hình thập gía cùng năm dấu đinh của Chúa Giêsu bị đóng trên thập gía.
Cây nến phục sinh diễn tả mầu nhiệm sứ điệp Chúa Phục sinh: Chúa Giêsu đã sống lại. Những vết thương đau khổ của Chúa Giêsu bị đóng đinh vào thập gía được biến đổi cho sáng tỏ thành ơn cứu độ trong ánh sáng của Chúa. Chúa Giêsu là ánh sáng soi chiếu vào nơi tối tăm sự chết.
Cây nến được làm bằng chất sáp của loài ong tỏa mùi hương thơm. Chất sáp làm nên cây nến là hình ảnh tượng trưng cho thân xác con người Chúa Giêsu Kitô, hay biểu hiệu cho thân xác trong sáng tinh tuyền Chúa Giêsu đã sống lại. Đang khi ngọn lửa là hình ảnh bản tính Thiên Chúa chiếu tỏa sáng làm cho chất sáp cây nến từ từ tan chảy ra thành nước.
Cây nến phục sinh không chỉ có tương quan nguồn gốc đốt thắp kính thờ thần thánh nơi lương dân thời xa xưa, nhưng còn có tương quan nguồn gốc trong Do Thái giáo nữa.
Ngày xưa khi dân Do Thái cách đây hằng ngàn năm được Thiên Chúa giải thoát ra khỏi cảnh sống nô lệ bên Ai Cập. Họ đi trở về quê hương Do Thái luôn có cột lửa đi đầu chiếu sáng dẫn đường cho toàn dân đi qua biển đỏ, đi trong vùng sa mạc.
Cũng vậy Chúa Giêsu Kitô biểu hiệu qua cây nến phục sinh thắp sáng là cột lửa chiếu sáng dẫn đầu đoàn chiên Hội Thánh Chúa băng qua vùng thung lũng tối tăm tội lỗi trần gian.
Trên cây nến Chúa phục sinh có những dấu hiệu được khắc ghi vẽ: hai chữ A :Alpha và Ω,: Omega, niên hiệu của năm, cây thập gía với năm dấu đinh mầu đỏ. Những dấu hiệu này được khắc ghi vẽ trên cây nến phục sinh từ thế kỷ thứ chín sau Chúa giáng sinh.
Chữ A là mẫu tự khởi đầu trong bảng mẫu tự của chữ Hy lạp, nói lên ý nghĩa: Chúa Giêsu là khởi đầu của công trình sáng tạo mới.
Chữ Ω là mẫu tự sau cùng trong bảng mẫu tự Hy lạp, nói lên ý nghĩa : Chúa Giêsu là tận cùng trong công trình sáng tạo.
Cây thánh giá với năm dấu đinh nói lên Chúa Giêsu Kitô đã bị đóng đinh nơi hai bàn tay hai bên trái và phải, trên đôi chân, nơi lồng ngực bị đâm thủng, và trên đỉnh đầu bị đóng đội mão gai nhọn.
Những con số của năm niên lịch nói lên thời gian là của Chúa.
Cây nến Chúa phục sinh được dựng cắm trên cung thánh trong thánh đường từ ngày lễ mừng Chúa phục sinh đến ngày lễ mừng Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống được tắt đi, và dựng bên cạnh giếng nước rửa tội.
Cây nến phục sinh trong năm được đốt thắp lên vào dịp có lễ Rửa tội cho em bé hay người lớn, dịp lễ an táng cho người qua đời.
Cây nến phục sinh truyền đi sứ điệp: Chúa Giêsu Kitô đã sống lại. Ngài đã chiến thắng sự chết. Sự sống lại của Ngài xóa tan bóng tối sự dữ tội lỗi. Ánh sáng mạnh hơn bóng tối.
Ngọn lửa Cây nến Chúa phục sinh nói lên: Chúa Giêsu là ánh sáng trần gian, như lời Ngài đã từng khẳng định. Ánh sáng của Ngài không làm chói mắt, nhưng mang đến hơi nóng sự đầm ấm an ủi cho tâm hồn con người.
2. Con chiên
Hình con chiên là biểu tượng xưa nay rất phổ thông rộng rãi nếp sống trong đạo Công Giáo nhất là vào dịp mừng lễ Chúa phục sinh.
Từ hằng bao thế kỷ nay, con chiên là hình ảnh biểu trưng cho sự sống. Vì thân thể nó không chỉ là thực phẩm và cho sữa làm nước uống làm phó mát, nhưng lông của nó còn là chất len sợi may dệt làm y phục nữa. Nhất là nền văn hóa ngày xưa con chiên, cừu được dùng làm con vật tế lễ dâng tiến Thần Thánh. Vì dân gian cho rằng chiên cừu có mối tương quan rất tốt với các Thần Thánh.
Trong Do Thái giáo con chiên cừu là lễ vật hy sinh đền tội dâng tiến lên Thiên Chúa Giavê để xin ơn tha thứ. ( Sách Xuất Hành 12,1-16)
Trong lịch sử dân Do Thái, con chiên nướng là hình ảnh ngày xưa khi Thiên Chúa đem dân Israel ra khỏi Ai Cập trở về đất Chúa hứa. Vào buổi chiều ngày xuất hành, họ phải giết con chiên non nướng ăn cho hết cùng lấy máu của nó bôi quét trên ngưỡng cửa nhà. Thiên Thần Chúa khi đi ngang qua nhà nào thấy có máu chiên trên cửa sẽ đi qua không gieo tai họa chết cho nhà đó.
Tiên tri Isaia con chiên cũng là hình ảnh biểu tượng cho „ người tôi tớ chịu đau khổ“. ( Isaia 53,7)
Biểu tượng con chiên phục sinh có nguồn gốc trong kinh thánh tân ước. Chúa Giêsu được Ông Thánh Gioan tẩy gỉa giới thiệu là „ chiên Thiên Chúa, Đấng xóa bỏ tội trần gian.“ ( Ga 1,29). Như thế, điều này đã nói lên sự chết và phục sinh sống lại của Chúa Giêsu Kitô. Và qua đó đã mang đến ơn cứu chuộc cho con người.
Trên căn bản đó hình con chiên mùa phục sinh là hình ảnh biểu tượng được dùng rất phổ thông. Vì sự cứu chuộc của Chúa Giêsu được mừng trong những ngày phục sinh.
Chúa Giêsu Kitô là con chiên vượt qua mới. Máu con chiên Giêsu đổ ra trên cây thập gía đã giải thoát linh hồn con người khỏi phải chết đời đời.
Vào dịp mừng lễ Chúa phục sinh hình con chiên được vẽ khắc vào tấm thiệp, hay cũng được nặn đúc thành hình tượng bằng bột nướng, bằng Sôcôla.
3. Trái trứng nhiều mầu sắc
Mùa mừng lễ Chúa phục sinh hầu như khắp nơi đều có những trái trứng gà tô vẽ nhiều mầu sắc. Theo luật thiên nhiên trong trái trứng chứa đựng mầm sự sống. Một chú gà con trong đó dần dần thành hình cứng cát với ngày tháng có đủ độ nóng ấm, phát triển mọc đủ lông cánh sẽ dùng mỏ nhọn mổ chọc vỡ vỏ trứng bao phủ chui ra ngoài ánh sáng.
Một sự sống mới xuất hiện phát xuất từ một vật thể khô cứng như chết. Đây là điều lạ lùng bỡ ngỡ cho con người. Viì thế nơi nhiều nền văn hóa của nhiều dân tộc trái trứng mang ý nghĩa vai trò đặc biệt.
Chúa Giêsu Kito chỗi dậy từ nấm mồ kẻ chết sâu kín dưới lòng đất sống lại đi ra ngoài cũng là điều gây ngạc nhiên bỡ ngỡ cho mọi người tín hữu. Đây là mầu nhiệm phép lạ Thiên Chúa thực hiện nơi Chúa Giêsu Kitô là cho Ngài từ trong nấm mồ tối tăm cõi sự chết chỗi dậy sống lại. Một công trình tạo dựng sự sống mới Thiên Chúa đã thực hiện.
Sự sống mới đã phát khởi bừng lên mang niềm vui sự hoan hỷ đến cho tâm hồn đời sống. Vì thế với người tín hữu Chúa Giêsu Kitô trái trứng là hình ảnh dấu hiệu diễn tả sự sống lại phục sinh của Chúa Giêsu Kitô, và là niềm hy vọng được phục sinh của tất cả mọi người.
Vỏ bọc trứng mang ý nghĩa biểu trưng nấm mồ chôn Chúa Giêsu. Từ trong vỏ trứng bao bọc chú gà con mổ vỡ vỏ chui ra.
Từ trong nấm mồ, Chúa Giêsu Kitô chỗi dậy bỏ lại tất cả đi lên ra khỏi lòng đất tối tăm sâu kín. Một sự sống mới bật phát trồi lên ra bên ngoài ánh sáng thiên nhiên.
4. Chú Thỏ phục sinh.
Ngày mừng lễ Chúa Phục sinh có con thỏ làm biểu tượng. Đây không phải là niềm tin. Nhưng nhiều hơn mang tính chất hình ảnh biểu tượng nói về niềm vui sự sống theo tập tục văn hóa con người.
Thời Giáo Hội theo nghi lễ Byzantino bên vùng Đông phương ngày xưa con Thỏ là hình ảnh biểu tượng về Chúa Giêsu Kitô đã qua sự chết mang lại sự sống. Vì cho rằng loài Thỏ ngủ không nhắm mắt. Cũng vậy Chúa Giêsu Kitô luôn tỉnh thức chăm sóc gìn giữ đoàn chiên, những người tín hữu, của Ngài.
Ngoài ra loài Thỏ là loài vật mắn đẻ, sinh sôi nẩy nở nhiều - mỗi năm con thỏ mẹ có thể sinh tới 20 con. Và như thế loài Thỏ cũng là hình ảnh biểu trưng cho sự sống, cùng hướng chỉ về sự phục sinh sống lại. Thánh giáo phụ Ambrosio ( 339-3907) đã có suy tư cắt nghĩa thỏ trắng như tuyết là hình ảnh biểu tượng cho sự biến hình thay đổi và sự phục sinh sống lại. Vì lông của nó thay biến đổi mầu.
5. Tảng đá đã vỡ tan
Có những nơi ở cửa ra vào thánh đường cũng đặt một tảng đá vỡ tan vào ngày lễ mừng Chúa phục sinh. Hình ảnh này nhắc nhớ đến khi Chúa Giêsu Kitô sống lại, tảng đá lấp chắn nơi cửa mồ chôn Chúa đã bị lăn vần sang một bên, mở lối thông thương cho người trong mồ đi ra, cho người từ bên ngoài đi vào trong nấm mồ. Tảng đá sự chết đã bị đập vỡ cho sự sống nổi lên phát triển.
Nhiều chặng đường suy niệm con đường thập giá Chúa Giêsu Kitô có thêm chặng thứ 15. Ở chặng này hình ảnh tảng đá chắn bịt lối vào ngôi mộ, đã được vần lăn sang một bên, mở lối ra vào ngôi mộ không còn bị chắn ngăn che nữa nói lên Chúa Giêsu Kitô đã phục sinh sống lại không còn nằm ở trong đó nữa.
Vật thể hình ảnh biểu tượng không là niềm tin. Nhưng chúng giúp cắt nghĩa cách cụ thể cho niềm tin được trong sáng dễ hiểu, cùng phù hợp với tâm tính văn hóa con người.
Và như thế phần nào mang đến cho nội dung đức tin bộ y phục phản chiếu ánh sáng niềm vui mừng hy vọng.
Chúc mừng lễ Chúa Phục sinh
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
„ Đừng hoảng sợ! Các Bà tìm Đức Giêsu Nazareth, Đấng đã bị đóng đinh chứ gì! Người đã chỗi dậy rồi, không còn đây nữa. Chỗ đã đặt Người đây này.“ ( Mc 16, 6-7)
Với những lời này Thiên Thần ngồi canh mộ loan báo làm chứng Chúa Giêsu Kito đã sống lại rồi, ngôi mộ chôn cất Ngài trước đây ba ngày bây giờ trống trơn không còn xác của Người nữa.
Đó là tin vui mừng cho những người thân tín, cho các Tồng đồ học trò của Chúa Giêsu đang trong cơn khủng hoảng tang tóc lo buồn.
Và tin mừng Chúa đã sống lại là trung tâm cốt lõi của đức tin Hội Thánh Công Giáo. Từ xưa nay Hội Thánh có nhiệm vụ loan báo gìn giữ tin mừng đức tin này như Chúa Giêsu đã ủy thác cho: Anh em hãy loan báo làm chứng cho Thầy khắp nơi cho tới tận cùng trái đất ! ( Cv 1,8)
Và để giúp cho dễ hiểu tin mừng sứ điệp đó, Hội Thánh Chúa trong dòng lịch sử thời gian, xưa nay luôn tìm cách diễn tả theo cách thức văn hóa qua bằng ngôn ngữ cùng hình ảnh mầu sắc.
1. Cây nến phục sinh
Vào dịp mừng lễ Chúa phục sinh, ở Thánh đường cũng như ở nhiều tư gia, người ta cắm dựng cây nến phục sinh có khắc vẽ những biểu tượng với những con số niên lịch như 2021 tùy theo mỗi năm, hai chữ A Và Omega, và hình thập gía cùng năm dấu đinh của Chúa Giêsu bị đóng trên thập gía.
Cây nến phục sinh diễn tả mầu nhiệm sứ điệp Chúa Phục sinh: Chúa Giêsu đã sống lại. Những vết thương đau khổ của Chúa Giêsu bị đóng đinh vào thập gía được biến đổi cho sáng tỏ thành ơn cứu độ trong ánh sáng của Chúa. Chúa Giêsu là ánh sáng soi chiếu vào nơi tối tăm sự chết.
Cây nến được làm bằng chất sáp của loài ong tỏa mùi hương thơm. Chất sáp làm nên cây nến là hình ảnh tượng trưng cho thân xác con người Chúa Giêsu Kitô, hay biểu hiệu cho thân xác trong sáng tinh tuyền Chúa Giêsu đã sống lại. Đang khi ngọn lửa là hình ảnh bản tính Thiên Chúa chiếu tỏa sáng làm cho chất sáp cây nến từ từ tan chảy ra thành nước.
Cây nến phục sinh không chỉ có tương quan nguồn gốc đốt thắp kính thờ thần thánh nơi lương dân thời xa xưa, nhưng còn có tương quan nguồn gốc trong Do Thái giáo nữa.
Ngày xưa khi dân Do Thái cách đây hằng ngàn năm được Thiên Chúa giải thoát ra khỏi cảnh sống nô lệ bên Ai Cập. Họ đi trở về quê hương Do Thái luôn có cột lửa đi đầu chiếu sáng dẫn đường cho toàn dân đi qua biển đỏ, đi trong vùng sa mạc.
Cũng vậy Chúa Giêsu Kitô biểu hiệu qua cây nến phục sinh thắp sáng là cột lửa chiếu sáng dẫn đầu đoàn chiên Hội Thánh Chúa băng qua vùng thung lũng tối tăm tội lỗi trần gian.
Trên cây nến Chúa phục sinh có những dấu hiệu được khắc ghi vẽ: hai chữ A :Alpha và Ω,: Omega, niên hiệu của năm, cây thập gía với năm dấu đinh mầu đỏ. Những dấu hiệu này được khắc ghi vẽ trên cây nến phục sinh từ thế kỷ thứ chín sau Chúa giáng sinh.
Chữ A là mẫu tự khởi đầu trong bảng mẫu tự của chữ Hy lạp, nói lên ý nghĩa: Chúa Giêsu là khởi đầu của công trình sáng tạo mới.
Chữ Ω là mẫu tự sau cùng trong bảng mẫu tự Hy lạp, nói lên ý nghĩa : Chúa Giêsu là tận cùng trong công trình sáng tạo.
Cây thánh giá với năm dấu đinh nói lên Chúa Giêsu Kitô đã bị đóng đinh nơi hai bàn tay hai bên trái và phải, trên đôi chân, nơi lồng ngực bị đâm thủng, và trên đỉnh đầu bị đóng đội mão gai nhọn.
Những con số của năm niên lịch nói lên thời gian là của Chúa.
Cây nến Chúa phục sinh được dựng cắm trên cung thánh trong thánh đường từ ngày lễ mừng Chúa phục sinh đến ngày lễ mừng Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống được tắt đi, và dựng bên cạnh giếng nước rửa tội.
Cây nến phục sinh trong năm được đốt thắp lên vào dịp có lễ Rửa tội cho em bé hay người lớn, dịp lễ an táng cho người qua đời.
Cây nến phục sinh truyền đi sứ điệp: Chúa Giêsu Kitô đã sống lại. Ngài đã chiến thắng sự chết. Sự sống lại của Ngài xóa tan bóng tối sự dữ tội lỗi. Ánh sáng mạnh hơn bóng tối.
Ngọn lửa Cây nến Chúa phục sinh nói lên: Chúa Giêsu là ánh sáng trần gian, như lời Ngài đã từng khẳng định. Ánh sáng của Ngài không làm chói mắt, nhưng mang đến hơi nóng sự đầm ấm an ủi cho tâm hồn con người.
2. Con chiên
Hình con chiên là biểu tượng xưa nay rất phổ thông rộng rãi nếp sống trong đạo Công Giáo nhất là vào dịp mừng lễ Chúa phục sinh.
Từ hằng bao thế kỷ nay, con chiên là hình ảnh biểu trưng cho sự sống. Vì thân thể nó không chỉ là thực phẩm và cho sữa làm nước uống làm phó mát, nhưng lông của nó còn là chất len sợi may dệt làm y phục nữa. Nhất là nền văn hóa ngày xưa con chiên, cừu được dùng làm con vật tế lễ dâng tiến Thần Thánh. Vì dân gian cho rằng chiên cừu có mối tương quan rất tốt với các Thần Thánh.
Trong Do Thái giáo con chiên cừu là lễ vật hy sinh đền tội dâng tiến lên Thiên Chúa Giavê để xin ơn tha thứ. ( Sách Xuất Hành 12,1-16)
Trong lịch sử dân Do Thái, con chiên nướng là hình ảnh ngày xưa khi Thiên Chúa đem dân Israel ra khỏi Ai Cập trở về đất Chúa hứa. Vào buổi chiều ngày xuất hành, họ phải giết con chiên non nướng ăn cho hết cùng lấy máu của nó bôi quét trên ngưỡng cửa nhà. Thiên Thần Chúa khi đi ngang qua nhà nào thấy có máu chiên trên cửa sẽ đi qua không gieo tai họa chết cho nhà đó.
Tiên tri Isaia con chiên cũng là hình ảnh biểu tượng cho „ người tôi tớ chịu đau khổ“. ( Isaia 53,7)
Biểu tượng con chiên phục sinh có nguồn gốc trong kinh thánh tân ước. Chúa Giêsu được Ông Thánh Gioan tẩy gỉa giới thiệu là „ chiên Thiên Chúa, Đấng xóa bỏ tội trần gian.“ ( Ga 1,29). Như thế, điều này đã nói lên sự chết và phục sinh sống lại của Chúa Giêsu Kitô. Và qua đó đã mang đến ơn cứu chuộc cho con người.
Trên căn bản đó hình con chiên mùa phục sinh là hình ảnh biểu tượng được dùng rất phổ thông. Vì sự cứu chuộc của Chúa Giêsu được mừng trong những ngày phục sinh.
Chúa Giêsu Kitô là con chiên vượt qua mới. Máu con chiên Giêsu đổ ra trên cây thập gía đã giải thoát linh hồn con người khỏi phải chết đời đời.
Vào dịp mừng lễ Chúa phục sinh hình con chiên được vẽ khắc vào tấm thiệp, hay cũng được nặn đúc thành hình tượng bằng bột nướng, bằng Sôcôla.
3. Trái trứng nhiều mầu sắc
Mùa mừng lễ Chúa phục sinh hầu như khắp nơi đều có những trái trứng gà tô vẽ nhiều mầu sắc. Theo luật thiên nhiên trong trái trứng chứa đựng mầm sự sống. Một chú gà con trong đó dần dần thành hình cứng cát với ngày tháng có đủ độ nóng ấm, phát triển mọc đủ lông cánh sẽ dùng mỏ nhọn mổ chọc vỡ vỏ trứng bao phủ chui ra ngoài ánh sáng.
Một sự sống mới xuất hiện phát xuất từ một vật thể khô cứng như chết. Đây là điều lạ lùng bỡ ngỡ cho con người. Viì thế nơi nhiều nền văn hóa của nhiều dân tộc trái trứng mang ý nghĩa vai trò đặc biệt.
Chúa Giêsu Kito chỗi dậy từ nấm mồ kẻ chết sâu kín dưới lòng đất sống lại đi ra ngoài cũng là điều gây ngạc nhiên bỡ ngỡ cho mọi người tín hữu. Đây là mầu nhiệm phép lạ Thiên Chúa thực hiện nơi Chúa Giêsu Kitô là cho Ngài từ trong nấm mồ tối tăm cõi sự chết chỗi dậy sống lại. Một công trình tạo dựng sự sống mới Thiên Chúa đã thực hiện.
Sự sống mới đã phát khởi bừng lên mang niềm vui sự hoan hỷ đến cho tâm hồn đời sống. Vì thế với người tín hữu Chúa Giêsu Kitô trái trứng là hình ảnh dấu hiệu diễn tả sự sống lại phục sinh của Chúa Giêsu Kitô, và là niềm hy vọng được phục sinh của tất cả mọi người.
Vỏ bọc trứng mang ý nghĩa biểu trưng nấm mồ chôn Chúa Giêsu. Từ trong vỏ trứng bao bọc chú gà con mổ vỡ vỏ chui ra.
Từ trong nấm mồ, Chúa Giêsu Kitô chỗi dậy bỏ lại tất cả đi lên ra khỏi lòng đất tối tăm sâu kín. Một sự sống mới bật phát trồi lên ra bên ngoài ánh sáng thiên nhiên.
4. Chú Thỏ phục sinh.
Ngày mừng lễ Chúa Phục sinh có con thỏ làm biểu tượng. Đây không phải là niềm tin. Nhưng nhiều hơn mang tính chất hình ảnh biểu tượng nói về niềm vui sự sống theo tập tục văn hóa con người.
Thời Giáo Hội theo nghi lễ Byzantino bên vùng Đông phương ngày xưa con Thỏ là hình ảnh biểu tượng về Chúa Giêsu Kitô đã qua sự chết mang lại sự sống. Vì cho rằng loài Thỏ ngủ không nhắm mắt. Cũng vậy Chúa Giêsu Kitô luôn tỉnh thức chăm sóc gìn giữ đoàn chiên, những người tín hữu, của Ngài.
Ngoài ra loài Thỏ là loài vật mắn đẻ, sinh sôi nẩy nở nhiều - mỗi năm con thỏ mẹ có thể sinh tới 20 con. Và như thế loài Thỏ cũng là hình ảnh biểu trưng cho sự sống, cùng hướng chỉ về sự phục sinh sống lại. Thánh giáo phụ Ambrosio ( 339-3907) đã có suy tư cắt nghĩa thỏ trắng như tuyết là hình ảnh biểu tượng cho sự biến hình thay đổi và sự phục sinh sống lại. Vì lông của nó thay biến đổi mầu.
5. Tảng đá đã vỡ tan
Có những nơi ở cửa ra vào thánh đường cũng đặt một tảng đá vỡ tan vào ngày lễ mừng Chúa phục sinh. Hình ảnh này nhắc nhớ đến khi Chúa Giêsu Kitô sống lại, tảng đá lấp chắn nơi cửa mồ chôn Chúa đã bị lăn vần sang một bên, mở lối thông thương cho người trong mồ đi ra, cho người từ bên ngoài đi vào trong nấm mồ. Tảng đá sự chết đã bị đập vỡ cho sự sống nổi lên phát triển.
Nhiều chặng đường suy niệm con đường thập giá Chúa Giêsu Kitô có thêm chặng thứ 15. Ở chặng này hình ảnh tảng đá chắn bịt lối vào ngôi mộ, đã được vần lăn sang một bên, mở lối ra vào ngôi mộ không còn bị chắn ngăn che nữa nói lên Chúa Giêsu Kitô đã phục sinh sống lại không còn nằm ở trong đó nữa.
Vật thể hình ảnh biểu tượng không là niềm tin. Nhưng chúng giúp cắt nghĩa cách cụ thể cho niềm tin được trong sáng dễ hiểu, cùng phù hợp với tâm tính văn hóa con người.
Và như thế phần nào mang đến cho nội dung đức tin bộ y phục phản chiếu ánh sáng niềm vui mừng hy vọng.
Chúc mừng lễ Chúa Phục sinh
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long