Tìm hiểu về hệ thống đánh giá phim ảnh và các chương trình truyền hình tại Hoa Kỳ

LTS: Nhằm mục đích cung cấp kiến thức và giúp các bậc làm cha-mẹ hiểu rõ hơn về tính độc-hại của các loại phim ảnh đang trình chiếu tại các rạp chiếu phim hay trên màn ảnh truyền hình tại tư gia, hoặc qua dạng các băng hình, đĩa CD, DVD,. .., hòng giúp cho các con em và thế hệ trẻ tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực về đời sống luân lý suy đồi cũng như áp lực đến từ phía các bạn bè nơi học đường ở các nước Phương Tây cũng như trong nước, dịch giả sưu tầm một số tài liệu và xin được phép trình bày một cách vắn gọi sau đây, dưới dạng những câu hỏi và trả lời, để Quý vị tham khảo.

A. Tìm Hiểu về Hệ Thống Đánh Giá Phim Ảnh Hoa Kỳ (Understanding the U.S. Movie Ratings System)

Câu 1: Hệ thống đánh giá phim ảnh (movie rating system) được chính thức bắt đầu vào khi nào?

Trả Lời: Hệ thống đánh giá phim ảnh được chính thức bắt đầu vào ngày 1 tháng 11 năm 1968, khi một làn sóng đồi trụy được trình chiếu ra cho công cộng, tạo ra những cuộc hỗn loạn, biểu tình nơi các trường học, biết bao cuộc sống sa đọa, xuống cấp, làm nguy hại đến những truyền thống của xã hội, của gia đình, của hôn nhân, và của tôn giáo.

Câu 2: Thế đâu là mục đích của hệ thống đánh giá phim ảnh này?

Trả Lời: Đây là một hệ thống tự nguyện, được tài trợ bởi Hiệp Hội Điện Ảnh Hoa Kỳ (Motion Picture Association of America, hay viết tắt là MPAA) và Hiệp Hội Quốc Gia của Những Người Làm Chủ Các Rạp Hát (National Association of Theatre Owners), nhằm mục đích cung cấp cho các bậc làm cha-mẹ những thông tin sớm nhất về các loại phim ảnh, để cho họ có thể suy xét là liệu có nên cho các con mình xem hay không.

Câu 3: Liệu việc đánh giá phim ảnh này có cho biết phim nào là xấu và phim nào là tốt không?

Trả Lời: Không. Hệ thống đánh giá này không nhằm mục đích đưa ra bất kỳ lời "phê bình" nào, cũng như đưa ra lời nhận xét liệu cuốn phim đó "xấu, dở" hay "tốt." Nó chỉ đơn giản đưa ra một lời đánh giá để hướng dẫn công luận - còn việc đưa ra các quyết định "xấu, dở" hay "tốt," là tùy thuộc vào các bậc làm cha-mẹ.

Câu 4: Ai là những người đưa ra lời đánh giá này?

Trả Lời: Các bậc làm cha-mẹ là những người đưa ra lời đánh giá này - nói ngắn gọn, họ chính là những người đàn ông và đàn bà cũng giống như hệt chúng ta vậy. Họ được mời tham dự vào một ủy ban được gọi là Ban Đánh Giá Phim Ảnh trực thuộc Hội Đánh Giá và Phân Loại (Classification and Rating Administration hay viết tắt là CARA). Với tư cách là một nhóm, họ xem qua các phim, sau khi tham gia vào những cuộc thảo luận theo nhóm, rồi họ bỏ phiếu đánh giá, và đưa ra lời đánh giá mà hầu hết các bậc làm cha-mẹ tại Hoa Kỳ cho là hợp lý hay vừa phải.

Câu 5: Thế họ dựa trên các tiêu chuẩn nào để đánh giá?

Trả Lời: Họ dựa trên các tiêu chuẩn mà những bậc làm cha-mẹ dùng đến khi quyết định xem loại phim nào là hợp lý và đúng mức để cho con cái họ xem. Chủ đề của cuốn phim, ngôn ngữ, tính bạo lực, tính khỏa thân, tình dục và việc dùng thuốc hay hút chít, của cuốn phim chính là những khía cạnh về mặt nội dung được xem xét đến trong tiến trình đưa ra quyết định. Thêm vào đó, họ cũng đánh giá xem làm thế nào mà một trong những yếu tố kể trên được dùng trong từng bối cảnh, từng nội dung của từng cuốn phim riêng lẽ. Ban Đánh Giá không đặt trọng tâm chính vào một trong những yếu tố kể trên, tất cả đều được họ xem xét đến, trước khi một đánh giá được đưa ra.

Câu 6: Đâu là những lý do của việc đánh giá này?

Trả Lời: Những đánh giá phụ chính là những lý do của việc đánh giá này, và chúng có thể được tìm thấy qua những cuộc điểm phim tại các rạp hát hay tại ngay chính trang web này. Những lý giải cho các cuốn phim được xếp vào loại R sẽ không được tìm thấy, đối với những cuốn phim cho ra mắt trước ngày 27 tháng 9 năm 1990.

Câu 7: Những biểu tượng đánh giá có ý nghĩa gì?

Trả Lời:

Thì đây là biểu tượng dành cho tất cả mọi giới, mọi lứa tuổi đều có thể xem và được cho phép vào rạp để xem. Nó có nghĩa là trong cuốn phim này, các bậc làm cha-mẹ không tìm/nhận thấy có gì là xấu xa, hay bậy bạ cả, ngay cả trẻ em nhỏ tuổi cũng có thể xem được. Không có cảnh tình dục, bạo động, sự khỏa thân, trần truồng, hay các cảnh uống bia, rượu hoặc hút chít xì ke, ma túy, hoặc làm tình bừa bãi, và những cuộc đối thoại trong phim chỉ nằm trong khuôn khổ của một cuộc đối thoại, lịch sự tế nhị hay hơi quá đáng một chút so với thường ngày.

Đây là cuốn phim phải cần có Sự Hướng Dẫn của Cha Mẹ. Một số thước phim có thể không thích hợp cho lắm đối với các trẻ em. Nó có nghĩa là cuốn phim này có thể chứa một số hình ảnh, lời nói, và hành động mà các bậc làm cha-mẹ không muốn chúng biểu lộ ra trước con em của họ, hay những loại tài liệu cần phải được suy xét và tra hỏi kỹ càng trước khi cho phép các con trẻ xem. Những cảnh chuyên về làm tình hay ân ái hay việc uống, hút và chít ma túy không có trong phim, thế nhưng, sự trần truồng, nếu có, chỉ được chiếu một cách thoáng qua thôi. Mức độ rùng rợn hay bạo động không vượt qua những mức vừa phải.

Đây là loại phim mà các Bậc Làm Cha-Mẹ Phải Hết Sức Cẩn Trọng. Một số hình ảnh, lời nói, và hành động trong phim, không thích hợp cho các trẻ em dưới 13 tuổi. Tức, phim này không phù hợp cho các em thuộc lứa tuổi dưới 13. Cha-mẹ phải hết sức cẩn trọng là liệu có nên cho con trẻ xem hay không. Tuy không có bạo lực mạnh mẽ và dữ dội, và những cảnh khỏa thân tình dục, thế nhưng một số cảnh về việc uống hay hút chít có thể được nhìn thấy, hoặc là có ai đó dùng những ngôn từ dục tính một cách thô tục và lộ liễu.

Đây là Loại Phim Cấm - Trẻ dưới 17 tuổi phải có cha-mẹ hay người giám hộ đi kèm, mới được quyền vào xem loại phim này (độ tuổi khác nhau tùy theo địa điểm). Điều này có nghĩa là Ban Đánh Giá Phim đã đi đến kết luận rằng, trong phim này có chứa các hình ảnh, lời nói, hành động chỉ dành cho người lớn mà thôi. Các bậc làm cha-mẹ phải nên nghiên cứu kỹ về cuốn phim này trước khi dẫn con trẻ đi xem với mình.

Đây là loại phim mà những trẻ vị thành niên Dưới 17 Tuổi và Việc Vào Xem Trong Rạp Phải Cần Xét Đến. Biểu tượng này nhằm ám chỉ rằng, Ban Đánh Giá Phim tin rằng hầu hết các bậc làm cha-mẹ Hoa Kỳ cảm thấy cuốn phim này là dành cho người lớn, và các trẻ em 17 tuổi hay dưới 17 tuổi, không nên đi coi. Cuốn phim có thể chứa đựng những hình ảnh và lời nói khiêu dâm, bạo lực, tình dục và việc lạm dụng các chất xúc tát như ma túy, rượu, bia, gái gọi, chất kích dục, vân vân. Tuy nhiên, việc đưa ra biểu tượng đánh giá này nhằm cho biết phim được đánh giá bởi hình thức tự nguyện cay đắng và các tạp chí chuyên về khỏa thân.

Câu 8: Có phải chăng hệ thống đánh giá phim ảnh này được xem như là một luật lệ?

Trả Lời: Thưa, không, hệ thống đánh giá này chỉ là tự nguyện, và không có tính thực thi của pháp luật nào cả.

Câu 9: Liệu việc đánh giá có thay đổi không?

Trả Lời: Vâng, có. Luật lệ cho phép các nhà sản xuất phim ảnh tái nộp lại các cuốn phim của họ, hòng muốn nhận được một lời đánh giá nào đó về cuốn phim của họ. Những nhà sản xuất phim có thể nộp đơn kháng cáo về quyết định đánh giá của cuốn phim mà Ông / Bà ta đã lãnh nhận được, lên cho Ban Kháng Cáo về Sự Đánh Giá (Rating Appeals Board), vốn gồm những người đàn ông và đàn bà đến từ các tổ chức thương mại vốn tài trợ cho hệ thống đánh giá phim ảnh. 2/3 của cuộc bỏ phiếu kín đối với những ai tham dự trong Ban Kháng Cáo, có quyền phủ quyết một quyết định đánh giá về một cuốn phim nào đó.

Câu 10: Có phải tất cả mọi cuốn phim đều được đánh giá không?

Trả Lời: Không. Việc nộp phim để được đánh giá, chỉ thuần túy là một quyết định tự nguyện của các nhà làm phim ảnh. Tuy nhiên, đại đa số các nhà sản xuất phim đều hướng về giải trí, do đó, những nhà làm phim có trách nhiệm thường gởi phim của họ để được đánh giá. Tất cả 5 biểu tượng của Ủy Ban Phân Loại và Đánh Giá đều đã được đăng ký nhãn hiệu thương mại, do đó, không thể sao chép giả được.

Câu 11: Ai đem ra thi hành những đánh giá này?

Trả Lời: Mặc dù, quyết định thi hành hệ thống đánh giá này chỉ là tự nguyện, nhưng Hiệp Hội Quốc Gia của Những Người Làm Chủ Các Rạp Hát ước đoán rằng đại đa số các rạp chiếu bóng đều tuân thủ với những chỉ dẫn của Ban Phân Loại và Đánh Giá.

Câu 12: Các bậc làm Cha-Mẹ còn có thể làm gì khác nữa?

Trả Lời: Các bậc làm cha-mẹ nên tìm hiểu thật kỹ càng về cuốn phim: càng nhiều chừng nào, càng tốt chừng nấy, trước khi cho phép các con của họ được xem. Ngoài ra, các bậc làm cha-mẹ cũng nên đọc qua những lời duyệt phim, những bài viết về cuốn phim, hay chuyện trò với các ông chủ rạp hát, với những người bạn tốt để thu thập được thêm nhiều thông tin càng tốt, ngoài việc nắm bắt được đánh giá của cuốn phim đó là như thế nào.

Câu 13: Các bậc làm cha-mẹ nên liên lạc tại đâu để biết thêm các thông tin, hoặc các chi tiết khác?

Trả Lời: Các bậc làm cha-mẹ có thể liên lạc bằng thư từ tới Ban Phân Loại và Đánh Giá tại địa chỉ sau:

The Classification and Rating Administration

15503 Ventura Boulevard

Encino, CA 91436

hay các trang web tại các địa chỉ sau:

http://www.filmratings.com

http://www.mpaa.org

Câu 14: Các bậc làm cha-mẹ phải nên phản ứng như thế nào trước các loại phim tục tĩu, suy đồi được trình chiếu miễn phí cho công cộng?

Trả Lời: Các bậc làm cha-mẹ có thể gọi điện thoại đến nơi chủ quản của việc trình chiếu phim đó, hay gọi lên các rạp chiếu phim để đưa ra những lời phê bình, hoặc liên lạc tới các văn phòng văn hóa thuộc tiểu ban hoặc liên bang, và thậm chí viết thư cho các thượng nghị sĩ, các dân biểu để phản ánh về tình trạng tiêu cực trên, theo đúng như những gì mà Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã nhấn mạnh về vai trò của người giáo dân trong đời sống công cộng, xã hội, cũng như đối với các phương tiện truyền thông và truyền hình.

B. Tìm Hiểu về Đánh Giá Các Chương Trình Truyền Hình Hoa Kỳ (Understanding the U.S. TV Ratings)

Câu 1: Đâu là những biểu tượng đánh giá của các chương trình truyền hình và ý nghĩa của từng biểu tượng?

Trả Lời:

All Children - Biểu tượng này cho biết, chương trình truyền hình này được thiết kế thích hợp cho tất cả các trẻ em. Co dẫu đó là chương trình phim hoạt hình hay hành động trực tiếp, thì các chủ đề và yếu tố trong chương trình này được thiết kế một cách đặc biệt dành cho các khán thính giá trẻ tuổi, bao gồm các trẻ em tuổi từ 2 đến 6. Chương trình này không làm cho các em hoảng sợ.

Directed to Older Children - Đây là chương được thiết kế dành cho các trẻ em từ 7 tuổi trở lên. Nó giúp cho các em biết phát triển về khả năng để có thể nhận biết những gì là nên tin và những gì là thực tế. Các chủ đề và các yếu tố trong chương trình này có thể có chứa bạo lực chút ít, hay làm cho các trẻ em dưới 7 tuổi khiếp sợ. Chính vì thế, các bậc làm cha-mẹ phải nên xem xét liệu chương trình TV này có thích hợp cho các con trẻ của mình hay không, khi chúng hãy còn nhỏ tuổi.

Directed to Older Children - Fantasy Violence - Những chương trình bạo lực kỳ lạ diễn ra ở mức độ căng thẳng hay ở mức độ chiến đấu nguy hiểm hơn là nưững chương trình TV khác cùng loại này, thì những chương bạo động như vậy, được đánh giá là: TV-Y7-FV.

General Audience - Thì đây là chương trình mà hầu hết các bậc làm cha-mẹ thấy rất thích hợp cho tất cả mọi lứa tuổi. Mặc dầu việc đánh giá này không hẳn ám chỉ là chương trình này chỉ được dành cho trẻ em, đa phần các bậc làm cha-mẹ để cho các con trẻ của mình xem mà không hề theo dõi chúng. Nó có rất ít bạo lực, hay những ngôn ngữ mạnh bạo, thô lỗ, cộc cằn, cũng như là rất ít những cuộc đối thoại kích thích tính dục và những cảnh làm tình, ân ái.

Parental Guidance Suggested - Thì chương trình này có chứa đựng các loại hình ảnh, lời nói, hành động không thích hợp cho lứa tuổi của các trẻ em. Các bậc làm cha-mẹ hãy nên xem chương trình truyền hình này cùng với các con của mình. Vì chủ đề của chương trình, đôi lúc cần đến sự hướng dẫn, giải thích của các bậc làm cha-mẹ khi nó chứa đựng một trong những yếu tố sau: bạo động vừa phải (V), một số tình huống gợi dục (S), những ngôn ngữ đôi lúc thô lỗ, tục tĩu (L); hay những cuộc đối thoại khêu gợi (D).

Parents Strongly Cautioned - Đối với các loại chương trình này, thì các bậc làm cha-mẹ phải hết sức cẩn thận, phải cẩn thận tối đa, vì chúng có chứa những hình ảnh, hành động, lời nói, vân vân, không thích hợp cho các con em dưới 14 tuổi. Cha mẹ phải hết sức cẩn thận để theo dõi chương trình truyền hình loại này và tránh để cho các con trẻ dưới 14 tuổi xem chương trình này một mình. Loại chương trình truyền hình kiểu này có chứa: bạo lực kinh khủng (V), những tình huống làm tình khoái lạc ở cực điểm (S), lời nói ngôn ngữ rất là tục tĩu và lỗ mãng (L), cũng như những cuộc đối thoại gợi dục kinh hoàng (D).

Mature Audience Only - Tức chỉ dành cho các khán thính giả trưởng thành mà thôi. Chương trình được dành riêng cho người lớn, các con trẻ dưới 17 tuổi, không được phép xem, vì chương trình chứa đựng rất nhiều hình ảnh về bạo lực (V), những hoạt động tính dục (S), và những ngôn ngữ cực kỳ lỗ mãng, và thô tục.

Câu 2: Có phải trên mỗi máy truyền hình đều có một con V-Chip (tức mạch điện tử hình chữ V) không?

Trả Lời: Đối với các máy truyền hình 13 inches hay lớn hơn, và được sản xuất sau năm 2000 và một số máy truyền hình được bán sau ngày 1 tháng 7 năm 1999. Điều này có nghĩa là nếu bạn mua một máy truyền hình mới sau ngày 1 tháng 7 năm 1999, thì máy truyền hình của bạn chắc chắn đã được trang bị bằng một con V-Chip.

Câu 3: Làm sao mà tôi có thể lập trình và ứng hoạt (activate) con V-Chip trên máy truyền hình của tôi?

Trả Lời: Con V-Chip hoạt động hơi khác nhau tùy loại máy truyền hình. Một khi bạn đã hiểu được định nghĩa của từng loại đánh giá và nội dung của nhãn hiệu, thì việc lập trình và ứng hoạt con V-Chip thì rất là đơn giản theo đúng các thủ tục lắp đặt máy, có thể được tìm thấy một trong hai nơi sau: (1) các thông ôố chọn lựa trên màn hình TV (on-screen menu options); và (2) bảng chỉ thị hướng dẫn được đính kèm bên trong tài liệu sử dụng về máy truyền hình. Con V-Chip chỉ được ứng hoạt khi bạn chọn thông số để ứng hoạt nó, bằng không thì nó sẽ được ứng hoạt.

Câu 4: Làm sao mà tôi có thể bảo đảm rằng con tôi nó không có làm vô hiệu hóa chức năng ứng hoạt của con V-Chip (de-activated)?

Trả Lời: Để ứng hoạt con V-Chip, nó sẽ đòi hỏi một mã số khóa của cha mẹ. Thì mã số này hoạt động như là mật khẩu để ứng hoạt, hay vô hiệu hóa chức năng ứng hoạt của con V-Chip và thay đổi các thông số xác lập khác của con V-Chip.

Câu 5: Liệu con V-Chip có bị vô hiệu khi tôi tắt TV không?

Trả Lời:Khi tắt TV, sẽ không làm vô hiệu hay tắt đi chức năng ứng hoạt của con V-Chip. Con V-Chip sẽ cứ tiếp tục ngăn chặn các chương trình không thích hợp cho các trẻ em khi bạn mở máy truyền hình.

Câu 6: Con V-Chip có thể khóa được những loại chương trình nào?

Trả Lời:Con V-Chip có thể khóa những chương trình được thiết lập dựa theo các lứa tuổi hay tùy thuộc vào nội dung nhãn hiệu của chương trình truyền hình. Lấy ví dụ như, nếu bạn muốn khóa tất cả các chương trình thuộc dạng TV-14 (tức các chương trình truyền hình mà các bậc làm cha-mẹ phải hết sức cẩn thận), thì bạn có thể làm được điều đó bằng cách chọn thông số của TV-14. Nếu bạn chỉ muốn khóa chương trình TV-14 nào mà có chứa nhiều bạo lực, thì bạn có thể chọn thông số TV-14-V. Bạn cũng nên biết rằng khi bạn khóa một loại chương trình đánh giá cụ thể hay nội dung nhãn hiệu chương trình nào đó, thì tất cả các loại chương trình trên đều bị khóa cả. Lấy ví dụ như, nếu bạn muốn khóa tất cả các chương trình truyền hình thuộc dạng TV-14, thì tất cả các loại chương trình thuộc dạng TV-MA (tức chương trình truyền hình dành cho người lớn) cũng sẽ bị khóa luôn. Nếu bạn muốn khóa tất cả các chương trình truyền hình thuộc dạng TV-14-V, thì tất cả các chương trình truyền hình thuộc dạng TV-MA-V cũng sẽ bị khóa luôn.

Câu 7: Liệu con V-Chip có thể khóa những cuốn phim hình ảnh được đánh giá bởi MPAA không?

Trả Lời:Những cuốn phim hình ảnh mà chưa bị cắt hay soạn thảo có thể chạy (được chiếu trên các kênh chính (như kênh HBO và Showtime). Bạn có thể thiết lập con V-Chip để khóa những chương trình này mặc dầu chúng được đánh giá bởi hệ thống của MPAA.

Câu 8: Các chương trình truyền hình được đánh giá như thế nào?

Trả Lời:Các chương trình truyền hình được tự nguyện đánh giá bởi các hệ thống phát sóng và dây cáp truyền hình.

Câu 9: Liệu các chương trình được chiếu từ tuần này sang tuần khác, đều được đánh giá như nhau?

Trả Lời:Những chương trình truyền hình được đánh giá tùy theo từng tập, hay từng đoạn, và do đó, nó được đánh giá theo nhiều loại khác nhau, tùy thuộc vào nội dung của nó.

Câu 10: Tập đoàn lập chương trình (syndicated programming) là gì, và nó được đánh giá như thế nào?

Trả Lời:Tập đoàn lập chương trình tức là những chương trình như: những buổi nói chuyện (talk shows), trò chơi (game shows), và việc chiếu lại các loại hài kịch mà trước đó đã được trình chiếu trên các hệ thống phát sóng hay dây cáp truyền hình rồi, được các đài truyền hinh địa phương mua lại. Thì người phân phát của những loại chương trình như vậy, thường là có trách nhiệm để đánh giá chúng.

Câu 11: Liệu các chương trình quảng cáo thương mại có được đánh giá không?

Trả Lời:Các chương trình quảng cáo thương mại trên truyền hình không được đánh giá.

Câu 12: Liệu các chương trình khuyến mãi trên mạng truyền hình có được đánh giá không?

Trả Lời:Những chương trình khuyến mãi chính là những quảng cáo trong một chương trình cụ thể hằng ngày hay hằng tuần nào đó, hay cả một khối chương trình. Rất nhiều chương trình khuyến mãi riêng lẽ hiển thị ra sự đánh giá mà chương trình đó đăng tải.

Câu 13: Làm sao mà các bậc làm cha-mẹ có thể tìm thấy bảng đánh giá về các chương trình sẽ được chiếu trên truyền hình?

Trả Lời:Để tìm đánh giá về một chương trình nào đó được trình chiếu trên truyền hình, thì các bậc làm cha-mẹ có thể kiểm tra: (1) phần liệt kê trên các báo chí địa phương, (2) Quyển Hướng Dẫn về Chương Trình Truyền Hình (TV Guide), (3) sự đánh giá được hiển thị trên màn hình vào lúc bắt đầu chương trình; và (4) các hướng dẫn chương trình trên cáp truyền hình. Thêm vào đó là một số các mạng lưới phát hình hay cáp truyền hình có liệt kê về những đánh giá về các chương trình trên các trang web của họ.

Câu 14: Liệu các báo chí có liệt kê Những Chương Trình Truyền Hình Cần Được Hướng Dẫn bởi Cha-Mẹ không?

Trả Lời:Một số các tờ bào có in phần đánh giá cạnh tên của chương trình và giờ giấc theo kế hoạch trong phần liệt kê hướng dẫn. Nếu tờ báo tại địa phương của bạn, không có in phần này, thì bạn hãy gọi và yêu cầu họ phải làm điều này.

Câu 15: Việc đánh giá được hiển thị như thế nào trên màn ảnh truyền hình?

Trả Lời:Một biểu tượng đánh giá xuất hiện ở góc trên trái ngay vào lúc bắt đầu chương trình. Nếu chương trình dài hơn 1 tiếng đồng hồ, thì biểu tượng đó sẽ xuất hiện trở lại ngay vào lúc bắt đầu giờ chiếu thứ nhì.

Câu 16: Các bậc làm cha-mẹ nên gởi những lời than phiền về việc đánh giá của một chương trình nào đó đến đâu?

Trả Lời:Ban Theo Dõi Để Đưa Ra Những Lời Chỉ Dẫn Cho Các Bậc Làm Cha Mẹ (The TV Parental Guidelines Monitoring Board) có trách nhiệm bảo đảm các chương trình phải được đánh giá thật chính xác và trung thực. Các cá nhân có thể liên lạc, bằng email, bằng thư từ, hay bằng điện thoại hoặc fax về:

TV Parental Guidelines

Post Office Box 14097

Washington, DC 20004

Số điện thoại: 202-879-9364

Địa chỉ email là: tvomb@usa.net

hay vào trang web tại địa chỉ: http://www.tvguidelines.org

để gởi đến những lời than phiền của Quý vị.

Quý vị cũng có thể gọi lên các đài truyền thanh, hay truyền hình để đưa ra những lời phê phán, hoặc liên lạc tới các văn phòng văn hóa thuộc tiểu ban hoặc liên bang, và thậm chí viết thư cho các thượng nghị sĩ, các dân biểu để phản ánh về tình trạng tiêu cực trên, theo đúng như những gì mà Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã nhấn mạnh về vai trò của người giáo dân trong đời sống công cộng, xã hội, cũng như đối với các phương tiện truyền thông và truyền hình.

Câu 17: Ai đánh giá một cuốn phim đã bị soạn cắt lại để chiếu trên truyền hình?

Trả Lời:Các cuốn phim được trình chiếu trong các rạp rất ít khi bị cắt xén, và trình chiếu trên hệ thống dây cáp hay các hệ thống phát hình cơ bản. Chính hệ thống dây cáp truyền hình hiệu chỉnh lại những cuốn phim này theo đúng với các tiêu chuẩn của mạng lưới. Rồi sau đó, phim mới được đưa sang hệ thống TV Parental Guideline. Các kênh truyền hình dây cáp chính như HBO và Showtime không bao giờ chiếu những bộ phim đã bị cắt xén.

Hy vọng rằng, những câu hỏi-trả lời trên, giúp chúng ta hiểu rõ hơn và biết cách hướng dẫn con cái và thế hệ trẻ biết đi đúng hướng. Trân trọng-Dịch Giả.