Nhà khoa học chính trị Michael Novak về việc Khao Khát Tự Do (Phần 1)

Có liên quan đến nhu cầu về luân lý, đạo đức học để gìn giữ sự tự do.



WASHINGTON, D.C. (Zenit.org).- Một lý tưởng sự thật mang tính nguyên tắc (a regulative ideal of trth) rất cần có để đảm bảo về những luật lệ chung cho một cuộc đối thoại lành mạnh trên bình diện công cộng, đó là lời nhận xét của một nhà khoa học chính trị hàng đầu.

Michael Novak khám phá ra chiều kích này trong cuốn sách của Ông có nhan đề “Thế Giới Khát Khao Về Sự Tự Do: Tại Sao Sự Xung Động Giữa Các Nền Văn Minh Lại Là Điều Không Thể Tránh Khỏi” (The Universal Hunger for Liberty: Why the Clash of Civilizations Is Not Inevitable). Sách do Nhà Sách Basic Books xuất bản.

Ông giữ chức Chủ Tịch của Hiệp Hội George Frederick Jewett về Chính Sách Tôn Giáo và Công Cộng tại Học Viện Doanh Nghiệp Hoa Kỳ (American Enterprise Institute), là nơi mà Ông làm giám đốc đặc trách về nghiên cứu xã hội và chính trị.

Trong phần trích đoạn đầu tiên, của ba loạt bài phỏng này, Novak đã chia sẽ với hãng tin Zenit về ý nghĩa của sự tự do, và làm thế nào mà nền dân chủ lại có ảnh hưởng đến sự tự do về kinh tế lẫn chính trị, cũng như việc tìm kiếm về sự thật.

Hỏi (H): Thưa Ông, “sự tự do” theo Ông có ý nghĩa như thế nào?

Ông Novak (T): Thưa, Tượng Nữ Thần Tự Do, chính là một món quà tặng từ Pháp Quốc cho Hoa Kỳ vào năm 1886, đã cho thấy một người phụ nữ nghiêm túc, đứng hiên ngang, thì đó chính là một biểu tượng về sự tự do. Một tay của Bà giơ cao lên, cầm một ngọn đuốc của lẽ phải (reason) chống lại đám sương mù vây quanh và sự u tối của dốt nát, và trong bàn tay kia của Bà, cầm lấy một Quyển Sách về Luật Lệ (Book of the Law). Một bài ca truyền thống của Hoa Kỳ đã từng ca lên rằng: “Hãy biết tự kiềm chế lòng mình vì sự tự do cũng có luật lệ của riêng nó - tự do trong khuôn khổ.”

Ý nghĩa thần học của bức tượng này, chí ít được hiểu biết đến tại Hoa Kỳ, chính là: lý do của việc Thiên Chúa tạo dựng ra vũ trụ chính là tại một nơi nào đó, sẽ có ít nhất là một tạo vật có khả năng nhận được tình bằng hữu với Đấng Tạo Dựng một cách tự nguyện, và được quyền tự do chấp nhận hay từ chối.

Nếu món quà đó chính là tình bằng hữu, thì món quà đó phải được diễn tả, bày tỏ trong sự tự do. Tự do chính là điều kiện cần thiết giữa Thiên Chúa với loài người; và giữa loài người với Thiên Chúa, thì đó chính là ý nghĩa thần học của bức tượng.

Thế nhưng tại Hoa Kỳ, cũng còn phải xét đến nguồn gốc lịch sử và chính trị của nó. William Penn, người sáng lập ra tiểu bang Pennsylvania, là nơi tôi sinh ra, thuộc vào Hội Các Người Bạn Hữu (Society of Friends), hay còn gọi là Hội Quakers. Chính Ông là người muốn xây dựng nên một thuộc địa mới dựa trên ý tưởng về tình bằng hữu mà Thiên Chúa đem đến cho con người, và sự đáp lại của con người, chính vì thế mà Ông đặt tên cho thủ đô là Philadelphia, tức Thành Phố Tình Yêu của Các Anh Em Bằng Hữu (City of the Love of Brothers). Chính Ông đã qui định ra điều khoản đầu tiên của Hiến Chương Pennsylvania có liên quan đến nguyên tắc về sự tự do. Hễ có tình bằng hữu, chính là có sự tự do.

Và cuối cùng, thì bức tượng đó cũng còn mang một ý nghĩa về mặt triết học. Như Ngài Acton đã từng nói, sự tự do không có nghĩa là muốn làm gì thì làm, làm theo cách mà chúng ta hài lòng, ưa thích, nhưng chính là quyền để làm điều mà chúng ta phải làm. Các con vật làm những gì mà chúng thích, vì suy cho cùng, bản năng của chúng khiến chúng làm như vậy.

Thế nhưng, con người lại có cơ hội để theo đuổi những bản năng, những hiểu biết và phán đoán cao vời hơn của riêng mình. Chính trong con người luôn có một sự kêu gọi con người hãy biết vận dụng đầu óc của riêng mình để làm chủ những bản năng của con người, vì chưng, con người chính là những người biết tự làm chủ lấy chính mình (self-governors).

Thì đây chính là sự tự do, mà chúng ta cùng xét đến nơi đây, vì chí ích nó đã bị suy yếu đi phần nào, do thế lời gọi mời mang tính hoàn vũ giữa nhân loại con người, sự khát khao được trở thành những người chủ về những chọn lựa và phận số của riêng mình, vì chưng, tất cả chúng ta đều được tạo dựng theo đúng hình ảnh của Đấng Tạo Dựng. Và về điểm này, như Aristotle đã từng nói, chúng ta được tạo dựng thành những con vật chính trị, để cùng nhau tìm kiếm ra lý lẽ chung về cuộc sống của chúng ta.

(H): Thưa Ông, đâu là sự liên kết giữa sự thật và sự tự do?

(T): Thưa, có rất nhiều sự liên kết. Tôi đã dành ra rất nhiều chương trong cuốn sách kể trên để giải thích về những sự liên kết đó. Cụ thể như tôi đã giải thích trong Chương 2 về viễn ảnh của “Caritapolis,” hay về một hành tinh của tình bằng hữu toàn cầu, chính là được dựa trên khái niệm bất tương đối về sự thật, vốn chỉ thích hợp cho một cuộc đối thoại giữa những nền văn minh thật sự trái ngược nhau mà thôi.

Bước đầu tiên để tiến tới một viễn ảnh như vậy, chính là cách tiếp cận theo kiểu “tiêu cực.” Giả dụ như không có một lý tưởng sự thật mang tính nguyên tắc tồn tại trong chúng ta, thì trong trường hợp đó, nếu một ai đó bị áp bức bởi những kẻ sát nhân, và kêu ca về việc mình bị áp bức, thì những kẻ sát nhân có thể trả lời một cách chính đáng rằng: “Thế nhưng đó chỉ là ý kiến của anh mà thôi. Còn theo ý kiến của chúng tôi, thì đó chính là những gì mà anh đáng phải lãnh nhận.”

Tục ngữ có câu: “sự thật sẽ giải thoát bạn” mang một ý nghĩa sâu sắc và rất đáng để chúng ta suy gẫm qua những tình huống chính trị thực tế.

Thế làm thế nào để chúng ta thể chế hóa một cuộc đối thoại mà tất cả các bên tham dự, đều được ràng buộc chung bởi một lý tưởng sự thật mang tính nguyên tắc, để mỗi bên phải trình bày ra những bằng chứng, được các bên khác xét nghiệm và suy đoán xem liệu chúng có đi xa khỏi sự thật, trong một cung cách mà tất cả các bên liên hệ có thể cùng tiến tới việc học hỏi lẫn nhau, để cùng nhau hiểu biết về sự thật một cách trọn vẹn và đầy đủ hơn?

Tham gia vào một cuộc đối thoại có nghĩa là sẳn sàng ràng buộc chính bản thân mình vào những quy tắc chung của bằng chứng và lý lẽ, và biết sẵn lòng chấp nhận lời chỉ trích phê bình từ những người khác, cũng như việc tự chỉ trích và phê bình lấy chính bản thân mình, trong ánh sáng của sự thật mà cả thảy chúng ta đều cùng theo đuổi.

Nếu chúng ta muốn được tự do khỏi những ảo tưởng (illusions), và những hiểu biết giả tạo và hời hợt của chúng ta, thì chúng ta cần phải biết tiến tới ánh sáng của sự thật. Vì không một ai trong chúng ta hoàn toàn làm chủ về sự thật, mà trái lại, mỗi một người trong chúng ta đang được phán xét bởi ánh sáng của sự thật, vì chưng, đó là điều lớn hơn bất kỳ ai trong chúng ta.

Chính vì thế, mà tình yêu dành cho sự thật lại lớn hơn chính những cái tôi của chúng ta, vì chúng có thể kềm kẹp (grip) và thúc đẩy (impel) chúng ta tiến về phía trước, một cách sâu sắc chưa từng có. Để sâu sắc nắm bắt được sự thật về chính chúng ta và phận số của chúng ta, thì chúng ta cần phải được tự do khỏi những ảo tưởng ích kỷ và những suy nghĩ nông cạn của chúng ta. Thì trong ý nghĩa này, sự thật và sự tự do mới có thể cùng nhau phát triển được.



(H): Thưa Ông, sự tự do trong chiều kích văn hóa luân lý có tầm ảnh hưởng như thế nào đến sự tự do về chính trị và kinh tế?

(T): Thưa, chính tâm hồn giúp tác động lên hai khía cạnh đó. Khi những đức tính cần thiết của sự tư do về luân lý bị suy yếu đi, thì sức sống của sự tự do về mặt chính trị và kinh tế cũng bị suy yếu đi. Những đức tính cơ bản của sự thật thà, anh dũng, thực tiển và tự kiềm chế về tính tình, chính là những điều không thể thiếu trong một nền kinh tế dân chủ, năng động và sáng tạo.

Khi đề cập đến sự tự do về đạo đức, luân lý, tôi muốn ám chỉ đến quyền để làm một điều gì đó, chứ không phải làm những điều mà mình muốn hay thỏa mãn. Các con vật khác chỉ có thể tuân theo những bản năng của riêng chúng mà thôi. Còn con người thì có quyền và nghĩa vụ để biết nhận thức rõ về những bản năng của riêng mình theo lý lẽ, theo luật lệ của Thiên Chúa, và tự giác thực hiện theo đúng như những luật lệ đã được định sẳn về sự tự do.

(H): Thưa Ông, Ông nói rằng sự tự do và dân chủ đòi hỏi một trật tự khách quan về luân lý (objective moral order), thế nhưng nền dân chủ thì lại xem thường những sự thật khách quan?

(T): Thưa, cách tiếp cận của tôi đối với vấn đề này chính là biện chứng (dialectical) bắt nguồn từ những cảm nghiệm kinh khủng của thời đại chúng ta. Chẳng cần phải nghi ngờ hay tranh cãi gì cả, ai nấy cũng đều xem thời kỳ tàn sát của Hitler chính là một giai đoạn tội lổi, và số người khác thì lại cho rằng cuộc tàn sát đó chẳng công bằng tí nào.

Hiến Chương Tuyên Bố Về Nhân Quyền Của Liên Hiệp Quốc đã là bằng chứng, và đã ghi nhận lại một số hành động chưa bao giờ được thực hiện hay cho phép bởi thế giới văn minh. Thì những ngăn cấm này đã đạt được theo một kiểu cách “thông qua sự tiêu cực,” bằng việc phải sống qua khỏi thời gian tội lỗi cụ thể nào đó để loại bỏ chúng khỏi sự chịu đựng và kiên nhẫn của con người.

Những thỏa thuận về các vấn đề nêu trên có thể đạt được thông qua cử chỉ biểu hiện về mặt triết lý một cách tài tình mà thế giới chưa từng bao giờ chứng kiến. Những người Do Thái và Kitô Giáo đóng một vai trò chủ đạo trong mọi suy nghĩ thông suốt. Phải may mắn và nói lời tri ân đến Nữ Giáo Sư Tiến Sĩ Mary Ann Glendon thuộc trường Đại Học Havard, vì đã viết ra một nghiên cứu tài tình về sự thành công này qua nghiên cứu có tên là: “Một Thế Giới Mới: Eleanor Roosevelt và Bản Hiến Chương của Liên Hiệp Quốc về Nhân Quyền.” (A World Made New: Eleanor Roosevelt and the Universal Declaration of Human Rights.)

Một cách suy nghĩ khác chính là, làm thế nào mà một người không thể làm chủ những đam mê trong đời sống riêng tư của mình lại có thể làm chủ những đam mê trong đời sống công cộng cùng một lúc cho được? Có một sự quan hệ mật thiết giữa việc tự quản lý trong đời sống riêng tư, tức những thói quan mạnh mẽ về luân lý giữa các cá nhân, và việc tự quản lính chính mình trong đời sống chính trị.

Thì sự kết nối này, một mặt đã bị tham nhũng/thối nát hóa vì sự giàu có, mặt khác bằng việc gieo trồng và cổ võ nên chủ nghĩa khoái lạc (hedonism) và sự tắc trách về mặt luân lý trong giới truyền thông. Sự thối nát về mặt luân lý, đạo đức học của nền dân chủ đến từ trong nội bộ, và đến phiên nó, sẽ làm thối nát đi đời sống trí tuệ, để từ đó một triết lý phù hợp với luân lý, đạo đức học khó mà có thể tồn tại lâu được.

May thay, những suy yếu về mặt luân lý, đạo đức học đã chỉ xãy ra trong lịch sử mà thôi. Thế giới tự do rất cần đến ít nhất là một ngày như vậy. Như Charles Peguy vẫn hay thường tự nhắc nhở chính Ông bằng một bảng hiệu được đặt trước cửa của Ông là, “Cuộc cách mạng hoặc là rất luân lý, hoặc chẳng là gì cả.”

Không phải nền dân chủ xem thường việc kiếm tìm về sự thật, mà chính sự mục nát bên trong về mặt luân lý, đạo đức học của nền dân chủ. Sự thật chính là nếu nền dân chủ chỉ biết phụ thuộc vào chất xúc tác của luân lý để làm cho nền dân chủ trở nên dễ vỡ và suy yếu đi, vì thế con người phải luôn biết tỉnh thức về mặt luân lý, đạo đức học, và cảnh giác luôn.

(Còn tiếp. .....)