Phần 1
Cuộc khủng hoảng chính trị
Những vấn đề quan trọng mà tôi vừa đề cập làm nổi bật một cuộc khủng hoảng sâu xa hơn nhiều, một cuộc khủng hoảng, một cách nào đó, nằm ở gốc rễ của những cuộc khủng hoảng khác, và sức mạnh lớn lao của nó đã được chính đại dịch làm nổi bật. Tôi đề cập đến cuộc khủng hoảng chính trị đã và đang ảnh hưởng đến nhiều xã hội trong một thời gian và các hậu quả đau đớn của nó đã xuất hiện trong đại dịch.
Một trong những đặc điểm nổi bật của cuộc khủng hoảng này là sự gia tăng các xung đột chính trị và sự khó khăn, nếu không thực sự là thiếu khả năng, tìm kiếm các giải pháp chung và được chia sẻ cho các vấn đề đang gây khốn khổ cho thế giới của chúng ta. Đây là một xu hướng đang lớn mạnh, một xu hướng đang ngày càng trở nên lan tràn hơn ở cả các nước có truyền thống dân chủ lâu đời. Tạo sức sống cho các nền dân chủ là một thách thức trong thời điểm lịch sử hiện nay [6], một thách thức ảnh hưởng trực tiếp đến mọi quốc gia, dù nhỏ hay lớn, kinh tế tiên tiến hay đang trong diễn trình phát triển. Trong những ngày này, suy nghĩ của tôi đặc biệt hướng đến người dân Myanmar, những người tôi xin bày tỏ tình cảm và sự gần gũi của tôi. Con đường dẫn đến nền dân chủ được đi theo trong những năm gần đây đã bị gián đoạn sống sượng bởi cuộc đảo chính tuần trước. Điều này đã dẫn đến việc bỏ tù các nhà lãnh đạo chính trị khác nhau, những người, tôi hy vọng sẽ mau chóng được thả tự do như một dấu hiệu khích lệ cho một cuộc đối thoại chân thành nhằm lợi ích của đất nước.
Về vấn đề đó, như Đức Giáo Hoàng Piô XII đã tuyên bố trong Thông điệp Truyền thanh đáng nhớ của ngài vào Lễ Giáng sinh năm 1944: “Bày tỏ quan điểm riêng của họ về những bổn phận và hy sinh đặt ra cho họ, và không bị buộc phải tuân theo mà không được lắng nghe - đây là hai quyền công dân tìm thấy biểu thức của chúng trong nền dân chủ, như tên gọi của nó hàm nghĩa” [7]. Dân chủ dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, dựa trên khả thể mỗi người có thể đóng góp vào lợi ích của xã hội, và dựa trên việc xem xét này là các ý kiến khác nhau không đe dọa quyền lực và an ninh của các quốc gia, nhưng qua tranh luận trung thực cùng làm giàu lẫn nhau và giúp nhau tìm ra giải pháp thích hợp hơn cho các vấn đề cấp bách. Diễn trình dân chủ kêu gọi việc theo đuổi con đường đối thoại bao gồm, hòa bình, xây dựng và tôn trọng giữa mọi thành tố của xã hội dân sự ở mọi thành phố và quốc gia. Như tôi đã đề cập, những sự kiện mà nhiều cách và bối cảnh khác nhau, từ Đông sang Tây, đã đánh dấu năm vừa qua, cả ở các nước có truyền thống dân chủ lâu đời, đã cho thấy rõ thách thức này không thể tránh khỏi ra sao và chúng ta không thể tránh khỏi thế nào bổn phận tinh thần và xã hội phải giải quyết nó một cách tích cực. Sự phát triển của một ý thức dân chủ đòi phải vượt qua việc nhấn mạnh tới nhân cách cá nhân và phải dành ưu tiên cho việc tôn trọng pháp quyền. Thật vậy, luật pháp là điều kiện tiên quyết không thể thiếu để thực thi mọi quyền lực và phải được bảo đảm bởi các cơ quan cai trị có trách nhiệm, bất kể quyền lợi chính trị trổi vượt.
Đáng buồn thay, cuộc khủng hoảng về chính trị và các giá trị dân chủ cũng được phản ảnh ở bình diện quốc tế, với những tác động đối với toàn bộ hệ thống đa phương và hậu quả hiển nhiên là các Cơ Quan được thiết kế để cổ vũ hòa bình và phát triển - trên cơ sở luật pháp chứ không phải trên “luật của kẻ mạnh nhất”- thấy tính hiệu năng của họ bị tổn hại. Chắc chắn, chúng ta không thể bỏ qua điều này là hệ thống đa phương, trong những năm gần đây, cũng bộc lộ một số hạn chế. Đại dịch là một cơ hội quý giá để đề ra và thực hiện các cải cách cơ cấu để các Cơ Quan quốc tế có thể khám phá lại thiên chức thiết yếu của họ là phục vụ gia đình nhân loại bằng cách bảo vệ cuộc sống và hòa bình của cá nhân.
Một trong những dấu hiệu của cuộc khủng hoảng chính trị chính là sự miễn cưỡng thường gặp đối với việc chấp nhận các con đường cải cách. Chúng ta không được sợ hãi trước những cải cách, ngay cả khi chúng đòi ta phải hy sinh và thông thường phải thay đổi trong cách suy nghĩ của ta. Mọi cơ thể sống động đều cần được cải cách liên tục, và những cải cách đang diễn ra ở Tòa thánh và Giáo triều Rôma cũng thích hợp với quan điểm này.
Dù sao, có một số dấu hiệu đáng khích lệ, chẳng hạn như Hiệp ước cấm Vũ khí Hạt nhân có hiệu lực vài ngày trước và việc gia hạn thêm một thời hạn 5 năm nữa của Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Mới (“New START”) giữa Liên bang Nga và Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ. Như tôi đã lưu ý trong Thông điệp Fratelli Tutti gần đây của tôi, “nếu chúng ta xem xét các mối đe dọa chính đối với hòa bình và an ninh với nhiều chiều kích của chúng trong thế giới đa cực của thế kỷ XXI này… thì không ít nghi ngờ nảy sinh về tính không thỏa đáng của khả năng răn đe hạt nhân như một đáp ứng hữu hiệu đối với những thách thức như vậy ” [8]. Thực thế, “một sự ổn định dựa trên nỗi sợ hãi, khi nó thực sự làm gia tăng nỗi sợ hãi và phá hoại các mối liên hệ tin cậy giữa các dân tộc” [9] là điều không bền vững.
Các nỗ lực trong lĩnh vực giải giới và không phổ biến vũ khí hạt nhân mà, bất chấp các khó khăn và miễn cưỡng, cần được tăng cường, cũng nên được thi hành đối với vũ khí hóa học và vũ khí qui ước. Thế giới của chúng ta có quá nhiều vũ khí! Như Thánh Gioan XXIII đã nhận xét vào năm 1963, “công lý, lý trí đúng đắn, và sự công nhận phẩm giá con người không ngừng kêu gọi việc ngưng chạy đua vũ trang. Các bên liên quan phải giảm bớt kho dự trữ vũ khí đã được xây dựng ở nhiều nước khác nhau” [10]. Khi bạo lực gia tăng ở mọi bình diện cùng với sự phổ biến vũ khí lan tràn, và chúng ta thấy xung quanh mình một thế giới bị giằng xé bởi chiến tranh và chia rẽ, chúng ta cảm thấy nhu cầu hòa bình ngày càng lớn hơn bao giờ hết, một nền hòa bình “không những là vắng bóng chiến tranh mà còn là sự sống giàu ý nghĩa, bắt nguồn từ và sống nhờ sự thành toàn cá nhân và sự chia sẻ huynh đệ với người khác” [11].
Tôi mong ước năm 2021 sẽ là năm mà cuộc xung đột ở Syria, bắt đầu từ mười năm trước, cuối cùng có thể kết thúc! Để điều này xảy ra, cộng đồng quốc tế cũng cần có sự quan tâm đổi mới để giải quyết các nguyên nhân của cuộc xung đột một cách trung thực và dũng cảm và tìm kiếm các giải pháp mà theo đó mọi người, bất kể thống thuộc sắc tộc và tôn giáo nào, đều có thể đóng góp với tư cách công dân vào tương lai của Quốc gia.
Mong muốn hòa bình của tôi hiển nhiên muốn ngỏ cùng Đất Thánh. Sự tin tưởng lẫn nhau giữa người Israel và người Palestine phải là cơ sở cho cuộc đối thoại trực tiếp đổi mới giữa các bên nhằm giải quyết một cuộc xung đột đã kéo dài quá lâu. Tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đối thoại trực tiếp như thế, mà không có ý định đặt để các giải pháp không nhằm mục đích tốt cho mọi bên. Người Palestine và người Israel - tôi chắc chắn về điều này - chia sẻ mong muốn được sống trong hòa bình.
Tôi cũng bày tỏ niềm hy vọng về một cam kết chính trị đổi mới, cả trong nước lẫn quốc tế, nhằm cổ vũ sự ổn định của Liban, một quốc gia đang trải qua cuộc khủng hoảng nội bộ và có nguy cơ mất bản sắc và thấy mình bị cuốn hút thậm chí nhiều hơn vào các căng thẳng trong khu vực. Điều cần thiết nhất là đất nước này phải duy trì được bản sắc độc đáo của họ, đặc biệt là để bảo đảm một Trung Đông đa nguyên, khoan dung và đa dạng, trong đó cộng đồng Kitô giáo có thể đóng góp thích đáng và không bị giản lược thành một thiểu số cần được bảo vệ. Các Kitô hữu, với nhiều công trình giáo dục, y tế và bác ái, là một phần nội tại của kết cấu lịch sử và xã hội của Liban và họ phải được bảo đảm khả thể tiếp tục các nỗ lực của họ vì lợi ích của đất nước mà họ vốn là những người sáng lập. Sự suy yếu hiện diện của các Kitô hữu có nguy cơ phá hủy sự cân bằng nội tại và chính thực tại của Liban. Về phương diện này, sự hiện diện của người tị nạn Syria và Palestine cũng phải được giải quyết. Hơn nữa, nếu không có một diễn trình phục hồi và tái thiết kinh tế rất cần thiết, đất nước có nguy cơ phá sản, với hậu quả có thể là sự trôi dạt nguy hiểm hướng tới chủ nghĩa chính thống cực đoan. Vì vậy, tất cả các nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo cần phải gạt bỏ các quyền lợi bản thân và dấn thân theo đuổi công lý và thực thi các cải cách thực sự vì lợi ích của đồng bào, hành động minh bạch và chịu trách nhiệm đối với các hành động của mình.
Tôi cũng bày tỏ niềm hy vọng vào hòa bình ở Libya, chính họ cũng bị tàn phá bởi một cuộc xung đột kéo dài và tôi tin tưởng rằng “Diễn đàn Đối thoại Chính trị Libya” gần đây, được tổ chức tại Tunisia vào tháng 11 năm ngoái dưới sự bảo trợ của Liên hiệp quốc, sẽ cho phép một cách hữu hiệu việc khai mở diễn trình hòa giải xứ sở từng được chờ đợi từ lâu.
Các khu vực khác trên thế giới cũng là một nguyên nhân lo ngại. Trước hết, tôi xin đề cập đến những căng thẳng chính trị và xã hội ở Cộng hòa Trung Phi và những căng thẳng ảnh hưởng đến Châu Mỹ Latinh nói chung, vốn bắt nguồn từ những bất bình đẳng sâu xa, những bất công và nghèo đói xúc phạm đến phẩm giá con người. Tôi cũng đặc biệt theo dõi sự xấu đi của các mối liên hệ ở Bán đảo Triều Tiên, mà đỉnh điểm là việc phá hủy văn phòng liên lạc liên Triều Tiên ở Kaesong, và tình hình ở phía Nam dẫy Caucasus, nơi một số xung đột tiếp tục âm ỉ, một số trong đó bùng lên trong năm qua, phá hoại sự ổn định và an ninh của toàn khu vực.
Cuối cùng, tôi không thể không nhắc đến một tai họa nghiêm trọng khác của thời đại chúng ta: chủ nghĩa khủng bố, hàng năm giết chết rất nhiều nạn nhân trong số những thường dân không có khả năng tự vệ trên khắp thế giới. Khủng bố là một sự ác từng phát triển từ những năm 70 của thế kỷ trước, mà đỉnh điểm là các cuộc tấn công xảy ra tại Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ vào ngày 11 tháng 9 năm 2001 khiến gần ba nghìn người thiệt mạng. Bi thảm thay, số lượng các cuộc tấn công khủng bố đã gia tăng trong hai mươi năm qua, ảnh hưởng đến các quốc gia khác nhau ở mọi lục địa. Tôi nghĩ đến các cuộc tấn công khủng bố trước hết ở hạ Sahara châu Phi, và cả ở châu Á và châu Âu nữa. Suy nghĩ của tôi hướng đến mọi nạn nhân và gia đình của họ, những người đã mất người thân của họ vì bạo lực mù quáng được các bóp méo có tính ý thức hệ tôn giáo cổ vũ. Vì vậy, mục tiêu của các cuộc tấn công này thường là chính các nơi thờ phượng, nơi các tín hữu tập trung để cầu nguyện. Về phương diện này, tôi muốn nhấn mạnh rằng việc bảo vệ các cơ sở thờ phượng là hệ quả trực tiếp của việc bảo vệ tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo, và là nghĩa vụ đặt ra cho các thẩm quyền dân sự, bất kể họ thống thuộc nền chính trị hay tôn giáo nào.
Thưa quý vị, quý bà và qúy ông,
Ở phần cuối các suy sét này, tôi muốn tập chú vào một cuộc khủng hoảng cuối cùng, có lẽ là nghiêm trọng nhất: đó là cuộc khủng hoảng về các mối liên hệ nhân bản, như một biểu thức của cuộc khủng hoảng nhân học tổng quát, xử lý chính quan niệm về con người và phẩm giá siêu việt của họ.
Đại dịch, một thứ vốn buộc chúng ta phải chịu đựng những tháng dài cô lập và thường là cô đơn, đã làm nảy sinh nhu cầu của mọi cá nhân muốn có các mối liên hệ nhân bản. Tôi nghĩ trước hết tới các sinh viên không thể đến trường hoặc đại học cách thường xuyên. “Nhiều nỗ lực đã được thực hiện ở khắp nơi để cung ứng đáp ứng nhanh chóng qua các cương lĩnh giáo dục trực tuyến. Những điều này đã đưa ra ánh sáng sự chênh lệch rõ rệt trong các cơ hội giáo dục và kỹ thuật, nhưng chúng cũng khiến chúng ta nhận ra rằng, do tình trạng cấm cửa và nhiều nhu cầu hiện có khác, một số lượng lớn trẻ em và thanh thiếu niên đã bị tụt về phía sau trong diễn trình đi học tự nhiên ” [12]. Hơn nữa, sự gia tăng trong việc học từ xa cũng dẫn đến sự phụ thuộc nhiều hơn của trẻ em và thanh thiếu niên vào Internet và các hình thức truyền thông ảo nói chung, khiến tất cả các em trở nên dễ bị tổn thương hơn và bị phơi bầy quá mức cho các hoạt động tội phạm trực tuyến.
Chúng ta đang chứng kiến một loại “thảm họa giáo dục” – xin cho phép tôi nhắc lại điều này: một loại thảm họa giáo dục - mà chúng ta phải phản ứng vì lợi ích của các thế hệ đang đến và của toàn xã hội. “Ngày nay, cần có một cam kết đổi mới đối với một nền giáo dục biết mời gọi xã hội ở mọi bình diện tham gia vào” [13]. Thực thế, giáo dục là “liều thuốc giải độc tự nhiên cho nền văn hóa cá nhân chủ nghĩa đôi khi biến chất thành sự sùng bái bản thân thực sự và tính ưu việt của sự thờ ơ. Tương lai của chúng ta không thể là một tương lai chia rẽ, làm nghèo tư tưởng, trí tưởng tượng, sự chăm chú, đối thoại và hiểu biết lẫn nhau ” [14].
Đồng thời, những khoảng thời gian dài của việc cấm cửa cũng khiến các gia đình có thể dành nhiều thời gian hơn cho nhau. Đối với nhiều gia đình trong số này, đó là một cơ hội quan trọng để làm mới lại các mối liên hệ sâu sắc nhất của họ. Hôn nhân và gia đình “lập thành một trong những giá trị quý giá nhất của con người” [15] và là nền tảng của mọi xã hội dân sự. Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vĩ đại, người mà kỷ niệm một trăm năm ngày sinh của ngài mà chúng ta đã cử hành vào năm ngoái, đã nhận định trong giáo huấn sâu sắc của ngài về gia đình rằng, “ngày nay, vì chiều kích hoàn cầu của các vấn đề xã hội khác nhau, gia đình thấy vai trò của mình trong sự phát triển xã hội đã mở rộng một cách hoàn toàn mới mẻ… bằng cách giới thiệu cho con cái của họ một mô hình sống dựa trên các giá trị chân lý, tự do, công lý và tình yêu ” [16]. Mặc dù vậy, không phải ai ai cũng có thể sống thanh thản trong chính ngôi nhà của mình và một số hình thức sống thử đã biến chất và dẫn đến bạo lực gia đình. Tôi khuyến khích mọi người, các thẩm quyền dân sự và công cộng, hãy hỗ trợ các nạn nhân của bạo lực gia đình: thật không may, như chúng ta đều biết, phụ nữ, thường với con cái, là những người phải trả giá đắt nhất.
Nhu cầu ngăn chặn sự lây lan của vi-rút cũng có nhiều hệ luận đối với một số quyền tự do căn bản, bao gồm tự do tôn giáo, hạn chế việc thờ phượng công cộng và các hoạt động giáo dục và từ thiện của các cộng đồng tín ngưỡng. Tuy nhiên, cần phải công nhận rằng tôn giáo là một khía cạnh căn bản của con người và của xã hội, và không thể bị loại bỏ. Ngay cả khi chúng ta tìm cách bảo vệ cuộc sống con người khỏi sự lây lan của vi rút, chúng ta vẫn không thể coi chiều kích tinh thần và đạo đức của con người là kém quan trọng hơn sức khỏe thể lý.
Hơn nữa, tự do thờ phượng không phải là hệ quả của tự do hội họp. Trong yếu tính, nó phát khởi từ quyền tự do tôn giáo, vốn là quyền đệ nhất đẳng và căn bản của con người. Do đó, quyền này phải được các thẩm quyền dân sự tôn trọng, bảo vệ và bênh vực, giống như quyền có sức khỏe thân xác và thể lý. Đối với vấn đề này, việc chăm sóc hợp lý cho cơ thể không bao giờ có thể bỏ qua việc chăm sóc cho linh hồn.
Trong thư gửi Cangrande della Scala, Dante Alighieri nói rằng mục đích cuốn Comedy của ông là “loại bỏ những người sống ở đời này khỏi tình trạng khốn cùng và đưa họ đến tình trạng hạnh phúc” [17]. Đây cũng là công việc của cả các thẩm quyền tôn giáo và dân sự, trong các lĩnh vực và trách nhiệm khác nhau của họ. Cuộc khủng hoảng trong các mối liên hệ nhân bản và, do đó, những khủng hoảng khác mà tôi đã đề cập, không thể được vượt qua, trừ khi chúng ta bảo vệ được phẩm giá siêu việt của mỗi con người nhân bản, được tạo dựng theo hình ảnh và họa ảnh Thiên Chúa.
Khi đề cập đến nhà thơ vĩ đại của Florence, mà lễ kỷ niệm bảy trăm năm ngày mất của ông xảy ra vào năm nay, tôi cũng muốn nói lên một suy nghĩ đặc biệt đối với người dân Ý, những người đầu tiên ở châu Âu đối phó với những hậu quả nghiêm trọng của đại dịch. Tôi thúc giục họ đừng ngã lòng giữa những khó khăn hiện tại, mà hãy hợp tác trong việc xây dựng một xã hội, trong đó không ai bị vứt bỏ hay lãng quên.
Các Đại sứ thân mến,
Năm 2021 là khoảng thời gian không nên lãng phí. Và nó sẽ không bị lãng phí nếu chúng ta biết cùng nhau làm việc một cách quảng đại và cam kết. Về phương diện này, tôi tin chắc rằng tình huynh đệ là phương thuốc thực sự cho đại dịch và nhiều sự ác đã và đang ảnh hưởng đến chúng ta. Cùng với vắc-xin, tình huynh đệ và lòng hy vọng, có thể nói, là phương thuốc chúng ta cần trong thế giới ngày nay.
Với mỗi người trong qúy vị và quốc gia tương ứng của qúy vị, tôi cầu khẩn những phước lành dồi dào trên trời, và thêm vào đó những lời cầu chúc tốt lành của tôi rằng năm nay sẽ là một dịp hữu hiệu để thâm hậu hóa mối liên hệ huynh đệ vốn thống nhất toàn thể gia đình nhân loại.
Cảm ơn qúy vị!
Ghi Chú
[1] Thông điệp nhân Ngày Hòa bình Thế giới 2021, 8 tháng 12 năm 2020, 1.
[2] Đã dẫn. 6.
[3] Các Việc Sùng kính nhân Những dịp Khẩn cấp (1623), Suy Gẫm XVII.
[4] Thư gửi Sáng kiến “Nền kinh tế Francesco” (ngày 1 tháng 5 năm 2019).
[5] Thánh Gioan XXIII, Thông điệp Pacem in Terris (11 tháng 4 năm 1963), ed. Carlen, số 11.
[6] Xem Diễn văn trước Nghị viện Châu Âu, Strasburg (25 tháng 11 năm 2014).
[7] Thông điệp Truyền thanh cho Nhân dân Toàn Thế giới, ngày 24 tháng 12 năm 1944.
[8] Thông điệp gửi tới Hội nghị Liên hiệp quốc để Đàm phán về Một Công cụ có Tính Ràng buộc Hợp pháp Ngăn cấm Vũ khí Hạt nhân (23 tháng 3 năm 2017): AAS 109 (2017), 394-396; Thông điệp Fratelli Tutti, 262.
[9] Đã dẫn.
[10] Thông điệp Pacem in Terris (11 tháng 4, 1963), ed. Carlen, 112.
[11] Kinh Truyền Tin, ngày 1 tháng 1 năm 2021.
[12] Thông điệp Video nhân cuộc họp “Hiệp ước toàn cầu về giáo dục. Cùng nhau nhìn xa hơn” (15 tháng 10 năm 2020).
[13] Đã dẫn.
[14] Đã dẫn.
[15] Thánh Gioan Phaolô II, Tông huấn Familiaris Consortio (22 tháng 12 năm 1981), 1.
[16] Đã dẫn, 48.
[17] Thư XIII, 39.
Cuộc khủng hoảng chính trị
Những vấn đề quan trọng mà tôi vừa đề cập làm nổi bật một cuộc khủng hoảng sâu xa hơn nhiều, một cuộc khủng hoảng, một cách nào đó, nằm ở gốc rễ của những cuộc khủng hoảng khác, và sức mạnh lớn lao của nó đã được chính đại dịch làm nổi bật. Tôi đề cập đến cuộc khủng hoảng chính trị đã và đang ảnh hưởng đến nhiều xã hội trong một thời gian và các hậu quả đau đớn của nó đã xuất hiện trong đại dịch.
Một trong những đặc điểm nổi bật của cuộc khủng hoảng này là sự gia tăng các xung đột chính trị và sự khó khăn, nếu không thực sự là thiếu khả năng, tìm kiếm các giải pháp chung và được chia sẻ cho các vấn đề đang gây khốn khổ cho thế giới của chúng ta. Đây là một xu hướng đang lớn mạnh, một xu hướng đang ngày càng trở nên lan tràn hơn ở cả các nước có truyền thống dân chủ lâu đời. Tạo sức sống cho các nền dân chủ là một thách thức trong thời điểm lịch sử hiện nay [6], một thách thức ảnh hưởng trực tiếp đến mọi quốc gia, dù nhỏ hay lớn, kinh tế tiên tiến hay đang trong diễn trình phát triển. Trong những ngày này, suy nghĩ của tôi đặc biệt hướng đến người dân Myanmar, những người tôi xin bày tỏ tình cảm và sự gần gũi của tôi. Con đường dẫn đến nền dân chủ được đi theo trong những năm gần đây đã bị gián đoạn sống sượng bởi cuộc đảo chính tuần trước. Điều này đã dẫn đến việc bỏ tù các nhà lãnh đạo chính trị khác nhau, những người, tôi hy vọng sẽ mau chóng được thả tự do như một dấu hiệu khích lệ cho một cuộc đối thoại chân thành nhằm lợi ích của đất nước.
Về vấn đề đó, như Đức Giáo Hoàng Piô XII đã tuyên bố trong Thông điệp Truyền thanh đáng nhớ của ngài vào Lễ Giáng sinh năm 1944: “Bày tỏ quan điểm riêng của họ về những bổn phận và hy sinh đặt ra cho họ, và không bị buộc phải tuân theo mà không được lắng nghe - đây là hai quyền công dân tìm thấy biểu thức của chúng trong nền dân chủ, như tên gọi của nó hàm nghĩa” [7]. Dân chủ dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, dựa trên khả thể mỗi người có thể đóng góp vào lợi ích của xã hội, và dựa trên việc xem xét này là các ý kiến khác nhau không đe dọa quyền lực và an ninh của các quốc gia, nhưng qua tranh luận trung thực cùng làm giàu lẫn nhau và giúp nhau tìm ra giải pháp thích hợp hơn cho các vấn đề cấp bách. Diễn trình dân chủ kêu gọi việc theo đuổi con đường đối thoại bao gồm, hòa bình, xây dựng và tôn trọng giữa mọi thành tố của xã hội dân sự ở mọi thành phố và quốc gia. Như tôi đã đề cập, những sự kiện mà nhiều cách và bối cảnh khác nhau, từ Đông sang Tây, đã đánh dấu năm vừa qua, cả ở các nước có truyền thống dân chủ lâu đời, đã cho thấy rõ thách thức này không thể tránh khỏi ra sao và chúng ta không thể tránh khỏi thế nào bổn phận tinh thần và xã hội phải giải quyết nó một cách tích cực. Sự phát triển của một ý thức dân chủ đòi phải vượt qua việc nhấn mạnh tới nhân cách cá nhân và phải dành ưu tiên cho việc tôn trọng pháp quyền. Thật vậy, luật pháp là điều kiện tiên quyết không thể thiếu để thực thi mọi quyền lực và phải được bảo đảm bởi các cơ quan cai trị có trách nhiệm, bất kể quyền lợi chính trị trổi vượt.
Đáng buồn thay, cuộc khủng hoảng về chính trị và các giá trị dân chủ cũng được phản ảnh ở bình diện quốc tế, với những tác động đối với toàn bộ hệ thống đa phương và hậu quả hiển nhiên là các Cơ Quan được thiết kế để cổ vũ hòa bình và phát triển - trên cơ sở luật pháp chứ không phải trên “luật của kẻ mạnh nhất”- thấy tính hiệu năng của họ bị tổn hại. Chắc chắn, chúng ta không thể bỏ qua điều này là hệ thống đa phương, trong những năm gần đây, cũng bộc lộ một số hạn chế. Đại dịch là một cơ hội quý giá để đề ra và thực hiện các cải cách cơ cấu để các Cơ Quan quốc tế có thể khám phá lại thiên chức thiết yếu của họ là phục vụ gia đình nhân loại bằng cách bảo vệ cuộc sống và hòa bình của cá nhân.
Một trong những dấu hiệu của cuộc khủng hoảng chính trị chính là sự miễn cưỡng thường gặp đối với việc chấp nhận các con đường cải cách. Chúng ta không được sợ hãi trước những cải cách, ngay cả khi chúng đòi ta phải hy sinh và thông thường phải thay đổi trong cách suy nghĩ của ta. Mọi cơ thể sống động đều cần được cải cách liên tục, và những cải cách đang diễn ra ở Tòa thánh và Giáo triều Rôma cũng thích hợp với quan điểm này.
Dù sao, có một số dấu hiệu đáng khích lệ, chẳng hạn như Hiệp ước cấm Vũ khí Hạt nhân có hiệu lực vài ngày trước và việc gia hạn thêm một thời hạn 5 năm nữa của Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Mới (“New START”) giữa Liên bang Nga và Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ. Như tôi đã lưu ý trong Thông điệp Fratelli Tutti gần đây của tôi, “nếu chúng ta xem xét các mối đe dọa chính đối với hòa bình và an ninh với nhiều chiều kích của chúng trong thế giới đa cực của thế kỷ XXI này… thì không ít nghi ngờ nảy sinh về tính không thỏa đáng của khả năng răn đe hạt nhân như một đáp ứng hữu hiệu đối với những thách thức như vậy ” [8]. Thực thế, “một sự ổn định dựa trên nỗi sợ hãi, khi nó thực sự làm gia tăng nỗi sợ hãi và phá hoại các mối liên hệ tin cậy giữa các dân tộc” [9] là điều không bền vững.
Các nỗ lực trong lĩnh vực giải giới và không phổ biến vũ khí hạt nhân mà, bất chấp các khó khăn và miễn cưỡng, cần được tăng cường, cũng nên được thi hành đối với vũ khí hóa học và vũ khí qui ước. Thế giới của chúng ta có quá nhiều vũ khí! Như Thánh Gioan XXIII đã nhận xét vào năm 1963, “công lý, lý trí đúng đắn, và sự công nhận phẩm giá con người không ngừng kêu gọi việc ngưng chạy đua vũ trang. Các bên liên quan phải giảm bớt kho dự trữ vũ khí đã được xây dựng ở nhiều nước khác nhau” [10]. Khi bạo lực gia tăng ở mọi bình diện cùng với sự phổ biến vũ khí lan tràn, và chúng ta thấy xung quanh mình một thế giới bị giằng xé bởi chiến tranh và chia rẽ, chúng ta cảm thấy nhu cầu hòa bình ngày càng lớn hơn bao giờ hết, một nền hòa bình “không những là vắng bóng chiến tranh mà còn là sự sống giàu ý nghĩa, bắt nguồn từ và sống nhờ sự thành toàn cá nhân và sự chia sẻ huynh đệ với người khác” [11].
Tôi mong ước năm 2021 sẽ là năm mà cuộc xung đột ở Syria, bắt đầu từ mười năm trước, cuối cùng có thể kết thúc! Để điều này xảy ra, cộng đồng quốc tế cũng cần có sự quan tâm đổi mới để giải quyết các nguyên nhân của cuộc xung đột một cách trung thực và dũng cảm và tìm kiếm các giải pháp mà theo đó mọi người, bất kể thống thuộc sắc tộc và tôn giáo nào, đều có thể đóng góp với tư cách công dân vào tương lai của Quốc gia.
Mong muốn hòa bình của tôi hiển nhiên muốn ngỏ cùng Đất Thánh. Sự tin tưởng lẫn nhau giữa người Israel và người Palestine phải là cơ sở cho cuộc đối thoại trực tiếp đổi mới giữa các bên nhằm giải quyết một cuộc xung đột đã kéo dài quá lâu. Tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đối thoại trực tiếp như thế, mà không có ý định đặt để các giải pháp không nhằm mục đích tốt cho mọi bên. Người Palestine và người Israel - tôi chắc chắn về điều này - chia sẻ mong muốn được sống trong hòa bình.
Tôi cũng bày tỏ niềm hy vọng về một cam kết chính trị đổi mới, cả trong nước lẫn quốc tế, nhằm cổ vũ sự ổn định của Liban, một quốc gia đang trải qua cuộc khủng hoảng nội bộ và có nguy cơ mất bản sắc và thấy mình bị cuốn hút thậm chí nhiều hơn vào các căng thẳng trong khu vực. Điều cần thiết nhất là đất nước này phải duy trì được bản sắc độc đáo của họ, đặc biệt là để bảo đảm một Trung Đông đa nguyên, khoan dung và đa dạng, trong đó cộng đồng Kitô giáo có thể đóng góp thích đáng và không bị giản lược thành một thiểu số cần được bảo vệ. Các Kitô hữu, với nhiều công trình giáo dục, y tế và bác ái, là một phần nội tại của kết cấu lịch sử và xã hội của Liban và họ phải được bảo đảm khả thể tiếp tục các nỗ lực của họ vì lợi ích của đất nước mà họ vốn là những người sáng lập. Sự suy yếu hiện diện của các Kitô hữu có nguy cơ phá hủy sự cân bằng nội tại và chính thực tại của Liban. Về phương diện này, sự hiện diện của người tị nạn Syria và Palestine cũng phải được giải quyết. Hơn nữa, nếu không có một diễn trình phục hồi và tái thiết kinh tế rất cần thiết, đất nước có nguy cơ phá sản, với hậu quả có thể là sự trôi dạt nguy hiểm hướng tới chủ nghĩa chính thống cực đoan. Vì vậy, tất cả các nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo cần phải gạt bỏ các quyền lợi bản thân và dấn thân theo đuổi công lý và thực thi các cải cách thực sự vì lợi ích của đồng bào, hành động minh bạch và chịu trách nhiệm đối với các hành động của mình.
Tôi cũng bày tỏ niềm hy vọng vào hòa bình ở Libya, chính họ cũng bị tàn phá bởi một cuộc xung đột kéo dài và tôi tin tưởng rằng “Diễn đàn Đối thoại Chính trị Libya” gần đây, được tổ chức tại Tunisia vào tháng 11 năm ngoái dưới sự bảo trợ của Liên hiệp quốc, sẽ cho phép một cách hữu hiệu việc khai mở diễn trình hòa giải xứ sở từng được chờ đợi từ lâu.
Các khu vực khác trên thế giới cũng là một nguyên nhân lo ngại. Trước hết, tôi xin đề cập đến những căng thẳng chính trị và xã hội ở Cộng hòa Trung Phi và những căng thẳng ảnh hưởng đến Châu Mỹ Latinh nói chung, vốn bắt nguồn từ những bất bình đẳng sâu xa, những bất công và nghèo đói xúc phạm đến phẩm giá con người. Tôi cũng đặc biệt theo dõi sự xấu đi của các mối liên hệ ở Bán đảo Triều Tiên, mà đỉnh điểm là việc phá hủy văn phòng liên lạc liên Triều Tiên ở Kaesong, và tình hình ở phía Nam dẫy Caucasus, nơi một số xung đột tiếp tục âm ỉ, một số trong đó bùng lên trong năm qua, phá hoại sự ổn định và an ninh của toàn khu vực.
Cuối cùng, tôi không thể không nhắc đến một tai họa nghiêm trọng khác của thời đại chúng ta: chủ nghĩa khủng bố, hàng năm giết chết rất nhiều nạn nhân trong số những thường dân không có khả năng tự vệ trên khắp thế giới. Khủng bố là một sự ác từng phát triển từ những năm 70 của thế kỷ trước, mà đỉnh điểm là các cuộc tấn công xảy ra tại Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ vào ngày 11 tháng 9 năm 2001 khiến gần ba nghìn người thiệt mạng. Bi thảm thay, số lượng các cuộc tấn công khủng bố đã gia tăng trong hai mươi năm qua, ảnh hưởng đến các quốc gia khác nhau ở mọi lục địa. Tôi nghĩ đến các cuộc tấn công khủng bố trước hết ở hạ Sahara châu Phi, và cả ở châu Á và châu Âu nữa. Suy nghĩ của tôi hướng đến mọi nạn nhân và gia đình của họ, những người đã mất người thân của họ vì bạo lực mù quáng được các bóp méo có tính ý thức hệ tôn giáo cổ vũ. Vì vậy, mục tiêu của các cuộc tấn công này thường là chính các nơi thờ phượng, nơi các tín hữu tập trung để cầu nguyện. Về phương diện này, tôi muốn nhấn mạnh rằng việc bảo vệ các cơ sở thờ phượng là hệ quả trực tiếp của việc bảo vệ tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo, và là nghĩa vụ đặt ra cho các thẩm quyền dân sự, bất kể họ thống thuộc nền chính trị hay tôn giáo nào.
Thưa quý vị, quý bà và qúy ông,
Ở phần cuối các suy sét này, tôi muốn tập chú vào một cuộc khủng hoảng cuối cùng, có lẽ là nghiêm trọng nhất: đó là cuộc khủng hoảng về các mối liên hệ nhân bản, như một biểu thức của cuộc khủng hoảng nhân học tổng quát, xử lý chính quan niệm về con người và phẩm giá siêu việt của họ.
Đại dịch, một thứ vốn buộc chúng ta phải chịu đựng những tháng dài cô lập và thường là cô đơn, đã làm nảy sinh nhu cầu của mọi cá nhân muốn có các mối liên hệ nhân bản. Tôi nghĩ trước hết tới các sinh viên không thể đến trường hoặc đại học cách thường xuyên. “Nhiều nỗ lực đã được thực hiện ở khắp nơi để cung ứng đáp ứng nhanh chóng qua các cương lĩnh giáo dục trực tuyến. Những điều này đã đưa ra ánh sáng sự chênh lệch rõ rệt trong các cơ hội giáo dục và kỹ thuật, nhưng chúng cũng khiến chúng ta nhận ra rằng, do tình trạng cấm cửa và nhiều nhu cầu hiện có khác, một số lượng lớn trẻ em và thanh thiếu niên đã bị tụt về phía sau trong diễn trình đi học tự nhiên ” [12]. Hơn nữa, sự gia tăng trong việc học từ xa cũng dẫn đến sự phụ thuộc nhiều hơn của trẻ em và thanh thiếu niên vào Internet và các hình thức truyền thông ảo nói chung, khiến tất cả các em trở nên dễ bị tổn thương hơn và bị phơi bầy quá mức cho các hoạt động tội phạm trực tuyến.
Chúng ta đang chứng kiến một loại “thảm họa giáo dục” – xin cho phép tôi nhắc lại điều này: một loại thảm họa giáo dục - mà chúng ta phải phản ứng vì lợi ích của các thế hệ đang đến và của toàn xã hội. “Ngày nay, cần có một cam kết đổi mới đối với một nền giáo dục biết mời gọi xã hội ở mọi bình diện tham gia vào” [13]. Thực thế, giáo dục là “liều thuốc giải độc tự nhiên cho nền văn hóa cá nhân chủ nghĩa đôi khi biến chất thành sự sùng bái bản thân thực sự và tính ưu việt của sự thờ ơ. Tương lai của chúng ta không thể là một tương lai chia rẽ, làm nghèo tư tưởng, trí tưởng tượng, sự chăm chú, đối thoại và hiểu biết lẫn nhau ” [14].
Đồng thời, những khoảng thời gian dài của việc cấm cửa cũng khiến các gia đình có thể dành nhiều thời gian hơn cho nhau. Đối với nhiều gia đình trong số này, đó là một cơ hội quan trọng để làm mới lại các mối liên hệ sâu sắc nhất của họ. Hôn nhân và gia đình “lập thành một trong những giá trị quý giá nhất của con người” [15] và là nền tảng của mọi xã hội dân sự. Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vĩ đại, người mà kỷ niệm một trăm năm ngày sinh của ngài mà chúng ta đã cử hành vào năm ngoái, đã nhận định trong giáo huấn sâu sắc của ngài về gia đình rằng, “ngày nay, vì chiều kích hoàn cầu của các vấn đề xã hội khác nhau, gia đình thấy vai trò của mình trong sự phát triển xã hội đã mở rộng một cách hoàn toàn mới mẻ… bằng cách giới thiệu cho con cái của họ một mô hình sống dựa trên các giá trị chân lý, tự do, công lý và tình yêu ” [16]. Mặc dù vậy, không phải ai ai cũng có thể sống thanh thản trong chính ngôi nhà của mình và một số hình thức sống thử đã biến chất và dẫn đến bạo lực gia đình. Tôi khuyến khích mọi người, các thẩm quyền dân sự và công cộng, hãy hỗ trợ các nạn nhân của bạo lực gia đình: thật không may, như chúng ta đều biết, phụ nữ, thường với con cái, là những người phải trả giá đắt nhất.
Nhu cầu ngăn chặn sự lây lan của vi-rút cũng có nhiều hệ luận đối với một số quyền tự do căn bản, bao gồm tự do tôn giáo, hạn chế việc thờ phượng công cộng và các hoạt động giáo dục và từ thiện của các cộng đồng tín ngưỡng. Tuy nhiên, cần phải công nhận rằng tôn giáo là một khía cạnh căn bản của con người và của xã hội, và không thể bị loại bỏ. Ngay cả khi chúng ta tìm cách bảo vệ cuộc sống con người khỏi sự lây lan của vi rút, chúng ta vẫn không thể coi chiều kích tinh thần và đạo đức của con người là kém quan trọng hơn sức khỏe thể lý.
Hơn nữa, tự do thờ phượng không phải là hệ quả của tự do hội họp. Trong yếu tính, nó phát khởi từ quyền tự do tôn giáo, vốn là quyền đệ nhất đẳng và căn bản của con người. Do đó, quyền này phải được các thẩm quyền dân sự tôn trọng, bảo vệ và bênh vực, giống như quyền có sức khỏe thân xác và thể lý. Đối với vấn đề này, việc chăm sóc hợp lý cho cơ thể không bao giờ có thể bỏ qua việc chăm sóc cho linh hồn.
Trong thư gửi Cangrande della Scala, Dante Alighieri nói rằng mục đích cuốn Comedy của ông là “loại bỏ những người sống ở đời này khỏi tình trạng khốn cùng và đưa họ đến tình trạng hạnh phúc” [17]. Đây cũng là công việc của cả các thẩm quyền tôn giáo và dân sự, trong các lĩnh vực và trách nhiệm khác nhau của họ. Cuộc khủng hoảng trong các mối liên hệ nhân bản và, do đó, những khủng hoảng khác mà tôi đã đề cập, không thể được vượt qua, trừ khi chúng ta bảo vệ được phẩm giá siêu việt của mỗi con người nhân bản, được tạo dựng theo hình ảnh và họa ảnh Thiên Chúa.
Khi đề cập đến nhà thơ vĩ đại của Florence, mà lễ kỷ niệm bảy trăm năm ngày mất của ông xảy ra vào năm nay, tôi cũng muốn nói lên một suy nghĩ đặc biệt đối với người dân Ý, những người đầu tiên ở châu Âu đối phó với những hậu quả nghiêm trọng của đại dịch. Tôi thúc giục họ đừng ngã lòng giữa những khó khăn hiện tại, mà hãy hợp tác trong việc xây dựng một xã hội, trong đó không ai bị vứt bỏ hay lãng quên.
Các Đại sứ thân mến,
Năm 2021 là khoảng thời gian không nên lãng phí. Và nó sẽ không bị lãng phí nếu chúng ta biết cùng nhau làm việc một cách quảng đại và cam kết. Về phương diện này, tôi tin chắc rằng tình huynh đệ là phương thuốc thực sự cho đại dịch và nhiều sự ác đã và đang ảnh hưởng đến chúng ta. Cùng với vắc-xin, tình huynh đệ và lòng hy vọng, có thể nói, là phương thuốc chúng ta cần trong thế giới ngày nay.
Với mỗi người trong qúy vị và quốc gia tương ứng của qúy vị, tôi cầu khẩn những phước lành dồi dào trên trời, và thêm vào đó những lời cầu chúc tốt lành của tôi rằng năm nay sẽ là một dịp hữu hiệu để thâm hậu hóa mối liên hệ huynh đệ vốn thống nhất toàn thể gia đình nhân loại.
Cảm ơn qúy vị!
Ghi Chú
[1] Thông điệp nhân Ngày Hòa bình Thế giới 2021, 8 tháng 12 năm 2020, 1.
[2] Đã dẫn. 6.
[3] Các Việc Sùng kính nhân Những dịp Khẩn cấp (1623), Suy Gẫm XVII.
[4] Thư gửi Sáng kiến “Nền kinh tế Francesco” (ngày 1 tháng 5 năm 2019).
[5] Thánh Gioan XXIII, Thông điệp Pacem in Terris (11 tháng 4 năm 1963), ed. Carlen, số 11.
[6] Xem Diễn văn trước Nghị viện Châu Âu, Strasburg (25 tháng 11 năm 2014).
[7] Thông điệp Truyền thanh cho Nhân dân Toàn Thế giới, ngày 24 tháng 12 năm 1944.
[8] Thông điệp gửi tới Hội nghị Liên hiệp quốc để Đàm phán về Một Công cụ có Tính Ràng buộc Hợp pháp Ngăn cấm Vũ khí Hạt nhân (23 tháng 3 năm 2017): AAS 109 (2017), 394-396; Thông điệp Fratelli Tutti, 262.
[9] Đã dẫn.
[10] Thông điệp Pacem in Terris (11 tháng 4, 1963), ed. Carlen, 112.
[11] Kinh Truyền Tin, ngày 1 tháng 1 năm 2021.
[12] Thông điệp Video nhân cuộc họp “Hiệp ước toàn cầu về giáo dục. Cùng nhau nhìn xa hơn” (15 tháng 10 năm 2020).
[13] Đã dẫn.
[14] Đã dẫn.
[15] Thánh Gioan Phaolô II, Tông huấn Familiaris Consortio (22 tháng 12 năm 1981), 1.
[16] Đã dẫn, 48.
[17] Thư XIII, 39.