Bàn về quyền Tối Thượng và Ơn Bất Khả Ngộ của Đức Thánh Cha sau 150 năm sau Công Đồng Vatican I

Sau một thời gian dài cầu nguyện tham luận, những tín điều về quyền Tối Thượng của Đức Thánh Cha trên Giáo hội hoàn vũ và Ơn Bất Khả Ngộ của Đức Giáo Hoàng khi Ngài giảng dậy về Đức Tin và Luân lý đã được Thánh Công đồng Vatican I đồng thuận. Đâu là Ý nghĩa của những tín điều này?

(Tin Vatican - Sergio Centofanti)

Một trăm năm mươi năm trước đây, vào ngày 18 tháng 7 năm 1870, Hiến Chế “Pastor Aeternus” (Đấng Chủ chăn vĩnh hằng), trong đó công bố hai tín điều về quyền Tối Thượng của Đức Thánh Cha trên Giáo hội hoàn vũ và Ơn Bất Khả Ngộ của Đức Giáo Hoàng.

Các cuộc tranh luận sâu động và sôi nổi

Tông huấn Tín điều (Dogmatic) đã được Công đồng Vatican I đồng tâm nhất trí phê chuẩn với 535 thượng phụ hiện diện trong Công đồng, sau những cuộc thảo luận lâu dài, phân tích tỉ mỉ, như thánh Giáo hoàng Phaolô VI phát biểu trong một buổi triều yết chung vào năm 1969. Ngài mô tả ngày hôm đó là một trang sử đặc biệt của Giáo hội, quyết liệt và dứt khoát. Tám mươi ba thượng phụ của Công đồng không bỏ phiếu. Sự chấp thuận của văn bản được đưa ra vào ngày cuối cùng của Công đồng Vatican I, đã bị hoãn lại vào ngày hôm sau, vì cuộc chiến giữa Pháp-Phổ bùng nổ. Sau khi quân đội Ý tái chiếm lại Roma ngày 20 tháng 9 năm 1870 - đánh dấu một cách hiệu quả các quốc gia nhìn nhận Vương quốc Vatican – Thánh Công đồng được kết thúc. Những xung đột trong Công đồng dẫn đến nguy cơ ly giáo, gọi là Công Giáo cổ điển...

Tín điều liên quan đến tính hợp lý và tính siêu nhiên của đức tin

Hai tín điều mà Hiến chế Đấng Chăn Chiên Muôn Thuở (Pastor Aeternus) được công bố sau những tín điều liên quan đến tính hợp lý và tính siêu việt của đức tin trong Hiến chế “Con Thiên Chúa” (Dei Filius), một tín điều của Công đồng Vatican I, được ban hành vào ngày 24 tháng 4 năm 1870. Tín điều nêu rõ: từ khởi nguyên cho đến cùng tận của mọi thời, có thể nhận ra được, nhờ ánh sáng của lý trí con người, mà nhận ra mọi sự được hình thành (Rm 1:20).

Tín điều này, như thánh giáo Hoàng Phaolô VI đã giải thích trong buổi triều yết năm 1969, rằng qua lý trí của con người, chúng ta có thể đạt được một số kiến thức nhất định về Đấng Tạo hóa, thông qua các tạo vật của Ngài. Vì vậy, Giáo hội, trong thời đại của chủ nghĩa duy lý, nhìn nhận giá trị của lý trí, một mặt, duy trì sự ưu việt của mặc khải và đức tin đối với lý trí và năng lực của nó; nhưng mặt khác, tuyên bố rằng, không thể có sự đối kháng giữa sự thật của đức tin và sự thật của lý trí, vì Thiên Chúa là nguồn gốc của cả hai.

Trong Thông điệp về Đức tin và Lý trí (Fides et ratio), được công bố vào năm 1998, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã khẳng định, Đức tin và lý trí giống như đôi cánh giúp con người vươn lên để nhận biết sự thật; và Thiên Chúa đã đặt vào trái tim con người một khát vọng muốn biết sự thật - trong một từ, để biết chính mình - vì vậy, bằng cách biết và yêu mến Thiên Chúa, những người nam và nữ cũng có thể đạt được sự thật đầy đủ về chính mình.

Tín điều về Quyền Tối Thượng

Trong Hiến Chế “Đấng Chăn Chiên Hằng cửu” (Pastor Aeternus), Thánh Giáo hoàng Piô IX, trước khi công bố tín điều về Quyền Tối Thượng, Ngài đã nhắc lại lời cầu nguyện của Chúa Giêsu với Chúa Cha rằng “Xin cho chúng nên một”! và Chúa cũng long trọng tuyên bố: Xây dựng Giáo hội trên nền tảng Phêrô và các đấng kế vị Ngài là đầu của Giáo hội. Đức Thánh Cha long trọng tuyên bố:

Chúng tôi tuyên dạy và công bố rằng, theo nguồn mặc khải trong Tin Mừng, quyền Tối thượng cai quản toàn thể Giáo hội của Chúa trên khắp hoàn cầu, được hứa ban cho thánh Phêrô, được Chúa Kitô ban cho thánh nhân như vị Hoàng tử chăn đắt chiên con và chiên mẹ cho Thánh Tông đồ Phêrô, và vì sự cứu rỗi muôn đời và vĩnh cửu của Giáo hội, phải được duy trì mãi mãi, do chính quyền năng của Chúa Kitô, trong Giáo hội, được thành lập trên đá tảng Phêrô, sẽ trường tồn trong mọi thế hệ cho đến tận thế…

"Vì thế, bất cứ ai kế vị ngai tòa của thánh Phêrô, đều nhận được quyền do chính Chúa Chúa Kitô trao, đó là Quyến Tối Thượng của Thánh Phêrô trên toàn thể Giáo hội bao gồm cả giáo sĩ và giáo dân, cá nhân hay tập thể, đều phải phục tùng quyền Tối thương này, không chỉ trong các lãnh vực liên quan đến đức tin và luân lý, mà còn trong những vấn đề liên quan đến kỷ luật và quyền bính của Giáo hội trên toàn thế giới. Theo cách này, qua sự hiệp nhất với Giáo hoàng La Mã mà hiệp thông trong cùng một đức tin trong một Giáo hội của Chúa Kitô dưới một mục tử tối cao. Đây là một tín điều trong giáo huấn đức tin Công Giáo, và không tách ly ra khỏi nó, mà không gây nguy hại cho đức tin và ơn cứu rỗi của mình.

Tín điều Bất Khả Ngộ của Giáo hoàng

Thánh Giáo hoàng Piô IX viết: Ngay trong thời kỳ khởi thủy của Giáo hội, Đức Thánh Cha cũng có quyền Bất khả Ngộ trong việc giảng dạy. Quyền năng này được trao cho thánh Phêrô và những người kế vị thánh nhân, vì ơn cứu rỗi của tất cả mọi người, vì đây là truyền thống không bao giờ thay đổi trong Giáo hội. Và Ngài tiếp:

Tuy nhiên, vì trong thời đại này khi mà hiệu năng của quyền Tông đồ đặc biệt này bị mai một đi, nên Giáo hội cần phải khẳng định lại một cách long trọng nhân danh Chúa Giêsu, Người Con duy nhất của Chúa đã trao ban cho thánh Phêrô quyền bính đi đôi với sứ vụ của Ngài…

"Vì vậy, trung thành với truyền thống nhận được từ Kitô giáo, và để tôn vinh Thiên Chúa, Đấng cứu độ chúng ta, để duy trì đức tin Công Giáo và ơn cứu rỗi cho mọi người Kitô hữu, với sự đồng thuận của Thánh Công đồng, với quyền tối thượng của Đấng đại diện thánh Phêrô, ngồi trên ngai tòa Phêrô, thi hành chức vụ của mình với tư cách là mục tử và là kẻ cầm đầu Giáo hội, với thẩm quyền tông đồ tối cao của mình, ta xác định, tín điều liên quan đến đức tin và luân lý được cả Giáo hội tuân giữ, Ta công bố: Tín điều Bất Khả Ngộ của Đức Thánh Cha.

Khi nào Giáo hoàng có ơn Bất Khả Ngộ

Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã giải thích ý nghĩa và giới hạn của Ơn Bất Khả Ngộ trong buổi triều yết chung ngày 24 tháng 3 năm 1993 như sau:

Ơn bất khả ngội không phải ban cho cá nhân Đức Giáo Hoàng La Mã, nhưng cho Ngài khi Ngài thi hành sứ vụ chủ chăn và giảng dậy cho các Kitô hữu. ĐTC không thực thi quyền này như là thẩm quyền của chính mình, nhưng 'bởi quyền tông đồ tối thượng của Ngài' và 'nhờ sự trợ giúp thiêng liêng mà Chúa Giêsu đã hứa ban cho thánh Phêrô.' Cuối cùng, ĐTC không sở hữu quyền này tự mình, nhưng "khi Ngài công bố với tư cách là Đức Thánh Cha, người cầm đầu Giáo hội", và chỉ trong lĩnh vực giáo lý đức tin và luân lý cho các tín hữu và những người có liên quan chặt chẽ với họ (...) Giáo hoàng phải hành động như 'một Mục tử, một lương y cho các Kitô hữu, ' nói và giảng dậy về những gì liên quan đến 'đức tin và luân lý đạo đức', đòni buộc tất cả các Kitô hữu phải tuân thủ.

Ví dụ "trường hợp công bố Tín điều “Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội”, điều mà thánh Giáo hoàng Piô IX đã khẳng định: 'Đây là một tín lý được Thiên Chúa mặc khải và, vì lý do này, phải được mọi tín hữu tin'; hoặc tín điều về “Đức Maria hồn xác lên trời”, Đức Piô XII nói: 'Theo những gì Chúa Giê-su Kitô giảng dậy, các thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô xác tín, và với thẩm quyền của Ta, Ta công bố đây là một tín điều...

'Trong những điều kiện này, người ta có thể nói về quyền giáo hoàng phi thường, những người cho là không thể sửa đổi được', không phải nhờ sự đồng ý của Giáo hội! Quyền bất khả ngộ Giáo hoàng là quyền tối cao mà Đức Thánh Cha có thể dùng quyền này! Nhưng trên thực tế, thì việc này ít xảy ra... Và nhiều vị Giáo hoàng đã không bao giờ dùng tới nó…

Tín điều và sự phát triển của tín lý

Ủy ban Thần học Quốc tế, trong một tài liệu mang tên là ”Giải thích Tín điều”, (xuất bản năm 1990, khi Đức Hồng Y Joseph Ratzinger còn là chủ tịch của Thánh bộ Đức tin), giải thích rằng tính bất khả ngộ không có nghĩa là sự thật ở trong sự thật, vì nó cần được hiểu trong bối cảnh của tính bất khả ngộ cách sống động và năng động trong Truyền thống, như Tông huấn “Ngôi Lời Nhập Thể” (Dei Verbum) đã xác định:

Đây là truyền thống xuất phát từ các Tông đồ đã được phát triển trong Giáo hội nhờ ơn soi động của Chúa Thánh Thần. Có một sự tăng trưởng trong sự hiểu biết về những thực tại và những ngôn từ đã được lưu truyền. Điều này được thự hiện qua những suy tư và nghiên cứu do các tín hữu thực hiện, những người suy gẫm những điều này trong lòng họ (xem Luca, 2:19, 51) thông qua một sự thông hiểu sâu sắc về các thực tại tâm linh mà họ trải nghiệm, và qua những lời rao giảng của các đấng kế vị các Tông đồ, để bảo vệ chân lý sự thật (DV, 8). Do đó, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã duy trì các buổi triều yết mà giáo huấn theo quyền Giảng dậy (Magisterium) đi vào các hoàn cảnh cụ thể, hầu đóng góp phận vụ của Vị Giáo hoàng La Mã trong việc giảng dậy tín lý cho toàn Giáo hội.

Quyền tối thượng, quyền Giám mục đoàn, sự đại kết

Thánh Giáo hoàng Phaolô VI, trong một buổi triều yết năm 1969, đã nói lên sự liên đới của Công đồng Vatican II và mối liên hệ với Đấng kế vị của Giáo hội, Thánh Công đồng Vatican II dậy: Thánh Công đồng Vatican I và II bổ túc cho nhau ngay cả khi cả hai thánh Công đồng đưa ra những tín điều khác nhau cho nhiều người và nhiều nguyên do. Vì vậy, sự chú ý về các đặc quyền dành cho Thánh Phêrô và người kế vị của thánh nhân là Đức Giáo Hoàng tại Vatican I đã được rộng mở ra cho toàn thể Dân Chúa, với các ý niệm về tính cách cộng đồng đạo đức và cộng đoàn. Đồng thời, tập trung vào sự hiệp nhất của Giáo hội, nơi thánh Phêrô là tâm điểm qui chiếu hữu hình, mà phát triển qua những nối kết đối thoại đại kết – mà thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, trong Tông huấn “Xin cho chúng nên một” (Ut unum sint), đưa ra lời kêu gọi đến mọi cộng đồng Kitô giáo khác nhau, tìm cách thực hiện quyền tối thượng của thánh Phêrô, trong khi không loại bỏ vai trò chính yếu của sứ vụ mỗi cộng đồng khai mở ra một thực tại mới.

Và Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trong Tông huấn “Niềm Vui Tin Mừng” (Evangelii gaudium), nói về một sự hoán cải của vị giáo hoàng. Ngài lưu ý rằng Công đồng Vatican thứ hai đã công bố rằng, giống như các Giáo phụ trong các Giáo hội sơ khai đã nắm giữ những vị trí và vai trò để 'đóng góp cách hữu hiệu dưới nhiều cách khác nhau, hầu thể hiện tính giám mục đoàn.' Tuy nhiên, mong muốn này vẫn chưa được thực hiện cách hoàn hảo; vì tính cách pháp lý của giám mục đoàn, bao gồm cả thẩm quyền giáo lý chân chính, vẫn chưa được phát triển đầy đủ. Trong lúc đó, sự tập trung quyền làm phức tạp hóa cuộc sống của Giáo hội và sứ vụ loan truyền của Giáo hội...

Cũng nên nhớ rằng, theo Hiến chế Ánh sáng Muôn dân của Vatican II, thì ơn bất khả ngộ được hứa cho Giáo hội, hàm chứa trong quyền thừa hành quyền giảng dậy của các Giám mục, hợp cùng với người kế vị thánh Phêrô (Lumen gentium, 25).

Yêu Kính Đức Giáo Hoàng

Siêu vượt lên trên việc tuân giữ các tín điều, Thánh Giáo hoàng Piô X chia sẻ trong một buổi triều yết vào năm 1912, về tình yêu mến và vâng lời dành cho Đức Giáo Hoàng, Ngài đã buồn rầu nói điều này không xảy ra.

Thánh Gioan Bosco thường khuyên các con cái Ngài, cùng các cộng sự viên của Ngài là hãy luôn vun trồng trong lòng họ ba tình yêu tinh ròng: Tình yêu dành cho Chúa Giêsu Thánh Thể, tình mến hiền thảo với Đức Mẹ và yêu kính Đức Thánh Cha.

Đức nguyên Giáo hoàng Benedict XVI, trong buổi gặp gỡ chia sẻ với những người trẻ tuổi ở Krakow vào ngày 27 tháng 5 năm 2006, đã nói về Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Người đã đơn sơ nắm giữ những gì đã được công bố như tín điều về đức tin được công bố vào năm 1870, đó là:

Đừng ngần ngại xây dựng cuộc sống của bạn trên Giáo hội và với Giáo hội. Tất cả các bạn hãy vun góp một tình yêu dành cho thánh Phêrô và cho Giáo hội đã được giao phó cho thánh nhân. Đừng để những người chống Chúa Kitô và chống Giáo hội lừa bịp các bạn. Vì chỉ có một nền tảng đá xứng đáng để xây nhà. Nền tảng này là Chúa Kitô. Và chỉ có một tảng đá mà Chúa Kitô hứa để xây Giáo hội Người đó là “Phêrô con là đá, và trên đá này, Thày sẽ xây Giáo hội của Thầy (Mt 16:18).

"Hỡi các bạn trẻ, các bạn biết rất rõ về tảng đá của thời đại chúng ta. Theo đó, đừng quên rằng thánh Phêrô, người đang theo dõi cuộc tụ họp của chúng ta trong tình yêu của Thiên Chúa Cha, không phải thánh nhân đang hiện diện trước mặt bạn, cũng không phải bất kỳ đấng kế vị của thánh Phêrô nào, đang kêu mời bạn xây dựng một ngôi nhà bền vững trên nền đá của Phêrô! Mà Đấng ấy đang hiến dâng trái tim và đôi tay của mình để giúp các bạn xây dựng một cuộc sống trên Chúa Kitô và với Chúa Kitô.