Theo thông cáo báo chí ngày 28 tháng 4 năm 2020 của Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ, nói chung, tự do tôn giáo trên thế giới đang trên đà gia tăng.
Nhân công bố phúc trình tự do tôn giáo quốc tế năm 2019 vào ngày nói trên, Chủ Tịch Ủy Ban, Tony Perkins, tuyên bố rằng “Chúng tôi được khích lệ bởi các biện pháp tích cực mà một số chính phủ đã đưa ra trong năm 2019, nhất là hai chính phủ đã có nhiều cam kết chặt chẽ với Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ, nhằm thiết lập một môi trường an toàn hơn cho tự tôn giáo hay niềm tin. Sudan trổi vượt, chứng tỏ rằng giới lãnh đạo mới với ý chí thay đổi có thể mau chóng đem lại các cải tiến trông thấy. Uzbekistan cũng đã thực hiện nhiều tiến bộ quan trọng trong năm 2019 hướng tới việc chu toàn các cam kết họ đưa ra nhằm cho phép các nhóm tôn giáo được nhiều tự do hơn. Dù các nước khác có tệ đi, nhất là Ấn Độ, chúng tôi thấy tự do tôn giáo quốc tế, nói chung, đang trên đà gia tăng”.
Thông cáo báo chí của Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ cho hay tính độc lập và lưỡng đảng của Ủy Ban đã giúp nó nhận diện không khoan nhượng các đe dọa đối với tự do tôn giáo khắp thế giới. Trong phúc trình năm 2020, Ủy Ban khuyến cáo 14 nước để Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ xếp họ vào số “các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt” (CPC) vì chính phủ của họ đã dấn thân theo đuổi hoặc dung túng “các vi phạm có hệ thống, liên tiếp, và trắng trợn”. Các nước này bao gồm 9 nước bị Bộ Ngoại Giao liệt vào hàng “các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt” hồi tháng 12 năm 2019: Miến Điện, Trung Hoa, Eritrea, Iran, Bắc Hàn, Pakistan, Saudi Arabia, Tajikistan và Turkmenistan, cũng như 5 nước khác là Ấn Độ, Nigeria, Nga, Syria và Việt Nam.
Thay vì sử dụng phạm trù “Tầng 2” (Tier 2) như trong các phúc trình trước đây, Phúc Trình năm 2020 khuyến cáo đặt 15 nước khác vào Danh Sách Quan Sát Đặc Biệt (SWL) của Bộ Ngoại Giao vì các vi phạm nghiêm trọng. Các nước này bao gồm 4 nước bị Bộ Ngoại Giao liệt vào hạng này hồi tháng 12 năm 2019: Cuba, Nicaragua, Sudan, và Uzbekistan, cũng như 11 nước khác: Afghanistan, Algeria, Azerbaijan, Bahrain, Công Hòa Trung Phi (CAR), Ai Cập, Indonesia, Iraq, Kazakhstan, Mã Lai, and Thổ Nhĩ Kỳ.
Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ khuyến cáo đưa Sudan, Uzbekistan, và CAR vào SWL năm 2019 dựa vào các cải tiến thực hiện tại các nước này trong năm 2019.
Phúc trình năm 2020 cũng khuyến cáo 6 tác nhân không phải là nhà nước bị liệt vào loại “các thực thể phải quan tâm đặc biệt” (EPC) vì các vi phạm có hệ thống, liên tục và trắng trợn. Các thực thể này gồm 5 tổ chức từng bị Bộ Ngoại Giao liệt kê hồi tháng 12 năm 2019: al-Shabaab ở Somalia, Boko Haram ở Nigeria, Houthis ở Yemen, Islamic State ở Khorasan Province (ISKP) thuộc Afghanistan, và Taliban ở Afghanistan, với 1 tổ chức nữa là Hay’at Tahrir al-Sham (HTS) ở Syria.
Phó Chủ Tịch Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ, Gayle Manchin, tuyên bố rằng “Chúng tôi khuyến cáo Chính Phủ tiếp tục ưu tiên hóa tự do tôn giáo quốc tế trong năm 2019, bao gồm dành một số tiền đáng kể trong tài trợ của Hoa Kỳ để bảo vệ các nơi thờ phượng và các địa điểm tôn giáo hoàn cầu... Chúng tôi cũng được khích lệ vì đầu năm 2020, Chính Phủ đã thiết lập lần đầu tiên một chức vụ cao cấp ở Tòa Bạch Ốc tập chú hoàn toàn vào tự do tôn giáo quốc tế... Trong khi chào đón các cố gắng vừa nói, chúng tôi cũng thúc giục Chính Phủ bãi bỏ việc liên tiếp áp đặt các trừng phạt hay miễn chước trước đây dành cho các nước bị chỉ định là “các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt”, và thay vào đó, đưa ra hành động duy nhất cho mỗi nước để họ phải giải trình về các lạm dụng đối với tự do tôn giáo”.
Ngoài các chương trình bầy các khám phá chủ chốt và các khuyến cáo về chính sách của Hoa Kỳ đối với 29 quốc gia nói trên, Phúc Trình năm nay còn mô tả và đánh giá cính sách tự do tôn giáo quốc tế của Hoa Kỳ nói chung. Phúc trình cũng bao gồm một phần mới nhằm tô đậm các phát triển và khuynh hướng chủ chốt khắp thế giới trong năm 2019, bao gồm các quốc gia không bị khuyến cáo cho vào “các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt” hay Danh Sách Quan Sát Đặc Biệt. Các điển hình là việc chính phủ Trung Hoa xách nhiễu các nhà cổ vũ nhân quyền ở ngoài biên giới của mình; việc thông qua các đạo luật mới về phạm thượng ở Brunei và Singapore; phong trào bài Do Thái gia tăng ở Châu Âu, các tấn công cao điểm vào các nơi thờ phượng và địa điểm thánh.
Linda Bordoni của Vatican News lưu ý cách riêng tới Ấn Độ, nước bị Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ liệt vào hàng “các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt”. Phúc trình của Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ mô tả các khai triển dưới thời chính phủ hiện nay ở Ấn Độ như là gây nên “sự thoái hóa sắc cạnh nhất, đáng báo động nhất về tự do tôn giáo”, dựa trên các chính sách và đối xử của họ đối với người Hồi Giáo.
Trái lại, đối với Sudan, Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ đã không còn xếp họ vào “các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt” nhưng hạ họ xuống thấp hơn vào hàng Danh Sách Quan Sát Đặc Biệt nhờ chính phủ lâm thời đã bãi bỏ “các hội đồng nhà thờ” (church councils) từng được nhà độc tài bị truất phế Omar al-Bashar sử dụng để bách hại các Kitô hữu và triệt hạ các thánh đường.
Nhân công bố phúc trình tự do tôn giáo quốc tế năm 2019 vào ngày nói trên, Chủ Tịch Ủy Ban, Tony Perkins, tuyên bố rằng “Chúng tôi được khích lệ bởi các biện pháp tích cực mà một số chính phủ đã đưa ra trong năm 2019, nhất là hai chính phủ đã có nhiều cam kết chặt chẽ với Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ, nhằm thiết lập một môi trường an toàn hơn cho tự tôn giáo hay niềm tin. Sudan trổi vượt, chứng tỏ rằng giới lãnh đạo mới với ý chí thay đổi có thể mau chóng đem lại các cải tiến trông thấy. Uzbekistan cũng đã thực hiện nhiều tiến bộ quan trọng trong năm 2019 hướng tới việc chu toàn các cam kết họ đưa ra nhằm cho phép các nhóm tôn giáo được nhiều tự do hơn. Dù các nước khác có tệ đi, nhất là Ấn Độ, chúng tôi thấy tự do tôn giáo quốc tế, nói chung, đang trên đà gia tăng”.
Thông cáo báo chí của Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ cho hay tính độc lập và lưỡng đảng của Ủy Ban đã giúp nó nhận diện không khoan nhượng các đe dọa đối với tự do tôn giáo khắp thế giới. Trong phúc trình năm 2020, Ủy Ban khuyến cáo 14 nước để Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ xếp họ vào số “các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt” (CPC) vì chính phủ của họ đã dấn thân theo đuổi hoặc dung túng “các vi phạm có hệ thống, liên tiếp, và trắng trợn”. Các nước này bao gồm 9 nước bị Bộ Ngoại Giao liệt vào hàng “các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt” hồi tháng 12 năm 2019: Miến Điện, Trung Hoa, Eritrea, Iran, Bắc Hàn, Pakistan, Saudi Arabia, Tajikistan và Turkmenistan, cũng như 5 nước khác là Ấn Độ, Nigeria, Nga, Syria và Việt Nam.
Thay vì sử dụng phạm trù “Tầng 2” (Tier 2) như trong các phúc trình trước đây, Phúc Trình năm 2020 khuyến cáo đặt 15 nước khác vào Danh Sách Quan Sát Đặc Biệt (SWL) của Bộ Ngoại Giao vì các vi phạm nghiêm trọng. Các nước này bao gồm 4 nước bị Bộ Ngoại Giao liệt vào hạng này hồi tháng 12 năm 2019: Cuba, Nicaragua, Sudan, và Uzbekistan, cũng như 11 nước khác: Afghanistan, Algeria, Azerbaijan, Bahrain, Công Hòa Trung Phi (CAR), Ai Cập, Indonesia, Iraq, Kazakhstan, Mã Lai, and Thổ Nhĩ Kỳ.
Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ khuyến cáo đưa Sudan, Uzbekistan, và CAR vào SWL năm 2019 dựa vào các cải tiến thực hiện tại các nước này trong năm 2019.
Phúc trình năm 2020 cũng khuyến cáo 6 tác nhân không phải là nhà nước bị liệt vào loại “các thực thể phải quan tâm đặc biệt” (EPC) vì các vi phạm có hệ thống, liên tục và trắng trợn. Các thực thể này gồm 5 tổ chức từng bị Bộ Ngoại Giao liệt kê hồi tháng 12 năm 2019: al-Shabaab ở Somalia, Boko Haram ở Nigeria, Houthis ở Yemen, Islamic State ở Khorasan Province (ISKP) thuộc Afghanistan, và Taliban ở Afghanistan, với 1 tổ chức nữa là Hay’at Tahrir al-Sham (HTS) ở Syria.
Phó Chủ Tịch Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ, Gayle Manchin, tuyên bố rằng “Chúng tôi khuyến cáo Chính Phủ tiếp tục ưu tiên hóa tự do tôn giáo quốc tế trong năm 2019, bao gồm dành một số tiền đáng kể trong tài trợ của Hoa Kỳ để bảo vệ các nơi thờ phượng và các địa điểm tôn giáo hoàn cầu... Chúng tôi cũng được khích lệ vì đầu năm 2020, Chính Phủ đã thiết lập lần đầu tiên một chức vụ cao cấp ở Tòa Bạch Ốc tập chú hoàn toàn vào tự do tôn giáo quốc tế... Trong khi chào đón các cố gắng vừa nói, chúng tôi cũng thúc giục Chính Phủ bãi bỏ việc liên tiếp áp đặt các trừng phạt hay miễn chước trước đây dành cho các nước bị chỉ định là “các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt”, và thay vào đó, đưa ra hành động duy nhất cho mỗi nước để họ phải giải trình về các lạm dụng đối với tự do tôn giáo”.
Ngoài các chương trình bầy các khám phá chủ chốt và các khuyến cáo về chính sách của Hoa Kỳ đối với 29 quốc gia nói trên, Phúc Trình năm nay còn mô tả và đánh giá cính sách tự do tôn giáo quốc tế của Hoa Kỳ nói chung. Phúc trình cũng bao gồm một phần mới nhằm tô đậm các phát triển và khuynh hướng chủ chốt khắp thế giới trong năm 2019, bao gồm các quốc gia không bị khuyến cáo cho vào “các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt” hay Danh Sách Quan Sát Đặc Biệt. Các điển hình là việc chính phủ Trung Hoa xách nhiễu các nhà cổ vũ nhân quyền ở ngoài biên giới của mình; việc thông qua các đạo luật mới về phạm thượng ở Brunei và Singapore; phong trào bài Do Thái gia tăng ở Châu Âu, các tấn công cao điểm vào các nơi thờ phượng và địa điểm thánh.
Linda Bordoni của Vatican News lưu ý cách riêng tới Ấn Độ, nước bị Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ liệt vào hàng “các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt”. Phúc trình của Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ mô tả các khai triển dưới thời chính phủ hiện nay ở Ấn Độ như là gây nên “sự thoái hóa sắc cạnh nhất, đáng báo động nhất về tự do tôn giáo”, dựa trên các chính sách và đối xử của họ đối với người Hồi Giáo.
Trái lại, đối với Sudan, Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ đã không còn xếp họ vào “các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt” nhưng hạ họ xuống thấp hơn vào hàng Danh Sách Quan Sát Đặc Biệt nhờ chính phủ lâm thời đã bãi bỏ “các hội đồng nhà thờ” (church councils) từng được nhà độc tài bị truất phế Omar al-Bashar sử dụng để bách hại các Kitô hữu và triệt hạ các thánh đường.