Đêm Vọng Phục Sinh: Mừng Vui Lên !!!
(Lc 24, 1-12)
Anh chị em thân mến, sau Nghi thức Làm Phép Lửa, Nến Phục Sinh được thắp lên như sự hiện diện của chính Chúa Giêsu Phục Sinh đang ở giữa chúng ta. Từ trong bóng tối đêm đen, Nến Phục Sinh dẫn chúng ta bước vào ánh sáng cử hành long trọng đêm Vọng Phục Sinh. Cây Nến này chính là biểu tượng trong mùa Phục Sinh.
Chúng ta vừa rước Nến Phục Sinh cháy sáng với lửa được làm phép vào nhà thờ đặt trên chân nến, đến phần làm phép Nước, Nến sẽ được nhúng vào nước, sau đó Tân Tòng được Rửa tội bằng Nước Phép này, những người đã đã chịu phép Rửa tội sau khi lặp lại lời hứa cũng được rảy trên mình cùng một nước mới này.
Trên thân Nến có các mẫu tự Hy Lạp: Alpha và Omega (có nghĩa là “chữ đầu” và “chữ cuối”trong bảng mẫu tự Hy Lạp), tượng trưng cho Chúa Kitô là đầu và là cuối (là nguyên thủy và cùng đích) của tất cả mọi tạo vật. Nến cũng được đánh dấu theo năm, năm nay là năm 2020.
Cây Nến này được thắp sáng suốt cả Mùa Phục Sinh, trong các Thánh lễ và sẽ được đốt lên vào mỗi dịp cử hành phép Rửa tội và trong Thánh lễ an táng.
40 ngày Chay Thánh qua đi, nay Giáo hội bước vào 50 ngày Mùa Phục Sinh và kêu gọi con cái mình Mừng vui lên. Này người trần hỡi hãy vui lên Al-lê-lui-a, vì Chúa đã sống lại thật rồi đem niềm vui cho thế giới. Chúa đã sống lại rồi, vinh quang tỏa lan khắp nơi. Chúa đã sống lại rồi, cho muôn người hưởng phúc quê Trời.
Mừng vui lên! Hỡi anh chị em!!! Chúa đã sống lại thật rồi.
Chúa Giêsu sống lại là một biến cố siêu việt, một sự kiện độc nhất vô nhị trong lịch sử nhân loại, nền tàng cho niềm tin của chúng ta. Chúa sống lại được chứng thực, không chỉ là ngôi mộ trống, khăn liêm được xếp gọn mang tính khả giác, mà là bằng chứng từ trời. Thiên Thần làm chứng tỏ tường khi nói: “Các bà đừng sợ! Tôi biết các bà tìm Ðức Giêsu, Ðấng bị đóng đinh. Người không có ở đây, vì Người đã chỗi dậy như Người đã nói” (Mt 28,5-6).
Chúa Giêsu sống lại như lời Người đã báo trước: “Ngày thứ ba, Ngài sẽ sống lại”. (x.Mt 20,17-19; Mc 10,33-34; Lc 18,31-33). Đây cũng là trọng tâm lời rao giảng của các tông đồ: “Nhờ quyền năng mạnh mẽ Thiên Chúa ban, các tông đồ làm chứng Chúa Giêsu đã sống lại” (Cv 1,22; 2,23.32; 3,15; 13,30; 17,3.8; 26,23). Thánh Phêrô đứng chung với mười một Tông đồ rao giảng: “Thiên Chúa đã làm cho Người sống lại” (Cv 2, 24). Thánh Phaolô công bố: “Nếu Đức Kitô đã không sống lại, thì lời rao giảng của chúng tôi sẽ nên trống rỗng, và Đức Tin của anh em cũng trống rỗng… Nếu Đức Kitô đã không sống lại, thì đức tin của anh em cũng vô giá trị” (1Cr, 15, 14-17). Các Tông đồ tuyên xưng: “Chúa Giêsu Kitô ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại”.
Xác tín của các Tông đồ về mầu nhiệm Phục Sinh được Đức nguyên Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI diễn giải: “Nếu Chúa Giêsu không sống lại thì sự tử nạn của Đức Kitô mất hết ý nghĩa cao trọng thiêng liêng. Như thế, Thập giá chỉ là bi kịch khổ hình và Đức Kitô chịu chết đã làm cuộc sống trở thành phi lý. Trái lại, mầu nhiệm Phục Sinh chứng tỏ Người chịu nạn chịu chết “đã được mai táng và ngày thứ ba đã chỗi dậy, đúng như lời Thánh Kinh” (1Cr 15, 4).
Như thế, tuyên xưng của Thánh Phaolô về mầu nhiệm phục sinh đã có từ Kinh Thánh, Thánh Phaolô là người lãnh nhận và truyền lại: “Tôi đã truyền đạt cho anh chị em những gì mà bản thân tôi đã nhận được, đó là Chúa Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta theo Lời Thánh Kinh, Ngài đã được mai táng trong mồ, Ngài đã sống lại theo lời Thánh Kinh” (1Cr 15, 3-4).
Nhờ Phục sinh, phép Rửa Tội mới có giá trị: “Khi chúng ta được dìm vào nước thanh tẩy, để thuộc về Đức Kitô Giêsu, là chúng ta đuợc dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta đã cùng được mai táng với Người. Bởi thế, cũng như Người đã sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới” (Rm 6,4-5).
Nếu Chúa Giêsu không sống lại thì không có sự sống đời đời vì “cả những người đã an nghỉ trong Đức Kitô cũng bị tiêu vong” (1Cr 15,18). Như vậy, “Nếu chúng ta đặt hy vọng vào Đức Kitô chỉ vì đời này mà thôi, thì chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người” (1Cr 15, 18-19).
Phải tin vào Đức Giêsu Kitô phục sinh để được cứu rỗi: “Nếu miệng bạn tuyên xưng Đức Giêsu là Chúa, và lòng bạn tin rằng Thiên Chúa đã làm cho Người sống lại từ cõi chết, thì bạn sẽ được cứu độ” (Rm 10, 9).
Mừng vui lên, sao không thể không vui, bởi vì đêm nay Chúa Kitô ra khỏi ngục vinh thắng, đêm mà xiềng xích sự chết do Tội Tổ Tông gây ra bị bẻ gãy. Sự chết đó đã khiến cho bao người thất vọng, làm tiêu tán hết mọi nỗ lực của con người. Nay Con Thiên Chúa, vì yêu thương đã vâng phục, với cái giá phải trả là chết trên thập giá, để hòa giải tội nhân với Chúa, mang lại sự sống cho con người.
Vâng, Chúa Kitô đã sống lại sáng láng bước ra khỏi mồ, sau khi tiêu diệt sự chết, bẻ gãy mọi ràng buộc của ngôi mộ. Con Thiên Chúa không còn ở trong mộ, bởi vì Người không thể nào là người tù của sự chết (x. Cv 2, 24) và ngôi mộ không thể nào giữ lại “Ðấng hằng sống” (Kh 1,8), Ðấng là chính nguồn mạch của sự sống đã kết thúc cuộc hành trình nơi ngôi mộ như mọi người, nhưng Người đã chiến thắng sự chết, sống lại ra khỏi mồ. Người đã mở lòng đất và mở ra thật rộng để hướng về Trời, đưa chúng ta ra khỏi mồ tăm tối, dẫn chúng ta từ đất về trời với Chúa Cha.
Vậy chúng ta có thể cao rao: “Chúa Kitô... Ðấng từ cõi chết sống lại và chiếu toả ánh sáng bình an của Người trên toàn thể nhân loại, Ðấng là Con Thiên Chúa, là Ðấng hằng sống và hằng trị mãi mãi muôn đời”. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
(Lc 24, 1-12)
Anh chị em thân mến, sau Nghi thức Làm Phép Lửa, Nến Phục Sinh được thắp lên như sự hiện diện của chính Chúa Giêsu Phục Sinh đang ở giữa chúng ta. Từ trong bóng tối đêm đen, Nến Phục Sinh dẫn chúng ta bước vào ánh sáng cử hành long trọng đêm Vọng Phục Sinh. Cây Nến này chính là biểu tượng trong mùa Phục Sinh.
Chúng ta vừa rước Nến Phục Sinh cháy sáng với lửa được làm phép vào nhà thờ đặt trên chân nến, đến phần làm phép Nước, Nến sẽ được nhúng vào nước, sau đó Tân Tòng được Rửa tội bằng Nước Phép này, những người đã đã chịu phép Rửa tội sau khi lặp lại lời hứa cũng được rảy trên mình cùng một nước mới này.
Trên thân Nến có các mẫu tự Hy Lạp: Alpha và Omega (có nghĩa là “chữ đầu” và “chữ cuối”trong bảng mẫu tự Hy Lạp), tượng trưng cho Chúa Kitô là đầu và là cuối (là nguyên thủy và cùng đích) của tất cả mọi tạo vật. Nến cũng được đánh dấu theo năm, năm nay là năm 2020.
Cây Nến này được thắp sáng suốt cả Mùa Phục Sinh, trong các Thánh lễ và sẽ được đốt lên vào mỗi dịp cử hành phép Rửa tội và trong Thánh lễ an táng.
40 ngày Chay Thánh qua đi, nay Giáo hội bước vào 50 ngày Mùa Phục Sinh và kêu gọi con cái mình Mừng vui lên. Này người trần hỡi hãy vui lên Al-lê-lui-a, vì Chúa đã sống lại thật rồi đem niềm vui cho thế giới. Chúa đã sống lại rồi, vinh quang tỏa lan khắp nơi. Chúa đã sống lại rồi, cho muôn người hưởng phúc quê Trời.
Mừng vui lên! Hỡi anh chị em!!! Chúa đã sống lại thật rồi.
Chúa Giêsu sống lại là một biến cố siêu việt, một sự kiện độc nhất vô nhị trong lịch sử nhân loại, nền tàng cho niềm tin của chúng ta. Chúa sống lại được chứng thực, không chỉ là ngôi mộ trống, khăn liêm được xếp gọn mang tính khả giác, mà là bằng chứng từ trời. Thiên Thần làm chứng tỏ tường khi nói: “Các bà đừng sợ! Tôi biết các bà tìm Ðức Giêsu, Ðấng bị đóng đinh. Người không có ở đây, vì Người đã chỗi dậy như Người đã nói” (Mt 28,5-6).
Chúa Giêsu sống lại như lời Người đã báo trước: “Ngày thứ ba, Ngài sẽ sống lại”. (x.Mt 20,17-19; Mc 10,33-34; Lc 18,31-33). Đây cũng là trọng tâm lời rao giảng của các tông đồ: “Nhờ quyền năng mạnh mẽ Thiên Chúa ban, các tông đồ làm chứng Chúa Giêsu đã sống lại” (Cv 1,22; 2,23.32; 3,15; 13,30; 17,3.8; 26,23). Thánh Phêrô đứng chung với mười một Tông đồ rao giảng: “Thiên Chúa đã làm cho Người sống lại” (Cv 2, 24). Thánh Phaolô công bố: “Nếu Đức Kitô đã không sống lại, thì lời rao giảng của chúng tôi sẽ nên trống rỗng, và Đức Tin của anh em cũng trống rỗng… Nếu Đức Kitô đã không sống lại, thì đức tin của anh em cũng vô giá trị” (1Cr, 15, 14-17). Các Tông đồ tuyên xưng: “Chúa Giêsu Kitô ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại”.
Xác tín của các Tông đồ về mầu nhiệm Phục Sinh được Đức nguyên Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI diễn giải: “Nếu Chúa Giêsu không sống lại thì sự tử nạn của Đức Kitô mất hết ý nghĩa cao trọng thiêng liêng. Như thế, Thập giá chỉ là bi kịch khổ hình và Đức Kitô chịu chết đã làm cuộc sống trở thành phi lý. Trái lại, mầu nhiệm Phục Sinh chứng tỏ Người chịu nạn chịu chết “đã được mai táng và ngày thứ ba đã chỗi dậy, đúng như lời Thánh Kinh” (1Cr 15, 4).
Như thế, tuyên xưng của Thánh Phaolô về mầu nhiệm phục sinh đã có từ Kinh Thánh, Thánh Phaolô là người lãnh nhận và truyền lại: “Tôi đã truyền đạt cho anh chị em những gì mà bản thân tôi đã nhận được, đó là Chúa Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta theo Lời Thánh Kinh, Ngài đã được mai táng trong mồ, Ngài đã sống lại theo lời Thánh Kinh” (1Cr 15, 3-4).
Nhờ Phục sinh, phép Rửa Tội mới có giá trị: “Khi chúng ta được dìm vào nước thanh tẩy, để thuộc về Đức Kitô Giêsu, là chúng ta đuợc dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta đã cùng được mai táng với Người. Bởi thế, cũng như Người đã sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới” (Rm 6,4-5).
Nếu Chúa Giêsu không sống lại thì không có sự sống đời đời vì “cả những người đã an nghỉ trong Đức Kitô cũng bị tiêu vong” (1Cr 15,18). Như vậy, “Nếu chúng ta đặt hy vọng vào Đức Kitô chỉ vì đời này mà thôi, thì chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người” (1Cr 15, 18-19).
Phải tin vào Đức Giêsu Kitô phục sinh để được cứu rỗi: “Nếu miệng bạn tuyên xưng Đức Giêsu là Chúa, và lòng bạn tin rằng Thiên Chúa đã làm cho Người sống lại từ cõi chết, thì bạn sẽ được cứu độ” (Rm 10, 9).
Mừng vui lên, sao không thể không vui, bởi vì đêm nay Chúa Kitô ra khỏi ngục vinh thắng, đêm mà xiềng xích sự chết do Tội Tổ Tông gây ra bị bẻ gãy. Sự chết đó đã khiến cho bao người thất vọng, làm tiêu tán hết mọi nỗ lực của con người. Nay Con Thiên Chúa, vì yêu thương đã vâng phục, với cái giá phải trả là chết trên thập giá, để hòa giải tội nhân với Chúa, mang lại sự sống cho con người.
Vâng, Chúa Kitô đã sống lại sáng láng bước ra khỏi mồ, sau khi tiêu diệt sự chết, bẻ gãy mọi ràng buộc của ngôi mộ. Con Thiên Chúa không còn ở trong mộ, bởi vì Người không thể nào là người tù của sự chết (x. Cv 2, 24) và ngôi mộ không thể nào giữ lại “Ðấng hằng sống” (Kh 1,8), Ðấng là chính nguồn mạch của sự sống đã kết thúc cuộc hành trình nơi ngôi mộ như mọi người, nhưng Người đã chiến thắng sự chết, sống lại ra khỏi mồ. Người đã mở lòng đất và mở ra thật rộng để hướng về Trời, đưa chúng ta ra khỏi mồ tăm tối, dẫn chúng ta từ đất về trời với Chúa Cha.
Vậy chúng ta có thể cao rao: “Chúa Kitô... Ðấng từ cõi chết sống lại và chiếu toả ánh sáng bình an của Người trên toàn thể nhân loại, Ðấng là Con Thiên Chúa, là Ðấng hằng sống và hằng trị mãi mãi muôn đời”. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ