Bà Susana trong bài đọc một hôm nay (Dn 13) là một người phụ nữ xinh đẹp quí phái, đức hạnh biết kính sợ Chúa. Than ôi, hồng nhan thì đa truân! Bà chẳng may lọt vào mắt xanh hai lão già dê xồm. Hai gã này quyền uy và thân thế xã hội cao chót vót, là thẩm phán trong dân. Hai gã dâm ô rắp tâm hãm hại bà. Nhưng ăn không được thì đạp đổ phá cho ôi. Họ đưa cái mà ngày nay ta gọi tòa án kiểu kangaroo.
Đàm đông lười biếng suy nghĩ, ăn theo nói leo, hùa theo hai gã già gian ác đã kết án tử lên bà Susana. Cái tâm lý bầy đàn đó ngày nay chưa hẳn tuyệt chủng đâu. Với sự tiếp sức của phương tiện truyền thông xã hội, nó đang lan tràn trong xã hội ngày nay, thiếu cẩn trọng và lười biếng trong tư duy.
Nhưng rồi, tiếng kêu oan người vô tội đã động lòng Trời. Chúa sai một người tuổi trẻ không đợi tài, đó là Daniel, đến giải cứu cho bà Susana.
Hơn 500 năm sau, một người phụ nữ khác bị bắt tận tay day tận trán vì tội ngoại tình. Chị ta là một người phụ nữ vô danh tiểu tốt, không quan trọng trong mắt xã hội. Tội ngoại tình của chị ta thì rành rành không thể chối cải.
Rồi lại cũng là nhóm người thế giá quyền uy trong xã hội, các kinh sư và biệt phái Pharisieu. Rồi cũng một đám đông bầy đàn hăm hở tập trung ở sân đền thờ vào sáng sớm. Xem ra họ phấn kích lắm. Không thể chờ đợi hơn. Họ giải chị ta đến trước mặt Chúa Giê-su ở nơi cộng cộng để toàn dân có thể thấy cho rõ mặt. Chắc người phụ nữ tội nghiệp này nghĩ trong bụng, ‘khả sát bất khả nhục’, muốn giết thì giết quách đi, đừng làm nhục người ta như thế chứ!
Bà Susana bị tố cáo oan. Nhưng chị này thì tội rõ mười mươi như ban ngày. Mục tiêu của đám người thế giá quyền uy, kinh sư và Pharisieu, ông chỉ là phạt tử người phụ nữ này, nhưng chính là đức Giê-su. Họ dùng người phụ nữ này để cài bẫy người. Họ muốn nhất tiễn hạ song điêu, một mũi tên bắn hạ hai chim. Ác !
Nhưng tiếng thầm than của người nghèo động lòng Trời. Thiên Chúa không suy nghĩ như con người. Công lý của Thiên Chúa không phải là công lý của loài người. Chúa Giê-su đã giải cứu bà một cách ngoạn mục.
Đức Giê-su đã nghĩ gì về người phụ nữ này? Hẳn nhiên chị ta nghèo. Phận phụ nữ thấp cổ bé mồn không có tiếng nói. Ngoại tình vì bị cài bẫy nhưng không vượt qua được sự đe dọa như bà Susana? Chị ta là một người mẹ đơn thân cần tiền nuôi con? Đáng trách nhưng lại đáng thương hơn?....
Thánh nhân ai cũng có quá khứ, tội nhân nào cũng có một tương lại. Chúng ta lắm khi hành xử như một đám đông bầy đàn. Nhốt người khác trong căn phòng tội lỗi quá khứ của họ. Nhưng căn phòng nào cũng có cửa thoát hiểm. Chúng ta nhốt họ trong căn phòng quá khứ đó với nhiều định kiến và xét đoán, rồi quăng đi cái chìa khóa mở cánh cửa tương lai đó.
Chúa không hành xử như vậy. Ngài nhẹ nhàng, ‘Thôi, con về đi. Từ nay đừng phạm tội nữa.’ Ngài đã giao ra cái chìa khóa thoát hiểm: Đó là lòng thương xót.
Lm. Quang Phan svd (quangdphan@yahoo.com)
Thứ Hai, tuần 5 mùa chay, 30/03/20.
Đàm đông lười biếng suy nghĩ, ăn theo nói leo, hùa theo hai gã già gian ác đã kết án tử lên bà Susana. Cái tâm lý bầy đàn đó ngày nay chưa hẳn tuyệt chủng đâu. Với sự tiếp sức của phương tiện truyền thông xã hội, nó đang lan tràn trong xã hội ngày nay, thiếu cẩn trọng và lười biếng trong tư duy.
Nhưng rồi, tiếng kêu oan người vô tội đã động lòng Trời. Chúa sai một người tuổi trẻ không đợi tài, đó là Daniel, đến giải cứu cho bà Susana.
Hơn 500 năm sau, một người phụ nữ khác bị bắt tận tay day tận trán vì tội ngoại tình. Chị ta là một người phụ nữ vô danh tiểu tốt, không quan trọng trong mắt xã hội. Tội ngoại tình của chị ta thì rành rành không thể chối cải.
Rồi lại cũng là nhóm người thế giá quyền uy trong xã hội, các kinh sư và biệt phái Pharisieu. Rồi cũng một đám đông bầy đàn hăm hở tập trung ở sân đền thờ vào sáng sớm. Xem ra họ phấn kích lắm. Không thể chờ đợi hơn. Họ giải chị ta đến trước mặt Chúa Giê-su ở nơi cộng cộng để toàn dân có thể thấy cho rõ mặt. Chắc người phụ nữ tội nghiệp này nghĩ trong bụng, ‘khả sát bất khả nhục’, muốn giết thì giết quách đi, đừng làm nhục người ta như thế chứ!
Bà Susana bị tố cáo oan. Nhưng chị này thì tội rõ mười mươi như ban ngày. Mục tiêu của đám người thế giá quyền uy, kinh sư và Pharisieu, ông chỉ là phạt tử người phụ nữ này, nhưng chính là đức Giê-su. Họ dùng người phụ nữ này để cài bẫy người. Họ muốn nhất tiễn hạ song điêu, một mũi tên bắn hạ hai chim. Ác !
Nhưng tiếng thầm than của người nghèo động lòng Trời. Thiên Chúa không suy nghĩ như con người. Công lý của Thiên Chúa không phải là công lý của loài người. Chúa Giê-su đã giải cứu bà một cách ngoạn mục.
Đức Giê-su đã nghĩ gì về người phụ nữ này? Hẳn nhiên chị ta nghèo. Phận phụ nữ thấp cổ bé mồn không có tiếng nói. Ngoại tình vì bị cài bẫy nhưng không vượt qua được sự đe dọa như bà Susana? Chị ta là một người mẹ đơn thân cần tiền nuôi con? Đáng trách nhưng lại đáng thương hơn?....
Thánh nhân ai cũng có quá khứ, tội nhân nào cũng có một tương lại. Chúng ta lắm khi hành xử như một đám đông bầy đàn. Nhốt người khác trong căn phòng tội lỗi quá khứ của họ. Nhưng căn phòng nào cũng có cửa thoát hiểm. Chúng ta nhốt họ trong căn phòng quá khứ đó với nhiều định kiến và xét đoán, rồi quăng đi cái chìa khóa mở cánh cửa tương lai đó.
Chúa không hành xử như vậy. Ngài nhẹ nhàng, ‘Thôi, con về đi. Từ nay đừng phạm tội nữa.’ Ngài đã giao ra cái chìa khóa thoát hiểm: Đó là lòng thương xót.
Lm. Quang Phan svd (quangdphan@yahoo.com)
Thứ Hai, tuần 5 mùa chay, 30/03/20.