Lúc 7 sáng Chúa Nhật 15 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Trong thánh lễ này, ngài cầu nguyện cách riêng cho cho những ai đang làm việc để đảm bảo các dịch vụ công cộng, xin Chúa ban sức mạnh để họ có thể đương đầu với tình huống khó khăn này.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha đã nhắc nhở mọi người rằng chúng ta hãy tiếp tục cầu nguyện cho những ai bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh này. Ngài nhắc nhở mọi người nhớ đến những người làm việc trong các hiệu thuốc, siêu thị, trong ngành giao thông, các cảnh sát viên để duy trì cuộc sống xã hội và dân sự.
Bài giảng của Đức Thánh Cha để tập trung vào bài Tin Mừng mô tả cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và người phụ nữ xứ Samaria.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan. Ga 4, 5-15. 19b-26. 39a. 40-42
Khi ấy, Chúa Giêsu tới một thành gọi là Sykar thuộc xứ Samaria, gần phần đất Giacóp đã cho con là Giuse, ở đó có giếng của Giacóp. Chúa Giêsu đi đường mệt, nên ngồi nghỉ trên miệng giếng, lúc đó vào khoảng giờ thứ sáu.
Một người đàn bà xứ Samaria đến xách nước, Chúa Giêsu bảo: “Xin bà cho tôi uống nước” (lúc ấy, các môn đệ đã vào thành mua thức ăn). Người đàn bà Samaria thưa lại: “Sao thế! Ông là người Do-thái mà lại xin nước uống với tôi là người xứ Samaria?” (vì người Do-thái không giao thiệp gì với người Samaria).
Chúa Giêsu đáp: “Nếu bà nhận biết ơn của Thiên Chúa ban và ai là người đang nói với bà: “Xin cho tôi uống nước”, thì chắc bà sẽ xin Người, và Người sẽ cho bà nước hằng sống”.
Người đàn bà nói: “Thưa Ngài, Ngài không có gì để múc, mà giếng thì sâu, vậy Ngài lấy đâu ra nước? Phải chăng Ngài trọng hơn tổ phụ Giacóp chúng tôi, người đã cho chúng tôi giếng này, và chính người đã uống nước giếng này cũng như các con cái và đoàn súc vật của người?”
Chúa Giêsu trả lời: “Ai uống nước giếng này sẽ còn khát, nhưng ai uống nước Ta sẽ cho thì không bao giờ còn khát nữa, vì nước Ta cho ai thì nơi người ấy sẽ trở thành mạch nước vọt đến sự sống đời đời”. Người đàn bà thưa: “Thưa Ngài, xin cho tôi nước đó để tôi chẳng còn khát, và khỏi phải đến đây xách nước nữa”.
Và người đàn bà nói với Chúa Giêsu: “Thưa Ngài, tôi thấy rõ Ngài là một tiên tri. Cha ông chúng tôi đã thờ trên núi này, còn các ông, các ông lại bảo: phải thờ ở Giêrusalem”. Chúa Giêsu đáp: “Hỡi bà, hãy tin Ta, vì đã đến giờ người ta sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải ở trên núi này hay ở Giêrusalem. Các người thờ Ðấng mà các người không biết, còn chúng tôi thờ Ðấng chúng tôi biết, vì ơn cứu độ từ dân Do-thái mà đến. Nhưng đã đến giờ, và chính là lúc này, những kẻ tôn thờ đích thực, sẽ thờ Chúa Cha trong tinh thần và chân lý, đó chính là những người tôn thờ mà Chúa Cha muốn. Thiên Chúa là tinh thần, và những kẻ tôn thờ Người, phải tôn thờ trong tinh thần và trong chân lý”.
Người đàn bà thưa: “Tôi biết Ðấng Messia mà người ta gọi là Kitô sẽ đến, và khi đến, Người sẽ loan báo cho chúng tôi mọi sự”. Chúa Giêsu bảo: “Ðấng ấy chính là Ta, là người đang nói với bà đây”.
Một số đông người Samaria ở thành đó đã tin Người vì lời người đàn bà làm chứng. Khi gặp Người, họ xin Người ở lại với họ. Và Người đã ở lại đó hai ngày, và vì nghe chính lời Người giảng dạy, số những kẻ tin ở Người thêm đông hẳn, họ bảo người đàn bà: “Giờ đây, không phải vì những lời chị kể mà chúng tôi tin, nhưng chính chúng tôi đã được nghe lời Người và chúng tôi biết Người thật là Ðấng Cứu Thế”.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu với người phụ nữ Samaria là “một cuộc đối thoại, một cuộc đối thoại lịch sử.” Nó không phải là một dụ ngôn. Nó đã xảy ra trong thực tế. Chúa Giêsu đã gặp một người phụ nữ, một người tội lỗi và lần đầu tiên trong Tin Mừng, Chúa Giêsu tỏ lộ thân phận của Ngài. Ngài đã mạc khải điều đó với một tội nhân có can đảm nói cho Ngài biết sự thật. Và dựa trên sự thật đó, cô đã tuyên xưng Chúa Giêsu với mọi người. “Đến. Có lẽ ông ấy là Đấng Cứu Thế, vì ông ấy đã nói với tôi mọi việc tôi đã làm.”
Đức Thánh Cha giải thích rằng không phải qua cuộc tranh luận về mặt lý thuyết xem Thiên Chúa nên được tôn thờ trên ngọn núi này hay ngọn núi kia mà người phụ nữ nhận ra căn tính thực sự của Chúa Giêsu. Thay vào đó, người phụ nữ nhận ra rằng Ngài là Đấng Cứu Thế bởi vì Ngài nói tỏ tường với cô sự thật đời cô ấy. Trước Đấng thấu suốt lịch sử đời mình, cô nhìn nhận tội lỗi và do đó gặp gỡ được Chúa.
Đây là những gì Chúa sử dụng – đó là sự thật đời cô - để loan báo Tin Mừng. Người ta không thể là môn đệ của Chúa Giêsu nếu không nhìn nhận sự thật của chính mình. Người phụ nữ này đã can đảm đối thoại với Chúa Giêsu. Bởi vì người Do Thái và người Samaria đã không đối thoại với nhau. Cô đã có can đảm quan tâm đến lời đề nghị của Chúa Giêsu, trong thứ nước hằng sống mà Chúa đề nghị, vì cô biết mình đang khát. Cô đã can đảm thú nhận sự yếu đuối và tội lỗi của mình.
Hơn nữa, lòng can đảm của người phụ nữ Samarita này đã dẫn cô đến việc sử dụng câu chuyện của chính mình để bảo đảm với mọi người rằng Chúa Giêsu đúng là một tiên tri.
Chúa luôn muốn đối thoại một cách minh bạch mà không che giấu điều gì, không mập mờ, không nói nước đôi. Ngài nói chính xác những gì Ngài muốn nói. Tôi có thể nói chuyện với Chúa theo cách này, giống như tôi với sự thật của chính mình. Do đó, từ sự thật của chính tôi với sức mạnh của Chúa Thánh Thần, tôi sẽ tìm thấy sự thật - rằng Chúa là vị cứu tinh, là Đấng đã đến cứu tôi và cứu chúng ta.
Vì cuộc đối thoại giữa người phụ nữ Samaria và Chúa Giêsu rất minh bạch, nên sau đó cô có thể tuyên bố thực tế Chúa Giêsu là Đấng Mêsia, là điều đã mang lại sự hoán cải cho người dân ở đó. Đó là thời gian của vụ thu hoạch.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã kết thúc bài giảng của ngài với lời cầu nguyện sau.
Xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng biết luôn luôn cầu nguyện trong sự thật, để hướng về Chúa bằng sự thật của chính tôi chứ không phải quai sự thật của người khác, càng không phải qua những sự thật được chắt lọc trong các cuộc tranh luận. “Đúng thế, tôi đã có năm người chồng. Đây là sự thật của tôi.”
Source:Vatican NewsPope’s Mass on Sunday for those guaranteeing public services
Trong thánh lễ này, ngài cầu nguyện cách riêng cho cho những ai đang làm việc để đảm bảo các dịch vụ công cộng, xin Chúa ban sức mạnh để họ có thể đương đầu với tình huống khó khăn này.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha đã nhắc nhở mọi người rằng chúng ta hãy tiếp tục cầu nguyện cho những ai bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh này. Ngài nhắc nhở mọi người nhớ đến những người làm việc trong các hiệu thuốc, siêu thị, trong ngành giao thông, các cảnh sát viên để duy trì cuộc sống xã hội và dân sự.
Bài giảng của Đức Thánh Cha để tập trung vào bài Tin Mừng mô tả cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và người phụ nữ xứ Samaria.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan. Ga 4, 5-15. 19b-26. 39a. 40-42
Khi ấy, Chúa Giêsu tới một thành gọi là Sykar thuộc xứ Samaria, gần phần đất Giacóp đã cho con là Giuse, ở đó có giếng của Giacóp. Chúa Giêsu đi đường mệt, nên ngồi nghỉ trên miệng giếng, lúc đó vào khoảng giờ thứ sáu.
Một người đàn bà xứ Samaria đến xách nước, Chúa Giêsu bảo: “Xin bà cho tôi uống nước” (lúc ấy, các môn đệ đã vào thành mua thức ăn). Người đàn bà Samaria thưa lại: “Sao thế! Ông là người Do-thái mà lại xin nước uống với tôi là người xứ Samaria?” (vì người Do-thái không giao thiệp gì với người Samaria).
Chúa Giêsu đáp: “Nếu bà nhận biết ơn của Thiên Chúa ban và ai là người đang nói với bà: “Xin cho tôi uống nước”, thì chắc bà sẽ xin Người, và Người sẽ cho bà nước hằng sống”.
Người đàn bà nói: “Thưa Ngài, Ngài không có gì để múc, mà giếng thì sâu, vậy Ngài lấy đâu ra nước? Phải chăng Ngài trọng hơn tổ phụ Giacóp chúng tôi, người đã cho chúng tôi giếng này, và chính người đã uống nước giếng này cũng như các con cái và đoàn súc vật của người?”
Chúa Giêsu trả lời: “Ai uống nước giếng này sẽ còn khát, nhưng ai uống nước Ta sẽ cho thì không bao giờ còn khát nữa, vì nước Ta cho ai thì nơi người ấy sẽ trở thành mạch nước vọt đến sự sống đời đời”. Người đàn bà thưa: “Thưa Ngài, xin cho tôi nước đó để tôi chẳng còn khát, và khỏi phải đến đây xách nước nữa”.
Và người đàn bà nói với Chúa Giêsu: “Thưa Ngài, tôi thấy rõ Ngài là một tiên tri. Cha ông chúng tôi đã thờ trên núi này, còn các ông, các ông lại bảo: phải thờ ở Giêrusalem”. Chúa Giêsu đáp: “Hỡi bà, hãy tin Ta, vì đã đến giờ người ta sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải ở trên núi này hay ở Giêrusalem. Các người thờ Ðấng mà các người không biết, còn chúng tôi thờ Ðấng chúng tôi biết, vì ơn cứu độ từ dân Do-thái mà đến. Nhưng đã đến giờ, và chính là lúc này, những kẻ tôn thờ đích thực, sẽ thờ Chúa Cha trong tinh thần và chân lý, đó chính là những người tôn thờ mà Chúa Cha muốn. Thiên Chúa là tinh thần, và những kẻ tôn thờ Người, phải tôn thờ trong tinh thần và trong chân lý”.
Người đàn bà thưa: “Tôi biết Ðấng Messia mà người ta gọi là Kitô sẽ đến, và khi đến, Người sẽ loan báo cho chúng tôi mọi sự”. Chúa Giêsu bảo: “Ðấng ấy chính là Ta, là người đang nói với bà đây”.
Một số đông người Samaria ở thành đó đã tin Người vì lời người đàn bà làm chứng. Khi gặp Người, họ xin Người ở lại với họ. Và Người đã ở lại đó hai ngày, và vì nghe chính lời Người giảng dạy, số những kẻ tin ở Người thêm đông hẳn, họ bảo người đàn bà: “Giờ đây, không phải vì những lời chị kể mà chúng tôi tin, nhưng chính chúng tôi đã được nghe lời Người và chúng tôi biết Người thật là Ðấng Cứu Thế”.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu với người phụ nữ Samaria là “một cuộc đối thoại, một cuộc đối thoại lịch sử.” Nó không phải là một dụ ngôn. Nó đã xảy ra trong thực tế. Chúa Giêsu đã gặp một người phụ nữ, một người tội lỗi và lần đầu tiên trong Tin Mừng, Chúa Giêsu tỏ lộ thân phận của Ngài. Ngài đã mạc khải điều đó với một tội nhân có can đảm nói cho Ngài biết sự thật. Và dựa trên sự thật đó, cô đã tuyên xưng Chúa Giêsu với mọi người. “Đến. Có lẽ ông ấy là Đấng Cứu Thế, vì ông ấy đã nói với tôi mọi việc tôi đã làm.”
Đức Thánh Cha giải thích rằng không phải qua cuộc tranh luận về mặt lý thuyết xem Thiên Chúa nên được tôn thờ trên ngọn núi này hay ngọn núi kia mà người phụ nữ nhận ra căn tính thực sự của Chúa Giêsu. Thay vào đó, người phụ nữ nhận ra rằng Ngài là Đấng Cứu Thế bởi vì Ngài nói tỏ tường với cô sự thật đời cô ấy. Trước Đấng thấu suốt lịch sử đời mình, cô nhìn nhận tội lỗi và do đó gặp gỡ được Chúa.
Đây là những gì Chúa sử dụng – đó là sự thật đời cô - để loan báo Tin Mừng. Người ta không thể là môn đệ của Chúa Giêsu nếu không nhìn nhận sự thật của chính mình. Người phụ nữ này đã can đảm đối thoại với Chúa Giêsu. Bởi vì người Do Thái và người Samaria đã không đối thoại với nhau. Cô đã có can đảm quan tâm đến lời đề nghị của Chúa Giêsu, trong thứ nước hằng sống mà Chúa đề nghị, vì cô biết mình đang khát. Cô đã can đảm thú nhận sự yếu đuối và tội lỗi của mình.
Hơn nữa, lòng can đảm của người phụ nữ Samarita này đã dẫn cô đến việc sử dụng câu chuyện của chính mình để bảo đảm với mọi người rằng Chúa Giêsu đúng là một tiên tri.
Chúa luôn muốn đối thoại một cách minh bạch mà không che giấu điều gì, không mập mờ, không nói nước đôi. Ngài nói chính xác những gì Ngài muốn nói. Tôi có thể nói chuyện với Chúa theo cách này, giống như tôi với sự thật của chính mình. Do đó, từ sự thật của chính tôi với sức mạnh của Chúa Thánh Thần, tôi sẽ tìm thấy sự thật - rằng Chúa là vị cứu tinh, là Đấng đã đến cứu tôi và cứu chúng ta.
Vì cuộc đối thoại giữa người phụ nữ Samaria và Chúa Giêsu rất minh bạch, nên sau đó cô có thể tuyên bố thực tế Chúa Giêsu là Đấng Mêsia, là điều đã mang lại sự hoán cải cho người dân ở đó. Đó là thời gian của vụ thu hoạch.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã kết thúc bài giảng của ngài với lời cầu nguyện sau.
Xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng biết luôn luôn cầu nguyện trong sự thật, để hướng về Chúa bằng sự thật của chính tôi chứ không phải quai sự thật của người khác, càng không phải qua những sự thật được chắt lọc trong các cuộc tranh luận. “Đúng thế, tôi đã có năm người chồng. Đây là sự thật của tôi.”
Source:Vatican News