53. HAI DƯƠNG TƯƠNG NGỘ
Dương Văn Khanh ở Triết Giang làm bộ hình lang trung, còn Dương Văn Khanh ở Sơn Tây thì làm bộ hộ lang trung, cả hai người cùng làm lang trung ở kinh thành, lại vừa cùng tên cùng họ, cho nên rất dễ khiến người ta lầm lẩn.
Một hôm, Dương Văn Khanh ở Triết Giang mời Trần Sư Triệu dự tiệc, sau khi nhận thiệp mời, Sư Triệu bèn theo ngày viết trên thiệp mà đi dự, nhưng đi lầm đến nhà của Dương Văn Khanh ở Sơn Tây. Gặp lúc Văn Khanh ngủ, người nhà vào bẩm báo có Sư Triệu đến, Văn Khanh vội vàng đích thân ra mời vào ngồi hầu.
Ngồi rất lâu, cũng không thấy Văn Khanh có tình ý mời ăn tiệc, Sư Triệu liền nghĩ thầm: “Một bàn tiệc rượu đơn giản cũng được vậy, không nên lãng phí”. Văn Khanh nghe được thì có chút kinh ngạc, trong bụng nghĩ tại sao Sư Triệu nói mình đãi khách? Giữa lúc nghi ngại nhưng cũng vẫn ra lệnh cho người nhà chuẩn bị tiệc rượu.
Nhưng qua một lúc sau, Dương Văn Khanh ở Triết Giang sai người truy tìm tung tích mà đến bẩm báo với Sư Triệu:
- “Chủ nhân đã đợi rất lâu giờ, mời đại nhân đi mau”.
Sư Triệu tỉnh ngộ hỏi:
- “Té ra là chủ nhân của ngươi mời ta, ta đi nhầm nhà rồi !”
Và cười lớn mà đi theo.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 53:
Lầm lẫn tên người này với người nọ là chuyện thường xảy ra trong cuộc sống, nhất là đối với những người đãng trí và tuổi tác cao.
Trong đời sống thiêng liêng cũng có những lúc người Ki-tô hữu lầm lẫn chuyện đọc kinh và chuyện hy sinh là hai chuyện không ăn nhập gì với nhau, cho nên họ chỉ biết đọc kinh cho nhiều mà không có hy sinh, bởi vì hy sinh và cầu nguyện phải đi đôi với nhau; đọc kinh cầu nguyện mà không hy sinh thì giống như xác mà không có hồn, hy sinh mà không cầu nguyện thì giống như linh hồn không có thân xác, cho nên lời cầu nguyện chỉ có thế giá trước mặt Thiên Chúa khi chúng ta kết hợp lời cầu nguyện và hy sinh là một...
Đức Chúa Giê-su đã hy sinh chết trên thập giá, và cũng trên thập giá Ngài đã cầu nguyện cho những kẻ đóng đinh Ngài, do đó mà chúng ta biết được hy sinh và cầu nguyện phải đi đôi với nhau trong đời sống đức tin của người Ki-tô hữu.
Nhầm lẫn vì tuổi tác cao, nhầm lẫn vì trùng tên họ là chuyện thường xảy ra trong cuộc sống, nhưng tách cầu nguyện và hy sinh ra làm hai là một nhầm lẫn rất lớn của người Ki-tô hữu, bởi vì cầu nguyện kèm với hy sinh là bảo bối để kéo ơn Thiên Chúa xuống trên chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Dương Văn Khanh ở Triết Giang làm bộ hình lang trung, còn Dương Văn Khanh ở Sơn Tây thì làm bộ hộ lang trung, cả hai người cùng làm lang trung ở kinh thành, lại vừa cùng tên cùng họ, cho nên rất dễ khiến người ta lầm lẩn.
Một hôm, Dương Văn Khanh ở Triết Giang mời Trần Sư Triệu dự tiệc, sau khi nhận thiệp mời, Sư Triệu bèn theo ngày viết trên thiệp mà đi dự, nhưng đi lầm đến nhà của Dương Văn Khanh ở Sơn Tây. Gặp lúc Văn Khanh ngủ, người nhà vào bẩm báo có Sư Triệu đến, Văn Khanh vội vàng đích thân ra mời vào ngồi hầu.
Ngồi rất lâu, cũng không thấy Văn Khanh có tình ý mời ăn tiệc, Sư Triệu liền nghĩ thầm: “Một bàn tiệc rượu đơn giản cũng được vậy, không nên lãng phí”. Văn Khanh nghe được thì có chút kinh ngạc, trong bụng nghĩ tại sao Sư Triệu nói mình đãi khách? Giữa lúc nghi ngại nhưng cũng vẫn ra lệnh cho người nhà chuẩn bị tiệc rượu.
Nhưng qua một lúc sau, Dương Văn Khanh ở Triết Giang sai người truy tìm tung tích mà đến bẩm báo với Sư Triệu:
- “Chủ nhân đã đợi rất lâu giờ, mời đại nhân đi mau”.
Sư Triệu tỉnh ngộ hỏi:
- “Té ra là chủ nhân của ngươi mời ta, ta đi nhầm nhà rồi !”
Và cười lớn mà đi theo.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 53:
Lầm lẫn tên người này với người nọ là chuyện thường xảy ra trong cuộc sống, nhất là đối với những người đãng trí và tuổi tác cao.
Trong đời sống thiêng liêng cũng có những lúc người Ki-tô hữu lầm lẫn chuyện đọc kinh và chuyện hy sinh là hai chuyện không ăn nhập gì với nhau, cho nên họ chỉ biết đọc kinh cho nhiều mà không có hy sinh, bởi vì hy sinh và cầu nguyện phải đi đôi với nhau; đọc kinh cầu nguyện mà không hy sinh thì giống như xác mà không có hồn, hy sinh mà không cầu nguyện thì giống như linh hồn không có thân xác, cho nên lời cầu nguyện chỉ có thế giá trước mặt Thiên Chúa khi chúng ta kết hợp lời cầu nguyện và hy sinh là một...
Đức Chúa Giê-su đã hy sinh chết trên thập giá, và cũng trên thập giá Ngài đã cầu nguyện cho những kẻ đóng đinh Ngài, do đó mà chúng ta biết được hy sinh và cầu nguyện phải đi đôi với nhau trong đời sống đức tin của người Ki-tô hữu.
Nhầm lẫn vì tuổi tác cao, nhầm lẫn vì trùng tên họ là chuyện thường xảy ra trong cuộc sống, nhưng tách cầu nguyện và hy sinh ra làm hai là một nhầm lẫn rất lớn của người Ki-tô hữu, bởi vì cầu nguyện kèm với hy sinh là bảo bối để kéo ơn Thiên Chúa xuống trên chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info