Chút Suy Tư Ngày Tết
Người ta thường nói “vui như Tết”. Tết thì phải vui bởi vì người ta được sum họp trong gia đình, có cơ hội nghỉ ngơi, có thời gian thăm viếng nhau và nhất là có dịp hồi tâm mà tạ ơn Ông Trời cũng như cầu bình an nhân dịp thời tiết giao mùa.
Vì thế nói Tết không vui thì thấy xót xa. Mà quả thật Tết năm nay dường như thiên hạ ít vui, vì buôn bán ế ẩm, làm ăn khó khăn, xã hội bất an và dịch bệnh đe dọa. Đi đâu cũng thấy cảnh người ăn xin, bán vé số hoặc cảnh người mù ngồi bên vệ đường cô đơn, buồn tủi.
Và cái không vui nhất có lẽ là cảnh trái ngược trong việc mừng Xuân đón Tết. Bức tranh Tết được vẽ trên cả hai mặt của tờ giấy. Một mặt vẽ xe hơi sang trọng, trên xe là người có chức, có tiền hay các chức sắc tôn giáo được ưu đãi nhờ tham gia ủy ban đàn két, với rượu ngoại cầm trên tay, mặt bên kia là tranh vẽ người nghèo chạy gạo, con cái nheo nhóc, công nhân không được lãnh lương lãnh thưởng…
Trên mạng xã hội tràn lan những cảnh đời bất hạnh. Người thì mất nhà mất cửa. Người khác không thể về quê ăn Tết. Người khác nữa thì bệnh tật đau yếu mà không tiền chữa chạy.
Đúng là không vui. Nhưng điều làm ảnh hưởng sâu xa đến niềm vui của con người là gì? Nếu tín hữu thuộc mọi thành phần chịu khó đọc lại Giáo huấn của Hội Thánh vào những dịp đặc biệt trong năm, có lẽ chúng ta sẽ có câu trả lời cho các vấn nạn dễ dàng. Giáo Hội nhìn thấy rõ ràng điều chúng ta còn thiếu trong một xã hội thiếu niềm vui như thế.
Giáo Hội dạy: “Cần phải có một nhận thức rộng rãi và nhạy bén hơn bao giờ hết về nhu cầu đổi mới triệt để về con người và xã hội để có thể bảo đảm công lý, tình liên đới, sự trung thực và cởi mở”. (HTXH 577). Thiếu bốn điều mà Giáo Hội nhắc đến ấy thì không có đổi mới, không có niềm vui, không có yêu thương. Lẽ ra ngày Tết cần chúc nhau có bốn điều ấy: công lý, liên đới, trung thực, vởi mở.
Chúng ta cứ than là sao Tết không vui mà không tìm ra cách lý giải. Giáo Hội lý giải giúp rồi mà chúng ta lại không chú ý. Mà bởi vì không chú ý cho nên chúng ta chưa có “nhận thức rộng rãi và nhạy bén” về các vấn đề xã hội.
Có những người lên mạng là nói chuyện nước Mỹ bên kia bờ đại dương hay lên án hàng linh mục, giám mục. Chẳng hạn có kẻ sống ở VN chẳng biết gì về Mỹ mà cứ thích chửi tổng thống Trump, chê linh mục này sai để rồi đổ lỗi cho hàng giám mục. Nhưng chuyện trước mắt thì phớt lờ. Làm vậy để làm gì? Có thể do mặc cảm thua kém mà họ phải tỏ ra cho người khác biết là họ cũng có cái… mồm!!! Nhưng như thế là chưa có “nhận thức rộng rãi và nhạy bén” về các vấn đề xã hội!
Cũng có những người tham gia những ủy ban tìm tư lợi, dùng truyền thông giả danh Công Giáo để lâu lâu bài xích Công Giáo (có ủy ban mà Đức Cha Micae cho biết là tiêu tốn vài tỷ hàng năm), và khi họ dư ăn dư mặc, họ không quan tâm đến dân Chúa nữa. Như thê là chưa có “nhận thức rộng rãi và nhạy bén” về các vấn đề xã hội, mà chỉ lo vun vén cho riêng mình.
Chương kết thúc của bản Tóm Lược Học Thuyết Xã Hội Công Giáo dành để trình bày “Vì Một Nền Văn Minh Tình Yêu”. Và Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đã kết thúc chương này, cũng là kết thúc bản tóm lược HTXHCG bằng lời nguyện của Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu trong “Một Tâm Hồn”:
“Lạy Chúa, vào lúc xế bóng của cuộc đời này, con sẽ đến trước Chúa với hai bàn tay trắng, vì con không xin Chúa tính sổ việc con làm. Mọi việc được gọi là công lý của chúng con đều khiếm khuyết trước mặt Chúa. Vì thế, con cầu xin Chúa bảo bọc con trong công lý của Chúa và xin cho con được nhận từ tình yêu của Chúa sự sở hữu vĩnh cửu là chính Ngài”.
Như thế, để có văn minh thật, có tình yêu thật và có niềm vui thật, con người phải có “nhận thức rộng rãi và nhạy bén” về các vấn đề xã hội, đồng thời sống theo công lý và tình yêu của Chúa. Đừng trách sao Tết không vui nếu chính chúng ta không ý thức được điều mà Giáo Hội tiên liệu và khuyên dạy. Và khi chúng ta vui vì có tiền, có mối quan hệ rộng rãi… thì xin nhớ đến những người dân và người giáo dân nói riêng.
Gioan Lê Quang Vinh
Người ta thường nói “vui như Tết”. Tết thì phải vui bởi vì người ta được sum họp trong gia đình, có cơ hội nghỉ ngơi, có thời gian thăm viếng nhau và nhất là có dịp hồi tâm mà tạ ơn Ông Trời cũng như cầu bình an nhân dịp thời tiết giao mùa.
Vì thế nói Tết không vui thì thấy xót xa. Mà quả thật Tết năm nay dường như thiên hạ ít vui, vì buôn bán ế ẩm, làm ăn khó khăn, xã hội bất an và dịch bệnh đe dọa. Đi đâu cũng thấy cảnh người ăn xin, bán vé số hoặc cảnh người mù ngồi bên vệ đường cô đơn, buồn tủi.
Và cái không vui nhất có lẽ là cảnh trái ngược trong việc mừng Xuân đón Tết. Bức tranh Tết được vẽ trên cả hai mặt của tờ giấy. Một mặt vẽ xe hơi sang trọng, trên xe là người có chức, có tiền hay các chức sắc tôn giáo được ưu đãi nhờ tham gia ủy ban đàn két, với rượu ngoại cầm trên tay, mặt bên kia là tranh vẽ người nghèo chạy gạo, con cái nheo nhóc, công nhân không được lãnh lương lãnh thưởng…
Trên mạng xã hội tràn lan những cảnh đời bất hạnh. Người thì mất nhà mất cửa. Người khác không thể về quê ăn Tết. Người khác nữa thì bệnh tật đau yếu mà không tiền chữa chạy.
Đúng là không vui. Nhưng điều làm ảnh hưởng sâu xa đến niềm vui của con người là gì? Nếu tín hữu thuộc mọi thành phần chịu khó đọc lại Giáo huấn của Hội Thánh vào những dịp đặc biệt trong năm, có lẽ chúng ta sẽ có câu trả lời cho các vấn nạn dễ dàng. Giáo Hội nhìn thấy rõ ràng điều chúng ta còn thiếu trong một xã hội thiếu niềm vui như thế.
Giáo Hội dạy: “Cần phải có một nhận thức rộng rãi và nhạy bén hơn bao giờ hết về nhu cầu đổi mới triệt để về con người và xã hội để có thể bảo đảm công lý, tình liên đới, sự trung thực và cởi mở”. (HTXH 577). Thiếu bốn điều mà Giáo Hội nhắc đến ấy thì không có đổi mới, không có niềm vui, không có yêu thương. Lẽ ra ngày Tết cần chúc nhau có bốn điều ấy: công lý, liên đới, trung thực, vởi mở.
Chúng ta cứ than là sao Tết không vui mà không tìm ra cách lý giải. Giáo Hội lý giải giúp rồi mà chúng ta lại không chú ý. Mà bởi vì không chú ý cho nên chúng ta chưa có “nhận thức rộng rãi và nhạy bén” về các vấn đề xã hội.
Có những người lên mạng là nói chuyện nước Mỹ bên kia bờ đại dương hay lên án hàng linh mục, giám mục. Chẳng hạn có kẻ sống ở VN chẳng biết gì về Mỹ mà cứ thích chửi tổng thống Trump, chê linh mục này sai để rồi đổ lỗi cho hàng giám mục. Nhưng chuyện trước mắt thì phớt lờ. Làm vậy để làm gì? Có thể do mặc cảm thua kém mà họ phải tỏ ra cho người khác biết là họ cũng có cái… mồm!!! Nhưng như thế là chưa có “nhận thức rộng rãi và nhạy bén” về các vấn đề xã hội!
Cũng có những người tham gia những ủy ban tìm tư lợi, dùng truyền thông giả danh Công Giáo để lâu lâu bài xích Công Giáo (có ủy ban mà Đức Cha Micae cho biết là tiêu tốn vài tỷ hàng năm), và khi họ dư ăn dư mặc, họ không quan tâm đến dân Chúa nữa. Như thê là chưa có “nhận thức rộng rãi và nhạy bén” về các vấn đề xã hội, mà chỉ lo vun vén cho riêng mình.
Chương kết thúc của bản Tóm Lược Học Thuyết Xã Hội Công Giáo dành để trình bày “Vì Một Nền Văn Minh Tình Yêu”. Và Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đã kết thúc chương này, cũng là kết thúc bản tóm lược HTXHCG bằng lời nguyện của Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu trong “Một Tâm Hồn”:
“Lạy Chúa, vào lúc xế bóng của cuộc đời này, con sẽ đến trước Chúa với hai bàn tay trắng, vì con không xin Chúa tính sổ việc con làm. Mọi việc được gọi là công lý của chúng con đều khiếm khuyết trước mặt Chúa. Vì thế, con cầu xin Chúa bảo bọc con trong công lý của Chúa và xin cho con được nhận từ tình yêu của Chúa sự sở hữu vĩnh cửu là chính Ngài”.
Như thế, để có văn minh thật, có tình yêu thật và có niềm vui thật, con người phải có “nhận thức rộng rãi và nhạy bén” về các vấn đề xã hội, đồng thời sống theo công lý và tình yêu của Chúa. Đừng trách sao Tết không vui nếu chính chúng ta không ý thức được điều mà Giáo Hội tiên liệu và khuyên dạy. Và khi chúng ta vui vì có tiền, có mối quan hệ rộng rãi… thì xin nhớ đến những người dân và người giáo dân nói riêng.
Gioan Lê Quang Vinh