6. Đóng góp của tự do tôn giáo vào việc sống chung và hòa bình xã hội
Tự do tôn giáo vì thiện ích mọi người
66. Trong các chương trước, chúng ta đã xem xét các khía cạnh khác nhau của chủ thể cá nhân và cộng đồng của tự do tôn giáo, đào sâu trước nhất các chiều kích nhân học của tự do tôn giáo, và cả vị trí của nó đối vời Nhà nước. Suy tư của chúng ta, được khai triển trong viễn ảnh hợp nhất phẩm giá nhân vị, đã mô tả ý nghĩa và các hệ luận của tự do lương tâm – một đàng – và đàng khác, giá trị của các cộng đồng tôn giáo. Sau đó, chúng ta đã trình bầy một số quan điểm liên quan đến các mâu thuẫn cố hữu trong ý thức hệ Nhà nước trung lập, khi “tính trung lập” này thoái hóa theo nghĩa “loại bỏ” việc tham gia hợp pháp vào việc hình thành nền văn hóa công cộng và dây liên kết xã hội. Giờ đây, điều thích đáng là chúng ta sẽ dừng lại ở việc thi hành tự do tôn giáo cụ thể, nghĩa là các chủ đề thực tế của việc làm trung gian giữa đời sống xã hội và định chế pháp lý có nhiệm vụ qui định việc thi hành cụ thể của nó.
Hiện hữu với nhau có phẩm tính sự thiện
67. Hiện hữu với nhau, sống chung với nhau, tự nó, là một điều thiện cho cả các cá nhân lẫn cộng đồng. Sự thiện này không phải là kết quả của việc chấp nhận một viễn kiến lý thuyết đặc thù; việc biện minh nó phát sinh từ chính bằng chứng tương lai của nó [73]. Bao lâu sự kiện này được nhìn nhận, đánh giá cao và bảo vệ, nó sẽ góp phần vào hòa bình xã hội và thiện ích chung. Việc chấp nhận sống chung của con người và việc tìm kiếm phẩm chất tốt hơn của nó nói lên tiền đề nền tảng cho một thỏa thuận - một liên minh, có thể nói như thế, có thể tự nó tạo nên các điều kiện cho cuộc sống tốt đẹp cho mọi người. Thực vậy, một trong các dữ kiện gây ấn tượng hơn cả, về chủ đề tranh chấp hiện đang gây nên những lo âu trầm trọng nhất, chính là sự kiện các gẫy đổ và khiếp đảm đang châm ngòi cho một thứ thế chiến “từng mảng” (74), bất chợt phá hoại một cách điên khùng các cuộc sống chung hòa bình vốn được trải nghiệm lâu dài và được bồi đắp với thời gian, và để lại phía sau chúng một loạt không cùng các đau khổ cho các cá nhân và dân tộc [75]. Trong bối cảnh đầy đau khổ ngày nay, ta không thể làm ngơ các hậu quả cụ thể mà các cuộc di dân vì tranh chấp chính trị hay các điều kiện kinh tế tạo nên cho việc thi hành tự do tôn giáo trên thế giới, vì các di dân thường ra đi mang theo tôn giáo của họ [76].
68. Chỉ ở những nơi có ý muốn sống chung với nhau, người ta mới có thể xây dựng một tương lai tốt đẹp cho mọi người: nếu không, sẽ không có tương lai tốt đẹp cho một ai. Trong thời đại hoàn cầu hóa này, nhu cầu nền tảng của con người muốn được an tòan và sống trong cộng đoàn không thay đổi: sinh ra tại một nơi cụ thể luôn hàm nghĩa tương tác với những người khác, bằng cách bắt đầu với những người gần gũi nhất, nhưng trên thực tế tương tác với toàn thể thế giới. Nguyên sự kiện này đã khiến chúng ta chịu trách nhiệm lẫn nhau, người lân cận cũng như người ở xa. Ngày nay, các trách nhiệm ngày càng có tính liên lập, vượt quá các dị biệt xã hội hay biên giới. Các vấn đề có tính quyết định đối với sự sống nhân loại chỉ có thể được giải quyết trong viễn ảnh tương tác cả địa phương lẫn trần thế. Vì lý do này, thiện ích thực tế của việc sống chung không phải là một thiện ích tĩnh nhưng luôn biến hóa, một cuộc biến hóa, muốn tự phát triển một cách thích đáng, phải được bảo đảm cả về phương diện chính trị [77]. Các cộng đồng tôn giáo, tự đặt mình trong điều kiện cổ vũ các lý lẽ siêu việt và các giá trị nhân bản của việc sống chung, là một nguyên tắc làm sinh động tình yêu hỗ tương để hợp nhất toàn thể gia đình nhân loại. Thiện ích sống chung trở nên nguồn phong phú cho mọi người, khi mọi người ai nấy đều lo lắng muốn sống chung tốt đẹp với nhau.
69. Đối với việc hài hòa các chiều kích tạo nên cuộc sống chung, điều đặc biệt quan trọng là lãnh vực các niềm tin tôn giáo và các xác tín đạo đức thân thiết nhất của con người: nghĩa là các niềm tin và xác tín trong đó, họ đầu tư bản sắc sâu xa của họ và điều hướng các thái độ của họ đối với lương tâm và tác phong của những người khác. Người ta không thấy tại sao, trong việc tôn trọng lẫn nhau, người ta lại không thể chia sẻ như một thiện ích dưới quyền sử dụng của mọi người mối tương quan bản thân và cộng đồng được các tôn giáo vun xới đối với Thiên Chúa. Dù sao, chắc chắn đây không phải là một thiện ích được kinh nghiệm này vun xới lén lút, mà không được mọi thành viên của xã hội tự do nhìn nhận và tiếp cận. Tinh thần gôn giáo vun xới mối tương quan với Thiên Chúa như một thiện ích liên quan tới hữu thể nhân bản: sự thành thực và phúc lành của xác tín này phải có khả năng được mọi người kiểm nghiệm và đánh giá cao. Từ đó phát sinh cả việc dấn thân của các tín hữu trong việc cải thiện phẩm chất đối thoại giữa kinh nghiệm tôn giáo và cuộc sống xã hội. Mọi người đều lưu ý tới việc phải vượt qua các sai trệch của kiến thức xã hội liên quan đến ý hướng duy dửng dưng và tương đối triệt để.
Biện phân chính đáng về tự do tôn giáo
70. Như chúng ta đã nhận xét, người ta không thể thừa nhận cùng một giá trị như nhau cho mọi hình thức khả hữu của kinh nghiệm tôn giáo – cá nhân hay tập thể, lâu đời hay mới đây. Thành thử điều cần thiết là lượng giá các hình thức khác nhau của lòng đạo và so sánh chúng căn cứ vào thái độ của chúng trong việc bảo vệ ý nghĩa phổ quát và thiện ích chung của việc hiện hữu với nhau [78]. Theo chiều hướng này, mỗi tôn giáo đang hoạt động trong xã hội phải chấp nhận “hiện diện” trước các đòi hỏi chính đáng của lý lẽ “xứng đáng” với con người. Thực vậy, thẩm quyền chính trị, người bảo vệ trật tự công cộng, có nghĩa vụ phải bảo vệ các công dân, đặc biệt những người yếu đuối nhất, chống lại các sai trệch phe phái của một số tham vọng tôn giáo (thao túng tâm lý và cảm xúc, bóc lột kinh tế và chính trị, chủ nghĩa cô lập...). Trong các đòi hỏi chính đáng của lý trí trong các hệ quả pháp lý và chính trị mà người ta có thể trưng dẫn trong mấy năm gần đây, có tính hỗ tương hòa bình trong các quyền tôn giáo, kể cả quyền tự do trở lại đạo [79].
Tính hỗ tương hòa bình trong các quyền lợi có nghĩa: tương ứng với tự do phát biểu và thực hành mà một nước vốn ban cho một bản sắc tôn giáo thiểu số, phải là một việc nhìn nhận cân xứng quyền tự do cho các nhóm thiểu số tôn giáo của các nước trong đó bản sắc này, ngược lại, là đa số. Tính hỗ tương hoà bình các quyền lợi này vượt quá nguyên tắc nổi tiếng cuius regio eius et religio (ai nấy có vùng và tôn giáo của riêng mình) từng được thánh hiến tại hòa ước Augsbourg năm 1555. Mối liên kết của một tôn giáo với Nhà nước, được đề xuất vào một thời khắc nhất định trong lịch sử Âu Châu để chứa đựng các quá lạm của điều người ta vốn gọi là “các cuộc chiến tranh tôn giáo” hiện nay xem ra đã bị vượt qua cùng với cuộc cách mạng thực sự của nguyên tắc công dân, một nguyên tắc ngụ hàm tự do lương tâm.
Các mở rộng của tự do tôn giáo
71. Thực vậy, ở một vài quốc gia, không hề có bất cứ tự do pháp lý nào cho tôn giáo, trong khi ở một số quốc gia khác, tự do pháp lý bị giới hạn đáng kể vào việc cộng đồng thi hành hoàn toàn tư riêng việc thờ phượng và các thực hành của mình. Trong những quốc gia như thế, việc phát biểu công khai một tín ngưỡng tôn giáo không được phép, mọi hình thức truyền thông tôn giáo nói chung bị ngăn cấm, và các hình phạt nặng nề, trong đó có hình phạt tử hình, được dành cho những ai muốn trở lại đạo hay tìm cách khuyên người khác trở lại đạo. Ở các nước có chế độ độc tài trong đó ý niệm vô thần thắng thế, và cả ở một số quốc gia, với mọi phân biệt mong muốn, vốn tự coi là dân chủ, thành viên các cộng đồng tôn giáo thường bị bách hại hoặc chịu các đối xử bất lợi ở chỗ làm việc, bị loại trừ khỏi các chức vụ công cộng và ngăn cản tiếp cận một số bình diện trợ giúp xã hội. Cũng thế, các công trình xã hội do các Kitô hữu thành lập (trong phạm vi sức khỏe, giáo dục...) bị đặt dưới nhiều hạn chế thuộc bình diện luật lệ, tài chánh hoặc truyền thông, khiến việc phát triển của họ thành khó khăn nếu không muốn nói là bất khả. Trong mọi hoàn cảnh như thế, quả không có tự do tôn giáo chân chính. Tự do tôn giáo chân chính chỉ khả hữu nếu nó được tự phát biểu thực sự [80].
72. Một lương tâm tự do và được soi sáng giúp ta tôn trọng mọi cá nhân, khuyến khích việc thành toàn của con người và khước từ các tác phong gây hại cho cá nhân hay thiện ích chung. Giáo Hội quan tâm tới việc các chi thể của mình được sống đức tin của họ một cách tự do và các quyền lương tâm của họ được bảo đảm trong khi chính họ tôn trọng quyền lợi của người khác. Sống đức tin đôi khi có thể đòi phải phản đối lương tâm. Thực vậy, luật lệ dân sự không bắt buộc lương tâm khi chúng mâu thuẫn với nền đạo đức tự nhiên, và do đó, Nhà Nước phải nhìn nhận quyền các nhân vị được phản đối lương tâm [81]. Mối liên kết tối hậu của lương tâm là mối liên kết với Thiên Chúa duy nhất, là Cha mọi người. Bác bỏ tham chiếu siêu việt này có nguy cơ sinh tử phát sinh nhiều hình thức tùy thuộc khác, theo châm ngôn sắc sảo của Thánh Ambrôsiô: “người trốn một ông chủ duy nhất có biết bao ông chủ khác” [82].
Kỳ tới: 7. Tự do tôn giáo trong sứ mệnh của Giáo Hội
Tự do tôn giáo vì thiện ích mọi người
66. Trong các chương trước, chúng ta đã xem xét các khía cạnh khác nhau của chủ thể cá nhân và cộng đồng của tự do tôn giáo, đào sâu trước nhất các chiều kích nhân học của tự do tôn giáo, và cả vị trí của nó đối vời Nhà nước. Suy tư của chúng ta, được khai triển trong viễn ảnh hợp nhất phẩm giá nhân vị, đã mô tả ý nghĩa và các hệ luận của tự do lương tâm – một đàng – và đàng khác, giá trị của các cộng đồng tôn giáo. Sau đó, chúng ta đã trình bầy một số quan điểm liên quan đến các mâu thuẫn cố hữu trong ý thức hệ Nhà nước trung lập, khi “tính trung lập” này thoái hóa theo nghĩa “loại bỏ” việc tham gia hợp pháp vào việc hình thành nền văn hóa công cộng và dây liên kết xã hội. Giờ đây, điều thích đáng là chúng ta sẽ dừng lại ở việc thi hành tự do tôn giáo cụ thể, nghĩa là các chủ đề thực tế của việc làm trung gian giữa đời sống xã hội và định chế pháp lý có nhiệm vụ qui định việc thi hành cụ thể của nó.
Hiện hữu với nhau có phẩm tính sự thiện
67. Hiện hữu với nhau, sống chung với nhau, tự nó, là một điều thiện cho cả các cá nhân lẫn cộng đồng. Sự thiện này không phải là kết quả của việc chấp nhận một viễn kiến lý thuyết đặc thù; việc biện minh nó phát sinh từ chính bằng chứng tương lai của nó [73]. Bao lâu sự kiện này được nhìn nhận, đánh giá cao và bảo vệ, nó sẽ góp phần vào hòa bình xã hội và thiện ích chung. Việc chấp nhận sống chung của con người và việc tìm kiếm phẩm chất tốt hơn của nó nói lên tiền đề nền tảng cho một thỏa thuận - một liên minh, có thể nói như thế, có thể tự nó tạo nên các điều kiện cho cuộc sống tốt đẹp cho mọi người. Thực vậy, một trong các dữ kiện gây ấn tượng hơn cả, về chủ đề tranh chấp hiện đang gây nên những lo âu trầm trọng nhất, chính là sự kiện các gẫy đổ và khiếp đảm đang châm ngòi cho một thứ thế chiến “từng mảng” (74), bất chợt phá hoại một cách điên khùng các cuộc sống chung hòa bình vốn được trải nghiệm lâu dài và được bồi đắp với thời gian, và để lại phía sau chúng một loạt không cùng các đau khổ cho các cá nhân và dân tộc [75]. Trong bối cảnh đầy đau khổ ngày nay, ta không thể làm ngơ các hậu quả cụ thể mà các cuộc di dân vì tranh chấp chính trị hay các điều kiện kinh tế tạo nên cho việc thi hành tự do tôn giáo trên thế giới, vì các di dân thường ra đi mang theo tôn giáo của họ [76].
68. Chỉ ở những nơi có ý muốn sống chung với nhau, người ta mới có thể xây dựng một tương lai tốt đẹp cho mọi người: nếu không, sẽ không có tương lai tốt đẹp cho một ai. Trong thời đại hoàn cầu hóa này, nhu cầu nền tảng của con người muốn được an tòan và sống trong cộng đoàn không thay đổi: sinh ra tại một nơi cụ thể luôn hàm nghĩa tương tác với những người khác, bằng cách bắt đầu với những người gần gũi nhất, nhưng trên thực tế tương tác với toàn thể thế giới. Nguyên sự kiện này đã khiến chúng ta chịu trách nhiệm lẫn nhau, người lân cận cũng như người ở xa. Ngày nay, các trách nhiệm ngày càng có tính liên lập, vượt quá các dị biệt xã hội hay biên giới. Các vấn đề có tính quyết định đối với sự sống nhân loại chỉ có thể được giải quyết trong viễn ảnh tương tác cả địa phương lẫn trần thế. Vì lý do này, thiện ích thực tế của việc sống chung không phải là một thiện ích tĩnh nhưng luôn biến hóa, một cuộc biến hóa, muốn tự phát triển một cách thích đáng, phải được bảo đảm cả về phương diện chính trị [77]. Các cộng đồng tôn giáo, tự đặt mình trong điều kiện cổ vũ các lý lẽ siêu việt và các giá trị nhân bản của việc sống chung, là một nguyên tắc làm sinh động tình yêu hỗ tương để hợp nhất toàn thể gia đình nhân loại. Thiện ích sống chung trở nên nguồn phong phú cho mọi người, khi mọi người ai nấy đều lo lắng muốn sống chung tốt đẹp với nhau.
69. Đối với việc hài hòa các chiều kích tạo nên cuộc sống chung, điều đặc biệt quan trọng là lãnh vực các niềm tin tôn giáo và các xác tín đạo đức thân thiết nhất của con người: nghĩa là các niềm tin và xác tín trong đó, họ đầu tư bản sắc sâu xa của họ và điều hướng các thái độ của họ đối với lương tâm và tác phong của những người khác. Người ta không thấy tại sao, trong việc tôn trọng lẫn nhau, người ta lại không thể chia sẻ như một thiện ích dưới quyền sử dụng của mọi người mối tương quan bản thân và cộng đồng được các tôn giáo vun xới đối với Thiên Chúa. Dù sao, chắc chắn đây không phải là một thiện ích được kinh nghiệm này vun xới lén lút, mà không được mọi thành viên của xã hội tự do nhìn nhận và tiếp cận. Tinh thần gôn giáo vun xới mối tương quan với Thiên Chúa như một thiện ích liên quan tới hữu thể nhân bản: sự thành thực và phúc lành của xác tín này phải có khả năng được mọi người kiểm nghiệm và đánh giá cao. Từ đó phát sinh cả việc dấn thân của các tín hữu trong việc cải thiện phẩm chất đối thoại giữa kinh nghiệm tôn giáo và cuộc sống xã hội. Mọi người đều lưu ý tới việc phải vượt qua các sai trệch của kiến thức xã hội liên quan đến ý hướng duy dửng dưng và tương đối triệt để.
Biện phân chính đáng về tự do tôn giáo
70. Như chúng ta đã nhận xét, người ta không thể thừa nhận cùng một giá trị như nhau cho mọi hình thức khả hữu của kinh nghiệm tôn giáo – cá nhân hay tập thể, lâu đời hay mới đây. Thành thử điều cần thiết là lượng giá các hình thức khác nhau của lòng đạo và so sánh chúng căn cứ vào thái độ của chúng trong việc bảo vệ ý nghĩa phổ quát và thiện ích chung của việc hiện hữu với nhau [78]. Theo chiều hướng này, mỗi tôn giáo đang hoạt động trong xã hội phải chấp nhận “hiện diện” trước các đòi hỏi chính đáng của lý lẽ “xứng đáng” với con người. Thực vậy, thẩm quyền chính trị, người bảo vệ trật tự công cộng, có nghĩa vụ phải bảo vệ các công dân, đặc biệt những người yếu đuối nhất, chống lại các sai trệch phe phái của một số tham vọng tôn giáo (thao túng tâm lý và cảm xúc, bóc lột kinh tế và chính trị, chủ nghĩa cô lập...). Trong các đòi hỏi chính đáng của lý trí trong các hệ quả pháp lý và chính trị mà người ta có thể trưng dẫn trong mấy năm gần đây, có tính hỗ tương hòa bình trong các quyền tôn giáo, kể cả quyền tự do trở lại đạo [79].
Tính hỗ tương hòa bình trong các quyền lợi có nghĩa: tương ứng với tự do phát biểu và thực hành mà một nước vốn ban cho một bản sắc tôn giáo thiểu số, phải là một việc nhìn nhận cân xứng quyền tự do cho các nhóm thiểu số tôn giáo của các nước trong đó bản sắc này, ngược lại, là đa số. Tính hỗ tương hoà bình các quyền lợi này vượt quá nguyên tắc nổi tiếng cuius regio eius et religio (ai nấy có vùng và tôn giáo của riêng mình) từng được thánh hiến tại hòa ước Augsbourg năm 1555. Mối liên kết của một tôn giáo với Nhà nước, được đề xuất vào một thời khắc nhất định trong lịch sử Âu Châu để chứa đựng các quá lạm của điều người ta vốn gọi là “các cuộc chiến tranh tôn giáo” hiện nay xem ra đã bị vượt qua cùng với cuộc cách mạng thực sự của nguyên tắc công dân, một nguyên tắc ngụ hàm tự do lương tâm.
Các mở rộng của tự do tôn giáo
71. Thực vậy, ở một vài quốc gia, không hề có bất cứ tự do pháp lý nào cho tôn giáo, trong khi ở một số quốc gia khác, tự do pháp lý bị giới hạn đáng kể vào việc cộng đồng thi hành hoàn toàn tư riêng việc thờ phượng và các thực hành của mình. Trong những quốc gia như thế, việc phát biểu công khai một tín ngưỡng tôn giáo không được phép, mọi hình thức truyền thông tôn giáo nói chung bị ngăn cấm, và các hình phạt nặng nề, trong đó có hình phạt tử hình, được dành cho những ai muốn trở lại đạo hay tìm cách khuyên người khác trở lại đạo. Ở các nước có chế độ độc tài trong đó ý niệm vô thần thắng thế, và cả ở một số quốc gia, với mọi phân biệt mong muốn, vốn tự coi là dân chủ, thành viên các cộng đồng tôn giáo thường bị bách hại hoặc chịu các đối xử bất lợi ở chỗ làm việc, bị loại trừ khỏi các chức vụ công cộng và ngăn cản tiếp cận một số bình diện trợ giúp xã hội. Cũng thế, các công trình xã hội do các Kitô hữu thành lập (trong phạm vi sức khỏe, giáo dục...) bị đặt dưới nhiều hạn chế thuộc bình diện luật lệ, tài chánh hoặc truyền thông, khiến việc phát triển của họ thành khó khăn nếu không muốn nói là bất khả. Trong mọi hoàn cảnh như thế, quả không có tự do tôn giáo chân chính. Tự do tôn giáo chân chính chỉ khả hữu nếu nó được tự phát biểu thực sự [80].
72. Một lương tâm tự do và được soi sáng giúp ta tôn trọng mọi cá nhân, khuyến khích việc thành toàn của con người và khước từ các tác phong gây hại cho cá nhân hay thiện ích chung. Giáo Hội quan tâm tới việc các chi thể của mình được sống đức tin của họ một cách tự do và các quyền lương tâm của họ được bảo đảm trong khi chính họ tôn trọng quyền lợi của người khác. Sống đức tin đôi khi có thể đòi phải phản đối lương tâm. Thực vậy, luật lệ dân sự không bắt buộc lương tâm khi chúng mâu thuẫn với nền đạo đức tự nhiên, và do đó, Nhà Nước phải nhìn nhận quyền các nhân vị được phản đối lương tâm [81]. Mối liên kết tối hậu của lương tâm là mối liên kết với Thiên Chúa duy nhất, là Cha mọi người. Bác bỏ tham chiếu siêu việt này có nguy cơ sinh tử phát sinh nhiều hình thức tùy thuộc khác, theo châm ngôn sắc sảo của Thánh Ambrôsiô: “người trốn một ông chủ duy nhất có biết bao ông chủ khác” [82].
Kỳ tới: 7. Tự do tôn giáo trong sứ mệnh của Giáo Hội