Đức Giáo Hoàng Phao Lổ VI đã ban hành thông điệp về “Mối Bận Tâm Xã Hội- Sollicitudo Rei Socialis”ngaỳ 30 tháng 12 năm 1987 hoằng dương nguyên tắc tôn trọng nhân phẩm vì nhân thế được tạo thành theo hình ảnh của Thiên Chúa. Do đó chúng ta không những mến Chúa mà phải yêu người.
Tôn trọng nhân phẩm chẵng những trên bình diện giao tế phải giữ lễ, nghĩa, liêm, sỉ với tha nhân mà trong đời sống hằng ngày còn phải được thể hiện qua hành vi tôn trọng những quyến lợi cá nhân và xã hội bằng cách tạo cho con người cơ hội tham gia vaò “Các việc hình thành chính sách, chương trình, kế hoạch chính trị trên bình diện quốc gia, hay trong các định chế xã hội, cộng đồng phù hợp với phẩm giá con người”.
Muốn kiến tạo xã hội lành mạnh, mọi sinh hoạt phải đặt trên căn bản hợp lý vì những hành động phi lý sẽ tạo nên sự bất hợp tác và khủng hoảng. Hơn nữa, thấy việc sai trái mà không cảnh giác tức đồng loã với bất công và tội phạm. Đức Giáo Hoàng đã nhấn mạnh đến “Đức tính dũng cảm và sáng suốt, tranh đấu cho công bình và tinh thần đoàn kết xã hội”.
Nhiệm vụ tranh đấu cho công bình xã hội (social justice) gồm nhiệm vụ “Huấn luyện để trao dồi khả năng của tín hữu, hầu giúp con người có những khả năng phán đoán chính xác và cần thiết vể trong môi trường địa phương, quốc gia, quốc tế với những đặc thù về văn hoá, xã hội, kinh tế, chính trị của mỗi cộng động, dân tộc, từ đó mới có hành động phù hợp với tinh thần bác ái và tính yêu nhân hậu.”
Phương thức mà ĐGH nêu lên là phương thức “Đối thoại trong sự tương kính để đi đến những giải pháp đồng nhịp và kiến hiệu”. Sở dĩ cộng đồng, xã hội sinh hoạt thiếu hữu hiệu, rời rạc, vì thiếu sự trao đổi kiến thức, tránh né sự đối thoạị. Những hành vi khích lệ sự tôn trọng nhâm phẩm của con người là những hành vi tốt tạo được sự thăng tiến, ngược lại những hành vi tạo sự chia rẻ khiến cho sinh họat bị trì trệ, thoái hoá là những hành vi cần được cải tiến.
Trong tinh thần tôn trọng nhân phẩm của con người, Giáo hội đã can đảm hướng dẫn hành động của giáo dân bằng cách nêu rõ những nguy hại của các tà thuyết bất nhân tạo nên nền văn hoá diệt vong (culture of death) trong đó có chủ nghĩa Cộng sản nhằm hủy diệt nhân loại. Đức Giáo Hoàng Piô thứ IX, năm 1846, đã cảnh giác thế giới
“The unspeakable doctrine of Communism, as it is called, a doctrine most opposed to the very natural law. For if this doctrine were accepted, the complete destruction of everyone's laws, government, property, and even of human society itself would follow.” (Thông Điệp Qui Pluribus.16, ngày 9/11/1846). Cái học thuyết nguy hại mà người ta gọi là chủ nghĩa Cộng Sản từ bản chất trái với luật Thiên luật, mỗi khi được chấp nhận, tà thuyết đó sẽ tiêu diệt hết nhân quyền, mọi định chế chính quyền hợp pháp, quyền tư hữu và chính xã hội loài người.
Nhận định nầy quả là lời cảnh giác, tiên liệu chính xác. Vì thái độ cứng rắn của Giaó hội đối với tà thuyết CS nhằm tiêu diệt nhân phẩm nên chế độ CS quyết tâm chông đối Công Giáo. Công Giáo không chấp nhận chế độ CS không phải vì quyền lợi chính trị, tranh giành quyền lực trần thế, mà chính vì để baỏ vệ chính nghĩa với triết lý và hành động chủ trương tôn trọng và bảo vệ nhân phẩm và phúc lợi chung của nhân loại.
Trong Tông Thư năm thứ 80 “Octogesiam Adveniens” kỷ niệm năm thứ 80 Thông Điệp “Rérum Novarum (Tân sự-1891) bàn về những sự việc mới, ĐGH Phao Lồ đệ Lục đã nhấn mạnh về trách nhiệm chính trị của mỗi giáo hữu. “Giáo dân phải đảm nhận trách nhiệm canh tân thế giới như là nhiệm vụ riêng của mình và trong nhiệm vụ đó, nhờ được Phúc Âm soi sáng, Giáo hội hướng dẫn và lòng bác ái thúc đẩy, giáo dân phải trực tiếp và can đảm hành động.”
Sắc lệnh Tông Đồ Giáo Dân khích lệ sự đoàn ngũ hoá.” Hoạt động tông đồ nhất thiết phải được đoàn ngũ hoá thành đoàn thể … nếu không sẽ không đủ sức chống lại áp lực của các định chế chính trị, xã hội”. Điều 216 Bộ Giáo Luật nói đến hoạt động chính trị đến bây giờ còn có những nhận định sai lầm như sợ làm chính trị, không nên làm chính trị, quan niệm đó bắt nguồn từ sự thiếu hiều biết về khoa học chính trị…
Thánh GH Gioan Phao Lồ II trong Tông Huấn “Người Tín Hữu Giáo Dân” (Christifideles Laici) “Để đem đời sống Kitô Giáo vào trật tự thế giới nhằm phục vụ con người và xã hội, các tín hữu tuyệt đối không thể từ chối việc tham gia vaò sinh hoạt chính trị, nghĩa là các sinh hoạt lên khuôn chính sách thực thi các kế hoặch liên quan đến đời sống con người như văn hoá, xã hội, kinh tế chính trị, nhằm mục đích cổ võ cho công ích, phục vụ phúc lợi chung của nhân quần xã hội. Không nên trốn tránh chính trị hoặc nghi ngờ việc chung”. Công Đồng Vatican II cho biết Giáo hội ca ngợi và qúy trọng việc làm của những giáo hữu dấn thân, nhận lãnh trách nhiệm nhằm phục vụ công ích.
Xa lánh chính trị tức là xa lánh đời sống cộng đồng, xã hội. Tông Huấn Người Tín Hữu Giáo Dân nhấn mạnh “Kẻ thi hành quyền bính chính trị phải lấy tinh thần phục vụ làm nền tảng…người tín hữu phải thẳng thắn tranh đấu diệt trừ mọi toan tính như vận động, xoay xở, gian trá, trục lợi, xử dụng các phương tiện mờ ám và bất hợp pháp để chiếm đoạt, duy trì và mở rộng quyền bính bắng mọi giá”.
Vi vậy người tín hữu cần quan tâm đến vấn đề huấn luyện chuyên môn và chính trị. “Việc giáo duc nầy cần thiết cho mọi người, nhất là cho giới trẻ. Chính trị là một nghệ thuật khó khăn nhưng cũng rất cao qúy, phải đem lòng chân thành, dũng cảm để tận tâm phục vụ lợi ích cho mọi người “
Mối bận tâm của Giáo hội là làm thế nào xây dựng một xã hội công chính, thịnh vượng, tôn trọng nhân phẩm của con người từ các đoàn thể nhỏ đến cơ chế chính trị quốc gia. Giáo hội chủ trương bảo vệ và phát huy tinh thần tự do, dân chủ: Tạo hóa đã cho chúng ta lý trí để suy xét và tự do để hành động. Chỉ khi nào con người có tự do hành động mới chịu trách nhiệm về hành động cuả mình. “God, in the beginning, created man, He made him subject to his own free choice” (Sir14:15.)
Vô số giáo hữu đã hy sinh tánh mạng để tranh đấu cho mặt trận nhân quyền từ cổ chí kim trên toàn thế giới. Trong thời Đế Quốc La Mã, hai vị Thánh Phêrô và Phao Lồ đã hy sinh vì chính nghĩa bảo vệ tự do, năm 64 sau Công nguyên, dưới thời baọ chúa Néron.
Những nguời con của Giáo hội phải là những hướng dẫn viên theo chương trình đã được chính Chúa Giêsu công bố trong giảng đường Nazareth: “Tín hữu là những người được mời gọi mang tin mừng đến cho người nghèo khó, loan baó sự giải phóng cho người bị tù đày, đem ánh sánh cho kẻ mù loà, tự do và công lý cho người bị áp bức.”
Các triều đại chuyên chế quân chủ trong quá khứ cũng như các chế độ độc tài tả phái hay hữu phái hiện nay không tôn trọng nhân quyền, đi ngược lại chủ trương của Giáo hội nên đã xem Giáo hội như kẻ thù và sát hại giáo dân.
Dù bị sát hại, nhưng ảnh hưởng ngược lại, giáo dân càng ngaỳ càng nhiều. Từ thời đế quốc La Mã Thiên Chúa Giáo, suốt 300 năm, bị sát hại, đến thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên, Công Giáo trở thành quốc giáo của Đế Quốc La Mã. Thậm chí khi nói đến Công Giáo là người ta nói đến Công Giáo La Mã ( Roman Catholic)) hay khi nói đến dân La Mã người ta liên tưởng đến người Công Giáo. Đến thế kỷ 21 nầy, Thiên Chúa Giáo là tôn giáo có số giáo hữu đông nhất hoàn vũ.
Tinh thần Thiên Chúa Giáo là tinh thần tự do, dân chủ, tôn trọng và hoằng dương những quyền tự do căn bản bất khả xâm phạm, bất khả tương nhượng của con nguời do Thương Đế ban cho nhân loại. Phong trào tôn trọng tự do, dân chủ, nhân quyền phát xuất từ các nuớc Tây phương chịu ảnh hưởng của Văn Minh Thiên Chúa Giáo. Nhiều ý niệm trong triết pháp (law philosophy) của các bộ luật Âu, Mỹ bắt nguồn từ Kinh Thánh của Thiên Chúa Giáo.
Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ năm 1776 đã ghi rõ: “All men are created equal, that they are endowed by their Creator with certain unalienable Rights that among these are Life, Liberty and the pursuit of Happiness”. Mọi người sinh ra đều được bình đẵng, thụ hưởng những quyền bất khả xâm phạm do Thượng Đế ban cho, như các quyền Sống, Tự do và tìm kiếm Hạnh phúc.
Tinh thần và vật chất như hồn với xác. Linh hồn kết hợp với thể xác tạo nên sự sống. Muốn có sự sống, hồn và xác không thể tách rời nhau được. Tôn giáo là tinh thấn, chính quyến là thể xác. Hồn lành trong xác mạnh. Hồn điếu khiển xác.
Để chứng minh thêm hiệu lực của ý niệm “Tin thần lên khuôn cho hành động của thể xác”, trong bài diễn văn lịch sử đọc tại Gettysburg, tiểu bang Pennsylvania Hoa Kỳ năm 1863, Tổng Thống Abraham Lincoln đã tái xác nhận Hoa Kỳ được tái sinh trong Ơn Thánh Chúa là quốc gia tự do của dân, bởi dân, để phục vụ nhân dân và sẽ không biến mất trên thế gian nầy: “This nation, under God, shall have a new birth of freedom -- and that government of the people, by the people, for the people, shall not perish from the earth.” (Abraham Lincoln, November 19, 1863)
Vì trí tuệ của con người có khả năng hữu hạn nên ngoài cuộc sống trần tục, có những điều mà chúng ta không am hiểu hay thu nhận được nên chúng ta cần phải có “lòng tin tưỏng” để được “Thiên khải”. Tổng Thống Hoa Kỳ Calvin Coolidge (1922) đã nhận định: Chỉ khi nào con người có tín ngưởng mới mong được trưởng thành. “It is only when men begin to worship that they begin to grow”, nói khác đi, có cầu nguyện mới được ơn, có xin mới cho, có gõ mới được mở “.
Quan niệm về quyền bất khả xâm phạm do Tạo hóa ban cho nhân loại là quan niệm thuộc phạm trù thần học (theology) siêu hình, vượt ra ngoài khả năng suy lý của những người theo chủ trương duy vật, vô thần, chỉ tin vaò những gi trông thấy được và không tin vaò dời sống thiêng liêng. Quan niệm về các quyến bất khả xâm phạm đã và đang ảnh hưởng đến tâm lý, tư duy và hành động của nhân dân hữu thần trên thế giới và các triết thuyết chính trị của các quốc gia dân chủ Tây phương.
Sứ mệnh bảo vệ Tự do, dân chủ, nhân quyền là căn bản, là nền móng, là những hạt giống cưu mang mầm móng của các cuộc cách mạng tại Mỹ (1776), tại Pháp (1789), trong thế kỷ thứ 18 và qua thế kỷ thứ 19, vấn đề giải phóng nô lệ phát xuất từ Anh Quốc (1833), sau đó được khai triển tại Mỹ với cuộc nội chiến giải phóng nô lệ (1861-1865). Cũng trên đà dân chủ hoá, khối Cộng Sản Đông Âu sụp đã đổ vaò cuối thập niên 1980. Khối CS Trung hoa, Viêt Nam, Bắc Hàn cũng sễ caó chung nhanh chóng trước trào lưu tiến hoá của nhân loại.
Tư tưởng lên khuôn cho hành động. Vấn đề thực thi sứ mệnh bảo vệ quyền tự do (Natural Rights Liberty) do Tạo Hóa ban cho nhân loại đã và đang là nguyên động lực điều hướng chính sách đối nội, đối ngoại của Hoa Kỳ và của các nước dân chủ văn minh Tây phương. Quyết tâm bảo bệ chính nghĩa đã là nguyên động lực thúc đầy Hoa Kỳ lâm chiến để bảo vệ chính nghĩa (just cause) trong các cuộc chiến gần đây như thế chiến thứ II, chiến tranh Cao ly, chiến tranh Việt Nam, chìến tranh Trung Đông. v.v…
Thể chế cai tri tại VN hiện nay là thể chế phản dân chủ, thoái hóa, tàn tích của chủ nghĩa Cộng Sản Quốc Tế. Đảng CSVN đã thật sự công khai tuyên bố đem xưong máu, hy sinh đến người Việt cuối cùng để chiến đấu cho sự và bành trướng chủ nghĩa CS, như chiến đấu cho Nga sô và cho Tàu Cộng.
Đảng CSVN chưa bao giờ chiến đấu cho dân tộc Việt Nam nên ngụy quyền CSVN không tôn trọng nhân phẩm, nhân quyến của nhân dân Việt Nam. Ngược lại, chúng ta
“Lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn. Đem chía nhân thay cường bạo”.
Các đoàn thể tôn giáo và đồng baò quốc nội đang quyết tâm chiến đấu cho sinh mạng của dân tộc Việt khỏi bị Hán hoá, rất cần sự tiếp tay của các cộng đồng Viêt Nam Tự do tại hải ngoại về cả tinh thần lẫn vật chất, vì
“Quê ta chốn ấy, giờ tang thương lắm!
Mãnh đất ưu phiền, hai chữ nắng mưa”
Nhân dịp Xuân về, chúng ta hãy hướng về quê hương, tiếp sức với đồng baò quốc nội thì đại cuộc tái lập tự do, dân chủ, hạnh phúc, cho Việt Nam sẽ chóng được viên thành.
Tôn trọng nhân phẩm chẵng những trên bình diện giao tế phải giữ lễ, nghĩa, liêm, sỉ với tha nhân mà trong đời sống hằng ngày còn phải được thể hiện qua hành vi tôn trọng những quyến lợi cá nhân và xã hội bằng cách tạo cho con người cơ hội tham gia vaò “Các việc hình thành chính sách, chương trình, kế hoạch chính trị trên bình diện quốc gia, hay trong các định chế xã hội, cộng đồng phù hợp với phẩm giá con người”.
Muốn kiến tạo xã hội lành mạnh, mọi sinh hoạt phải đặt trên căn bản hợp lý vì những hành động phi lý sẽ tạo nên sự bất hợp tác và khủng hoảng. Hơn nữa, thấy việc sai trái mà không cảnh giác tức đồng loã với bất công và tội phạm. Đức Giáo Hoàng đã nhấn mạnh đến “Đức tính dũng cảm và sáng suốt, tranh đấu cho công bình và tinh thần đoàn kết xã hội”.
Nhiệm vụ tranh đấu cho công bình xã hội (social justice) gồm nhiệm vụ “Huấn luyện để trao dồi khả năng của tín hữu, hầu giúp con người có những khả năng phán đoán chính xác và cần thiết vể trong môi trường địa phương, quốc gia, quốc tế với những đặc thù về văn hoá, xã hội, kinh tế, chính trị của mỗi cộng động, dân tộc, từ đó mới có hành động phù hợp với tinh thần bác ái và tính yêu nhân hậu.”
Phương thức mà ĐGH nêu lên là phương thức “Đối thoại trong sự tương kính để đi đến những giải pháp đồng nhịp và kiến hiệu”. Sở dĩ cộng đồng, xã hội sinh hoạt thiếu hữu hiệu, rời rạc, vì thiếu sự trao đổi kiến thức, tránh né sự đối thoạị. Những hành vi khích lệ sự tôn trọng nhâm phẩm của con người là những hành vi tốt tạo được sự thăng tiến, ngược lại những hành vi tạo sự chia rẻ khiến cho sinh họat bị trì trệ, thoái hoá là những hành vi cần được cải tiến.
Trong tinh thần tôn trọng nhân phẩm của con người, Giáo hội đã can đảm hướng dẫn hành động của giáo dân bằng cách nêu rõ những nguy hại của các tà thuyết bất nhân tạo nên nền văn hoá diệt vong (culture of death) trong đó có chủ nghĩa Cộng sản nhằm hủy diệt nhân loại. Đức Giáo Hoàng Piô thứ IX, năm 1846, đã cảnh giác thế giới
“The unspeakable doctrine of Communism, as it is called, a doctrine most opposed to the very natural law. For if this doctrine were accepted, the complete destruction of everyone's laws, government, property, and even of human society itself would follow.” (Thông Điệp Qui Pluribus.16, ngày 9/11/1846). Cái học thuyết nguy hại mà người ta gọi là chủ nghĩa Cộng Sản từ bản chất trái với luật Thiên luật, mỗi khi được chấp nhận, tà thuyết đó sẽ tiêu diệt hết nhân quyền, mọi định chế chính quyền hợp pháp, quyền tư hữu và chính xã hội loài người.
Nhận định nầy quả là lời cảnh giác, tiên liệu chính xác. Vì thái độ cứng rắn của Giaó hội đối với tà thuyết CS nhằm tiêu diệt nhân phẩm nên chế độ CS quyết tâm chông đối Công Giáo. Công Giáo không chấp nhận chế độ CS không phải vì quyền lợi chính trị, tranh giành quyền lực trần thế, mà chính vì để baỏ vệ chính nghĩa với triết lý và hành động chủ trương tôn trọng và bảo vệ nhân phẩm và phúc lợi chung của nhân loại.
Trong Tông Thư năm thứ 80 “Octogesiam Adveniens” kỷ niệm năm thứ 80 Thông Điệp “Rérum Novarum (Tân sự-1891) bàn về những sự việc mới, ĐGH Phao Lồ đệ Lục đã nhấn mạnh về trách nhiệm chính trị của mỗi giáo hữu. “Giáo dân phải đảm nhận trách nhiệm canh tân thế giới như là nhiệm vụ riêng của mình và trong nhiệm vụ đó, nhờ được Phúc Âm soi sáng, Giáo hội hướng dẫn và lòng bác ái thúc đẩy, giáo dân phải trực tiếp và can đảm hành động.”
Sắc lệnh Tông Đồ Giáo Dân khích lệ sự đoàn ngũ hoá.” Hoạt động tông đồ nhất thiết phải được đoàn ngũ hoá thành đoàn thể … nếu không sẽ không đủ sức chống lại áp lực của các định chế chính trị, xã hội”. Điều 216 Bộ Giáo Luật nói đến hoạt động chính trị đến bây giờ còn có những nhận định sai lầm như sợ làm chính trị, không nên làm chính trị, quan niệm đó bắt nguồn từ sự thiếu hiều biết về khoa học chính trị…
Thánh GH Gioan Phao Lồ II trong Tông Huấn “Người Tín Hữu Giáo Dân” (Christifideles Laici) “Để đem đời sống Kitô Giáo vào trật tự thế giới nhằm phục vụ con người và xã hội, các tín hữu tuyệt đối không thể từ chối việc tham gia vaò sinh hoạt chính trị, nghĩa là các sinh hoạt lên khuôn chính sách thực thi các kế hoặch liên quan đến đời sống con người như văn hoá, xã hội, kinh tế chính trị, nhằm mục đích cổ võ cho công ích, phục vụ phúc lợi chung của nhân quần xã hội. Không nên trốn tránh chính trị hoặc nghi ngờ việc chung”. Công Đồng Vatican II cho biết Giáo hội ca ngợi và qúy trọng việc làm của những giáo hữu dấn thân, nhận lãnh trách nhiệm nhằm phục vụ công ích.
Xa lánh chính trị tức là xa lánh đời sống cộng đồng, xã hội. Tông Huấn Người Tín Hữu Giáo Dân nhấn mạnh “Kẻ thi hành quyền bính chính trị phải lấy tinh thần phục vụ làm nền tảng…người tín hữu phải thẳng thắn tranh đấu diệt trừ mọi toan tính như vận động, xoay xở, gian trá, trục lợi, xử dụng các phương tiện mờ ám và bất hợp pháp để chiếm đoạt, duy trì và mở rộng quyền bính bắng mọi giá”.
Vi vậy người tín hữu cần quan tâm đến vấn đề huấn luyện chuyên môn và chính trị. “Việc giáo duc nầy cần thiết cho mọi người, nhất là cho giới trẻ. Chính trị là một nghệ thuật khó khăn nhưng cũng rất cao qúy, phải đem lòng chân thành, dũng cảm để tận tâm phục vụ lợi ích cho mọi người “
Mối bận tâm của Giáo hội là làm thế nào xây dựng một xã hội công chính, thịnh vượng, tôn trọng nhân phẩm của con người từ các đoàn thể nhỏ đến cơ chế chính trị quốc gia. Giáo hội chủ trương bảo vệ và phát huy tinh thần tự do, dân chủ: Tạo hóa đã cho chúng ta lý trí để suy xét và tự do để hành động. Chỉ khi nào con người có tự do hành động mới chịu trách nhiệm về hành động cuả mình. “God, in the beginning, created man, He made him subject to his own free choice” (Sir14:15.)
Vô số giáo hữu đã hy sinh tánh mạng để tranh đấu cho mặt trận nhân quyền từ cổ chí kim trên toàn thế giới. Trong thời Đế Quốc La Mã, hai vị Thánh Phêrô và Phao Lồ đã hy sinh vì chính nghĩa bảo vệ tự do, năm 64 sau Công nguyên, dưới thời baọ chúa Néron.
Những nguời con của Giáo hội phải là những hướng dẫn viên theo chương trình đã được chính Chúa Giêsu công bố trong giảng đường Nazareth: “Tín hữu là những người được mời gọi mang tin mừng đến cho người nghèo khó, loan baó sự giải phóng cho người bị tù đày, đem ánh sánh cho kẻ mù loà, tự do và công lý cho người bị áp bức.”
Các triều đại chuyên chế quân chủ trong quá khứ cũng như các chế độ độc tài tả phái hay hữu phái hiện nay không tôn trọng nhân quyền, đi ngược lại chủ trương của Giáo hội nên đã xem Giáo hội như kẻ thù và sát hại giáo dân.
Dù bị sát hại, nhưng ảnh hưởng ngược lại, giáo dân càng ngaỳ càng nhiều. Từ thời đế quốc La Mã Thiên Chúa Giáo, suốt 300 năm, bị sát hại, đến thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên, Công Giáo trở thành quốc giáo của Đế Quốc La Mã. Thậm chí khi nói đến Công Giáo là người ta nói đến Công Giáo La Mã ( Roman Catholic)) hay khi nói đến dân La Mã người ta liên tưởng đến người Công Giáo. Đến thế kỷ 21 nầy, Thiên Chúa Giáo là tôn giáo có số giáo hữu đông nhất hoàn vũ.
Tinh thần Thiên Chúa Giáo là tinh thần tự do, dân chủ, tôn trọng và hoằng dương những quyền tự do căn bản bất khả xâm phạm, bất khả tương nhượng của con nguời do Thương Đế ban cho nhân loại. Phong trào tôn trọng tự do, dân chủ, nhân quyền phát xuất từ các nuớc Tây phương chịu ảnh hưởng của Văn Minh Thiên Chúa Giáo. Nhiều ý niệm trong triết pháp (law philosophy) của các bộ luật Âu, Mỹ bắt nguồn từ Kinh Thánh của Thiên Chúa Giáo.
Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ năm 1776 đã ghi rõ: “All men are created equal, that they are endowed by their Creator with certain unalienable Rights that among these are Life, Liberty and the pursuit of Happiness”. Mọi người sinh ra đều được bình đẵng, thụ hưởng những quyền bất khả xâm phạm do Thượng Đế ban cho, như các quyền Sống, Tự do và tìm kiếm Hạnh phúc.
Tinh thần và vật chất như hồn với xác. Linh hồn kết hợp với thể xác tạo nên sự sống. Muốn có sự sống, hồn và xác không thể tách rời nhau được. Tôn giáo là tinh thấn, chính quyến là thể xác. Hồn lành trong xác mạnh. Hồn điếu khiển xác.
Để chứng minh thêm hiệu lực của ý niệm “Tin thần lên khuôn cho hành động của thể xác”, trong bài diễn văn lịch sử đọc tại Gettysburg, tiểu bang Pennsylvania Hoa Kỳ năm 1863, Tổng Thống Abraham Lincoln đã tái xác nhận Hoa Kỳ được tái sinh trong Ơn Thánh Chúa là quốc gia tự do của dân, bởi dân, để phục vụ nhân dân và sẽ không biến mất trên thế gian nầy: “This nation, under God, shall have a new birth of freedom -- and that government of the people, by the people, for the people, shall not perish from the earth.” (Abraham Lincoln, November 19, 1863)
Vì trí tuệ của con người có khả năng hữu hạn nên ngoài cuộc sống trần tục, có những điều mà chúng ta không am hiểu hay thu nhận được nên chúng ta cần phải có “lòng tin tưỏng” để được “Thiên khải”. Tổng Thống Hoa Kỳ Calvin Coolidge (1922) đã nhận định: Chỉ khi nào con người có tín ngưởng mới mong được trưởng thành. “It is only when men begin to worship that they begin to grow”, nói khác đi, có cầu nguyện mới được ơn, có xin mới cho, có gõ mới được mở “.
Quan niệm về quyền bất khả xâm phạm do Tạo hóa ban cho nhân loại là quan niệm thuộc phạm trù thần học (theology) siêu hình, vượt ra ngoài khả năng suy lý của những người theo chủ trương duy vật, vô thần, chỉ tin vaò những gi trông thấy được và không tin vaò dời sống thiêng liêng. Quan niệm về các quyến bất khả xâm phạm đã và đang ảnh hưởng đến tâm lý, tư duy và hành động của nhân dân hữu thần trên thế giới và các triết thuyết chính trị của các quốc gia dân chủ Tây phương.
Sứ mệnh bảo vệ Tự do, dân chủ, nhân quyền là căn bản, là nền móng, là những hạt giống cưu mang mầm móng của các cuộc cách mạng tại Mỹ (1776), tại Pháp (1789), trong thế kỷ thứ 18 và qua thế kỷ thứ 19, vấn đề giải phóng nô lệ phát xuất từ Anh Quốc (1833), sau đó được khai triển tại Mỹ với cuộc nội chiến giải phóng nô lệ (1861-1865). Cũng trên đà dân chủ hoá, khối Cộng Sản Đông Âu sụp đã đổ vaò cuối thập niên 1980. Khối CS Trung hoa, Viêt Nam, Bắc Hàn cũng sễ caó chung nhanh chóng trước trào lưu tiến hoá của nhân loại.
Tư tưởng lên khuôn cho hành động. Vấn đề thực thi sứ mệnh bảo vệ quyền tự do (Natural Rights Liberty) do Tạo Hóa ban cho nhân loại đã và đang là nguyên động lực điều hướng chính sách đối nội, đối ngoại của Hoa Kỳ và của các nước dân chủ văn minh Tây phương. Quyết tâm bảo bệ chính nghĩa đã là nguyên động lực thúc đầy Hoa Kỳ lâm chiến để bảo vệ chính nghĩa (just cause) trong các cuộc chiến gần đây như thế chiến thứ II, chiến tranh Cao ly, chiến tranh Việt Nam, chìến tranh Trung Đông. v.v…
Thể chế cai tri tại VN hiện nay là thể chế phản dân chủ, thoái hóa, tàn tích của chủ nghĩa Cộng Sản Quốc Tế. Đảng CSVN đã thật sự công khai tuyên bố đem xưong máu, hy sinh đến người Việt cuối cùng để chiến đấu cho sự và bành trướng chủ nghĩa CS, như chiến đấu cho Nga sô và cho Tàu Cộng.
Đảng CSVN chưa bao giờ chiến đấu cho dân tộc Việt Nam nên ngụy quyền CSVN không tôn trọng nhân phẩm, nhân quyến của nhân dân Việt Nam. Ngược lại, chúng ta
“Lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn. Đem chía nhân thay cường bạo”.
Các đoàn thể tôn giáo và đồng baò quốc nội đang quyết tâm chiến đấu cho sinh mạng của dân tộc Việt khỏi bị Hán hoá, rất cần sự tiếp tay của các cộng đồng Viêt Nam Tự do tại hải ngoại về cả tinh thần lẫn vật chất, vì
“Quê ta chốn ấy, giờ tang thương lắm!
Mãnh đất ưu phiền, hai chữ nắng mưa”
Nhân dịp Xuân về, chúng ta hãy hướng về quê hương, tiếp sức với đồng baò quốc nội thì đại cuộc tái lập tự do, dân chủ, hạnh phúc, cho Việt Nam sẽ chóng được viên thành.