Chúa Nhật XXVII TN C
Một hiện trạng của con người trong nền văn minh hiện đại đó là sự bất an. Khi nền khoa học công nghệ càng phát triển tân kỳ thì con người càng như thấy mình đang đối diện với nhiều dữ kiện bất thường. Đó không chỉ là những biến đổi khó lường của thiên nhiên mà còn là những đổi thay trong đời sống xã hội và nhất là những xáo trộn trong đời sống tâm lý lẫn tâm linh của con người. Mọi sự đều là có thể. Câu ngạn ngữ này trước đây vốn ám chỉ đến khả năng to lớn của con người, thì nay lại dường như ứng với các tình huống xấu đang rình chờ ập xuống trên nhân loại chúng ta.
Các tiện nghi vật chất không bảo đảm cho sự yên bình. Nền khoa học hiện đại cũng không là một bảo đảm cho sự ổn định. Nhìn vào hệ thống an ninh, tình báo, quân sự “khổng lồ” của các nước phát triển chúng ta nhận ra sự thật này: nhân loại chúng ta đang sống trong cảnh bất an. Sự bất an, bất định ấy nó diễn ra ngay trong chính cái nền tảng của xã hội đó là cuộc sống gia đình. Các con số thống kê về tỉ lệ hôn nhân đổ vỡ, về tình trạng ly thân, li dị đủ để minh chứng điều này.
Tình trạng “bấp bênh” trên đây chính là một thách đố lớn cho con người thời đại hôm nay. Đối diện với thách đố ấy, bên cạnh những nỗ lực khắc phục mang tính kỷ thuật công nghệ hay mang tính tâm lý xã hội thì niềm tin chính là chiếc chìa khóa giải mã cho vấn đề. Dù không phổ biến những cũng đã từng có nhiều người, nhiều tập thể tìm sự giải thoát bằng sự cuồng tín, bằng nhiều hình thức mê tín lầm lạc.
Trong cảnh khốn cùng dường như vô vọng của dân Chúa xưa, ngôn sứ Khabacuc đã thấy thị kiến và nhận lệnh: “Hãy viết lại thị kiến và khắc vào tấm bia cho ai nấy đọc được xuôi chảy…Này đây, ai không có tâm hồn ngay thẳng sẽ ngã gục, còn người công chính thì sẽ được sống, nhờ lòng tin của mình”(Kb 2,2-4).
“Thưa Thầy, xin thêm lòng tin cho chúng con”(Lc 17,5). Sau khi khẳng định rằng: “Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây dâu này: Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc, nó cũng sẽ vâng lời anh em”, thì Chúa Giêsu đã minh họa lòng tin ấy bằng thái độ phục vụ của người đầy tớ, một người ý thức rằng “mình chỉ làm những việc phải làm” theo ý của chủ mà thôi.
Thánh tông đồ dân ngoại nhắc nhủ môn đệ Timôtê rằng: “Thiên Chúa đã chẳng ban cho chúng ta một Thần Khí làm cho chúng ta trở nên nhút nhát, nhưng là một thần khí khiến chúng ta được đầy sức mạnh, tình thương và biết tự chủ” (2Tm 1,7). Như thế chúng ta có thể nhận ra thánh ý của vị chủ tể tối cao để thực thi đó là:
-Biết tự chủ: Làm chủ bản thân là tiền đề của việc thành nhân và thành người con Chúa đúng nghĩa. Ai không làm chủ được các cảm xúc, các tham muốn và các hành động của mình thì vẫn mãi còn là trẻ con hay dù đã lớn nhưng chưa trưởng thành. Một trong những nét phân biệt giữa con người với loài vật đó là biết dừng, biết nói không với những gì xấu xa, bất chính và với cả những gì tuy tự chúng không xấu nhưng có thể làm cản trở mình vươn lên tới những điều tốt đẹp hơn.
-Can đảm sống yêu thương đến cùng: Yêu thương ở đây không phải chỉ với tình cảm nhân loại thường tình nhưng phải như Chúa Kitô đã yêu thương chúng ta. Tình yêu của Chúa Kitô dành cho chúng ta được minh họa rõ nét qua mầu nhiệm tự hủy, tự hạ của Người. Vốn giàu sang, Người đã tự nguyện trở nên nghèo hèn vì chúng ta. Vốn là Thiên Chúa, Người đã mang lấy thân phận tôi đòi như chúng ta. Vốn là con chiên tinh tuyền Người đã nhận lấy án hình của một tội nhân đầy nhuốc hổ thay cho chúng ta (x.Pl 2,6-11).
Tin không đơn thuần là một sự chấp thuận của lý trí, nhưng trên hết đó là một sự dấn thân của ý chí tự do. Kitô hữu chúng ta tin không phải là chấp thuận một vài chân lý, một vài tín điều nào đó, nhưng chúng ta tin nghĩa là chúng ta quyết đi theo một Đấng và Đấng ấy chính là Giêsu Kitô.
Theo Chúa Kitô với bước khởi đầu là làm chủ con người mình để rồi biết sống yêu thương đến cùng, thì dù nhiều sự khó khăn vẫn còn đó, dù cho những điều bất trắc của cuộc sống có lẽ sẽ không ít đi, nhưng chúng ta lại có sự bình an đích thực. “Ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất; còn ai liều mạng sống mình vì Thầy thì sẽ tìm được mạng sống ấy” (Mt 16,25). Lời khẳng định của Chúa Giêsu trên đây giúp chúng ta hiểu thế nào là tin.
Ngày nay vẫn có đó nhiều người trong chúng ta, thậm chí cả những đấng bậc đáng kính trong Giáo Hội không ngừng kêu gọi sự tự chế, mời gọi hăng say rao giảng tình yêu, nhưng bản thân lại còn ngần ngại từ bỏ danh phận, quyền uy, lợi lộc của mình, và dĩ nhiên cũng khó bề từ bỏ cả mạng sống mình. Chính Chúa Kitô đã từng than thở: “Khi Con Người đến, liệu người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?”(Lc 18,8).
“Lạy Chúa, xin thêm lòng tin cho chúng con”. Thậm nghĩ rằng đây là một lời cầu khẩn thiết cần được lặp đi lặp lại từng ngày. Và ước gì sự lặp đi lặp lại này không dừng lại trên môi miệng mà phải được hiện thực hóa bằng thái độ sống, qua những hành động cụ thể, đáng tin.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Một hiện trạng của con người trong nền văn minh hiện đại đó là sự bất an. Khi nền khoa học công nghệ càng phát triển tân kỳ thì con người càng như thấy mình đang đối diện với nhiều dữ kiện bất thường. Đó không chỉ là những biến đổi khó lường của thiên nhiên mà còn là những đổi thay trong đời sống xã hội và nhất là những xáo trộn trong đời sống tâm lý lẫn tâm linh của con người. Mọi sự đều là có thể. Câu ngạn ngữ này trước đây vốn ám chỉ đến khả năng to lớn của con người, thì nay lại dường như ứng với các tình huống xấu đang rình chờ ập xuống trên nhân loại chúng ta.
Các tiện nghi vật chất không bảo đảm cho sự yên bình. Nền khoa học hiện đại cũng không là một bảo đảm cho sự ổn định. Nhìn vào hệ thống an ninh, tình báo, quân sự “khổng lồ” của các nước phát triển chúng ta nhận ra sự thật này: nhân loại chúng ta đang sống trong cảnh bất an. Sự bất an, bất định ấy nó diễn ra ngay trong chính cái nền tảng của xã hội đó là cuộc sống gia đình. Các con số thống kê về tỉ lệ hôn nhân đổ vỡ, về tình trạng ly thân, li dị đủ để minh chứng điều này.
Tình trạng “bấp bênh” trên đây chính là một thách đố lớn cho con người thời đại hôm nay. Đối diện với thách đố ấy, bên cạnh những nỗ lực khắc phục mang tính kỷ thuật công nghệ hay mang tính tâm lý xã hội thì niềm tin chính là chiếc chìa khóa giải mã cho vấn đề. Dù không phổ biến những cũng đã từng có nhiều người, nhiều tập thể tìm sự giải thoát bằng sự cuồng tín, bằng nhiều hình thức mê tín lầm lạc.
Trong cảnh khốn cùng dường như vô vọng của dân Chúa xưa, ngôn sứ Khabacuc đã thấy thị kiến và nhận lệnh: “Hãy viết lại thị kiến và khắc vào tấm bia cho ai nấy đọc được xuôi chảy…Này đây, ai không có tâm hồn ngay thẳng sẽ ngã gục, còn người công chính thì sẽ được sống, nhờ lòng tin của mình”(Kb 2,2-4).
“Thưa Thầy, xin thêm lòng tin cho chúng con”(Lc 17,5). Sau khi khẳng định rằng: “Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây dâu này: Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc, nó cũng sẽ vâng lời anh em”, thì Chúa Giêsu đã minh họa lòng tin ấy bằng thái độ phục vụ của người đầy tớ, một người ý thức rằng “mình chỉ làm những việc phải làm” theo ý của chủ mà thôi.
Thánh tông đồ dân ngoại nhắc nhủ môn đệ Timôtê rằng: “Thiên Chúa đã chẳng ban cho chúng ta một Thần Khí làm cho chúng ta trở nên nhút nhát, nhưng là một thần khí khiến chúng ta được đầy sức mạnh, tình thương và biết tự chủ” (2Tm 1,7). Như thế chúng ta có thể nhận ra thánh ý của vị chủ tể tối cao để thực thi đó là:
-Biết tự chủ: Làm chủ bản thân là tiền đề của việc thành nhân và thành người con Chúa đúng nghĩa. Ai không làm chủ được các cảm xúc, các tham muốn và các hành động của mình thì vẫn mãi còn là trẻ con hay dù đã lớn nhưng chưa trưởng thành. Một trong những nét phân biệt giữa con người với loài vật đó là biết dừng, biết nói không với những gì xấu xa, bất chính và với cả những gì tuy tự chúng không xấu nhưng có thể làm cản trở mình vươn lên tới những điều tốt đẹp hơn.
-Can đảm sống yêu thương đến cùng: Yêu thương ở đây không phải chỉ với tình cảm nhân loại thường tình nhưng phải như Chúa Kitô đã yêu thương chúng ta. Tình yêu của Chúa Kitô dành cho chúng ta được minh họa rõ nét qua mầu nhiệm tự hủy, tự hạ của Người. Vốn giàu sang, Người đã tự nguyện trở nên nghèo hèn vì chúng ta. Vốn là Thiên Chúa, Người đã mang lấy thân phận tôi đòi như chúng ta. Vốn là con chiên tinh tuyền Người đã nhận lấy án hình của một tội nhân đầy nhuốc hổ thay cho chúng ta (x.Pl 2,6-11).
Tin không đơn thuần là một sự chấp thuận của lý trí, nhưng trên hết đó là một sự dấn thân của ý chí tự do. Kitô hữu chúng ta tin không phải là chấp thuận một vài chân lý, một vài tín điều nào đó, nhưng chúng ta tin nghĩa là chúng ta quyết đi theo một Đấng và Đấng ấy chính là Giêsu Kitô.
Theo Chúa Kitô với bước khởi đầu là làm chủ con người mình để rồi biết sống yêu thương đến cùng, thì dù nhiều sự khó khăn vẫn còn đó, dù cho những điều bất trắc của cuộc sống có lẽ sẽ không ít đi, nhưng chúng ta lại có sự bình an đích thực. “Ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất; còn ai liều mạng sống mình vì Thầy thì sẽ tìm được mạng sống ấy” (Mt 16,25). Lời khẳng định của Chúa Giêsu trên đây giúp chúng ta hiểu thế nào là tin.
Ngày nay vẫn có đó nhiều người trong chúng ta, thậm chí cả những đấng bậc đáng kính trong Giáo Hội không ngừng kêu gọi sự tự chế, mời gọi hăng say rao giảng tình yêu, nhưng bản thân lại còn ngần ngại từ bỏ danh phận, quyền uy, lợi lộc của mình, và dĩ nhiên cũng khó bề từ bỏ cả mạng sống mình. Chính Chúa Kitô đã từng than thở: “Khi Con Người đến, liệu người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?”(Lc 18,8).
“Lạy Chúa, xin thêm lòng tin cho chúng con”. Thậm nghĩ rằng đây là một lời cầu khẩn thiết cần được lặp đi lặp lại từng ngày. Và ước gì sự lặp đi lặp lại này không dừng lại trên môi miệng mà phải được hiện thực hóa bằng thái độ sống, qua những hành động cụ thể, đáng tin.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột