Trong một diễn biến rất đáng quan ngại, Ủy ban Thường Trực Hội Đồng Giám Mục Đức đã bỏ phiếu với tỷ số áp đảo 21 trên 3, bác bỏ một đề nghị được nêu trong thư của Đức Thánh Cha. Việc này đã khiến cho Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki cảnh báo Giáo Hội tại Đức đang trên bờ vực ly giáo.
Do đó, trong chương trình này, chúng tôi xin điểm qua với quý vị và anh chị em tình hình của Giáo Hội tại quốc gia này.
1. Làn sóng bỏ đạo tại Đức
Trong những năm gần đây, có một thực tế đáng âu lo là mỗi năm có hàng trăm ngàn tín hữu Công Giáo chính thức làm đơn lên tòa án tuyên bố bỏ đạo, và như thế khỏi phải đóng thuế 9% thu nhập cho Giáo Hội. Tình hình tương tự cũng xảy ra với Giáo Hội Tin Lành và còn trầm trọng hơn.
Theo báo cáo của các Giáo Hội Công Giáo và Tin lành Đức, tổn thất cho cả hai cộng đồng lên tới hơn 430,000 tín hữu trong năm 2018.
Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Đức cho biết 216,078 tín hữu Công Giáo đã bỏ đạo trong năm 2018. Trong khi đó, Giáo Hội Tin Lành Đức cho biết 220,000 tín hữu Tin Lành đã rời bỏ hàng ngũ của họ.
Tổng cộng, khoảng 23 triệu công dân Đức vẫn là thành viên của Giáo Hội Công Giáo và 21 triệu người là thành viên của Giáo Hội Tin lành. Hai nhóm chiếm 53.2% trên tổng số 83 triệu dân Đức.
Một nghiên cứu được công bố bởi Đại học Freiburg vào tháng 5 đã kết luận rằng nếu tình hình vẫn tiếp tục như hiện nay, số các tín hữu của hai Giáo Hội tại Đức sẽ giảm chỉ còn một nửa vào năm 2060.
2. Khó khăn hiện nay tại Đức là trước nguy cơ trầm trọng này, các Giám Mục không thống nhất trong nhận định và loay hoay không tìm ra được hướng đi.
Khó khăn cam go nhất hiện nay là các Giám Mục Đức không thống nhất với nhau trong nhận định và trong hướng đi.
Đức Hồng Y Rainier Woelki, Tổng Giám mục Köln, và 7 vị Giám Mục khác cho rằng tình trạng hiện nay phát sinh từ cuộc khủng hoảng đức tin trong các xã hội Tây phương.
Đức Hồng Y Reinhard Marx và nhiều vị khác cho rằng vấn đề là ở cơ chế của Giáo Hội. Do đó, cần xét lại hàng loạt vấn đề liên quan đến kỷ luật và các giáo huấn của Giáo Hội tiêu biểu là luật độc thân linh mục, phong chức linh mục cho phụ nữ, thay đổi giáo huấn về tính dục.
3. Những diễn biến mới nhất
Ngày 14 tháng Ba vừa, Đức Hồng Y Reinhard Marx, Tổng Giám Mục của Munich và Freising, và là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức tuyên bố rằng Giáo Hội Công Giáo ở Đức đang bắt đầu một “tiến trình công nghị với hiệu lực ràng buộc” để giải quyết những gì ngài nói là những vấn đề chính đó là “thẩm quyền, sự dự phần và phân chia quyền lực” giữa Tòa Thánh và các Giáo Hội địa phương, “đạo đức tình dục”, “hình thái đời sống linh mục”, và “ phụ nữ trong các thừa tác vụ và chức vụ của Giáo Hội”.
Cần nói ngay rằng tất cả những vấn đề này đều liên quan đến Giáo Hội hoàn vũ chứ không riêng gì Giáo Hội tại Đức. Hội Đồng Giám Mục không thể mang lại hiệu lực pháp lý cho các nghị quyết về các vấn đề này, điều đó vượt quá khả năng của một Hội Đồng Giám Mục địa phương.
4. Phong trào Maria 2.0
Để hỗ trợ cho “tiến trình công nghị với hiệu lực ràng buộc” của Đức Hồng Y Marx, Đức Cha Franz-Josef Bode Giám Mục Osnabrück, phó chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, thúc đẩy một phong trào phụ nữ có tên là Maria 2.0.
Nhóm Maria 2.0, và những người chống lưng phía sau, là một trào lưu nguy hiểm có khả năng dẫn đến ly giáo nếu không sớm bị đập tan.
Barbara Stratmann, một trong những người khởi xướng phong trào, nói rằng nhóm của bà có tên là Maria 2.0 vì “Maria 1.0 tượng trưng cho ý tưởng coi Đức Maria như là một người phục vụ và im lặng. 2.0 là viết tắt cho một khởi đầu mới. Thiết lập lại tất cả mọi thứ từ con số không. Phụ nữ chúng tôi không còn như trước đây nữa.”
Trong một bức thư ngỏ đến Đức Thánh Cha Phanxicô nhóm này đặt ra 5 yêu sách trong đó nghiêm trọng nhất là đòi phong chức linh mục cho phụ nữ, xóa bỏ luật độc thân linh mục và thay đổi đạo lý của Giáo Hội về tính dục cho phù hợp với thực tế của cuộc sống.
Những người khởi xướng yêu cầu tất cả phụ nữ tham gia vào “một cuộc đình công” trong tháng Năm là tháng Giáo Hội dành đặc biệt cho lòng sùng kính tháng Đức Mẹ, bằng cách không bước vào nhà thờ trong tuần lễ từ 11 đến 18 tháng 5 năm 2019.
Cuộc đình công còn bao gồm không tham gia vào bất kỳ các công việc phục vụ khác của Giáo Hội.
Nhóm Maria 2.0 được thành lập từ các phụ nữ đơn sơ chuyên phụ trách đọc sách thánh tại nhà thờ Thánh Giá ở Munster. Những phụ nữ khởi xướng nhóm này, như lãnh đạo của nhóm Barbara Stratmann, đều là những người bình dân. Nhưng họ có những người chống lưng.
Trang Web chính thức của Giáo Hội Công Giáo ở Đức đăng tải các tin tức sâu rộng về hoạt động và những lời kêu gọi biểu tình của họ, và tường thuật rằng Đức Cha Franz-Josef Bode của Osnabrück công khai hỗ trợ chiến dịch. Nhiều người cho rằng chính Đức Cha Bode là người đã tạo ra cái nhóm này để gây áp lực nhằm ủng hộ cho những nghị trình trong cái gọi là “tiến trình công nghị với hiệu lực ràng buộc” của Đức Hồng Y Marx.
5. Ủy ban Trung ương Công Giáo Đức (ZdK)
Để bảo đảm thắng lợi trong tiến trình công nghị “có hiệu quả ràng buộc”, Đức Hồng Y Marx đề nghị rằng Hội Đồng Giám Mục Đức và Ủy ban Trung ương Công Giáo Đức (ZdK) có số tham dự viên bằng nhau và có quyền bình đẳng trong bàn bạc và biểu quyết.
Đề nghị này đã được thông qua vào ngày 19 tháng Tám, trong cuộc họp của Ủy ban Thường Trực Hội Đồng Giám Mục Đức.
Ngay cả trước khi đề nghị này được thông qua, Ủy ban Trung ương Công Giáo Đức đã cử ra một danh sách những người có một hồ sơ rất dài các phát biểu công khai chống lại các giáo huấn và kỷ luật của Giáo Hội liên quan đến việc phong chức linh mục cho phụ nữ, xóa bỏ luật độc thân linh mục và đạo lý về tính dục.
6. Ý kiến của Đức Thánh Cha
Nói chuyện với các nhà báo trên chuyến bay trở về từ Ngày Giới trẻ Thế giới, Đức Thánh Cha nói ngài sẽ không cho phép luật độc thân linh mục trở thành một tùy chọn trong Giáo Hội Latinh.
“Quyết định của tôi là: độc thân linh mục không thể là một tùy chọn,” Đức Giáo Hoàng nói. “Tôi sẽ không thay đổi điều này. Tôi không có cảm giác là tôi có thể đứng trước mặt Chúa với một quyết định như thế”.
Đức Giáo Hoàng đã xác quyết như thế nên tuyên bố của Đức Hồng Y Reinhard Marx bắt đầu một “tiến trình công nghị với hiệu lực ràng buộc” để xét lại luật độc thân linh mục khiến nhiều người hoang mang tự hỏi: Trong Giáo Hội Công Giáo hiện nay, Đức Phanxicô là Giáo Hoàng hay Đức Reinhard Marx mới thực sự là Giáo Hoàng?
Chức tư tế dành cho phụ nữ cũng là điều không thể được vì điều đó không thuộc về thẩm quyền của Giáo Hội như Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tuyên bố một cách “chung cuộc về vấn đề này” với tất cả hiệu lực ràng buộc trên toàn thể Giáo Hội vào năm 1994 - và nhiều lần Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng khẳng định như thế.
Tháng Sáu vừa qua, Đức Thánh Cha đã viết một lá thư cảnh báo người Công Giáo Đức cần chống lại một công nghị “chỉ tập trung vào việc xem xét các cấu trúc chứ không được linh hoạt bởi sứ mệnh thiết yếu của Giáo Hội là truyền bá đức tin.”
Ngài cảnh báo rằng tiến trình công nghị của Đức phải tránh cám dỗ chạy theo “chủ nghĩa tân Pelagiô” [dựa vào sức riêng của mình] khi “tìm cách điều chỉnh cuộc sống của Giáo Hội theo luận lý hiện tại.” Hệ quả là chúng ta có thể có “một cấu trúc giáo hội gọn gàng và thậm chí là được ‘hiện đại hóa’, nhưng không có linh hồn và hấp lực truyền giáo.”
Đức Giáo Hoàng đặc biệt cảnh báo Giáo Hội Đức đừng nên theo đuổi bất kỳ đường lối nào nhắm thích nghi với não trạng đương thời và thúc giục người Công Giáo Đức phải bảo vệ Giáo Hội cả về cơ cấu lẫn đức tin.
“Giáo Hội hoàn vũ sống trong và với các Giáo Hội địa phương, cũng thế các Giáo Hội địa phương sống và phát triển trong và với Giáo Hội hoàn vũ, và nếu chúng ta tách ra khỏi toàn thể Giáo Hội, chúng ta sẽ suy yếu, khô héo và tàn lụi. Do đó, cần phải luôn luôn sống và hiệp thông hiệu quả với toàn thể Giáo Hội,” Đức Thánh Cha viết.
Ngài cảnh báo các Giám Mục Đức: “Mỗi lần các cộng đồng giáo hội đã cố gắng để giải quyết vấn đề của nó một mình, tin tưởng và tập trung hoàn toàn vào lực lượng của nó hoặc các phương pháp của nó, sự thông minh của nó, ý chí hoặc uy tín của mình, cuối cùng nó chỉ làm gia tăng và kéo dài tệ nạn nó đã cố gắng giải quyết.”
7. Nhận định của Bộ Giám Mục và Hội đồng Giáo hoàng về giải thích các văn bản luật của Vatican
Trong một lá thư đề ngày 4 tháng 9 gửi cho Đức Hồng Y Marx, Đức Hồng Y Marc Ouellet, tổng trưởng Bộ Giám mục của Vatican, nói rằng kế hoạch tiến hành tiến trình công nghị tại Đức phải tuân theo các hướng dẫn do Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành vào tháng Sáu. Vị Hồng Y người Canada đặc biệt nhấn mạnh rằng một tiến trình công nghị ở Đức không thể thay đổi giáo huấn hoặc kỷ luật phổ quát của Giáo Hội.
Đức Hồng Y Ouellet cũng gửi cho Đức Hồng Y Marx một bản đánh giá pháp lý dài bốn trang về các dự thảo của các Giám Mục Đức.
Bản đánh giá, được ký bởi người đứng đầu Hội đồng Giáo hoàng về giải thích các văn bản luật của Vatican, nói rằng kế hoạch của các Giám Mục Đức vi phạm các nguyên tắc giáo luật và trên thực tế, được đặt ra nhằm thay đổi các chuẩn mực và giáo lý phổ quát của Giáo Hội.
Hội đồng Giáo hoàng chỉ ra rằng “Từ các điều khoản của dự thảo kế hoạch, có thể thấy rõ rằng Hội Đồng Giám Mục Đức đã có ý định triệu tập một Công Đồng Địa Phương như được nêu trong các khoản giáo luật 439 đến 446 nhưng né tránh không sử dụng thuật ngữ này.”
“Làm thế nào một Giáo Hội địa phương có thể thảo luận với hiệu quả ràng buộc khi các chủ đề thảo luận có liên quan đến toàn thể Giáo Hội?”, Đức Tổng Giám Mục Filippo Iannone, người đứng đầu Hội đồng Giáo hoàng về giải thích các văn bản luật viết.
Ngài nhấn mạnh rằng:
“Hội Đồng Giám Mục không thể mang lại hiệu lực pháp lý cho các nghị quyết về các vấn đề này, điều đó vượt quá khả năng của nó”.
Ngài đặc biệt lưu ý rằng bản dự thảo tháng 8 trong đó quy định Hội Đồng Giám Mục Đức và Ủy ban Trung ương Công Giáo Đức (ZdK) có số tham dự viên bằng nhau và có quyền bình đẳng trong bàn bạc và biểu quyết. Theo Đức Cha Iannone, sự sắp xếp như thế là không thể chấp nhận.
“Có một ấn tượng rằng Hội Đồng Giám Mục và ZdK đều bình đẳng với nhau: họ gửi cùng một số lượng tương đương các tham dự viên, bình đẳng trong việc chủ tọa các phiên họp, bình quyền trong bỏ phiếu và thảo luận, và vân vân.”
“Tính chất cá mè một lứa này giữa các Giám Mục và giáo dân là không phù hợp về phương diện giáo hội học,” Đức Cha Iannone khẳng định.
8. Ý kiến của Giáo sư Chad Pecknold
Chad C. Pecknold, giáo sư Thần Học Hệ Thống trường Đại Học Công Giáo Mỹ Châu tại Washington DC có bài nhận định sau được đăng trên Catholic Herald ngày 13 tháng 9 vừa qua, sau đó trên nhiều cơ quan truyền thông Công Giáo khác. Chúng tôi xin dùng bài này như một tổng kết sâu sắc về những gì đang diễn ra tại Đức.
Các Giám Mục Đức đang đề xuất một lòng thương xót giả
Họ muốn thay đổi giáo huấn không phải để giải thoát con người khỏi tội lỗi, nhưng nói rằng tội lỗi không còn là tội lỗi nữa
Bất cứ ai đã từng nghiên cứu cuộc tranh cãi giữa Thánh Augustinô với Pelagiô đều biết rằng đôi khi ta có thể sử dụng một từ với một ý nghĩa ngược lại. Pêlagiô đã sử dụng từ ‘grace’ - ‘ân sủng’ khá thường xuyên, và luôn thừa nhận ‘sự cần thiết của ân sủng’. Kết quả là, nhiều Giám Mục đã bán tín bán nghi. Thánh Augustinô không dễ bị lừa. Ngài truy cho tới cùng những gì Pêlagiô muốn nói qua từ ‘ân sủng’. Ngài không tuyệt vọng trước việc bao nhiêu người ủng hộ cho dị giáo này. Ngài chỉ đơn giản là tiếp tục với câu hỏi về ân sủng, và cuối cùng đã phơi bày sự thật rằng Pêlagiô dùng từ ân sủng với ý nghĩa không gì khác hơn là ‘những năng lực tự nhiên’ của chúng ta. Nói cách khác, Thánh Augustinô đã sử dụng lý trí để giúp tất cả các Giám Mục anh em của mình thấy rằng khi Pêlagiô sử dụng từ ‘ân sủng’, ông ta có ý nói về một điều hoàn toàn ngược lại. Nhờ Thánh Augustinô mà giờ đây chúng ta có thể thấy một ý kiến nhiều người cho rằng có thể chấp nhận được, thật ra, lại là một dị giáo đáng nguyền rủa.
Trong thời đại của chúng ta cũng vậy, rất nhiều từ đang được sử dụng với ý nghĩa ngược lại, và vì vậy, nhiệm vụ của chúng ta, trong một số khía cạnh nhất định, khó khăn hơn. Nếu ai đó nói về “phước lành của tự do”, bạn có thể cảm thấy một nỗi xúc cảm dành cho tự do đang chạy rần rần trên đôi chân yêu nước của bạn. Nhưng nếu xem xét kỹ hơn bạn có thể phát hiện ra rằng ý nghĩa của ‘tự do’ người ta đang nói đây thực sự chỉ có nghĩa là ‘giấy phép’ – đó là sự lừa dối suy đồi biện minh cho thứ lựa chọn muốn làm gì thì làm không bị ràng buộc [bởi bất cứ trách nhiệm nào và như thế là giết chết tự do đích thực] - bạn nên cảnh giác hơn và quan tâm đến việc người nói thường sử dụng chữ tự do để nói về điều ngược lại như thế nào.
Chúng ta cũng thấy cùng một năng động như thế khi người ta nói về lòng thương xót, và những thứ lòng thương xót giả mạo. Lòng thương xót là một loại cảm thông dành cho kẻ có tội, nhưng lòng thương xót giả mạo hầu như luôn là một hình thức cảm thông với chính tội lỗi. Trong mớ bòng bong những thuật ngữ của nền văn hóa trị liệu của chúng ta, thương xót đang có ý nghĩa là một cái gì đó giống như “đồng tình”. Để thể hiện sự đồng cảm với một tội nhân, người ta cho rằng cần phải thể hiện sự đồng cảm rất lớn với chính tội lỗi. Với một ý nghĩa giả mạo như vậy, lòng thương xót dành cho kẻ có tội không giúp giải phóng kẻ có tội khỏi một tội lỗi thực sự, nhưng chỉ là khoác cho những tội lỗi thực sự ấy một ý nghĩa ngược lại – “Khốn thay những kẻ bảo cái tốt là xấu, cái xấu là tốt, những kẻ biến tối thành sáng, sáng thành tối” (Is 5:20).
Thoáng một cái, ngôn ngữ về lòng thương xót có thể trở nên tế nhị, bắt đầu có nghĩa ngược lại mà ta không cảm nhận được. Nó ngay lập tức trở nên vô lý khi nó được làm rõ. Không ai có thể khẳng định một cách nghiêm túc rằng thời gian Chúa dành để khuyên bảo các cô gái mại dâm thực sự là một sự đồng hành mục vụ với “các công nhân ngành tình dục” đang phải lao động dưới một hệ thống bất công! Quá vô lý! Nhưng những điều phi lý tương tự đang được đề xuất thường xuyên trong Giáo hội, và chúng phát sinh khi chúng ta không chú ý đến ý nghĩa thực sự của những từ ngữ. Ân sủng không phải là sức riêng tự nhiên của một người. Tự do không phải là giấy phép. Lòng thương xót không phải là sự thông cảm với tội lỗi.
Ở Đức, trái với ý muốn của Đức Thánh Cha, các Giám Mục đã và đang theo đuổi một chương trình thương xót giả. Các vị muốn tự do hóa cuộc sống độc thân linh mục không phải để thánh hóa chức tư tế, nhưng là xóa bỏ một quy luật dẫn đến sự thánh hóa ấy. Các vị muốn thay đổi giáo huấn về đồng tính luyến ái không phải vì thương xót cho gánh nặng tội lỗi nặng nề, nhưng để nói rằng tội lỗi không còn là tội lỗi nữa. Các vị muốn chấp nhận quan hệ tình dục ngoài hôn nhân không phải để cổ vũ cho “quan hệ tình dục tích cực”, nhưng vì muốn phủ nhận hôn nhân là định chế duy nhất cho phép hành vi tình dục diễn ra như mong muốn của Thiên Chúa.
Đức Hồng Y Rainier Woelki, Tổng Giám mục Köln, là một ngoại lệ rất đáng chú ý. Giáo hội ở Đức cần nhiều Giám Mục dám đứng lên như ngài. Mùa xuân vừa rồi, Đức Hồng Y lưu ý rằng những người đang thúc đẩy những thay đổi này chưa bao giờ thậm chí quan tâm đến việc tự hỏi bản thân mình những câu hỏi có tính chất xã hội học cơ bản nhất: “Tại sao các Kitô hữu Tin Lành ở Đức không phát triển?” Họ là những người đã thực hiện tất cả các đề xuất này nhưng đã không tìm thấy chút triển vọng nào, thậm chí còn đau khổ hơn nữa. Đức Hồng Y Woelki viết rằng mặc dù đã thực hiện tất cả những gì các Giám Mục Công Giáo ở Đức hiện đang đề nghị, người Tin Lành “không khá hơn chút nào – có thể nhìn thấy nơi cách thực hành đức tin của họ, cách họ chỉ tuyển dụng được rất ít các thừa tác viên mục vụ, và số lượng các tín hữu rời khỏi giáo hội của họ còn ồ ạt hơn. Chẳng nhẽ những điều đó không chỉ ra rằng vấn đề thực sự nằm ở chỗ khác, và toàn bộ Kitô Giáo đang phải đương đầu với một cuộc khủng hoảng về đức tin và sự hiểu biết, hơn là thích nghi với một ‘thực tế mới của cuộc sống’ được trình bày như thể là không thể cưỡng lại được?” Chính xác là như thế.
Cảm nhận của tôi là các Giám Mục khác ở Đức không hỏi câu hỏi tuyệt vời của Đức Hồng Y Woelki vì các vị không có hứng thú với câu trả lời. Các ngài thao tác trên một định nghĩa giả về lòng thương xót, là một định nghĩa đang lừa dối chính các vị và đàn chiên của các vị. Tuần vừa qua, Vatican nói rằng các Giám Mục Đức đang lên kế hoạch cho một tiến trình công nghị “có hiệu quả ràng buộc” mà, trên thực tế, “là vô giá trị về mặt giáo hội học”. Đó là một lời thẳng thắn, không quanh co.
Tháng Sáu vừa qua, chính Đức Giáo Hoàng cảnh báo các Giám Mục Đức: “Mỗi lần các cộng đồng giáo hội đã cố gắng để giải quyết vấn đề của nó một mình, tin tưởng và tập trung hoàn toàn vào lực lượng của nó hoặc các phương pháp của nó, sự thông minh của nó, ý chí hoặc uy tín của mình, cuối cùng nó chỉ làm gia tăng và kéo dài tệ nạn nó đã cố gắng giải quyết.” Đó là một lời thẳng thắn, không quanh co.
Các Giám Mục ở Đức nên bắt đầu lắng nghe Đức Giáo Hoàng hơn là những người muốn làm giáo hoàng. Đức Thánh Cha đã ban cho họ một đề nghị chú tâm đến việc truyền giáo. Đáng buồn thay, như với tất cả các thứ giả mạo, ân sủng giả, tự do giả và lòng thương xót giả các Giám Mục Đức dường như đang bước trên một con đường tự hủy diệt. ‘Ưu tiên truyền giáo’ mà Đức Thánh Cha kêu gọi các vị chấp nhận cho tiến trình công nghị của các vị có thể cần phải bắt đầu với chính các Giám Mục ở Đức.
Do đó, trong chương trình này, chúng tôi xin điểm qua với quý vị và anh chị em tình hình của Giáo Hội tại quốc gia này.
1. Làn sóng bỏ đạo tại Đức
Trong những năm gần đây, có một thực tế đáng âu lo là mỗi năm có hàng trăm ngàn tín hữu Công Giáo chính thức làm đơn lên tòa án tuyên bố bỏ đạo, và như thế khỏi phải đóng thuế 9% thu nhập cho Giáo Hội. Tình hình tương tự cũng xảy ra với Giáo Hội Tin Lành và còn trầm trọng hơn.
Theo báo cáo của các Giáo Hội Công Giáo và Tin lành Đức, tổn thất cho cả hai cộng đồng lên tới hơn 430,000 tín hữu trong năm 2018.
Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Đức cho biết 216,078 tín hữu Công Giáo đã bỏ đạo trong năm 2018. Trong khi đó, Giáo Hội Tin Lành Đức cho biết 220,000 tín hữu Tin Lành đã rời bỏ hàng ngũ của họ.
Tổng cộng, khoảng 23 triệu công dân Đức vẫn là thành viên của Giáo Hội Công Giáo và 21 triệu người là thành viên của Giáo Hội Tin lành. Hai nhóm chiếm 53.2% trên tổng số 83 triệu dân Đức.
Một nghiên cứu được công bố bởi Đại học Freiburg vào tháng 5 đã kết luận rằng nếu tình hình vẫn tiếp tục như hiện nay, số các tín hữu của hai Giáo Hội tại Đức sẽ giảm chỉ còn một nửa vào năm 2060.
2. Khó khăn hiện nay tại Đức là trước nguy cơ trầm trọng này, các Giám Mục không thống nhất trong nhận định và loay hoay không tìm ra được hướng đi.
Khó khăn cam go nhất hiện nay là các Giám Mục Đức không thống nhất với nhau trong nhận định và trong hướng đi.
Đức Hồng Y Rainier Woelki, Tổng Giám mục Köln, và 7 vị Giám Mục khác cho rằng tình trạng hiện nay phát sinh từ cuộc khủng hoảng đức tin trong các xã hội Tây phương.
Đức Hồng Y Reinhard Marx và nhiều vị khác cho rằng vấn đề là ở cơ chế của Giáo Hội. Do đó, cần xét lại hàng loạt vấn đề liên quan đến kỷ luật và các giáo huấn của Giáo Hội tiêu biểu là luật độc thân linh mục, phong chức linh mục cho phụ nữ, thay đổi giáo huấn về tính dục.
3. Những diễn biến mới nhất
Ngày 14 tháng Ba vừa, Đức Hồng Y Reinhard Marx, Tổng Giám Mục của Munich và Freising, và là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức tuyên bố rằng Giáo Hội Công Giáo ở Đức đang bắt đầu một “tiến trình công nghị với hiệu lực ràng buộc” để giải quyết những gì ngài nói là những vấn đề chính đó là “thẩm quyền, sự dự phần và phân chia quyền lực” giữa Tòa Thánh và các Giáo Hội địa phương, “đạo đức tình dục”, “hình thái đời sống linh mục”, và “ phụ nữ trong các thừa tác vụ và chức vụ của Giáo Hội”.
Cần nói ngay rằng tất cả những vấn đề này đều liên quan đến Giáo Hội hoàn vũ chứ không riêng gì Giáo Hội tại Đức. Hội Đồng Giám Mục không thể mang lại hiệu lực pháp lý cho các nghị quyết về các vấn đề này, điều đó vượt quá khả năng của một Hội Đồng Giám Mục địa phương.
4. Phong trào Maria 2.0
Để hỗ trợ cho “tiến trình công nghị với hiệu lực ràng buộc” của Đức Hồng Y Marx, Đức Cha Franz-Josef Bode Giám Mục Osnabrück, phó chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, thúc đẩy một phong trào phụ nữ có tên là Maria 2.0.
Nhóm Maria 2.0, và những người chống lưng phía sau, là một trào lưu nguy hiểm có khả năng dẫn đến ly giáo nếu không sớm bị đập tan.
Barbara Stratmann, một trong những người khởi xướng phong trào, nói rằng nhóm của bà có tên là Maria 2.0 vì “Maria 1.0 tượng trưng cho ý tưởng coi Đức Maria như là một người phục vụ và im lặng. 2.0 là viết tắt cho một khởi đầu mới. Thiết lập lại tất cả mọi thứ từ con số không. Phụ nữ chúng tôi không còn như trước đây nữa.”
Trong một bức thư ngỏ đến Đức Thánh Cha Phanxicô nhóm này đặt ra 5 yêu sách trong đó nghiêm trọng nhất là đòi phong chức linh mục cho phụ nữ, xóa bỏ luật độc thân linh mục và thay đổi đạo lý của Giáo Hội về tính dục cho phù hợp với thực tế của cuộc sống.
Những người khởi xướng yêu cầu tất cả phụ nữ tham gia vào “một cuộc đình công” trong tháng Năm là tháng Giáo Hội dành đặc biệt cho lòng sùng kính tháng Đức Mẹ, bằng cách không bước vào nhà thờ trong tuần lễ từ 11 đến 18 tháng 5 năm 2019.
Cuộc đình công còn bao gồm không tham gia vào bất kỳ các công việc phục vụ khác của Giáo Hội.
Nhóm Maria 2.0 được thành lập từ các phụ nữ đơn sơ chuyên phụ trách đọc sách thánh tại nhà thờ Thánh Giá ở Munster. Những phụ nữ khởi xướng nhóm này, như lãnh đạo của nhóm Barbara Stratmann, đều là những người bình dân. Nhưng họ có những người chống lưng.
Trang Web chính thức của Giáo Hội Công Giáo ở Đức đăng tải các tin tức sâu rộng về hoạt động và những lời kêu gọi biểu tình của họ, và tường thuật rằng Đức Cha Franz-Josef Bode của Osnabrück công khai hỗ trợ chiến dịch. Nhiều người cho rằng chính Đức Cha Bode là người đã tạo ra cái nhóm này để gây áp lực nhằm ủng hộ cho những nghị trình trong cái gọi là “tiến trình công nghị với hiệu lực ràng buộc” của Đức Hồng Y Marx.
5. Ủy ban Trung ương Công Giáo Đức (ZdK)
Để bảo đảm thắng lợi trong tiến trình công nghị “có hiệu quả ràng buộc”, Đức Hồng Y Marx đề nghị rằng Hội Đồng Giám Mục Đức và Ủy ban Trung ương Công Giáo Đức (ZdK) có số tham dự viên bằng nhau và có quyền bình đẳng trong bàn bạc và biểu quyết.
Đề nghị này đã được thông qua vào ngày 19 tháng Tám, trong cuộc họp của Ủy ban Thường Trực Hội Đồng Giám Mục Đức.
Ngay cả trước khi đề nghị này được thông qua, Ủy ban Trung ương Công Giáo Đức đã cử ra một danh sách những người có một hồ sơ rất dài các phát biểu công khai chống lại các giáo huấn và kỷ luật của Giáo Hội liên quan đến việc phong chức linh mục cho phụ nữ, xóa bỏ luật độc thân linh mục và đạo lý về tính dục.
6. Ý kiến của Đức Thánh Cha
Nói chuyện với các nhà báo trên chuyến bay trở về từ Ngày Giới trẻ Thế giới, Đức Thánh Cha nói ngài sẽ không cho phép luật độc thân linh mục trở thành một tùy chọn trong Giáo Hội Latinh.
“Quyết định của tôi là: độc thân linh mục không thể là một tùy chọn,” Đức Giáo Hoàng nói. “Tôi sẽ không thay đổi điều này. Tôi không có cảm giác là tôi có thể đứng trước mặt Chúa với một quyết định như thế”.
Đức Giáo Hoàng đã xác quyết như thế nên tuyên bố của Đức Hồng Y Reinhard Marx bắt đầu một “tiến trình công nghị với hiệu lực ràng buộc” để xét lại luật độc thân linh mục khiến nhiều người hoang mang tự hỏi: Trong Giáo Hội Công Giáo hiện nay, Đức Phanxicô là Giáo Hoàng hay Đức Reinhard Marx mới thực sự là Giáo Hoàng?
Chức tư tế dành cho phụ nữ cũng là điều không thể được vì điều đó không thuộc về thẩm quyền của Giáo Hội như Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tuyên bố một cách “chung cuộc về vấn đề này” với tất cả hiệu lực ràng buộc trên toàn thể Giáo Hội vào năm 1994 - và nhiều lần Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng khẳng định như thế.
Tháng Sáu vừa qua, Đức Thánh Cha đã viết một lá thư cảnh báo người Công Giáo Đức cần chống lại một công nghị “chỉ tập trung vào việc xem xét các cấu trúc chứ không được linh hoạt bởi sứ mệnh thiết yếu của Giáo Hội là truyền bá đức tin.”
Ngài cảnh báo rằng tiến trình công nghị của Đức phải tránh cám dỗ chạy theo “chủ nghĩa tân Pelagiô” [dựa vào sức riêng của mình] khi “tìm cách điều chỉnh cuộc sống của Giáo Hội theo luận lý hiện tại.” Hệ quả là chúng ta có thể có “một cấu trúc giáo hội gọn gàng và thậm chí là được ‘hiện đại hóa’, nhưng không có linh hồn và hấp lực truyền giáo.”
Đức Giáo Hoàng đặc biệt cảnh báo Giáo Hội Đức đừng nên theo đuổi bất kỳ đường lối nào nhắm thích nghi với não trạng đương thời và thúc giục người Công Giáo Đức phải bảo vệ Giáo Hội cả về cơ cấu lẫn đức tin.
“Giáo Hội hoàn vũ sống trong và với các Giáo Hội địa phương, cũng thế các Giáo Hội địa phương sống và phát triển trong và với Giáo Hội hoàn vũ, và nếu chúng ta tách ra khỏi toàn thể Giáo Hội, chúng ta sẽ suy yếu, khô héo và tàn lụi. Do đó, cần phải luôn luôn sống và hiệp thông hiệu quả với toàn thể Giáo Hội,” Đức Thánh Cha viết.
Ngài cảnh báo các Giám Mục Đức: “Mỗi lần các cộng đồng giáo hội đã cố gắng để giải quyết vấn đề của nó một mình, tin tưởng và tập trung hoàn toàn vào lực lượng của nó hoặc các phương pháp của nó, sự thông minh của nó, ý chí hoặc uy tín của mình, cuối cùng nó chỉ làm gia tăng và kéo dài tệ nạn nó đã cố gắng giải quyết.”
7. Nhận định của Bộ Giám Mục và Hội đồng Giáo hoàng về giải thích các văn bản luật của Vatican
Trong một lá thư đề ngày 4 tháng 9 gửi cho Đức Hồng Y Marx, Đức Hồng Y Marc Ouellet, tổng trưởng Bộ Giám mục của Vatican, nói rằng kế hoạch tiến hành tiến trình công nghị tại Đức phải tuân theo các hướng dẫn do Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành vào tháng Sáu. Vị Hồng Y người Canada đặc biệt nhấn mạnh rằng một tiến trình công nghị ở Đức không thể thay đổi giáo huấn hoặc kỷ luật phổ quát của Giáo Hội.
Đức Hồng Y Ouellet cũng gửi cho Đức Hồng Y Marx một bản đánh giá pháp lý dài bốn trang về các dự thảo của các Giám Mục Đức.
Bản đánh giá, được ký bởi người đứng đầu Hội đồng Giáo hoàng về giải thích các văn bản luật của Vatican, nói rằng kế hoạch của các Giám Mục Đức vi phạm các nguyên tắc giáo luật và trên thực tế, được đặt ra nhằm thay đổi các chuẩn mực và giáo lý phổ quát của Giáo Hội.
Hội đồng Giáo hoàng chỉ ra rằng “Từ các điều khoản của dự thảo kế hoạch, có thể thấy rõ rằng Hội Đồng Giám Mục Đức đã có ý định triệu tập một Công Đồng Địa Phương như được nêu trong các khoản giáo luật 439 đến 446 nhưng né tránh không sử dụng thuật ngữ này.”
“Làm thế nào một Giáo Hội địa phương có thể thảo luận với hiệu quả ràng buộc khi các chủ đề thảo luận có liên quan đến toàn thể Giáo Hội?”, Đức Tổng Giám Mục Filippo Iannone, người đứng đầu Hội đồng Giáo hoàng về giải thích các văn bản luật viết.
Ngài nhấn mạnh rằng:
“Hội Đồng Giám Mục không thể mang lại hiệu lực pháp lý cho các nghị quyết về các vấn đề này, điều đó vượt quá khả năng của nó”.
Ngài đặc biệt lưu ý rằng bản dự thảo tháng 8 trong đó quy định Hội Đồng Giám Mục Đức và Ủy ban Trung ương Công Giáo Đức (ZdK) có số tham dự viên bằng nhau và có quyền bình đẳng trong bàn bạc và biểu quyết. Theo Đức Cha Iannone, sự sắp xếp như thế là không thể chấp nhận.
“Có một ấn tượng rằng Hội Đồng Giám Mục và ZdK đều bình đẳng với nhau: họ gửi cùng một số lượng tương đương các tham dự viên, bình đẳng trong việc chủ tọa các phiên họp, bình quyền trong bỏ phiếu và thảo luận, và vân vân.”
“Tính chất cá mè một lứa này giữa các Giám Mục và giáo dân là không phù hợp về phương diện giáo hội học,” Đức Cha Iannone khẳng định.
8. Ý kiến của Giáo sư Chad Pecknold
Chad C. Pecknold, giáo sư Thần Học Hệ Thống trường Đại Học Công Giáo Mỹ Châu tại Washington DC có bài nhận định sau được đăng trên Catholic Herald ngày 13 tháng 9 vừa qua, sau đó trên nhiều cơ quan truyền thông Công Giáo khác. Chúng tôi xin dùng bài này như một tổng kết sâu sắc về những gì đang diễn ra tại Đức.
Các Giám Mục Đức đang đề xuất một lòng thương xót giả
Họ muốn thay đổi giáo huấn không phải để giải thoát con người khỏi tội lỗi, nhưng nói rằng tội lỗi không còn là tội lỗi nữa
Bất cứ ai đã từng nghiên cứu cuộc tranh cãi giữa Thánh Augustinô với Pelagiô đều biết rằng đôi khi ta có thể sử dụng một từ với một ý nghĩa ngược lại. Pêlagiô đã sử dụng từ ‘grace’ - ‘ân sủng’ khá thường xuyên, và luôn thừa nhận ‘sự cần thiết của ân sủng’. Kết quả là, nhiều Giám Mục đã bán tín bán nghi. Thánh Augustinô không dễ bị lừa. Ngài truy cho tới cùng những gì Pêlagiô muốn nói qua từ ‘ân sủng’. Ngài không tuyệt vọng trước việc bao nhiêu người ủng hộ cho dị giáo này. Ngài chỉ đơn giản là tiếp tục với câu hỏi về ân sủng, và cuối cùng đã phơi bày sự thật rằng Pêlagiô dùng từ ân sủng với ý nghĩa không gì khác hơn là ‘những năng lực tự nhiên’ của chúng ta. Nói cách khác, Thánh Augustinô đã sử dụng lý trí để giúp tất cả các Giám Mục anh em của mình thấy rằng khi Pêlagiô sử dụng từ ‘ân sủng’, ông ta có ý nói về một điều hoàn toàn ngược lại. Nhờ Thánh Augustinô mà giờ đây chúng ta có thể thấy một ý kiến nhiều người cho rằng có thể chấp nhận được, thật ra, lại là một dị giáo đáng nguyền rủa.
Trong thời đại của chúng ta cũng vậy, rất nhiều từ đang được sử dụng với ý nghĩa ngược lại, và vì vậy, nhiệm vụ của chúng ta, trong một số khía cạnh nhất định, khó khăn hơn. Nếu ai đó nói về “phước lành của tự do”, bạn có thể cảm thấy một nỗi xúc cảm dành cho tự do đang chạy rần rần trên đôi chân yêu nước của bạn. Nhưng nếu xem xét kỹ hơn bạn có thể phát hiện ra rằng ý nghĩa của ‘tự do’ người ta đang nói đây thực sự chỉ có nghĩa là ‘giấy phép’ – đó là sự lừa dối suy đồi biện minh cho thứ lựa chọn muốn làm gì thì làm không bị ràng buộc [bởi bất cứ trách nhiệm nào và như thế là giết chết tự do đích thực] - bạn nên cảnh giác hơn và quan tâm đến việc người nói thường sử dụng chữ tự do để nói về điều ngược lại như thế nào.
Chúng ta cũng thấy cùng một năng động như thế khi người ta nói về lòng thương xót, và những thứ lòng thương xót giả mạo. Lòng thương xót là một loại cảm thông dành cho kẻ có tội, nhưng lòng thương xót giả mạo hầu như luôn là một hình thức cảm thông với chính tội lỗi. Trong mớ bòng bong những thuật ngữ của nền văn hóa trị liệu của chúng ta, thương xót đang có ý nghĩa là một cái gì đó giống như “đồng tình”. Để thể hiện sự đồng cảm với một tội nhân, người ta cho rằng cần phải thể hiện sự đồng cảm rất lớn với chính tội lỗi. Với một ý nghĩa giả mạo như vậy, lòng thương xót dành cho kẻ có tội không giúp giải phóng kẻ có tội khỏi một tội lỗi thực sự, nhưng chỉ là khoác cho những tội lỗi thực sự ấy một ý nghĩa ngược lại – “Khốn thay những kẻ bảo cái tốt là xấu, cái xấu là tốt, những kẻ biến tối thành sáng, sáng thành tối” (Is 5:20).
Thoáng một cái, ngôn ngữ về lòng thương xót có thể trở nên tế nhị, bắt đầu có nghĩa ngược lại mà ta không cảm nhận được. Nó ngay lập tức trở nên vô lý khi nó được làm rõ. Không ai có thể khẳng định một cách nghiêm túc rằng thời gian Chúa dành để khuyên bảo các cô gái mại dâm thực sự là một sự đồng hành mục vụ với “các công nhân ngành tình dục” đang phải lao động dưới một hệ thống bất công! Quá vô lý! Nhưng những điều phi lý tương tự đang được đề xuất thường xuyên trong Giáo hội, và chúng phát sinh khi chúng ta không chú ý đến ý nghĩa thực sự của những từ ngữ. Ân sủng không phải là sức riêng tự nhiên của một người. Tự do không phải là giấy phép. Lòng thương xót không phải là sự thông cảm với tội lỗi.
Ở Đức, trái với ý muốn của Đức Thánh Cha, các Giám Mục đã và đang theo đuổi một chương trình thương xót giả. Các vị muốn tự do hóa cuộc sống độc thân linh mục không phải để thánh hóa chức tư tế, nhưng là xóa bỏ một quy luật dẫn đến sự thánh hóa ấy. Các vị muốn thay đổi giáo huấn về đồng tính luyến ái không phải vì thương xót cho gánh nặng tội lỗi nặng nề, nhưng để nói rằng tội lỗi không còn là tội lỗi nữa. Các vị muốn chấp nhận quan hệ tình dục ngoài hôn nhân không phải để cổ vũ cho “quan hệ tình dục tích cực”, nhưng vì muốn phủ nhận hôn nhân là định chế duy nhất cho phép hành vi tình dục diễn ra như mong muốn của Thiên Chúa.
Đức Hồng Y Rainier Woelki, Tổng Giám mục Köln, là một ngoại lệ rất đáng chú ý. Giáo hội ở Đức cần nhiều Giám Mục dám đứng lên như ngài. Mùa xuân vừa rồi, Đức Hồng Y lưu ý rằng những người đang thúc đẩy những thay đổi này chưa bao giờ thậm chí quan tâm đến việc tự hỏi bản thân mình những câu hỏi có tính chất xã hội học cơ bản nhất: “Tại sao các Kitô hữu Tin Lành ở Đức không phát triển?” Họ là những người đã thực hiện tất cả các đề xuất này nhưng đã không tìm thấy chút triển vọng nào, thậm chí còn đau khổ hơn nữa. Đức Hồng Y Woelki viết rằng mặc dù đã thực hiện tất cả những gì các Giám Mục Công Giáo ở Đức hiện đang đề nghị, người Tin Lành “không khá hơn chút nào – có thể nhìn thấy nơi cách thực hành đức tin của họ, cách họ chỉ tuyển dụng được rất ít các thừa tác viên mục vụ, và số lượng các tín hữu rời khỏi giáo hội của họ còn ồ ạt hơn. Chẳng nhẽ những điều đó không chỉ ra rằng vấn đề thực sự nằm ở chỗ khác, và toàn bộ Kitô Giáo đang phải đương đầu với một cuộc khủng hoảng về đức tin và sự hiểu biết, hơn là thích nghi với một ‘thực tế mới của cuộc sống’ được trình bày như thể là không thể cưỡng lại được?” Chính xác là như thế.
Cảm nhận của tôi là các Giám Mục khác ở Đức không hỏi câu hỏi tuyệt vời của Đức Hồng Y Woelki vì các vị không có hứng thú với câu trả lời. Các ngài thao tác trên một định nghĩa giả về lòng thương xót, là một định nghĩa đang lừa dối chính các vị và đàn chiên của các vị. Tuần vừa qua, Vatican nói rằng các Giám Mục Đức đang lên kế hoạch cho một tiến trình công nghị “có hiệu quả ràng buộc” mà, trên thực tế, “là vô giá trị về mặt giáo hội học”. Đó là một lời thẳng thắn, không quanh co.
Tháng Sáu vừa qua, chính Đức Giáo Hoàng cảnh báo các Giám Mục Đức: “Mỗi lần các cộng đồng giáo hội đã cố gắng để giải quyết vấn đề của nó một mình, tin tưởng và tập trung hoàn toàn vào lực lượng của nó hoặc các phương pháp của nó, sự thông minh của nó, ý chí hoặc uy tín của mình, cuối cùng nó chỉ làm gia tăng và kéo dài tệ nạn nó đã cố gắng giải quyết.” Đó là một lời thẳng thắn, không quanh co.
Các Giám Mục ở Đức nên bắt đầu lắng nghe Đức Giáo Hoàng hơn là những người muốn làm giáo hoàng. Đức Thánh Cha đã ban cho họ một đề nghị chú tâm đến việc truyền giáo. Đáng buồn thay, như với tất cả các thứ giả mạo, ân sủng giả, tự do giả và lòng thương xót giả các Giám Mục Đức dường như đang bước trên một con đường tự hủy diệt. ‘Ưu tiên truyền giáo’ mà Đức Thánh Cha kêu gọi các vị chấp nhận cho tiến trình công nghị của các vị có thể cần phải bắt đầu với chính các Giám Mục ở Đức.