Giêrêmia 17: 5-8; Tvịnh 1; I Cor. 15: 12, 16-20; Luca 6: 17, 20-26

Hôm nay bài trích sách ngôn sứ Giêrêmia, Thánh Vịnh và Phúc âm thánh Luca nói về các Mối Phúc. Các Mối Phúc đó báo rằng, phúc cho những ai có đời sống chú trọng và nương tựa vào Thiên Chúa. Ngôn sứ Giêrêmia nói một cách ngắn gọn rằng là nếu chúng ta chỉ dựa vào sức mạnh của con người và sự tự suy phát của chúng ta để sống tự lập thì chúng ta sẽ đau khổ. Ngôn sứ cũng cho chúng ta biết là chúng ta cũng như những cây cỏ sống vật vưởng trong hoang địa để sinh tồn. Các cây cỏ đó sống như vậy, hỏi rằng nó có giá trị gì không? Ngôn sứ chỉ rỏ cho chúng ta biết là có sự khác biệt lớn lao giữa chúng ta "loài người" và thiên Chúa. Thánh Vịnh hôm nay lập lại lời chúc phúc của ngôn sứ Giêrêmia: "Phúc thay kẻ đặt niềm tin vào Đức Chúa".

Khác với các cỏ cây khô héo trong hoang địa, những ai chấp nhận sự yếu đuối của mình và quay về đặt niềm tin vào Đức Chúa, những người đó sẽ được trổ sinh hoa trái. Những người dó sẽ như cây trồng bên dòng nước trong. Thánh Vịnh số 1 là Thánh Vịnh giới thiệu một cách tổng quát về các Thánh Vịnh. Thánh Vịnh này tóm tắt xuyến suốt tất cả các Thánh Vịnh. Sẽ có những sự tương phản giữa những người công chính dựa vào Thiên Chúa và những người tự đi theo đường riêng của họ và bị diệt vong: “Vì Thiên Chúa quan tâm đến người công chính. Nên con đường bất chính sẽ bị tan biến.

Ngôn sứ Giêrêmia đưa ra sự lựa chọn và câu trả lời của Thánh Vịnh đáp lại: Chúng ta sẽ chọn khô hạn hay dòng nước trong lành - tin vào chính mình hay tin vào Đức Chúa?

Phúc âm hôm nay và tuần sau nói về "Bài Giảng trên bình nguyên" – Có một bài giảng giống như vậy trong phúc âm thánh Mátthêu ghi gọi là "Bài Giảng trên núi". Tuy hai bài giảng giống nhau, cả hai tác giả phúc âm viết cho hai nhóm thính giả khác nhau và dựa theo thính giả của họ. Có phải đó là điều người thuyết giảng giỏi phải làm hay không? Trong phúc âm thánh Luca, có một số đông môn đệ của Chúa Giêsu đi với Ngài và một số đông dân chúng. Chúa Giêsu nói với các môn đệ, những ai đã theo Ngài. Bao nhiêu người trong đám đông dân chúng nghe Ngài và lãnh nhận tin mừng Ngài chia sẻ với họ? Họ có thể trở nên môn đệ của Chúa Giêsu hay không? Những điều Chúa Giêsu nói có ảnh hưởng gì đến đời sống của họ và làm cho họ thay đổi quan niệm của họ về Thiên Chúa hay không? Bài giảng đó có ảnh hưởng đến chúng ta hay không?

Sau khi thánh Luca kể 4 trường hợp làm cho con người được chúc phúc, thánh Luca kể về các trường hợp đối chiếu và gọi là "các mối họa". Từ ngữ "chúc phúc" không diễn tả hạnh phúc như chúng ta biết. Nhưng đó là ân huệ bởi Thiên Chúa ban. Chúng ta được hưởng phúc lành, chúng ta chỉ cần phúc lành và Thiên Chúa biết rõ. Những ai không có gì cả, không có tiền của, bạc vàng, lương thực, những ai khóc lóc và bị chê ghét vì thuộc về Chúa Giêsu nên họ sẽ lãnh nhận ân huệ của Thiên Chúa.

Giáo Hội của thánh Luca đang trãi qua sự khó khan và đau khổ vì họ là những người theo Chúa Kitô. Chắc họ không thể nào cảm thấy là họ được "chúc phúc". Kể cả những người ngoài cộng đoàn cũnh thấy như vậy. Thánh Luca có nói "thật" về việc kể ra những ai được chúc phúc bởi Thiên Chúa chưa? Thật ra chúng ta không thấy những dấu chỉ gì chứng tỏ ân sũng của Thiên Chúa. Khi chúng ta phải phấn đấu qua những lúc khó khăn chúng ta cảm thấy hình như Thiên Chúa đang chống lại chúng ta. Vậy chúng ta làm sao có thể tin tưởng vào những Mối Phúc này không và với Thiên Chúa mọi sự không như chúng ta nhìn thấy phải không? Những ai bị thế gian ruồng bỏ và không đếm xỉa gì đến, được Thiên Chúa chấp nhận và chúc phúc. Trong khi những người nghĩ mình được may mắn có thể không được chúc phúc. Mọi sự việc trông như không giống điều chúng ta cảm nhận!

"Phúc cho anh em là những người nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa là của anh em". Làm sao mà việc này lại không như "bánh trên trời"? Vậy ông Marx nói đúng khi ông ta cho tôn giáo là thuốc phiện cho quần chúng hay sao? Bao nhiêu người bị kinh tế đè bẹp. Điều này đã xãy ra sau khi chính phủ trung ương đóng cửa trong 36 ngày vừa qua. Hằng ngàn nhân viên hạng thấp trong chính phủ bị thiều thốn tận cùng, vì gia đình họ sống dựa vào đồng lương hằng tháng. Khi họ không được lãnh lương, họ phải vay mượn, chọn giữa tiền thuê nhà hay tiền thuốc men. Họ không thể trả tiền mua nhà hằng tháng v.v... Khi chúa Giêsu chúc phúc cho người nghèo khó, Ngài nghĩ đến những người này, những ai thiếu thốn, bị loại ra ngoài, thuộc về hạng luôn luôn thấp kém, bị thiếu hụt những nhu cầu cần thiết một cách bất công vì bị kỳ thị, vì ít học thức, thiếu trợ giúp về thuốc men cần thiết vì do chính phủ không ổn định v.v...

Thiên Chúa đứng về phía ai trong những trường hợp khi người giàu có hưởng tiền của họ trên lưng những người nghèo? Các Mối Phúc nói rõ ra là Thiên Chúa đứng với những người nghèo, người đói khát, người than khóc và bị bắt bớ. Chúa Giêsu tuyên bố là những người được phúc là những ai có vẻ như không được ân huệ của Thiên Chúa. Thật là một điều trái ngược với quan niệm của loài người. Bởi họ, họ không có gì là công chính vì bị nghèo khó, đói khát, than khóc và bị bắt bớ. Các môn đệ nghe Chúa Giêsu loan báo các Mối Phúc trên bình nguyên, giữa đám đông quần chúng, được có thị kiến và được nhắc nhở những điều các ngôn sứ Do thái đã nói lên về tình yêu thương của Thiên Chúa và sự lo lắng của Ngài về những người bé mọn nhất trong xã hội. Qua Chúa Giêsu, Thiên Chúa thực hiện những lời hứa của các ngôn sư đó. Thiên Chúa đến sống với những người nghèo và loan báo tin mừng cho họ. Khốn thay cho những ai chống đối lề luật của Thiên Chúa và tin mừng của Chúa Giêsu.

Chúa Giêsu đe dọa những người an phận và hài lòng là họ bỏ qua không nghĩ đến nhu cầu của kẻ khác. Vì khi Thiên Chúa đến để xét xử, những ai có nhiều sẽ không còn có gì nữa. "Khốn cho các ngươi, hỡi những kẻ bây giờ được no nê..." Ngay cả trong những "mối họa" Chúa Giêsu ám chỉ tin mừng cho những người an phận hài lòng. Chúa Giêsu gọi họ mở mắt vểnh tai để nghe và nhìn thấy thế giới chung quanh họ và cảnh báo cho họ biết rằng họ sẽ không phải bị phán xét nghiêm khắc. Vì họ đã có thờì giờ để thay đổi.

Vậy điều Chúa Giêsu phán xét trên những người bây giờ đang no nê, giàu có, vui cười và được trọng vọng có thể là điều Ngài kêu gọi họ có nhận được ân huệ hay không? có phải bị bị lưu đày không. Họ còn có thì giờ thay đổi lối sống để lãnh nhận lòng thương xót của Thiên Chúa khi đó họ lại làm những điều tốt mà Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ đang đứng xung quanh Ngài trên bình nguyên hôm đó.

Lời Chúa Giêsu hôm nay có thể giúp chúng ta nhận thức được những thay đổi mà chúng ta cần thực hiện trong cuộc sống. Chúng ta không phải tự bản thân làm điều đó vì chúng ta đang tụ họp nhau trong phụng vụ, được có năng lực của Lời Chúa mà chúng ta đang được nghe Ngài chỉ dạy các môn đệ của Ngài. Rồi đây chúng ta sẽ đứng chung với nhau quanh bàn thờ. Chúng ta, những người đã nghe các Mối Phúc hôm nay và đã được lãnh nhận lương thực của Thiên Chúa đã dọn cho chúng ta, là những ân huệ để chúng ta trở thành.

Người có Phúc, dễ dàng được công nhận nơi trần thế trở nên là môn đệ của Chúa Giêsu.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


6th SUNDAY -C-
Jeremiah 17: 5-8; Psalm 1; I Cor. 15: 12, 16-20; Luke 6: 17, 20-26

There are Beatitudes for us today in the Jeremiah, Psalm and Luke readings. They declare blessed those whose lives are focused on God and who live dependent and trusting in God. Jeremiah puts it succinctly: if we rely solely on our human strengths and self-sufficiency, we will only have misery. We will be, the prophet warns, like plants in the desert struggling to survive. These plants live, but what’s the value of their lives? He advises that there is an immense gap between us mortals, "flesh," and the Lord. Our Psalm today echoes the blessing Jeremiah proclaims: "Blessed are they who hope in the Lord".

In contrast to the withered plant in the desert, those who acknowledge their limitations and turn in trust to God, will flourish. They will be like, "a tree planted near running water." It is said that Psalm 1 is an introduction and overview to the Book of Psalms; it sums up all of the Psalms. Throughout the Psalms there will be contrasts between those who are righteous and choose God and those who go their own way and perish: "For the Lord watches over the way of the just, but the way of the wicked vanishes."

There is a choice offered us by the prophet Jeremiah and the Psalm response: will we choose drought, or abundant waters – trust in ourselves, or in God?

Today’s and next week’s gospels are from the "Sermon on the Plain," – a parallel to Matthew’s "Sermon on the Mount." While similar, both evangelists are writing for different audiences and tailor their material accordingly. Isn’t that what good preachers are supposed to do? In Luke’s version there is a large multitude of Jesus’ disciples with him and also "a large number of the people." Jesus speaks to his disciples, those who are already following him. How many of the crowd who heard him were attracted to the good news he was sharing? Did they become his disciples too? Did what he said affect their lives; change their notion of God? Has the Sermon had similar affects on us?

After listing the four situations in life that make people blessed, Luke then lists their opposites, declaring the "woes." The word for "blessed" is not a description of happiness as we know it; but is a gift bestowed by God. You don’t earn the blessings; you just need them and God notices. Those who have nothing – no material wealth, or food, who are weeping and hated, because of Jesus, will receive God’s favor.

Luke’s church was experiencing deprivation and suffering because they were followers of Christ. They certainly would not have felt "blessed;" nor would others who looked on their miserable condition, consider them "blessed." Was Luke being "real" in his enumeration of those who are blessed by God? The evidence didn’t seem to show any sign of God’s favor. When we struggle through hard times it doesn’t feel like God is on our side; it may even feel God has turned against us. Can we trust the truth of these Beatitudes; that with God, things are not as they seem? Those the world disfavors and considers no-accounts, are accepted and blessed by God. While those who count themselves fortunate, may not be. Things just aren’t what they seem to our eyes!

"Blessed are you who are poor for the kingdom of God is yours." How can this not be "pie-in-the-sky?" – Was Marx right when said that religion is the opiate of the people? Many people suffer economic setbacks. This was especially true after the recent 35-day government shutdown. Thousands of lower-rank government employees were put in severe financial stress because their families live from paycheck to paycheck. When the paychecks stopped, many were forced to borrow, choose between paying rent or medicines, missed mortgage payments, etc. When Jesus blessed the poor he had people like these in mind – those impoverished and marginalized, who belong to a permanent underclass, unfairly deprived of essentials because of discrimination, poor education, lack of medical essentials, government disarray etc...

Whose side is God on in situations when the rich get their wealth off the backs of the poor? The Beatitudes make it quite clear: God stands with the poor, hungry, weeping and persecuted. Jesus declares blest those who seem out of favor with God. What a reversal of our usual world view. By themselves, there is nothing virtuous about being poor, hungry, weeping and persecuted. Those disciples who heard Jesus announce the Beatitudes on the plain, amid the crowd of people, were being given a vision and a reminder, already articulated by the Hebrew prophets, of God’s love and concern for society’s least. In Jesus, God was fulfilling the promise of those prophets. God came to live among the poor and announce glad tidings to them. Woe to those who oppose God’s rule and Jesus’ message.

Jesus warned the comfortable and content that they ignored the needs of others at their own risk; for when God comes to pass judgment, those with much now will find themselves with nothing. "Woe to you who are filled now…." Even in his "woes" Jesus was implying good news to the comfortable and satisfied. He was calling them to open their eyes and their ears to the world around them and warning them that they didn’t have to undergo severe judgment. There was time to change.

Is it possible that Jesus’ indictment of those who are now rich, filled, laughing and esteemed is also an offer of grace? They are not stuck, there is still time to wake up and accept God’s mercy, turn their lives around and do the good things Jesus taught his disciples gathered around him that day on the plain.

Jesus’ words today may have made us aware of changes we need to make in our lives. We do not have to do that on our own because we gather together in worship strengthened by the word we have heard Jesus address to us his disciples. Soon we will stand with one another at the altar. We, who hear the Beatitudes today and receive the meal God has prepared for us, are given the grace to become.

Beatitude people, easily recognized by the world as disciples of Jesus.