2019 - Năm Quốc tế về Ngôn ngữ Bản địa
Ngày 28/1 tại trụ sở của Liên Hiệp Quốc sẽ diễn ra một Đại hội Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO), được nhóm họp để đánh dấu kỷ niệm một năm.
Năm quốc tế về Ngôn ngữ bản địa năm nay là một cơ hội quan trọng để nâng cao nhận thức về mối quan tâm toàn cầu và nỗ lực của mọi người trên khắp thế giới nhằm bảo tồn các ngôn ngữ bản địa.
UNESCO đã ra mắt một trang web vào tháng 8 năm 2018, để giúp nâng cao nhận thức về nhu cầu cấp thiết bảo tồn, khôi phục và thúc đẩy các ngôn ngữ bản địa trên khắp thế giới.
Nhiều ngôn ngữ có nguy cơ tuyệt chủng
Theo cơ quan văn hóa của Liên Hiệp quốc thì có khoảng 6.000-7.000 ngôn ngữ trên thế giới hiện nay. Khoảng 97% dân số trên thế giới nói 4% các ngôn ngữ này, trong khi đó có 3% dân số thế giới nói 96% tất cả các ngôn ngữ còn lại.
Phần lớn các ngôn ngữ này, chủ yếu được nói bởi dân tộc thiểu số, nên nó có nguy cơ sẽ bị biến mất với tốc độ đáng báo động. Nếu không có biện pháp thích hợp để giải quyết vấn đề này, việc mất thêm ngôn ngữ và lịch sử, truyền thống và những kỷ niệm liên quan tới ngôn ngữ ấy sẽ làm giảm đi sự phong phú đa dạng về các ngôn ngữ trên toàn thế giới.
Bị đặt ra ngoài lề
Ngoài ra, dân thiểu số thường bị cô lập cả về chính trị và xã hội tại các quốc gia họ sinh sống, bởi vị trí địa lý của cộng đồng, lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ và truyền thống riêng biệt của họ.
Tuy nhiên, họ không chỉ là những người đi đầu trong việc bảo vệ môi trường, mà ngôn ngữ của họ đại diện cho một hệ thống tri thức và giao tiếp phức tạp, cần được công nhận là nguồn lực quốc gia hầu giúp phát triển, xây dựng hòa bình và hòa giải.
Họ cũng phải được khuyến khích và thúc đẩy các nền văn hóa, phong tục và giá trị độc đáo của địa phương đã được tồn tại hàng ngàn năm. Ngôn ngữ bản địa làm phong phú tấm thảm của sự đa dạng văn hóa toàn cầu. Không có họ, thế giới sẽ bị nghèo đi!
Năm 2019 là năm Ngôn ngữ bản địa sẽ giúp chúng ta thúc đẩy và bảo vệ các ngôn ngữ bản địa và cải thiện cuộc sống của những người thiểu số nói chúng. Nó sẽ góp phần đạt được các mục tiêu được nêu trong Tuyên bố của Liên hợp quốc về quyền của người thiểu số và các mục tiêu phát triển bền vững được đề ra cho năm 2030.
Năm Ngôn ngữ Bản địa này cũng dự kiến sẽ tăng cường và củng cố nhiều công cụ thiết lập tiêu chuẩn được cộng đồng quốc tế áp dụng bao gồm các điều khoản cụ thể để thúc đẩy và bảo vệ các ngôn ngữ.
Bảng tóm tắt các số liệu về các ngôn ngữ bản địa:
- 7 nghìn ngôn ngữ được sử dụng trên toàn thế giới
- 370 triệu người thiểu số trên thế giới
- 90 quốc gia có các cộng đồng dân thiểu số
- 5 nghìn các nền văn hóa bản địa khác nhau
- 2680 ngôn ngữ bản địa đang gặp nguy cơ biến mất
Ngày 28/1 tại trụ sở của Liên Hiệp Quốc sẽ diễn ra một Đại hội Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO), được nhóm họp để đánh dấu kỷ niệm một năm.
Năm quốc tế về Ngôn ngữ bản địa năm nay là một cơ hội quan trọng để nâng cao nhận thức về mối quan tâm toàn cầu và nỗ lực của mọi người trên khắp thế giới nhằm bảo tồn các ngôn ngữ bản địa.
UNESCO đã ra mắt một trang web vào tháng 8 năm 2018, để giúp nâng cao nhận thức về nhu cầu cấp thiết bảo tồn, khôi phục và thúc đẩy các ngôn ngữ bản địa trên khắp thế giới.
Nhiều ngôn ngữ có nguy cơ tuyệt chủng
Theo cơ quan văn hóa của Liên Hiệp quốc thì có khoảng 6.000-7.000 ngôn ngữ trên thế giới hiện nay. Khoảng 97% dân số trên thế giới nói 4% các ngôn ngữ này, trong khi đó có 3% dân số thế giới nói 96% tất cả các ngôn ngữ còn lại.
Phần lớn các ngôn ngữ này, chủ yếu được nói bởi dân tộc thiểu số, nên nó có nguy cơ sẽ bị biến mất với tốc độ đáng báo động. Nếu không có biện pháp thích hợp để giải quyết vấn đề này, việc mất thêm ngôn ngữ và lịch sử, truyền thống và những kỷ niệm liên quan tới ngôn ngữ ấy sẽ làm giảm đi sự phong phú đa dạng về các ngôn ngữ trên toàn thế giới.
Bị đặt ra ngoài lề
Ngoài ra, dân thiểu số thường bị cô lập cả về chính trị và xã hội tại các quốc gia họ sinh sống, bởi vị trí địa lý của cộng đồng, lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ và truyền thống riêng biệt của họ.
Tuy nhiên, họ không chỉ là những người đi đầu trong việc bảo vệ môi trường, mà ngôn ngữ của họ đại diện cho một hệ thống tri thức và giao tiếp phức tạp, cần được công nhận là nguồn lực quốc gia hầu giúp phát triển, xây dựng hòa bình và hòa giải.
Họ cũng phải được khuyến khích và thúc đẩy các nền văn hóa, phong tục và giá trị độc đáo của địa phương đã được tồn tại hàng ngàn năm. Ngôn ngữ bản địa làm phong phú tấm thảm của sự đa dạng văn hóa toàn cầu. Không có họ, thế giới sẽ bị nghèo đi!
Năm 2019 là năm Ngôn ngữ bản địa sẽ giúp chúng ta thúc đẩy và bảo vệ các ngôn ngữ bản địa và cải thiện cuộc sống của những người thiểu số nói chúng. Nó sẽ góp phần đạt được các mục tiêu được nêu trong Tuyên bố của Liên hợp quốc về quyền của người thiểu số và các mục tiêu phát triển bền vững được đề ra cho năm 2030.
Năm Ngôn ngữ Bản địa này cũng dự kiến sẽ tăng cường và củng cố nhiều công cụ thiết lập tiêu chuẩn được cộng đồng quốc tế áp dụng bao gồm các điều khoản cụ thể để thúc đẩy và bảo vệ các ngôn ngữ.
Bảng tóm tắt các số liệu về các ngôn ngữ bản địa:
- 7 nghìn ngôn ngữ được sử dụng trên toàn thế giới
- 370 triệu người thiểu số trên thế giới
- 90 quốc gia có các cộng đồng dân thiểu số
- 5 nghìn các nền văn hóa bản địa khác nhau
- 2680 ngôn ngữ bản địa đang gặp nguy cơ biến mất