Hình ảnh gia đình Kito giáo
Xưa nay trong xã hội vẫn hiểu gia đình là một tổ ấm, trong đó căn bản có cha, có mẹ và một hay nhiều người con do cha mẹ sinh ra nuôi dưỡng giáo dục. Cha mẹ có cưới hỏi giấy tờ hôn thú theo luật đời và đạo.
Nhưng hình ảnh gia đình như thế trong xã hội ngày hôm nay đang biến thể theo nếp lối sống văn hóa xã hội có nhiều thay đổi.
Có hình ảnh kiểu mẫu gia đình, tuy có cha có mẹ, có con. Nhưng cha mẹ chỉ là hai người nam nữ sống chung với nhau không có giấy tờ chứng hôn theo luật lệ đời và đạo, không có khế ước hôn nhân gì với nhau. Các người con hoạc theo họ mẹ, hoặc theo họ người cha. Người con có cha mà không có mẹ, hay có mẹ mà không có cha.
Có hình ảnh kiểu mẫu gia đình giữa hai người cùng phái tính sống chung với nhau, và họ nhận một em bé, một bạn trẻ khác làm người con nuôi. Gia đình với họ là tình yêu giữa hai người, và nơi nào có con trẻ nơi đón là gia đình.
Hay có kiểu mẫu hai người nam nữ sống chung với nhau không có gì ràng buộc theo luật đời hay đạo, và không muốn có con.
Vậy hình ảnh gia đình theo nếp sống đức tin Công Giáo chân thực là gì?
Theo giáo lý Công Giáo định nghĩa:
„Gia đình là tế bào căn bản của đời sống xã hội, là xã hội tự nhiên, nơi đó, người nam và người nữ được mời gọi tận hiến cho nhau trong tình yêu và trong việc thông truyền sự sống. Quyền bính, sự ổn định và đời sống tương giao nơi gia đình là nền tảng cho tự do, an ninh và tình huynh đệ của xã hội.
Gia đình là cộng đoàn, nơi đó từ thời thơ ấu, con người được học biết tôn trọng những giá trị luân lý, tôn thờ Thiên Chúa và biết sử dụng tự do. Ðời sống gia đình chuẩn bị cho đời sống xã hội.“ ( Sách Giáo lý Công Giáo số . 2207)
Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI. đã có suy tư về hình ảnh gia đình trong thông điệp Ngày hòa bình thế giới 01.01 2013: „Cũng cần phải nhìn nhận và thăng tiến cơ cấu tự nhiên của gia đình, là sự kết hợp của một người nam và một người nữ, chống lại những toan tính đồng hóa về mặt pháp lý cơ cấu tự nhiên này với những hình thức hoàn toàn khác biệt; những nỗ lực đồng hóa như thế thực sự làm thương tổn và góp phần làm xáo trộn nền tảng của hôn nhân, che khuất bản chất đặc biệt và làm lu mờ vai trò của nó trong đời sống xã hội.“ ( số 4.)
Gia đình theo khía cạnh nền tảng sinh vật học có chức năng sinh sản con cái cùng qua đó bảo đảm cho việc lưu truyền sự sống được nối tiếp giữa các thế hệ.
Gia đình là không gian đời sống xã hội tiên khởi cho trẻ thơ, người trẻ phát triển lớn lên thành người trưởng thành. Trong không gian này trẻ thơ, người trẻ không chỉ nhận được sự đùm bọc yêu thương của cha mẹ, nhưng họ còn được chỉ dậy uốn nắn về mặt tinh thần, về cung cách nếp sống văn hóa. Đây là điều cần thiết xây dựng phát triển nhân cách riêng của họ ở trường đời sống sau này trong xã hội.
Theo phương diện kinh tế, gia đình đóng vai trò quan trọng trong đời sống. Gia đình mang đến sự săn sóc bao bọc che chở cho trẻ con và cho cả người bệnh đau yếu trong gian đình. Gia đình cung ứng nhu cầu nhà ở, thức ăn nuôi dưỡng, quần áo cho các thành viên trong gia đình.
Theo khía cạnh chính trị, gia đình được luật pháp xã hội chính thức công nhận hợp pháp trong lòng xã hội. Gia đình có chỗ đứng hợp pháp cùng được bảo vệ.
Gia đình theo khía cạnh tôn giáo còn là trường học cùng nơi thực hành những tập tục thói quen tốt lành đạo đức, những gía trị tinh thần cho con người, từ khi còn tuổi thơ ấu trên cánh tay đầu gối của cha mẹ.
Mối tương quan liên hệ trong gia đình đặt trên ba tương quan giữa cha và mẹ, giữa cha mẹ với những người con, cùng những người con anh chị em với nhau, và giữa gia đình với Thiên Chúa.
Căn bản của mối tương quan là tình yêu, như Thánh Phao lo đã viết diễn tả: „ Anh em là những người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiến thánh và yêu thương. Vì thế, anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại.13 Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau.14 Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái: đó là mối dây liên kết tuyệt hảo. ( Col 3, 12-14)
Trong chuyến hành hương lên Giêrusalem, như trong phúc âm thuật lại, nảy sinh một hình ảnh mới về mối tương quan giữa Chúa Giêsu và cha mẹ của ngài. Trẻ Giesu cho cha mẹ - Thánh Giuse và Đức Mẹ Maria - biết, ngài còn có bổn phận với Thiên Chúa trên trời nữa. Nhưng tình yêu bao giờ cũng vẫn là sợi dây trong gia đình của ngài với Thánh Giuse và Đức Mẹ Maria ở Nazareth: „Sau đó, Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Na-da-rét và hằng vâng phục các ngài. Riêng mẹ Người thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng.52 Còn Đức Giê-su ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta.“ ( Lc 2, 51-52.)
Đức Mẹ Maria và Thánh Giuse qua đó đã hiểu ra rằng: mỗi người con thuộc về Thiên Chúa. Người con không phải là sở hữu của cha mẹ, dù họ là người sinh thành ra con mình. Cha mẹ có chức năng bổn phận đào tạo giáo dục con mình trong tương quan hướng về Thiên Chúa, và đến thời gian lúc nhất định phải buông con mình ra để họ sống tự lập.
Bao lâu con cái còn ở nhà sống chung với cha mẹ, họ cần học hỏi sống yêu mến, vâng lời cha mẹ mình.
Đó là hình ảnh gia đình trong ý nghĩa Kytô giáo.
Lễ thánh gia thất
Lm.Daminh Nguyễn ngọc Long
Nhưng hình ảnh gia đình như thế trong xã hội ngày hôm nay đang biến thể theo nếp lối sống văn hóa xã hội có nhiều thay đổi.
Có hình ảnh kiểu mẫu gia đình, tuy có cha có mẹ, có con. Nhưng cha mẹ chỉ là hai người nam nữ sống chung với nhau không có giấy tờ chứng hôn theo luật lệ đời và đạo, không có khế ước hôn nhân gì với nhau. Các người con hoạc theo họ mẹ, hoặc theo họ người cha. Người con có cha mà không có mẹ, hay có mẹ mà không có cha.
Có hình ảnh kiểu mẫu gia đình giữa hai người cùng phái tính sống chung với nhau, và họ nhận một em bé, một bạn trẻ khác làm người con nuôi. Gia đình với họ là tình yêu giữa hai người, và nơi nào có con trẻ nơi đón là gia đình.
Hay có kiểu mẫu hai người nam nữ sống chung với nhau không có gì ràng buộc theo luật đời hay đạo, và không muốn có con.
Vậy hình ảnh gia đình theo nếp sống đức tin Công Giáo chân thực là gì?
Theo giáo lý Công Giáo định nghĩa:
„Gia đình là tế bào căn bản của đời sống xã hội, là xã hội tự nhiên, nơi đó, người nam và người nữ được mời gọi tận hiến cho nhau trong tình yêu và trong việc thông truyền sự sống. Quyền bính, sự ổn định và đời sống tương giao nơi gia đình là nền tảng cho tự do, an ninh và tình huynh đệ của xã hội.
Gia đình là cộng đoàn, nơi đó từ thời thơ ấu, con người được học biết tôn trọng những giá trị luân lý, tôn thờ Thiên Chúa và biết sử dụng tự do. Ðời sống gia đình chuẩn bị cho đời sống xã hội.“ ( Sách Giáo lý Công Giáo số . 2207)
Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI. đã có suy tư về hình ảnh gia đình trong thông điệp Ngày hòa bình thế giới 01.01 2013: „Cũng cần phải nhìn nhận và thăng tiến cơ cấu tự nhiên của gia đình, là sự kết hợp của một người nam và một người nữ, chống lại những toan tính đồng hóa về mặt pháp lý cơ cấu tự nhiên này với những hình thức hoàn toàn khác biệt; những nỗ lực đồng hóa như thế thực sự làm thương tổn và góp phần làm xáo trộn nền tảng của hôn nhân, che khuất bản chất đặc biệt và làm lu mờ vai trò của nó trong đời sống xã hội.“ ( số 4.)
Gia đình theo khía cạnh nền tảng sinh vật học có chức năng sinh sản con cái cùng qua đó bảo đảm cho việc lưu truyền sự sống được nối tiếp giữa các thế hệ.
Gia đình là không gian đời sống xã hội tiên khởi cho trẻ thơ, người trẻ phát triển lớn lên thành người trưởng thành. Trong không gian này trẻ thơ, người trẻ không chỉ nhận được sự đùm bọc yêu thương của cha mẹ, nhưng họ còn được chỉ dậy uốn nắn về mặt tinh thần, về cung cách nếp sống văn hóa. Đây là điều cần thiết xây dựng phát triển nhân cách riêng của họ ở trường đời sống sau này trong xã hội.
Theo phương diện kinh tế, gia đình đóng vai trò quan trọng trong đời sống. Gia đình mang đến sự săn sóc bao bọc che chở cho trẻ con và cho cả người bệnh đau yếu trong gian đình. Gia đình cung ứng nhu cầu nhà ở, thức ăn nuôi dưỡng, quần áo cho các thành viên trong gia đình.
Theo khía cạnh chính trị, gia đình được luật pháp xã hội chính thức công nhận hợp pháp trong lòng xã hội. Gia đình có chỗ đứng hợp pháp cùng được bảo vệ.
Gia đình theo khía cạnh tôn giáo còn là trường học cùng nơi thực hành những tập tục thói quen tốt lành đạo đức, những gía trị tinh thần cho con người, từ khi còn tuổi thơ ấu trên cánh tay đầu gối của cha mẹ.
Mối tương quan liên hệ trong gia đình đặt trên ba tương quan giữa cha và mẹ, giữa cha mẹ với những người con, cùng những người con anh chị em với nhau, và giữa gia đình với Thiên Chúa.
Căn bản của mối tương quan là tình yêu, như Thánh Phao lo đã viết diễn tả: „ Anh em là những người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiến thánh và yêu thương. Vì thế, anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại.13 Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau.14 Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái: đó là mối dây liên kết tuyệt hảo. ( Col 3, 12-14)
Trong chuyến hành hương lên Giêrusalem, như trong phúc âm thuật lại, nảy sinh một hình ảnh mới về mối tương quan giữa Chúa Giêsu và cha mẹ của ngài. Trẻ Giesu cho cha mẹ - Thánh Giuse và Đức Mẹ Maria - biết, ngài còn có bổn phận với Thiên Chúa trên trời nữa. Nhưng tình yêu bao giờ cũng vẫn là sợi dây trong gia đình của ngài với Thánh Giuse và Đức Mẹ Maria ở Nazareth: „Sau đó, Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Na-da-rét và hằng vâng phục các ngài. Riêng mẹ Người thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng.52 Còn Đức Giê-su ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta.“ ( Lc 2, 51-52.)
Đức Mẹ Maria và Thánh Giuse qua đó đã hiểu ra rằng: mỗi người con thuộc về Thiên Chúa. Người con không phải là sở hữu của cha mẹ, dù họ là người sinh thành ra con mình. Cha mẹ có chức năng bổn phận đào tạo giáo dục con mình trong tương quan hướng về Thiên Chúa, và đến thời gian lúc nhất định phải buông con mình ra để họ sống tự lập.
Bao lâu con cái còn ở nhà sống chung với cha mẹ, họ cần học hỏi sống yêu mến, vâng lời cha mẹ mình.
Đó là hình ảnh gia đình trong ý nghĩa Kytô giáo.
Lễ thánh gia thất
Lm.Daminh Nguyễn ngọc Long