Thưa anh chị em, chào buổi sáng!
Các cuộc gặp gỡ của chúng ta về 10 điều răn ngày hôm nay dẫn chúng ta đến điều răn cuối cùng. Chúng ta đã nghe ngay từ đầu. Đây không chỉ là những lời cuối cùng của bản văn mà còn hơn thế nữa: chúng là sự hoàn thành của cuộc hành trình qua 10 điều răn, đụng chạm vào cốt lõi của tất cả những gì đã được trao ban cho chúng ta. Quả thế, khi kiểm tra kỹ hơn, chúng không thêm một nội dung mới: những chỉ thị “ngươi không không được ham muốn vợ người ta [.. . ] hay bất cứ vật gì của người ta” ít ra là đã tiềm ẩn trong các điều răn về ngoại tình và trộm cắp; vì thế đâu là chức năng của những từ này? Phải chăng đây là một bản tóm tắt? Có cái gì đó nhiều hơn chăng?
Hãy nhớ rằng tất cả các Điều răn đều có nhiệm vụ chỉ ra ranh giới của cuộc sống, vượt quá giới hạn đó con người tự hủy diệt chính mình và người thân cận, làm hỏng mối quan hệ của mình với Thiên Chúa. Nếu bạn đi quá, bạn hủy diệt bản thân mình; bạn cũng phá hủy mối quan hệ với Thiên Chúa và mối quan hệ với người khác. Điều răn chỉ ra điều đó. Qua Lời cuối cùng này, điều được nhấn mạnh là mọi sự vi phạm đều xuất phát từ một gốc rễ bên trong chung: những ham muốn tà ác. Tất cả tội lỗi được sinh ra từ một ham muốn xấu xa - tất cả. Trái tim bắt đầu di chuyển đến đó, và đi vào làn sóng đó và kết thúc trong một sự vi phạm. Nhưng không phải là một sự vi phạm pháp lý, hình thức: đó là một sự vi phạm gây thương tích cho bản thân và những người khác.
Chúa Giêsu đơn giản nói điều đó trong Tin Mừng: “Vì từ bên trong, từ lòng người, phát xuất những ý định xấu: tà dâm, trộm cắp, giết người, ngoại tình, tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh tỵ, phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng. Tất cả những điều xấu xa đó, đều từ bên trong xuất ra, và làm cho con người ra ô uế”(Mc 7, 21-23).
Do đó, chúng ta hiểu rằng toàn bộ hành trình được thực hiện trong 10 điều răn sẽ chẳng ích gì nếu nó không chạm đến mức này: trái tim của con người. Từ đâu mà tất cả những điều khủng khiếp này được sinh ra? 10 điều răn quả là sáng suốt và sâu sắc về khía cạnh này: điểm đến - điều răn cuối cùng - của cuộc hành trình này là con tim và nếu điều này, nếu con tim không được giải phóng, phần còn lại thì chẳng ích gì. Đây là thách đố: giải phóng con tim khỏi tất cả những điều xấu xa và khủng khiếp này. Các giới luật của Thiên Chúa có thể được giản lược thành mặt tiền đẹp của một cuộc sống, mà trong mọi trường hợp vẫn là một cuộc sống của nô lệ, chứ không phải của người con. Thông thường, đằng sau mặt nạ giả hình của sự đúng đắn gây ngạt thở, che dấu một thứ gì đó khủng khiếp và không được giải quyết.
Trái lại, chúng ta phải để cho chính mình bị lột mặt nạ bởi những điều răn này về ham muốn bởi vì chúng tỏ lộ sự nghèo nàn của chúng ta, để dẫn chúng ta đến một sự khiêm nhường thánh thiện. Mỗi người trong chúng ta có thể tự hỏi mình: nhưng những ham muốn xấu xa nào thường đến với tôi? Ghen tị, tham lam, nói xấu? - tất cả những điều này đến với tôi từ bên trong. Mỗi người có thể tự hỏi chính mình và điều đó sẽ làm anh ta/cô ấy nên tốt. Con người đang cần sự khiêm nhường được chúc phúc này, nhờ vậy người đó phát hiện ra rằng mình không thể tự giải phóng mình; nhờ vậy người đó kêu lên Chúa để được cứu thoát. Thánh Phaolô giải thích điều đó không thể hơn được, khi đề cập đến điều răn đừng ham muốn (x. Rm 7, 7-24).
Thật là hão huyền khi nghĩ rằng người ta có thể tự sửa mình mà không cần có ân huệ của Chúa Thánh Thần. Thật là hão huyền khi nghĩ rằng chúng ta có thể thanh tẩy trái tim mình qua nỗ lực to lớn của ý muốn mình: điều này là không thể được. Cần thiết phải mở lòng cho một mối quan hệ với Thiên Chúa, trong sự thật và trong tự do: chỉ như thế những nỗ lực của chúng ta có thể mang lại kết quả bởi vì chính Chúa Thánh Thần dẫn chúng ta tiến về phía trước.
Nhiệm vụ của Lề Luật Kinh Thánh không phải là để lừa gạt con người, cho rằng một sự vâng lời theo nghĩa đen sẽ dẫn ta đến một sự cứu rỗi nhân tạo và, hơn thế nữa, không thể đạt được. Nhiệm vụ của Lề Luật là đưa con người đến với sự thật của chính mình, cụ thể là, đến sự nghèo nàn của mình, điều đó trở thành sự mở lòng đích thực và mở lòng của cá nhân cho lòng thương xót của Thiên Chúa, điều đó biến đổi chúng ta và đổi mới chúng ta. Thiên Chúa là Đấng duy nhất có thể canh tân lòng chúng ta, với điều kiện chúng ta mở lòng mình cho Người: đó là điều kiện duy nhất. Người làm mọi việc, nhưng chúng ta phải mở lòng mình cho Người.
Những lời cuối cùng của 10 điều răn dạy tất cả chúng ta thừa nhận chính mình là những kẻ ăn xin; chúng giúp chúng ta đặt mình trước sự vô trật tự của cõi lòng, thôi sống ích kỷ và trở nên nghèo trong tinh thần, trung thực trước mặt Chúa Cha, để cho mình được Chúa Con cứu chuộc và được Thánh Linh dạy dỗ. Chúa Thánh Thần là Thầy dạy hướng dẫn chúng ta: chúng ta phải để mình được giúp đỡ. Chúng ta là những kẻ ăn xin; chúng ta hãy xin ơn này.
“Phúc cho ai có tinh thần khó nghèo, Nước Trời là của họ” (Mt 5, 3). Vâng, phúc thay cho những ai ngừng tự lừa dối chính mình, tin rằng họ có thể tự cứu mình khỏi sự yếu hèn mà không cần lòng thương xót của Thiên Chúa, điều mà một mình mình có thể chữa lành. Chỉ có lòng thương xót của Thiên Chúa mới chữa lành con tim. Phúc thay ai thừa nhận những ham muốn xấu xa của họ và với một tấm lòng ăn năn và khiêm hạ, không phải ra trước mặt Thiên Chúa và người khác như là những người chính trực, mà như những kẻ tội lỗi. Điều mà thánh Phêrô nói với Chúa thật là đẹp: “Lạy Chúa, xin hãy tránh xa con, vì con là một kẻ tội lỗi.” Đây là một lời cầu nguyện tuyệt vời: “Lạy Chúa, xin hãy tránh xa con, vì con là một kẻ tội lỗi.”
Đó là những người có lòng từ bi, những người có thể tỏ lòng thương xót với người khác bởi vì họ trải nghiệm điều đó trong chính bản thân mình.
Các cuộc gặp gỡ của chúng ta về 10 điều răn ngày hôm nay dẫn chúng ta đến điều răn cuối cùng. Chúng ta đã nghe ngay từ đầu. Đây không chỉ là những lời cuối cùng của bản văn mà còn hơn thế nữa: chúng là sự hoàn thành của cuộc hành trình qua 10 điều răn, đụng chạm vào cốt lõi của tất cả những gì đã được trao ban cho chúng ta. Quả thế, khi kiểm tra kỹ hơn, chúng không thêm một nội dung mới: những chỉ thị “ngươi không không được ham muốn vợ người ta [.. . ] hay bất cứ vật gì của người ta” ít ra là đã tiềm ẩn trong các điều răn về ngoại tình và trộm cắp; vì thế đâu là chức năng của những từ này? Phải chăng đây là một bản tóm tắt? Có cái gì đó nhiều hơn chăng?
Hãy nhớ rằng tất cả các Điều răn đều có nhiệm vụ chỉ ra ranh giới của cuộc sống, vượt quá giới hạn đó con người tự hủy diệt chính mình và người thân cận, làm hỏng mối quan hệ của mình với Thiên Chúa. Nếu bạn đi quá, bạn hủy diệt bản thân mình; bạn cũng phá hủy mối quan hệ với Thiên Chúa và mối quan hệ với người khác. Điều răn chỉ ra điều đó. Qua Lời cuối cùng này, điều được nhấn mạnh là mọi sự vi phạm đều xuất phát từ một gốc rễ bên trong chung: những ham muốn tà ác. Tất cả tội lỗi được sinh ra từ một ham muốn xấu xa - tất cả. Trái tim bắt đầu di chuyển đến đó, và đi vào làn sóng đó và kết thúc trong một sự vi phạm. Nhưng không phải là một sự vi phạm pháp lý, hình thức: đó là một sự vi phạm gây thương tích cho bản thân và những người khác.
Chúa Giêsu đơn giản nói điều đó trong Tin Mừng: “Vì từ bên trong, từ lòng người, phát xuất những ý định xấu: tà dâm, trộm cắp, giết người, ngoại tình, tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh tỵ, phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng. Tất cả những điều xấu xa đó, đều từ bên trong xuất ra, và làm cho con người ra ô uế”(Mc 7, 21-23).
Do đó, chúng ta hiểu rằng toàn bộ hành trình được thực hiện trong 10 điều răn sẽ chẳng ích gì nếu nó không chạm đến mức này: trái tim của con người. Từ đâu mà tất cả những điều khủng khiếp này được sinh ra? 10 điều răn quả là sáng suốt và sâu sắc về khía cạnh này: điểm đến - điều răn cuối cùng - của cuộc hành trình này là con tim và nếu điều này, nếu con tim không được giải phóng, phần còn lại thì chẳng ích gì. Đây là thách đố: giải phóng con tim khỏi tất cả những điều xấu xa và khủng khiếp này. Các giới luật của Thiên Chúa có thể được giản lược thành mặt tiền đẹp của một cuộc sống, mà trong mọi trường hợp vẫn là một cuộc sống của nô lệ, chứ không phải của người con. Thông thường, đằng sau mặt nạ giả hình của sự đúng đắn gây ngạt thở, che dấu một thứ gì đó khủng khiếp và không được giải quyết.
Trái lại, chúng ta phải để cho chính mình bị lột mặt nạ bởi những điều răn này về ham muốn bởi vì chúng tỏ lộ sự nghèo nàn của chúng ta, để dẫn chúng ta đến một sự khiêm nhường thánh thiện. Mỗi người trong chúng ta có thể tự hỏi mình: nhưng những ham muốn xấu xa nào thường đến với tôi? Ghen tị, tham lam, nói xấu? - tất cả những điều này đến với tôi từ bên trong. Mỗi người có thể tự hỏi chính mình và điều đó sẽ làm anh ta/cô ấy nên tốt. Con người đang cần sự khiêm nhường được chúc phúc này, nhờ vậy người đó phát hiện ra rằng mình không thể tự giải phóng mình; nhờ vậy người đó kêu lên Chúa để được cứu thoát. Thánh Phaolô giải thích điều đó không thể hơn được, khi đề cập đến điều răn đừng ham muốn (x. Rm 7, 7-24).
Thật là hão huyền khi nghĩ rằng người ta có thể tự sửa mình mà không cần có ân huệ của Chúa Thánh Thần. Thật là hão huyền khi nghĩ rằng chúng ta có thể thanh tẩy trái tim mình qua nỗ lực to lớn của ý muốn mình: điều này là không thể được. Cần thiết phải mở lòng cho một mối quan hệ với Thiên Chúa, trong sự thật và trong tự do: chỉ như thế những nỗ lực của chúng ta có thể mang lại kết quả bởi vì chính Chúa Thánh Thần dẫn chúng ta tiến về phía trước.
Nhiệm vụ của Lề Luật Kinh Thánh không phải là để lừa gạt con người, cho rằng một sự vâng lời theo nghĩa đen sẽ dẫn ta đến một sự cứu rỗi nhân tạo và, hơn thế nữa, không thể đạt được. Nhiệm vụ của Lề Luật là đưa con người đến với sự thật của chính mình, cụ thể là, đến sự nghèo nàn của mình, điều đó trở thành sự mở lòng đích thực và mở lòng của cá nhân cho lòng thương xót của Thiên Chúa, điều đó biến đổi chúng ta và đổi mới chúng ta. Thiên Chúa là Đấng duy nhất có thể canh tân lòng chúng ta, với điều kiện chúng ta mở lòng mình cho Người: đó là điều kiện duy nhất. Người làm mọi việc, nhưng chúng ta phải mở lòng mình cho Người.
Những lời cuối cùng của 10 điều răn dạy tất cả chúng ta thừa nhận chính mình là những kẻ ăn xin; chúng giúp chúng ta đặt mình trước sự vô trật tự của cõi lòng, thôi sống ích kỷ và trở nên nghèo trong tinh thần, trung thực trước mặt Chúa Cha, để cho mình được Chúa Con cứu chuộc và được Thánh Linh dạy dỗ. Chúa Thánh Thần là Thầy dạy hướng dẫn chúng ta: chúng ta phải để mình được giúp đỡ. Chúng ta là những kẻ ăn xin; chúng ta hãy xin ơn này.
“Phúc cho ai có tinh thần khó nghèo, Nước Trời là của họ” (Mt 5, 3). Vâng, phúc thay cho những ai ngừng tự lừa dối chính mình, tin rằng họ có thể tự cứu mình khỏi sự yếu hèn mà không cần lòng thương xót của Thiên Chúa, điều mà một mình mình có thể chữa lành. Chỉ có lòng thương xót của Thiên Chúa mới chữa lành con tim. Phúc thay ai thừa nhận những ham muốn xấu xa của họ và với một tấm lòng ăn năn và khiêm hạ, không phải ra trước mặt Thiên Chúa và người khác như là những người chính trực, mà như những kẻ tội lỗi. Điều mà thánh Phêrô nói với Chúa thật là đẹp: “Lạy Chúa, xin hãy tránh xa con, vì con là một kẻ tội lỗi.” Đây là một lời cầu nguyện tuyệt vời: “Lạy Chúa, xin hãy tránh xa con, vì con là một kẻ tội lỗi.”
Đó là những người có lòng từ bi, những người có thể tỏ lòng thương xót với người khác bởi vì họ trải nghiệm điều đó trong chính bản thân mình.