Giáo lý về điều răn thứ tám
Thưa anh chị em, chào buổi sáng!
Trong bài giáo lý hôm nay, chúng ta sẽ đề cập đến Điều răn thứ tám trong Mười Điều răn: “Ngươi không được làm chứng gian hại người.”
Điều răn này – Sách Giáo lý viết - "cấm xuyên tạc chân lý trong những tương quan với tha nhân" (n. 2464). Sống không trung thực thì đáng lo ngại vì nó cản trở các mối quan hệ và, do đó, cản trở tình yêu. Nơi nào có gian dối, nơi ấy không có tình yêu, tình yêu không thể được thực hiện. Và khi chúng ta nói về giao tiếp giữa những người với người, chúng ta có ý không chỉ đề cập đến lời nói mà còn cả cử chỉ, thái độ, thậm chí là sự thinh lặng và sự vắng mặt. Một người nói với tất cả những gì anh ta là hay đang làm. Chúng ta luôn giao tiếp. Tất cả chúng ta đều sống mối giao tiếp và chúng ta liên tục lơ lửng giữa sự thật và sự dối trá.
Nhưng nói sự thật nghĩa là gì? Nó có nghĩa là chân thành hay chính xác không? Trong thực tế, điều này không đủ, bởi vì người ta có thể chân thành trong sai lầm, hoặc người ta có thể chính xác trong chi tiết nhưng không nắm được ý nghĩa của toàn thể. Đôi khi chúng ta biện minh cho bản thân mình khi nói: “Nhưng tôi đã nói những gì tôi cảm thấy!” Vâng, nhưng bạn đã tuyệt đối hoá quan điểm của mình. Hoặc "Tôi chỉ nói sự thật!" Nó có thể là như vậy, nhưng bạn đã tiết lộ những điều riêng tư hoặc dành riêng. Biết bao chuyện ngồi lê đôi mách đã phá hủy sự hiệp thông bởi vì nó không thích hợp hoặc thiếu tế nhị! Đúng hơn, tin đồn nhảm gây chết chóc, và Tông đồ Giacôbê nói điều đó trong Thư của ông. Người nói hành là những kẻ giết người: họ giết người khác bởi vì cái lưỡi gây chết chóc như một con dao. Cẩn thận! Người nói hành là một tên khủng bố bởi vì với cái lưỡi, anh ta ném bom và rời đi một cách bình tĩnh, nhưng điều mà người ném bom đó nói lại phá hủy danh tiếng của người khác. Đừng quên: nói hành là giết người.
Như vậy, sự thật là gì? Đây là câu hỏi mà Philatô đã đặt ra, chính xác khi Chúa Giêsu đang thực hiện Điều răn thứ tám trước mặt ông (Cf. Ga 18,38). Quả thế, các từ "Đừng làm chứng gian hại người" thuộc về ngôn ngữ của toà án. Các sách Tin Mừng lên đến đỉnh điểm trong bài tường thuật về cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu; và đây là bài tường thuật về một phiên tòa, về việc thi hành án và một kết quả chưa từng nghe thấy.
Bị Philatô thẩm vấn, Đức Giêsu nói: “Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật.” (Ga 18,37). Và Đức Giêsu “làm chứng” về cuộc khổ nạn và cái chết của Ngài. Tác giả Tin mừng Máccô kể lại rằng “Viên đại đội trưởng đứng đối diện với Đức Giêsu, thấy Người tắt thở như vậy liền nói: "Quả thật, người này là Con Thiên Chúa" (15,39). Vâng, bởi vì Ngài nhất quán, Ngài đã nhất quán: với cách chết này của mình, Đức Giêsu biểu lộ Chúa Cha, tình yêu thương xót và trung tín của Người.
Sự thật tìm thấy sự thể hiện trọn vẹn trong chính con người của Đức Giêsu (Cf. Ga 14, 6), trong cách sống và cách chết của Ngài, kết quả của mối quan hệ giữa Ngài với Chúa Cha. Cuộc sống này trong tư cách là con cái Thiên Chúa, Đức Giêsu, một khi sống lại, cũng trao ban cho chúng ta bằng cách gửi Chúa Thánh Thần là Thần chân lý, Đấng chứng thực cho lòng chúng ta rằng Thiên Chúa là Cha chúng ta (Cf. Rm 8,16).
Trong mọi hành động của mình, con người khẳng định hoặc phủ nhận sự thật này - từ những tình huống hàng ngày đến những lựa chọn khắt khe hơn. Nhưng luôn là cùng một logic: điều mà cha mẹ và ông bà dạy chúng ta khi họ bảo chúng ta không được nói dối.
Chúng ta hãy tự hỏi: đâu là những chân lý chứng thực các việc làm của chúng ta trong tư cách là Kitô hữu, những lời nói hoặc những lựa chọn của chúng ta? Mỗi người có thể tự hỏi: tôi có phải là một chứng nhân của sự thật không, hay tôi ít nhiều là một kẻ nói dối cải trang thành sự thật? Mỗi người phải tự hỏi mình. Chúng ta, những kitô hữu, không phải là những người nam người nữ ngoại thường. Tuy nhiên, chúng ta là con cái của Cha trên trời, Đấng tốt lành và không lừa chúng ta và đặt trong lòng chúng ta tình yêu đối với anh em. Sự thật này không được nói bằng nhiều lời; đó là một lối hiện diện, một cách sống, và có thể được thấy rõ trong mỗi hành động đơn lẻ (Cf. Ga 2,18). Ông này là con người chân thực, bà đó là con người chân thực: người ta có thể thấy điều đó. Nhưng tại sao, nếu người ấy không mở miệng nói? Nhưng người ấy cư xử chân thật. Người ấy nói sự thật, hành động với sự thật - một cách sống tốt cho chúng ta.
Sự thật là sự mặc khải tuyệt vời của Thiên Chúa, về khuôn mặt Chúa Cha, và tình yêu vô biên của Ngài. Chân lý này tương hợp với lý trí con người nhưng vượt qua nó cách vô hạn, bởi vì đó là một quà tặng đã ngự xuống trên trái đất và được nhập thể trong Đức Kitô chịu đóng đinh và sống lại; nó được hiển thị bởi những người thuộc về nó và thể hiện thái độ của chính nó.
Không được làm chứng gian nghĩa là sống như con cái Thiên Chúa, Đấng không bao giờ, không bao giờ phủ nhận bản thân mình, không bao giờ nói dối; sống như con cái của Thiên Chúa, để cho xuất hiện trong mọi hành động sự thật vĩ đại: rằng Thiên Chúa là Cha và chúng ta có thể tin cậy nơi Ngài. Tôi tin cậy Chúa: đây là sự thật vĩ đại. Từ sự tín thác của chúng ta vào Thiên Chúa là Cha và yêu thương tôi, yêu thương chúng ta, sự thật của tôi được sinh ra và tôi là người chân thật, chứ không phải là kẻ nói dối.
Thưa anh chị em, chào buổi sáng!
Trong bài giáo lý hôm nay, chúng ta sẽ đề cập đến Điều răn thứ tám trong Mười Điều răn: “Ngươi không được làm chứng gian hại người.”
Điều răn này – Sách Giáo lý viết - "cấm xuyên tạc chân lý trong những tương quan với tha nhân" (n. 2464). Sống không trung thực thì đáng lo ngại vì nó cản trở các mối quan hệ và, do đó, cản trở tình yêu. Nơi nào có gian dối, nơi ấy không có tình yêu, tình yêu không thể được thực hiện. Và khi chúng ta nói về giao tiếp giữa những người với người, chúng ta có ý không chỉ đề cập đến lời nói mà còn cả cử chỉ, thái độ, thậm chí là sự thinh lặng và sự vắng mặt. Một người nói với tất cả những gì anh ta là hay đang làm. Chúng ta luôn giao tiếp. Tất cả chúng ta đều sống mối giao tiếp và chúng ta liên tục lơ lửng giữa sự thật và sự dối trá.
Nhưng nói sự thật nghĩa là gì? Nó có nghĩa là chân thành hay chính xác không? Trong thực tế, điều này không đủ, bởi vì người ta có thể chân thành trong sai lầm, hoặc người ta có thể chính xác trong chi tiết nhưng không nắm được ý nghĩa của toàn thể. Đôi khi chúng ta biện minh cho bản thân mình khi nói: “Nhưng tôi đã nói những gì tôi cảm thấy!” Vâng, nhưng bạn đã tuyệt đối hoá quan điểm của mình. Hoặc "Tôi chỉ nói sự thật!" Nó có thể là như vậy, nhưng bạn đã tiết lộ những điều riêng tư hoặc dành riêng. Biết bao chuyện ngồi lê đôi mách đã phá hủy sự hiệp thông bởi vì nó không thích hợp hoặc thiếu tế nhị! Đúng hơn, tin đồn nhảm gây chết chóc, và Tông đồ Giacôbê nói điều đó trong Thư của ông. Người nói hành là những kẻ giết người: họ giết người khác bởi vì cái lưỡi gây chết chóc như một con dao. Cẩn thận! Người nói hành là một tên khủng bố bởi vì với cái lưỡi, anh ta ném bom và rời đi một cách bình tĩnh, nhưng điều mà người ném bom đó nói lại phá hủy danh tiếng của người khác. Đừng quên: nói hành là giết người.
Như vậy, sự thật là gì? Đây là câu hỏi mà Philatô đã đặt ra, chính xác khi Chúa Giêsu đang thực hiện Điều răn thứ tám trước mặt ông (Cf. Ga 18,38). Quả thế, các từ "Đừng làm chứng gian hại người" thuộc về ngôn ngữ của toà án. Các sách Tin Mừng lên đến đỉnh điểm trong bài tường thuật về cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu; và đây là bài tường thuật về một phiên tòa, về việc thi hành án và một kết quả chưa từng nghe thấy.
Bị Philatô thẩm vấn, Đức Giêsu nói: “Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật.” (Ga 18,37). Và Đức Giêsu “làm chứng” về cuộc khổ nạn và cái chết của Ngài. Tác giả Tin mừng Máccô kể lại rằng “Viên đại đội trưởng đứng đối diện với Đức Giêsu, thấy Người tắt thở như vậy liền nói: "Quả thật, người này là Con Thiên Chúa" (15,39). Vâng, bởi vì Ngài nhất quán, Ngài đã nhất quán: với cách chết này của mình, Đức Giêsu biểu lộ Chúa Cha, tình yêu thương xót và trung tín của Người.
Sự thật tìm thấy sự thể hiện trọn vẹn trong chính con người của Đức Giêsu (Cf. Ga 14, 6), trong cách sống và cách chết của Ngài, kết quả của mối quan hệ giữa Ngài với Chúa Cha. Cuộc sống này trong tư cách là con cái Thiên Chúa, Đức Giêsu, một khi sống lại, cũng trao ban cho chúng ta bằng cách gửi Chúa Thánh Thần là Thần chân lý, Đấng chứng thực cho lòng chúng ta rằng Thiên Chúa là Cha chúng ta (Cf. Rm 8,16).
Trong mọi hành động của mình, con người khẳng định hoặc phủ nhận sự thật này - từ những tình huống hàng ngày đến những lựa chọn khắt khe hơn. Nhưng luôn là cùng một logic: điều mà cha mẹ và ông bà dạy chúng ta khi họ bảo chúng ta không được nói dối.
Chúng ta hãy tự hỏi: đâu là những chân lý chứng thực các việc làm của chúng ta trong tư cách là Kitô hữu, những lời nói hoặc những lựa chọn của chúng ta? Mỗi người có thể tự hỏi: tôi có phải là một chứng nhân của sự thật không, hay tôi ít nhiều là một kẻ nói dối cải trang thành sự thật? Mỗi người phải tự hỏi mình. Chúng ta, những kitô hữu, không phải là những người nam người nữ ngoại thường. Tuy nhiên, chúng ta là con cái của Cha trên trời, Đấng tốt lành và không lừa chúng ta và đặt trong lòng chúng ta tình yêu đối với anh em. Sự thật này không được nói bằng nhiều lời; đó là một lối hiện diện, một cách sống, và có thể được thấy rõ trong mỗi hành động đơn lẻ (Cf. Ga 2,18). Ông này là con người chân thực, bà đó là con người chân thực: người ta có thể thấy điều đó. Nhưng tại sao, nếu người ấy không mở miệng nói? Nhưng người ấy cư xử chân thật. Người ấy nói sự thật, hành động với sự thật - một cách sống tốt cho chúng ta.
Sự thật là sự mặc khải tuyệt vời của Thiên Chúa, về khuôn mặt Chúa Cha, và tình yêu vô biên của Ngài. Chân lý này tương hợp với lý trí con người nhưng vượt qua nó cách vô hạn, bởi vì đó là một quà tặng đã ngự xuống trên trái đất và được nhập thể trong Đức Kitô chịu đóng đinh và sống lại; nó được hiển thị bởi những người thuộc về nó và thể hiện thái độ của chính nó.
Không được làm chứng gian nghĩa là sống như con cái Thiên Chúa, Đấng không bao giờ, không bao giờ phủ nhận bản thân mình, không bao giờ nói dối; sống như con cái của Thiên Chúa, để cho xuất hiện trong mọi hành động sự thật vĩ đại: rằng Thiên Chúa là Cha và chúng ta có thể tin cậy nơi Ngài. Tôi tin cậy Chúa: đây là sự thật vĩ đại. Từ sự tín thác của chúng ta vào Thiên Chúa là Cha và yêu thương tôi, yêu thương chúng ta, sự thật của tôi được sinh ra và tôi là người chân thật, chứ không phải là kẻ nói dối.