MOSCOW (Zenit. org).- Bài phát biểu của Cha Igor Kowalewski tại Moscow trong một buổi hội thoại qua truyền hình về "Năm Thánh Thể," do Bộ Vatican Giáo Sĩ tổ chức.
* * *
Sự Phát Triển Thiêng Liêng của người Kitô hữu và của Giáo Hội
Trong Ánh sáng Tông Thư "Mane Nobiscum Domine" của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II
Do Giáo sư Igor Kowalewski
Moscow
Sau khi công bố Năm Mân Côi, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã đề nghị với Giáo Hội phổ quát phải "sống nội tâm mầu nhiệm Thánh Thể."
Vì lẽ này ngài kêu gọi đến "Năm Thánh Thể" kéo dài từ tháng Mười 2004 tới tháng Mười 2005.
Không có con đường nào tốt hơn để theo cho bằng con đường của các môn đệ từ thành Emmaus, để hiểu biết và liên kết nội tâm con đường Chúa đi với Gáo Hội Người và để phân tích chiều sâu ý nghĩa mầu nhiệm Thánh Thể. Một con đuờng phát triển trong đức tin và trong kinh nguyện, một con đường khai sáng, hiệp thông, liên đới và công nhận Thiên Chúa và sứ vụ của Người.
Về chủ đề hình ảnh các môn đệ thành Emmaus, Đức Thánh Cha nói: "Giữa những vấn đề và những khó khăn của chúng ta, và giữa cả những thất vọng đắng cay của chúng ta, người Bộ Hành thần linh tiếp tục đi bên cạnh chúng ta, giải thích cho chúng ta Kinh Thánh và hướng dẫn chúng ta tới chỗ hiểu biết thâm sâu hơn về những mầu nhiệm của Thiên Chúa " (tông thư "Mane Nobiscum Domine,' (Số 2) và hiệp thông với Người.
Tất cả những con đường thiêng liêng bắt đầu từ Chúa Kitô. Chính Người kêu gọi chúng ta làm môn đệ Người. Người là Đầu và là Cùng Đích, là Alfa và Omega của toàn thể tạo vật. Tất cả được tạo dựng nhờ Người và tất cả được hoàn thành trong Người. Chính Chúa Kitô, Đức Chúa, Người đã kêu gọi những môn đệ này là những người, tuyệt vọng, muốn trở lại quê nhà mình tại Emmaus. Chính Đức Chúa là người đi tới họ, di chuyển giữa họ, soi sáng trí khôn họ và đem họ hiệp thông với Người. Chúa Kitô không những là trung tâm lịch sử Giáo Hội, mà cũng là trung tâm lịch sử nhân loại. Tất cả được tổng hợp trong Người.
Chúng ta cũng phải nhớ tính mãnh liệt mà qua đó Công đồng Vaticanô II khi trưng dẫn lời Đức Giáo hoàng Phaolô VI, đã truyên bố rằng Chúa kitô là "cùng đích cuả lịch sử nhân loại, là điểm qui tụ mọi ước vọng của lịch sử và văn minh, là trung tâm của nhân loại, là niềm vui của tâm hồn và sự đáp ứng mọi niềm khao khát" ("Gaudium et Spes," s 45). Trong Người, Ngôi Lời biến thành Nhục thể, không những là mầu nhiệm của Thiên Chúa mạc khải, nhưng cũng là mầu nhiệm của loài ngưới (ibid. s.22). Trong Người nhân loại gặp được sự cứu độ và thành toàn..
Học "nghệ thuật cầu nguyện." Trong cuộc hành trình đức tin này, Chúa Kitô tỏ mình ra, Người đến với chúng ta, trở nên người đối thoại với chúng ta. Người mời chúng ta chia sẻ với Người những ý nghĩ chúng ta nặng tính buồn thảm, sự thiếu hy vọng của chúng ta và những biến cố làm chúng ta cảm kinh nghiệm những ý nghĩ và những cảm giác đó.
Các môn đệ thành Emmaus, ngay cả trước khi nhận ra người bộ hành gần với họ là Chúa Kitô, đã nói với Người về điều đã xảy ra.. . đó không phải là một cách cầu nguyện với Chúa sao! Chúa luôn nghe chúng ta và luôn luôn ở đó. Thành phần những quan tâm sư phạm của Chúa đối với các môn đê Người là Người luôn luôn nghe họ, nhất là trong những thời buổi cam go, khi người ta sa ngã, cảm nghiệm sự hoài nghi, sự vỡ mộng và nản lòng.
Do đo Chúa đến với chúng ta cả trước khi Người được yêu cầu và luôn luôn nghe chúng ta và luôn luôn sẵng sàng làm tràn đầy chúng ta với lòng can đảm và làm sáng tỏ mọi điều xảy đến cho chúng ta. Người biết cách nghe và sau đó nói với chúng ta, Người cho chúng ta biết ý nghĩa về mọi sự làm nản lòng chúng ta. Những kẻ học nghệ thuật cầu nguyện này hoàn thành sự thánh thiện cao nhất (x. Mane Nobiscum Domine," v Số 8).
Ngày Chúa nhật là một ngày đặc biệt để cầu nguyện, để nghe tiếng Chúa. Đó là ngày mà, khi sống lại từ kẻ chết, Chúa tới gần các môn đệ thành Emmaus và đi đường với các ông, giải thích Kinh thánh.
Để cải tiến nghệ thuật cầu nguyện, Đức Thánh Cha muốn "nhấn mạnh cach riêng đến Thánh Thể Chúa Nhật và chính ngày Chúa Nhật, xem như là một ngày đặc biệt của đức tin, ngày Chúa sống lại và ngày ân huệ của Thần Khí, Lễ Phục sinh thật sự hằng tuần (ibid. số 8). Sau đó, ngài mời các tín hữu thực hiện Phụng vụ các Giờ Kinh, qua đó Giáo Hội thánh hóa những giờ khác nhau trong ngày và thánh hoá sư qua của thời gian cả năm, cũng thực hiện kinh kính Đức Maria như kinh Mân Côi rất đẹp lòng Chúa.
Dân chúng (x.ibid.)
Con đường tới Chúa là một con đường soi sáng
Ngưởi Kitô hữu không sống trong bóng tối, cũng không trượt chân mà không biết mình đang đi đâu. Đấng là Ánh Sáng Thế Gian đi với ho. Chúa Kitô đến cung cấp ánh sáng thắp sáng lên lòng trí của họ, mở mắt cho họ, tăng cướng ý muốn của họ, làm lòng họ tràn đầy niềm vui.... dầu bất cứ sự gì xảy ra.
Đối với người Kitô hữu "trên đường đi" điều chắc chắn là Chúa ở với họ, và tất cả mọi biến cố mà họ hay toàn thể cộng đồng có thể cảm nghiệm, dầu những biến cố thê thảm nhất, có một ý nghĩa cứu chuộc đối với cá nhân cũng như đối với cộng đồng. Trong chính bối cảnh này sự hiện ra của Chúa Giêsu với các môn đệ đi Emmaus là con đường soi sáng thật sự. Chúa giải thích cho họ ý nghĩa của tất cả sự gì đã xảy ra ( x. Lc 24:27). Dọc theo con đuờng này từ từ Chúa tự mạc khải mình cho họ cho tới khi họ "mở mắt" và lúc đó, được soi sáng, họ nhận biết Chúa. Lời là ánh sáng soi mắt đi trước sự "bẻ" bánh.
Chúng ta biết trong mọi Thánh Lễ, phụng vụ Lời Chúa đi trước phụng vụ Thánh Thể. Có hai sự "hiệp thông," một với Lời và một với Bánh. Không thể hiểu một cái mà không có cái kia.
Chúa Giêsu diễn tả mình là "ánh sáng Thế gian" (Ga 8:12) và đặc điểm này được đề cao bằng những biến cố trong đời sống của Người, như sự biến hình và sự phục sinh, trong đó vinh quang thần linh của Người chiếu sáng rõ ràng.
Ngược lại trong Thánh Thể vinh quang Chúa Kitô bị che khuất, vì căn tính người bộ hành bị che giấu đối với các môn đệ thành Emmaus cho tới khi họ nhận ra Người khi Người "bẻ bánh". Bí tích Thánh Thể là một "mầu nhiệm đức tin", đó là một Sự sáng bị che giấu nhưng muốn tự mạc khải (x. Mane Nobiscum Domine," ( Số 11).
Trở lại với các môn đệ Emmaus, chúng ta thấy chính Chúa Kitô can thiệp để chứng tỏ, " bằng cách khởi đầu tư ông Môisen và tất cả các tiên tri," thế nào "tất cả Kinh Thánh" đưa tới mầu nhiệm của bản thân Người.
Những lời nói của Người làm cho lòng các môn đệ "bừng cháy lên." Những lời đó đưa các ông ra khỏi sự tối tăm buồn phiền và thất vọng, và khơi lên trong họ sự ước muốn ở với Người. Lạy Chúa, xin ở lại với chúng con.
Tất cả Kinh Thánh mang lại ánh sáng cho những người tin. Từ từ Kinh Thánh đưa người tín hữu tới chỗ biết Chúa Kitô, tới sự mạc khải của Người và Chúa Giêsu biết rõ điều này khi Người giải thích Kinh Thánh cho hai môn đệ. Chúa kitô là Môisen mới, là vị Tiên tri tuyệt hảo. Do đó Chúa Kitô là sự viên mãn và sự hoàn tất của lề luật và các tiên tri. Đó là lý do Cựu và Tân Ước là cần thiết để hoàn tất sự hiểu biết về mầu nhiệm Kitô.
Để cho Lời có thể soi sáng lòng trí chúng ta, các Nghị phụ Công đồng Vaticanô II trong hiến chế "Sacrosanctum Concilium" muốn cho "bàn tiệc Lời" mở ra đồi dào các kho tàng Kinh Thánh cho các tín hữu. Đó là lý do các nghị phụ cho phép việc cử hành phụng vụ, cách riêng đối với những bài đọc kinh thánh, được cử hành theo những ngôn ngữ mọi người có thể hiểu được. Chính Chúa Kitô nói trong Giáo Hội khi Kinh Thánh được đọc lên
Đức Giáo Hoàng nói, nhưng, đọc những đoạn Kinh Thánh trong những ngôn ngữ dễ hiểu được, thí không đủ, nếu việc loan báo không tiến hành cẩn thận, có chuẩn bị, biết nghe sốt sắng, biết thinh lặng suy gẫm [và] dành đủ thời gian cho Lời Chúa đánh động và soi sáng những cách sống. Chúng ta cần Lời Chúa được rao giảng môt cách thắp sáng những con mắt và sưởi ấm những cõi lòng, và do đó phải được chuẩn bị cho việc bẻ bánh, "bàn tiệc" thứ hai. Đức Giáo hoàng nói thêm, điều có ý nghĩa là hai môn đệ Emmaus, đươc chuẩn bị đúng đắn bởi lời Chúa, đã nhận ra Người khi tại bàn tiệc nhờ cử chỉ đơn giản "bẻ bánh."
Một khi trí được soi sáng và lòng được sưởi ấm, những cử chỉ "nói". Chính nhờ những cử chỉ mà bằng cách nào đó người ta mở mắt của những tín hữu. Theo phạm vi chúng ta có khả năng được nghe Lời Chúa mỗi ngày, chúng ta sẵn sàng hiểu những cử chỉ Chúa thực hiện trước mắt chúng ta.
Người kitô hữu được kêu gọi hiệp thông với Chúa. Chính Chúa ban cho chúng ta Mình và chén máu Người, hầu chúng ta nuôi dưỡng chính chúng ta, bằng cách hấp thụ tất cả sự này đến nỗi biến đổi chúng ta thành chính Người, Như vậy chúng ta được biến đổi thành mình Nguời. Làm theo ý muốn của Chúa, và không xin Chúa làm theo ý muốn của chúng ta.
Về chủ đề này, Đức Thánh Cha dạy chúng ta không nên hồ nghi rằng chiều kích rõ ràng nhất của Thánh Thể là chiều kích một bữa ăn (x. "Mane Nobiscum Domine,' So 14). Thánh Thể được thiết lập chiều Thứ Năm Thuần Thánh. trong bối cảnh bữa ăn Vượt qua. Do đó Thánh Thể mang trong cấu trúc của mình ý nghĩa của niềm vui chung. Hãy nhận lấy và ăn sự này...Hãy uống chén này, tất cả anh em... Khía cạnh này diễn tả rất tốt mối tương quan hiệp thông mà Chúa muốn thiết lập với tất cả các môn đệ Người.
Thông phần với Chúa Kitô có nghĩa là chết cho tội và sống cho Chúa.
Khía cạnh hy lễ là một yếu tố cơ bản khác của Thánh Thể, và dĩ nhiên của nền linh đạo của những người Kitô hữu, của sự lớn mạnh của họ. Theo Thánh Phaolô, người Kitô hữu bị đóng đinh với Chúa Kitô (x. Gal 2:20; Romans 6:6): Loại trừ sự tội và sống cho Chúa. Mình Chúa mà chúng ta ăn là một Thân Xác bị suy nhược, bị hy sinh. Do đó, chúng ta cũng làm như vậy.
Đức Giáo hoàng cũng nhắc chúng ta về quan điểm này khi nói với chúng ta rằng bữa ăn Thánh Thể có một ý nghĩa hy lễ cách thâm sâu và chủ yếu (x. "mene Nobiscum Domine," So 15). Trong Thánh Thể Chúa kitô tái diễn cho chúng ta hy lễ đã được thực hiện một lần và cho tất cả trên núi Golgotha. Phụng vụ nhắc chúng ta về câu tung hô sau lúc truyền phép: "lạy Chúa, chúng con loan truyền việc Chúa chịu chết, chúng con tung hô việc Chúa sống lại."
Sự hiệp thông với Chúa Kitô cũng là sự hiệp thông giữa chúng ta. Chúng ta phải nói môt Kitô hữu không phải là một con người cô lập khỏi những kẻ khác trên thế giới hay là kẻ đi môt mình. Các môn đệ trở về Emmaus là hai....và một người bộ hành thư ba nhập bọn với họ. Như vậy đã thành một cộng đồng nhỏ đi với Chúa Kitô.
Cuối cuộc hành trình hai môn đệ đã chia sẻ cùng một kinh nghiệm: "Lòng chúng ta chẳng bừng cháy lên sao (trong chúng ta) khi dọc đường Người nói chuyện với chúng ta và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta " Tâm hồn của hai môn đệ này về mặt thiêng liêng đã trở thành một. Chúa Kitô đặt chúng ta trong một sự hiệp thông về cảm giác, ý nghĩ và ước muốn. Sau cùng, hai người trở lại Jerusalem.
Hai môn đệ thành Emmaus từ từ đạt được một con tim theo mức độ họ đi với Chúa Kitô và nếu người ta đi với Chúa Kitô, thì một thời gian ngắn sau đó người ta thiết lập một tương quan "với Mình người" và người ta trở nên môt thân thể với Người.
Thánh Tông đồ Phaolô nói: "Bởi vì chỉ có một tấm bánh, và chúng ta chia sẻ cùng một tấm bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chì là một thân thể" ( 1Cor 10:17).
Trong mầu nhiệm Thánh Thể Chúa Giêsu xây dựng Giáo Hội như Hiệp Thông, theo mẫu truyệt vời được diễn tả trong kinh cầu cho linh mục: "Để tất cả nên một, như, lạy cha, Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, để họ cũng ở trong chúng ta, như vậy thế gian sẽ tin rằng Cha đã sai Con." (Ga 17:21). Sự hiệp nhất khả kiến của người kitô hữu là dấu chỉ nhờ đó thế gian sẽ tin vào sự hiện diện của Chúa Kitô. Sự Hiệp thông giữa chúng ta những kẻ tin cũng là dấu chỉ sự tăng trưởng thiêng liêng.
Thánh thể là sự biểu lộ sự hiệp thông, và cũng là sự bày tỏ cao nhất sự hiệp nhất. Đó là sự Hiệp thông với Chúa Kitô; đó là sự hiệp thông phẩm trật dựa trên sự hiểu biết những vai trò và những thừa tác vụ khác nhau luôn luôn cũng được tái khẳng định trong những kinh Thánh thể khi nhắc đến tên Đức Giáo hoàng và giám mục giáo phận; đó là sự hiệp thông huynh đệ, dẫn chúng ta tới những cảm giác tình huynh đệ, tình yêu, sự hiểu bết và sự tha thứ cho nhaui (x. "manre Nobiscum Domine," Số 21). Sự hiệp thông huynh đệ dẫn chúng ta tới chỗ chia sẻ những của cải thiêng liêng, và cũng phải trải dài tới sự chia sẻ những của cải vật chất.
Sự gặp gỡ với Chúa Kitô đưa chúng ta tới sứ vụ. Khi người ta hoàn tất một sư gặp gỡ cá nhân với Chúa Kitô, với Tình Yêu biến thành Nhục Thể...bấy giờ sứ vụ bất đầu cho mọi người Kitô hữu.
Sau khi nhận ra Chúa, hai môn đệ Emmaus "khởi công tức thì," nói với những kẻ khác điều mình đã nghe và thấy. Khi người ta đã thật sự kinh nghiệm về Đấng Sống lại, đuợc nuôi dưỡng bằng Lời Người, Mình và Máu Người, người ta không thể giữ cho mình niềm vui người ta đã kinh nghiệm.
Sư găp gỡ với Chúa Kitô, luôn luôn thâm sâu hơn trong tình thân mật của "bàn tiệc" Lời và Bánh Thánh Thể, khơi lên trong Giáo Hội và trong mỗi người Kitô hữu nhu cầu khẩn cấp làm chứng và rao giảng tin mừng. Những lời nói từ giả cuối mỗi Thánh Lễ là một mệnh lệnh khuyến khích người Kitô hữu dấn thân phổ biến Tin Mừng và sinh động hóa xã hội về mặt kitô hữu
Nhưng tại sao trong rất nhiều người Kitô hữu, không có lòng nhiệt tình tông đồ và ngọn lửa thấp sáng tâm hồn các môn đệ khi họ gặp được Chúa kitô?
Có lẽ vì họ không nhận ra Chúa trong miếng Bánh và không nghe Lời Người chăng?
Thánh Thể không những ban cho sức lực nội tâm, nhưng cũng ban cho một cảm giác nào đó về dự án. Trên thực tế Thánh Thể là môt cách sống--đức Giáo hoàng nói--chuyển sang từ Chúa Giêsu qua người Kitô hữu, và, nhờ sự làm chứng của họ, đuợc phát biểu và phổ biến trong xã hội và trong văn hóa. Muốn cho điều đó có thể xảy ra, mỗi người tín hữu cần phải hấp thụ, qua sự suy niệm cá nhân và tập thể, những giá trị mà Thánh Thể diễn tả, những thái độ Thánh Thể linh hứng và những đề nghi cho sự sống mà Thánh Thể gợi ý (x. Mane Nobiscum Domine," Số 25)
Sự Hiệp thông với Chúa Kitô dẫn tới sự cám tạ không bao giờ ngừng Sự cám ơn là cơ bản cho sự tăng trưởng thiêng liêng của chúng ta. Kinh Thánh luôn luôn mời chúng ta nhớ đến những ân huệ lớn lao Chúa đã ban cho chúng ta. Quên công trình Chúa đã làm cho chúng ta có nghĩa là quên lịch sử cúu độ chúng ta.
Thánh Thể là sự cám ơn cao nhất. Đó là Chúa Kitô hiến dâng mình như hy lễ hoàn hảo cho Chúa Cha. Như Đức Giáo hoàng nhắc nhớ chúng ta, [với] chúa Kitô, với tiếng "vâng" vô điều kiện đối với ý muốn Chúa Cha, có tiếng "cám ơn" và tiếng "amen" của toàn nhân loại.
Trong nền văn hoá trần tục hóa của chúng ta đưa đến sự quên Thiên Chúa và vun đắp sự tự thỏa mãn của nhân loại, điều khẩn cấp cho Giáo Hội là nhắc nhân loại nhớ thái độ cơ bàn này:"Không có Đấng Sáng tạo loài thụ tạo sẽ bị tiêu hủy."
Sự qui chiếu rõ ràng này, buộc chúng ta phải biết "cám ơn" mãi mãi"--một cách chính xác hơn, bắt chúng ta có môt thái độ Thánh Thể -- cho tất cả những gì chúng ta có và là, (sự qui chiếu đó) không có gây hại cho sự tự trị chính đáng của các thực tại trần thế, nhưng gặp đuợc chúng trong cách chân thật nhất, đồng thời đặt chúng trong những biên giới đúng đắn (ibid.Số 26).
Sự hiệp thông với Chúa Kitô làm chúng ta trở nên thiện cảm với toàn thể nhân loại. Như những người Kitô hữu thật sư, chúng ta phải lấy Chúa Kitô làm gương mẫu chúng ta! Trong sự nhập thể của Người, Chúa kitô đã thông cảm với toàn thể nhân loại. Người đã từ bỏ mọi sự, cả đến vinh quang của Người và trở nên một người như chúng ta (x. Phil.2)
Trong Thánh Thể Người cũng làm biến mất căn tính của Người như một con ngừoi bởi vì chính chúng ta trở nên sự tiếp tục của nhân tính Người. Và hơn nữa, trong Thánh Thể, Chúa Kitô trở nên đồng cảm với những người nghèo nhất giữa người nghèo, với những người bị hạ nhục và bị bỏ quên nhất, với "người rốt nhất." Và trong biết bao nhiêu nhà tạm và đền thờ Chúa Giêsu bị bỏ quên và không ai đếm xỉa tới qua nhiều giờ, đó là bằng chứng của tình yêu tuyệt vời không thể hồ nghi.
Người Kitô hữu nào tham gia và chiêm ngưỡng Chúa Kitô trong Thánh Thể, học tập trở thành một người cổ võ hiệp thông, hòa bình và liên đới trong tất cả mọi sự sống và [mọi] hoàn cảnh.. Họ học làm người nghèo giữa người nghèo và không hề sợ bị những sĩ nhục hay hạ nhục. Ho học ý nghĩa của tình yêu trọn vẹn.
Đức Giáo Hoàng nói bây giờ hơn bao giờ hết, thế giới chúng ta bị xé nát bởi nạn khủng bố, sự bóc lột đối với những kẻ yếu kém nhất, những kẻ bị chiến tranh phá hoại...đưa ra một sự kêu xin thúc bách với tất cả mọi Kitô hữu, xin họ phải sống chiều kích Thánh thể liên đới và phục vụ những kẻ rốt nhất (x. Mane Nobiscum Domine," Số 27).
Đức Giáo Hoàng nói tình liên đới, sự phục vụ vô vị lợi, sẽ là những tiêu chuẩn chứng minh sự chân chính của việc cử hành Thánh thể của chúng ta, và sự phát triển thiêng liêng của những người kitô hữu và của Giáo Hội.
Chúa chúng ta đã bày tỏ trong Thánh thể hình thức cao nhất của tình yêu, lật đổ mọi tiêu chuẩn áp bức, thuờng là đặc điểm của những tương quan nhân loại bằng cách nâng cao triệt để những tiêu chuẩn phụcvụ: "Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làn người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người" (Mc.9:35).
Không có sự trùng hợp nào là trong Tin Mừng Gioan không nói tới sự thiết lập Thánh thể, nhưng đúng hơn "sư rửa chân" (Ga 13:1-20): Cuối xuống rửa chân các môn đệ, Chúa Giêsu đã giải thích ý nghĩa của Thánh Thể một cách rõ ràng. Thánh Phaolô cũng lập lại cách hùng mạnh rằng không có sự cử hành Thánh thể đích thực nào mà không chứng tỏ lòng thương xót sáng chói, được minh chứng qua sư chia sẻ thật sự với những kẻ nghèo nhất (1Cor.11: 17-22, 27-34) (x. "Mane Nobiscum Domine, Số 28).
Để kết thúc, tất cả người Kitô hữu phải nhớ chân lý này: Thiên Chúa chọn chúng ta trong Chúa Kitô, Con của Người, làm thánh và không gì đáng trách trong tình yêu, và vì lẽ này sự phát triển thiêng liêng của chúng ta có thể bằng sự hoàn tất việc hiệp thông hoàn hảo với Chúa Kitô. Chính Nguời chọn chúng ta và là đường chúng ta phải theo. Người cũng dồng hành với chúng ta dọc con đuờng này.
Đức tin bắt đầu và nên hoàn hảo trong Nguời, không phải là một sự tĩnh, cũng như chính sự sống đức tin phải phát triển. Đức tin phát triển cách sáng sủa với sự cầu nguyện, do đó với sự nghe Lời Chúa, theo đó Lời Chúa ban cho chúng ta hiểu ý nghĩa thật sự của tất cả những gì xảy ra chung quanh chúng ta.
Trong sư phát triển thiêng liêng này đức tin kinh nghiệm những cơn khủng hoảng làm chúng ta tháo lui như các môn đệ thành Emmaus. Dầu sao, Chúa đã kêu chúng ta và sẽ không bao giở bỏ rơi chúng ta. Người đến với chúng ta, và cũng tỏ sự hiện diện của Người bằng nhiều cách khác nhau, nhưng chính người cho phép chúng ta hiểu ý nghĩa cứu chuộc của tất cả những gì làm chúng ta thối lui.
Nếu chúng ta bằng lòng để cho Người đi bên cạnh chúng ta khi chúng ta thất vọng, do đó nếu chúng ta không ngừng cầu nguyện và tiếp tục nghe Lời Chúa, Người sẽ tạo ánh sáng chung quanh chúng ta và nhen lửa trong tâm hồn chúng ta. Như các tông đồ Emmaus chúng ta sẽ xin: Lạy thầy, xin ở lại với chúng con!
Chúng ta lại có thể nhận ra Người khi Người bẻ bánh như một dấu tình yêu cao cả đối với chúng ta và điều này sẽ cho phép chúng ta sẽ vui vẻ trở lại với sứ vụ của mình.
* * *
Sự Phát Triển Thiêng Liêng của người Kitô hữu và của Giáo Hội
Trong Ánh sáng Tông Thư "Mane Nobiscum Domine" của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II
Do Giáo sư Igor Kowalewski
Moscow
Sau khi công bố Năm Mân Côi, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã đề nghị với Giáo Hội phổ quát phải "sống nội tâm mầu nhiệm Thánh Thể."
Vì lẽ này ngài kêu gọi đến "Năm Thánh Thể" kéo dài từ tháng Mười 2004 tới tháng Mười 2005.
Không có con đường nào tốt hơn để theo cho bằng con đường của các môn đệ từ thành Emmaus, để hiểu biết và liên kết nội tâm con đường Chúa đi với Gáo Hội Người và để phân tích chiều sâu ý nghĩa mầu nhiệm Thánh Thể. Một con đuờng phát triển trong đức tin và trong kinh nguyện, một con đường khai sáng, hiệp thông, liên đới và công nhận Thiên Chúa và sứ vụ của Người.
Về chủ đề hình ảnh các môn đệ thành Emmaus, Đức Thánh Cha nói: "Giữa những vấn đề và những khó khăn của chúng ta, và giữa cả những thất vọng đắng cay của chúng ta, người Bộ Hành thần linh tiếp tục đi bên cạnh chúng ta, giải thích cho chúng ta Kinh Thánh và hướng dẫn chúng ta tới chỗ hiểu biết thâm sâu hơn về những mầu nhiệm của Thiên Chúa " (tông thư "Mane Nobiscum Domine,' (Số 2) và hiệp thông với Người.
Tất cả những con đường thiêng liêng bắt đầu từ Chúa Kitô. Chính Người kêu gọi chúng ta làm môn đệ Người. Người là Đầu và là Cùng Đích, là Alfa và Omega của toàn thể tạo vật. Tất cả được tạo dựng nhờ Người và tất cả được hoàn thành trong Người. Chính Chúa Kitô, Đức Chúa, Người đã kêu gọi những môn đệ này là những người, tuyệt vọng, muốn trở lại quê nhà mình tại Emmaus. Chính Đức Chúa là người đi tới họ, di chuyển giữa họ, soi sáng trí khôn họ và đem họ hiệp thông với Người. Chúa Kitô không những là trung tâm lịch sử Giáo Hội, mà cũng là trung tâm lịch sử nhân loại. Tất cả được tổng hợp trong Người.
Chúng ta cũng phải nhớ tính mãnh liệt mà qua đó Công đồng Vaticanô II khi trưng dẫn lời Đức Giáo hoàng Phaolô VI, đã truyên bố rằng Chúa kitô là "cùng đích cuả lịch sử nhân loại, là điểm qui tụ mọi ước vọng của lịch sử và văn minh, là trung tâm của nhân loại, là niềm vui của tâm hồn và sự đáp ứng mọi niềm khao khát" ("Gaudium et Spes," s 45). Trong Người, Ngôi Lời biến thành Nhục thể, không những là mầu nhiệm của Thiên Chúa mạc khải, nhưng cũng là mầu nhiệm của loài ngưới (ibid. s.22). Trong Người nhân loại gặp được sự cứu độ và thành toàn..
Học "nghệ thuật cầu nguyện." Trong cuộc hành trình đức tin này, Chúa Kitô tỏ mình ra, Người đến với chúng ta, trở nên người đối thoại với chúng ta. Người mời chúng ta chia sẻ với Người những ý nghĩ chúng ta nặng tính buồn thảm, sự thiếu hy vọng của chúng ta và những biến cố làm chúng ta cảm kinh nghiệm những ý nghĩ và những cảm giác đó.
Các môn đệ thành Emmaus, ngay cả trước khi nhận ra người bộ hành gần với họ là Chúa Kitô, đã nói với Người về điều đã xảy ra.. . đó không phải là một cách cầu nguyện với Chúa sao! Chúa luôn nghe chúng ta và luôn luôn ở đó. Thành phần những quan tâm sư phạm của Chúa đối với các môn đê Người là Người luôn luôn nghe họ, nhất là trong những thời buổi cam go, khi người ta sa ngã, cảm nghiệm sự hoài nghi, sự vỡ mộng và nản lòng.
Do đo Chúa đến với chúng ta cả trước khi Người được yêu cầu và luôn luôn nghe chúng ta và luôn luôn sẵng sàng làm tràn đầy chúng ta với lòng can đảm và làm sáng tỏ mọi điều xảy đến cho chúng ta. Người biết cách nghe và sau đó nói với chúng ta, Người cho chúng ta biết ý nghĩa về mọi sự làm nản lòng chúng ta. Những kẻ học nghệ thuật cầu nguyện này hoàn thành sự thánh thiện cao nhất (x. Mane Nobiscum Domine," v Số 8).
Ngày Chúa nhật là một ngày đặc biệt để cầu nguyện, để nghe tiếng Chúa. Đó là ngày mà, khi sống lại từ kẻ chết, Chúa tới gần các môn đệ thành Emmaus và đi đường với các ông, giải thích Kinh thánh.
Để cải tiến nghệ thuật cầu nguyện, Đức Thánh Cha muốn "nhấn mạnh cach riêng đến Thánh Thể Chúa Nhật và chính ngày Chúa Nhật, xem như là một ngày đặc biệt của đức tin, ngày Chúa sống lại và ngày ân huệ của Thần Khí, Lễ Phục sinh thật sự hằng tuần (ibid. số 8). Sau đó, ngài mời các tín hữu thực hiện Phụng vụ các Giờ Kinh, qua đó Giáo Hội thánh hóa những giờ khác nhau trong ngày và thánh hoá sư qua của thời gian cả năm, cũng thực hiện kinh kính Đức Maria như kinh Mân Côi rất đẹp lòng Chúa.
Dân chúng (x.ibid.)
Con đường tới Chúa là một con đường soi sáng
Ngưởi Kitô hữu không sống trong bóng tối, cũng không trượt chân mà không biết mình đang đi đâu. Đấng là Ánh Sáng Thế Gian đi với ho. Chúa Kitô đến cung cấp ánh sáng thắp sáng lên lòng trí của họ, mở mắt cho họ, tăng cướng ý muốn của họ, làm lòng họ tràn đầy niềm vui.... dầu bất cứ sự gì xảy ra.
Đối với người Kitô hữu "trên đường đi" điều chắc chắn là Chúa ở với họ, và tất cả mọi biến cố mà họ hay toàn thể cộng đồng có thể cảm nghiệm, dầu những biến cố thê thảm nhất, có một ý nghĩa cứu chuộc đối với cá nhân cũng như đối với cộng đồng. Trong chính bối cảnh này sự hiện ra của Chúa Giêsu với các môn đệ đi Emmaus là con đường soi sáng thật sự. Chúa giải thích cho họ ý nghĩa của tất cả sự gì đã xảy ra ( x. Lc 24:27). Dọc theo con đuờng này từ từ Chúa tự mạc khải mình cho họ cho tới khi họ "mở mắt" và lúc đó, được soi sáng, họ nhận biết Chúa. Lời là ánh sáng soi mắt đi trước sự "bẻ" bánh.
Chúng ta biết trong mọi Thánh Lễ, phụng vụ Lời Chúa đi trước phụng vụ Thánh Thể. Có hai sự "hiệp thông," một với Lời và một với Bánh. Không thể hiểu một cái mà không có cái kia.
Chúa Giêsu diễn tả mình là "ánh sáng Thế gian" (Ga 8:12) và đặc điểm này được đề cao bằng những biến cố trong đời sống của Người, như sự biến hình và sự phục sinh, trong đó vinh quang thần linh của Người chiếu sáng rõ ràng.
Ngược lại trong Thánh Thể vinh quang Chúa Kitô bị che khuất, vì căn tính người bộ hành bị che giấu đối với các môn đệ thành Emmaus cho tới khi họ nhận ra Người khi Người "bẻ bánh". Bí tích Thánh Thể là một "mầu nhiệm đức tin", đó là một Sự sáng bị che giấu nhưng muốn tự mạc khải (x. Mane Nobiscum Domine," ( Số 11).
Trở lại với các môn đệ Emmaus, chúng ta thấy chính Chúa Kitô can thiệp để chứng tỏ, " bằng cách khởi đầu tư ông Môisen và tất cả các tiên tri," thế nào "tất cả Kinh Thánh" đưa tới mầu nhiệm của bản thân Người.
Những lời nói của Người làm cho lòng các môn đệ "bừng cháy lên." Những lời đó đưa các ông ra khỏi sự tối tăm buồn phiền và thất vọng, và khơi lên trong họ sự ước muốn ở với Người. Lạy Chúa, xin ở lại với chúng con.
Tất cả Kinh Thánh mang lại ánh sáng cho những người tin. Từ từ Kinh Thánh đưa người tín hữu tới chỗ biết Chúa Kitô, tới sự mạc khải của Người và Chúa Giêsu biết rõ điều này khi Người giải thích Kinh Thánh cho hai môn đệ. Chúa kitô là Môisen mới, là vị Tiên tri tuyệt hảo. Do đó Chúa Kitô là sự viên mãn và sự hoàn tất của lề luật và các tiên tri. Đó là lý do Cựu và Tân Ước là cần thiết để hoàn tất sự hiểu biết về mầu nhiệm Kitô.
Để cho Lời có thể soi sáng lòng trí chúng ta, các Nghị phụ Công đồng Vaticanô II trong hiến chế "Sacrosanctum Concilium" muốn cho "bàn tiệc Lời" mở ra đồi dào các kho tàng Kinh Thánh cho các tín hữu. Đó là lý do các nghị phụ cho phép việc cử hành phụng vụ, cách riêng đối với những bài đọc kinh thánh, được cử hành theo những ngôn ngữ mọi người có thể hiểu được. Chính Chúa Kitô nói trong Giáo Hội khi Kinh Thánh được đọc lên
Đức Giáo Hoàng nói, nhưng, đọc những đoạn Kinh Thánh trong những ngôn ngữ dễ hiểu được, thí không đủ, nếu việc loan báo không tiến hành cẩn thận, có chuẩn bị, biết nghe sốt sắng, biết thinh lặng suy gẫm [và] dành đủ thời gian cho Lời Chúa đánh động và soi sáng những cách sống. Chúng ta cần Lời Chúa được rao giảng môt cách thắp sáng những con mắt và sưởi ấm những cõi lòng, và do đó phải được chuẩn bị cho việc bẻ bánh, "bàn tiệc" thứ hai. Đức Giáo hoàng nói thêm, điều có ý nghĩa là hai môn đệ Emmaus, đươc chuẩn bị đúng đắn bởi lời Chúa, đã nhận ra Người khi tại bàn tiệc nhờ cử chỉ đơn giản "bẻ bánh."
Một khi trí được soi sáng và lòng được sưởi ấm, những cử chỉ "nói". Chính nhờ những cử chỉ mà bằng cách nào đó người ta mở mắt của những tín hữu. Theo phạm vi chúng ta có khả năng được nghe Lời Chúa mỗi ngày, chúng ta sẵn sàng hiểu những cử chỉ Chúa thực hiện trước mắt chúng ta.
Người kitô hữu được kêu gọi hiệp thông với Chúa. Chính Chúa ban cho chúng ta Mình và chén máu Người, hầu chúng ta nuôi dưỡng chính chúng ta, bằng cách hấp thụ tất cả sự này đến nỗi biến đổi chúng ta thành chính Người, Như vậy chúng ta được biến đổi thành mình Nguời. Làm theo ý muốn của Chúa, và không xin Chúa làm theo ý muốn của chúng ta.
Về chủ đề này, Đức Thánh Cha dạy chúng ta không nên hồ nghi rằng chiều kích rõ ràng nhất của Thánh Thể là chiều kích một bữa ăn (x. "Mane Nobiscum Domine,' So 14). Thánh Thể được thiết lập chiều Thứ Năm Thuần Thánh. trong bối cảnh bữa ăn Vượt qua. Do đó Thánh Thể mang trong cấu trúc của mình ý nghĩa của niềm vui chung. Hãy nhận lấy và ăn sự này...Hãy uống chén này, tất cả anh em... Khía cạnh này diễn tả rất tốt mối tương quan hiệp thông mà Chúa muốn thiết lập với tất cả các môn đệ Người.
Thông phần với Chúa Kitô có nghĩa là chết cho tội và sống cho Chúa.
Khía cạnh hy lễ là một yếu tố cơ bản khác của Thánh Thể, và dĩ nhiên của nền linh đạo của những người Kitô hữu, của sự lớn mạnh của họ. Theo Thánh Phaolô, người Kitô hữu bị đóng đinh với Chúa Kitô (x. Gal 2:20; Romans 6:6): Loại trừ sự tội và sống cho Chúa. Mình Chúa mà chúng ta ăn là một Thân Xác bị suy nhược, bị hy sinh. Do đó, chúng ta cũng làm như vậy.
Đức Giáo hoàng cũng nhắc chúng ta về quan điểm này khi nói với chúng ta rằng bữa ăn Thánh Thể có một ý nghĩa hy lễ cách thâm sâu và chủ yếu (x. "mene Nobiscum Domine," So 15). Trong Thánh Thể Chúa kitô tái diễn cho chúng ta hy lễ đã được thực hiện một lần và cho tất cả trên núi Golgotha. Phụng vụ nhắc chúng ta về câu tung hô sau lúc truyền phép: "lạy Chúa, chúng con loan truyền việc Chúa chịu chết, chúng con tung hô việc Chúa sống lại."
Sự hiệp thông với Chúa Kitô cũng là sự hiệp thông giữa chúng ta. Chúng ta phải nói môt Kitô hữu không phải là một con người cô lập khỏi những kẻ khác trên thế giới hay là kẻ đi môt mình. Các môn đệ trở về Emmaus là hai....và một người bộ hành thư ba nhập bọn với họ. Như vậy đã thành một cộng đồng nhỏ đi với Chúa Kitô.
Cuối cuộc hành trình hai môn đệ đã chia sẻ cùng một kinh nghiệm: "Lòng chúng ta chẳng bừng cháy lên sao (trong chúng ta) khi dọc đường Người nói chuyện với chúng ta và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta " Tâm hồn của hai môn đệ này về mặt thiêng liêng đã trở thành một. Chúa Kitô đặt chúng ta trong một sự hiệp thông về cảm giác, ý nghĩ và ước muốn. Sau cùng, hai người trở lại Jerusalem.
Hai môn đệ thành Emmaus từ từ đạt được một con tim theo mức độ họ đi với Chúa Kitô và nếu người ta đi với Chúa Kitô, thì một thời gian ngắn sau đó người ta thiết lập một tương quan "với Mình người" và người ta trở nên môt thân thể với Người.
Thánh Tông đồ Phaolô nói: "Bởi vì chỉ có một tấm bánh, và chúng ta chia sẻ cùng một tấm bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chì là một thân thể" ( 1Cor 10:17).
Trong mầu nhiệm Thánh Thể Chúa Giêsu xây dựng Giáo Hội như Hiệp Thông, theo mẫu truyệt vời được diễn tả trong kinh cầu cho linh mục: "Để tất cả nên một, như, lạy cha, Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, để họ cũng ở trong chúng ta, như vậy thế gian sẽ tin rằng Cha đã sai Con." (Ga 17:21). Sự hiệp nhất khả kiến của người kitô hữu là dấu chỉ nhờ đó thế gian sẽ tin vào sự hiện diện của Chúa Kitô. Sự Hiệp thông giữa chúng ta những kẻ tin cũng là dấu chỉ sự tăng trưởng thiêng liêng.
Thánh thể là sự biểu lộ sự hiệp thông, và cũng là sự bày tỏ cao nhất sự hiệp nhất. Đó là sự Hiệp thông với Chúa Kitô; đó là sự hiệp thông phẩm trật dựa trên sự hiểu biết những vai trò và những thừa tác vụ khác nhau luôn luôn cũng được tái khẳng định trong những kinh Thánh thể khi nhắc đến tên Đức Giáo hoàng và giám mục giáo phận; đó là sự hiệp thông huynh đệ, dẫn chúng ta tới những cảm giác tình huynh đệ, tình yêu, sự hiểu bết và sự tha thứ cho nhaui (x. "manre Nobiscum Domine," Số 21). Sự hiệp thông huynh đệ dẫn chúng ta tới chỗ chia sẻ những của cải thiêng liêng, và cũng phải trải dài tới sự chia sẻ những của cải vật chất.
Sự gặp gỡ với Chúa Kitô đưa chúng ta tới sứ vụ. Khi người ta hoàn tất một sư gặp gỡ cá nhân với Chúa Kitô, với Tình Yêu biến thành Nhục Thể...bấy giờ sứ vụ bất đầu cho mọi người Kitô hữu.
Sau khi nhận ra Chúa, hai môn đệ Emmaus "khởi công tức thì," nói với những kẻ khác điều mình đã nghe và thấy. Khi người ta đã thật sự kinh nghiệm về Đấng Sống lại, đuợc nuôi dưỡng bằng Lời Người, Mình và Máu Người, người ta không thể giữ cho mình niềm vui người ta đã kinh nghiệm.
Sư găp gỡ với Chúa Kitô, luôn luôn thâm sâu hơn trong tình thân mật của "bàn tiệc" Lời và Bánh Thánh Thể, khơi lên trong Giáo Hội và trong mỗi người Kitô hữu nhu cầu khẩn cấp làm chứng và rao giảng tin mừng. Những lời nói từ giả cuối mỗi Thánh Lễ là một mệnh lệnh khuyến khích người Kitô hữu dấn thân phổ biến Tin Mừng và sinh động hóa xã hội về mặt kitô hữu
Nhưng tại sao trong rất nhiều người Kitô hữu, không có lòng nhiệt tình tông đồ và ngọn lửa thấp sáng tâm hồn các môn đệ khi họ gặp được Chúa kitô?
Có lẽ vì họ không nhận ra Chúa trong miếng Bánh và không nghe Lời Người chăng?
Thánh Thể không những ban cho sức lực nội tâm, nhưng cũng ban cho một cảm giác nào đó về dự án. Trên thực tế Thánh Thể là môt cách sống--đức Giáo hoàng nói--chuyển sang từ Chúa Giêsu qua người Kitô hữu, và, nhờ sự làm chứng của họ, đuợc phát biểu và phổ biến trong xã hội và trong văn hóa. Muốn cho điều đó có thể xảy ra, mỗi người tín hữu cần phải hấp thụ, qua sự suy niệm cá nhân và tập thể, những giá trị mà Thánh Thể diễn tả, những thái độ Thánh Thể linh hứng và những đề nghi cho sự sống mà Thánh Thể gợi ý (x. Mane Nobiscum Domine," Số 25)
Sự Hiệp thông với Chúa Kitô dẫn tới sự cám tạ không bao giờ ngừng Sự cám ơn là cơ bản cho sự tăng trưởng thiêng liêng của chúng ta. Kinh Thánh luôn luôn mời chúng ta nhớ đến những ân huệ lớn lao Chúa đã ban cho chúng ta. Quên công trình Chúa đã làm cho chúng ta có nghĩa là quên lịch sử cúu độ chúng ta.
Thánh Thể là sự cám ơn cao nhất. Đó là Chúa Kitô hiến dâng mình như hy lễ hoàn hảo cho Chúa Cha. Như Đức Giáo hoàng nhắc nhớ chúng ta, [với] chúa Kitô, với tiếng "vâng" vô điều kiện đối với ý muốn Chúa Cha, có tiếng "cám ơn" và tiếng "amen" của toàn nhân loại.
Trong nền văn hoá trần tục hóa của chúng ta đưa đến sự quên Thiên Chúa và vun đắp sự tự thỏa mãn của nhân loại, điều khẩn cấp cho Giáo Hội là nhắc nhân loại nhớ thái độ cơ bàn này:"Không có Đấng Sáng tạo loài thụ tạo sẽ bị tiêu hủy."
Sự qui chiếu rõ ràng này, buộc chúng ta phải biết "cám ơn" mãi mãi"--một cách chính xác hơn, bắt chúng ta có môt thái độ Thánh Thể -- cho tất cả những gì chúng ta có và là, (sự qui chiếu đó) không có gây hại cho sự tự trị chính đáng của các thực tại trần thế, nhưng gặp đuợc chúng trong cách chân thật nhất, đồng thời đặt chúng trong những biên giới đúng đắn (ibid.Số 26).
Sự hiệp thông với Chúa Kitô làm chúng ta trở nên thiện cảm với toàn thể nhân loại. Như những người Kitô hữu thật sư, chúng ta phải lấy Chúa Kitô làm gương mẫu chúng ta! Trong sự nhập thể của Người, Chúa kitô đã thông cảm với toàn thể nhân loại. Người đã từ bỏ mọi sự, cả đến vinh quang của Người và trở nên một người như chúng ta (x. Phil.2)
Trong Thánh Thể Người cũng làm biến mất căn tính của Người như một con ngừoi bởi vì chính chúng ta trở nên sự tiếp tục của nhân tính Người. Và hơn nữa, trong Thánh Thể, Chúa Kitô trở nên đồng cảm với những người nghèo nhất giữa người nghèo, với những người bị hạ nhục và bị bỏ quên nhất, với "người rốt nhất." Và trong biết bao nhiêu nhà tạm và đền thờ Chúa Giêsu bị bỏ quên và không ai đếm xỉa tới qua nhiều giờ, đó là bằng chứng của tình yêu tuyệt vời không thể hồ nghi.
Người Kitô hữu nào tham gia và chiêm ngưỡng Chúa Kitô trong Thánh Thể, học tập trở thành một người cổ võ hiệp thông, hòa bình và liên đới trong tất cả mọi sự sống và [mọi] hoàn cảnh.. Họ học làm người nghèo giữa người nghèo và không hề sợ bị những sĩ nhục hay hạ nhục. Ho học ý nghĩa của tình yêu trọn vẹn.
Đức Giáo Hoàng nói bây giờ hơn bao giờ hết, thế giới chúng ta bị xé nát bởi nạn khủng bố, sự bóc lột đối với những kẻ yếu kém nhất, những kẻ bị chiến tranh phá hoại...đưa ra một sự kêu xin thúc bách với tất cả mọi Kitô hữu, xin họ phải sống chiều kích Thánh thể liên đới và phục vụ những kẻ rốt nhất (x. Mane Nobiscum Domine," Số 27).
Đức Giáo Hoàng nói tình liên đới, sự phục vụ vô vị lợi, sẽ là những tiêu chuẩn chứng minh sự chân chính của việc cử hành Thánh thể của chúng ta, và sự phát triển thiêng liêng của những người kitô hữu và của Giáo Hội.
Chúa chúng ta đã bày tỏ trong Thánh thể hình thức cao nhất của tình yêu, lật đổ mọi tiêu chuẩn áp bức, thuờng là đặc điểm của những tương quan nhân loại bằng cách nâng cao triệt để những tiêu chuẩn phụcvụ: "Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làn người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người" (Mc.9:35).
Không có sự trùng hợp nào là trong Tin Mừng Gioan không nói tới sự thiết lập Thánh thể, nhưng đúng hơn "sư rửa chân" (Ga 13:1-20): Cuối xuống rửa chân các môn đệ, Chúa Giêsu đã giải thích ý nghĩa của Thánh Thể một cách rõ ràng. Thánh Phaolô cũng lập lại cách hùng mạnh rằng không có sự cử hành Thánh thể đích thực nào mà không chứng tỏ lòng thương xót sáng chói, được minh chứng qua sư chia sẻ thật sự với những kẻ nghèo nhất (1Cor.11: 17-22, 27-34) (x. "Mane Nobiscum Domine, Số 28).
Để kết thúc, tất cả người Kitô hữu phải nhớ chân lý này: Thiên Chúa chọn chúng ta trong Chúa Kitô, Con của Người, làm thánh và không gì đáng trách trong tình yêu, và vì lẽ này sự phát triển thiêng liêng của chúng ta có thể bằng sự hoàn tất việc hiệp thông hoàn hảo với Chúa Kitô. Chính Nguời chọn chúng ta và là đường chúng ta phải theo. Người cũng dồng hành với chúng ta dọc con đuờng này.
Đức tin bắt đầu và nên hoàn hảo trong Nguời, không phải là một sự tĩnh, cũng như chính sự sống đức tin phải phát triển. Đức tin phát triển cách sáng sủa với sự cầu nguyện, do đó với sự nghe Lời Chúa, theo đó Lời Chúa ban cho chúng ta hiểu ý nghĩa thật sự của tất cả những gì xảy ra chung quanh chúng ta.
Trong sư phát triển thiêng liêng này đức tin kinh nghiệm những cơn khủng hoảng làm chúng ta tháo lui như các môn đệ thành Emmaus. Dầu sao, Chúa đã kêu chúng ta và sẽ không bao giở bỏ rơi chúng ta. Người đến với chúng ta, và cũng tỏ sự hiện diện của Người bằng nhiều cách khác nhau, nhưng chính người cho phép chúng ta hiểu ý nghĩa cứu chuộc của tất cả những gì làm chúng ta thối lui.
Nếu chúng ta bằng lòng để cho Người đi bên cạnh chúng ta khi chúng ta thất vọng, do đó nếu chúng ta không ngừng cầu nguyện và tiếp tục nghe Lời Chúa, Người sẽ tạo ánh sáng chung quanh chúng ta và nhen lửa trong tâm hồn chúng ta. Như các tông đồ Emmaus chúng ta sẽ xin: Lạy thầy, xin ở lại với chúng con!
Chúng ta lại có thể nhận ra Người khi Người bẻ bánh như một dấu tình yêu cao cả đối với chúng ta và điều này sẽ cho phép chúng ta sẽ vui vẻ trở lại với sứ vụ của mình.