Lễ Mân Côi: Một cách thế lần chuỗi có hiệu quả hiệu quả.
Có một vị Giám mục nay đã là Hồng Y, kể lại mẩu chuyện này: Một hôm đang ở trong nhà thờ, thì một bà gần tứ tuần đến nói: “Xin Đức cha đọc cho con một kinh Kính Mừng. Con và chồng con ao ước có một đứa con mà mãi chưa được”. Bẵng đi một thời gian, lại chính người phụ nữ đó quay lại, mặt hớn hở: Cám ơn Đức cha, với một kinh của Đức cha, con đã có một đứa bé. Nghe tin này, vị giám mục nói thầm: Cũng may mà ta chưa lần đủ một chuỗi !
Câu kết có vẻ hài hước này: Cũng may mà ta chưa lần đủ một chuỗi ! tức 50 kinh Kính Mừng, thì có 50 em bé, tha hồ mà lập nhà trẻ !
Gạt bỏ tính hài hước của câu chuyện, ta sẽ có lời kết: giá trị hiệu quả cao của kinh Kính Mừng … Hôm nay chúng ta mừng lễ Đức Mẹ Mai Khôi. Mai-Khôi, từ Hán-Việt nghĩa là hoa hồng. Mai Khôi được phiên âm bằng những từ khác thông dụng hơn như Mân Côi, có khi là Văn Côi, Môi Khôi. Tất cả đều muốn nói: Hoa hồng. Có 2 lý lẽ để nói chuỗi Mai Khôi là chuối kinh Kính Mừng. (1) Nếu cả chuỗi Mai Khôi gồm 3 kinh: Lạy Cha, Kính Mừng, Sáng Danh – thì chính kinh Kính Mừng xứng danh nhất để gọi là kinh Mai Khôi, vì kinh Lạy Cha và kinh Sáng Danh không nhắc gì đến Đức Mẹ là người nữ – mà nữ thì mới là Hoa (hoa hậu – hoa khôi…) và Đức Maria đích thị là Hoa, hoa hồng: Đức Mẹ như hoa hồng mầu nhiệm vậy. (2) Lại nữa, kinh Kính Mừng được lập đi lập lại nhiều nhất để xứng đáng là một chuỗi – chuỗi kinh Kính mừng. Hai lý do trên đây cho ta thấy kinh Mai Khôi chính là kinh Kính mừng, chuỗi Mai Khôi là chuỗi kinh Kính mừng.
Đề tài hôm nay không phải về ý nghĩa của lời kinh, nhưng là cách thức đọc kinh Kính Mừng. Sở dĩ phải đặt ra vì các kinh khác chỉ đọc một lần, còn kinh Kính Mừng được lập đi lập lại từng 10 lần một, dễ có nguy cơ như một chiếc máy- máy cassette.
Có nhiều cách để lần chuỗi Mai Khôi, ở đây không trực tiếp nói đến cách lần chuỗi, nhưng qua cách đọc kinh Kính Mừng thì cũng gián tiếp nói đến một trong các cách lần chuỗi.
Vậy phải đọc kinh Kính Mừng như thế nào cho có hiệu quả, hay nói nhẹ hơn, cho có ý thức. Nếu mỗi người tự nghĩ ra một cách thì có lẽ cách thức đó giá trị hơn, vì do mình sáng nghĩ ra. Nếu anh chị không hoặc chưa nghĩ ra một cách nào khác, thì xin giới thiệu một cách thế đọc kinh Kính Mừng hiệu quả.
Kinh Kính Mừng có 2 vế: một vế là Kinh Thánh (lời chào của thiên thần), một vế là lời xin của Giáo Hội.
Mỗi một vế ta sẽ để ý đến 1 chữ. Vế đầu: Hãy để ý đến chữ quan trọng nhất: GIÊSU. Khi đọc tới chữ này, tôi cúi đầu thờ lạy.
Vế sau: tôi để ý đến chữ thấp hèn nhất: tội. Khi đọc đến chữ này tôi đấm ngực ăn năn.
Tôi nghĩ ra cách đọc kinh Kính Mừng theo lối này cách đây khoảng ba mươi năm. Tôi nghĩ ra trong hoàn cảnh bó buộc – dạy cho các em lớp giáo lý về cách thức lần hạt. Tôi nghĩ ra và áp dụng thì thấy đọc kinh trở nên ý thức hơn, sốt sắng hơn.
Để hiểu rõ thêm, có lẽ cũng cần vài lời giải thích tại sao lại nhấn 2 điểm trên kia: Giêsu và tội.
1) Giêsu: đọc đến đây ta phải cung kính thờ lạy, thật là xứng hợp, vì:
• Thư Philiphê 2, 6-11: Danh Giêsu trổi vượt mọi danh hiệu. Khi nghe danh hiệu Giêsu, muôn vật phải bái quì, cả trên trời dưới đất, và trong cõi âm ty. Cha Ngô Duy Linh dệt thành lời hát: khi nghe danh thánh Chúa Giêsu các tầng trời bừng sáng, các tà thần chạy trốn, khắp trái đất khiếp run.
• Danh Giêsu đầy sức mạnh: chính vì nghe danh Giêsu mà người què này được chữa lành. (x. Cv 3,6)
• Giêsu: Tên hiệu tóm tắt toàn bộ lịch sử. Người ta nói: Hãy tóm tắt toàn bộ Kinh Thánh trong 1 trang thôi. 1 trang vẫn còn nhiều. 1 hàng thôi. Thôi, một hàng còn nhiều, 1 chữ nhé. Chữ đó không gì khác là chữ Giêsu. Vì thế khi đọc kinh Kính Mừng đến chữ Giêsu làm sao chúng ta không cà lăm được – Giê…su, yê- su… Không đọc tiếp được nữa ! Không đọc được cũng là một cách thức đọc kinh Kính Mừng có ý thức đó.
2) Tội: đọc đến đây thì đấm ngực. Thật là đích đáng.
*Không ít thì nhiều, không nhiều thì ít, chúng ta là kẻ có tội… bằng cách này hay cách khác, như chúng ta đọc kinh Cáo mình: lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, mọi đàng… Tội trong tư tưởng, trong lời nói, việc làm. Nếu giữ thật kỹ để không vi phạm: không nghĩ gì xấu, không nói gì bậy, không làm gì ác thì ta vẫn còn vi phạm về tội thiếu sót: tội không làm điều phải làm. Không tránh đâu được là không có tội…
Đức Maria trong lần hiện ra tại Fatima vào ngày 13 tháng 5 năm 1917 cũng yêu cầu ba trẻ Lucia, Phanxicô và Jacinta lần hạt để cầu cho kẻ có tội.
Đọc kinh Kính Mừng để cầu cho mình là kẻ có tội và cầu cho kẻ có tội ăn năn trở lại quả là việc công đức. Amen.
(có thể thêm):
Kính thưa ÔBACE,
Mới hôm kia 4/10, là lễ thánh Phanxicô, tổ phụ chiếc áo dòng nâu của chúng tôi. Tôi xin phép được nhắc đến 2 ý liên quan đến 2 điểm nhấn trong kinh Kính Mừng mà chúng ta vừa gợi ý.
Danh Yêsu: Phanxicô có lòng yêu cách riêng danh thánh này. Ngài xếp cùng hàng Mình, Máu, Lời, Tên. Phanxicô viết trong Thư gửi giáo sĩ: Ở đời này chúng ta không có gì và không thấy gì cụ thể về Thiên Chúa tối cao ngoài Mình, Máu, ngoài Tên và Lời Chúa, nhờ đó ta được dựng nên, được cứu chuộc và được sống đời đời.
Cho tới cuối đời, trong di chúc Phanxicô còn căn dặn: Tên rất thánh và Lời của Chúa được ghi lại, tôi thấy để ở nơi nào bất xứng, tôi cũng muốn thu gom lại để vào nơi xứng hợp. Người ta còn kể Phanxicô nhiều khi xem ra lẩm cẩm đến độ bất cứ mẩu giấy nào có ghi chữ thôi, bất cứ chữ gì, ngài cũng lượm lại (giống như người lượm ve chai, giấy vụn) để đặt vào nơi cung kính. Tại sao? Vì các mẫu tự rời rạc đó ghép lại cũng thành danh cực thánh Giêsu, thành Lời của Giêsu cực thánh
Tội: Phanxicô trong 1L 17,8 ghi: điều mà chúng ta thật sự có, là của riêng mình, đó là tội.
Để kết thúc, tôi lại xin phép để trích một câu trong Luật Dòng Phanxicô: “Vì chúng con là kẻ có tội, không đáng gọi danh thánh Chúa”... sau đó ít dòng, Phanxicô nói: Vì thế chúng con khiêm hạ cúi xin Mẹ Maria cầu bầu, che chở…
Lẽ ra chúng ta phải đọc Thánh Maria trước, rồi mới đọc Kính Mừng Maria. Nhưng dầu trước dầu sau, chúng ta hãy nhớ một điều Đức Mẹ luôn là “Đấng bầu chữa kẻ có tội” miễn là chúng ta trung thành với việc làm tôi, làm con Đức Mẹ bằng cách đọc vài ba kinh Kính Mừng;
Và để cho sốt sắng, chúng ta tạo ra 2 dấu nhấn trong 2 vế của lời kinh: Giêsu: cúi đầu thờ lạy – Tội: đấm ngực thống hối.
Đọc như thế, thì kinh Kính Mừng có sức vạn năng, không chỉ là có một đứa con như trong câu chuyện mở đầu, mà quan trọng là có những dứa con mới, đứa con được cứu chuộc. Amen.
Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Có một vị Giám mục nay đã là Hồng Y, kể lại mẩu chuyện này: Một hôm đang ở trong nhà thờ, thì một bà gần tứ tuần đến nói: “Xin Đức cha đọc cho con một kinh Kính Mừng. Con và chồng con ao ước có một đứa con mà mãi chưa được”. Bẵng đi một thời gian, lại chính người phụ nữ đó quay lại, mặt hớn hở: Cám ơn Đức cha, với một kinh của Đức cha, con đã có một đứa bé. Nghe tin này, vị giám mục nói thầm: Cũng may mà ta chưa lần đủ một chuỗi !
Câu kết có vẻ hài hước này: Cũng may mà ta chưa lần đủ một chuỗi ! tức 50 kinh Kính Mừng, thì có 50 em bé, tha hồ mà lập nhà trẻ !
Gạt bỏ tính hài hước của câu chuyện, ta sẽ có lời kết: giá trị hiệu quả cao của kinh Kính Mừng … Hôm nay chúng ta mừng lễ Đức Mẹ Mai Khôi. Mai-Khôi, từ Hán-Việt nghĩa là hoa hồng. Mai Khôi được phiên âm bằng những từ khác thông dụng hơn như Mân Côi, có khi là Văn Côi, Môi Khôi. Tất cả đều muốn nói: Hoa hồng. Có 2 lý lẽ để nói chuỗi Mai Khôi là chuối kinh Kính Mừng. (1) Nếu cả chuỗi Mai Khôi gồm 3 kinh: Lạy Cha, Kính Mừng, Sáng Danh – thì chính kinh Kính Mừng xứng danh nhất để gọi là kinh Mai Khôi, vì kinh Lạy Cha và kinh Sáng Danh không nhắc gì đến Đức Mẹ là người nữ – mà nữ thì mới là Hoa (hoa hậu – hoa khôi…) và Đức Maria đích thị là Hoa, hoa hồng: Đức Mẹ như hoa hồng mầu nhiệm vậy. (2) Lại nữa, kinh Kính Mừng được lập đi lập lại nhiều nhất để xứng đáng là một chuỗi – chuỗi kinh Kính mừng. Hai lý do trên đây cho ta thấy kinh Mai Khôi chính là kinh Kính mừng, chuỗi Mai Khôi là chuỗi kinh Kính mừng.
Đề tài hôm nay không phải về ý nghĩa của lời kinh, nhưng là cách thức đọc kinh Kính Mừng. Sở dĩ phải đặt ra vì các kinh khác chỉ đọc một lần, còn kinh Kính Mừng được lập đi lập lại từng 10 lần một, dễ có nguy cơ như một chiếc máy- máy cassette.
Có nhiều cách để lần chuỗi Mai Khôi, ở đây không trực tiếp nói đến cách lần chuỗi, nhưng qua cách đọc kinh Kính Mừng thì cũng gián tiếp nói đến một trong các cách lần chuỗi.
Vậy phải đọc kinh Kính Mừng như thế nào cho có hiệu quả, hay nói nhẹ hơn, cho có ý thức. Nếu mỗi người tự nghĩ ra một cách thì có lẽ cách thức đó giá trị hơn, vì do mình sáng nghĩ ra. Nếu anh chị không hoặc chưa nghĩ ra một cách nào khác, thì xin giới thiệu một cách thế đọc kinh Kính Mừng hiệu quả.
Kinh Kính Mừng có 2 vế: một vế là Kinh Thánh (lời chào của thiên thần), một vế là lời xin của Giáo Hội.
Mỗi một vế ta sẽ để ý đến 1 chữ. Vế đầu: Hãy để ý đến chữ quan trọng nhất: GIÊSU. Khi đọc tới chữ này, tôi cúi đầu thờ lạy.
Vế sau: tôi để ý đến chữ thấp hèn nhất: tội. Khi đọc đến chữ này tôi đấm ngực ăn năn.
Tôi nghĩ ra cách đọc kinh Kính Mừng theo lối này cách đây khoảng ba mươi năm. Tôi nghĩ ra trong hoàn cảnh bó buộc – dạy cho các em lớp giáo lý về cách thức lần hạt. Tôi nghĩ ra và áp dụng thì thấy đọc kinh trở nên ý thức hơn, sốt sắng hơn.
Để hiểu rõ thêm, có lẽ cũng cần vài lời giải thích tại sao lại nhấn 2 điểm trên kia: Giêsu và tội.
1) Giêsu: đọc đến đây ta phải cung kính thờ lạy, thật là xứng hợp, vì:
• Thư Philiphê 2, 6-11: Danh Giêsu trổi vượt mọi danh hiệu. Khi nghe danh hiệu Giêsu, muôn vật phải bái quì, cả trên trời dưới đất, và trong cõi âm ty. Cha Ngô Duy Linh dệt thành lời hát: khi nghe danh thánh Chúa Giêsu các tầng trời bừng sáng, các tà thần chạy trốn, khắp trái đất khiếp run.
• Danh Giêsu đầy sức mạnh: chính vì nghe danh Giêsu mà người què này được chữa lành. (x. Cv 3,6)
• Giêsu: Tên hiệu tóm tắt toàn bộ lịch sử. Người ta nói: Hãy tóm tắt toàn bộ Kinh Thánh trong 1 trang thôi. 1 trang vẫn còn nhiều. 1 hàng thôi. Thôi, một hàng còn nhiều, 1 chữ nhé. Chữ đó không gì khác là chữ Giêsu. Vì thế khi đọc kinh Kính Mừng đến chữ Giêsu làm sao chúng ta không cà lăm được – Giê…su, yê- su… Không đọc tiếp được nữa ! Không đọc được cũng là một cách thức đọc kinh Kính Mừng có ý thức đó.
2) Tội: đọc đến đây thì đấm ngực. Thật là đích đáng.
*Không ít thì nhiều, không nhiều thì ít, chúng ta là kẻ có tội… bằng cách này hay cách khác, như chúng ta đọc kinh Cáo mình: lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, mọi đàng… Tội trong tư tưởng, trong lời nói, việc làm. Nếu giữ thật kỹ để không vi phạm: không nghĩ gì xấu, không nói gì bậy, không làm gì ác thì ta vẫn còn vi phạm về tội thiếu sót: tội không làm điều phải làm. Không tránh đâu được là không có tội…
Đức Maria trong lần hiện ra tại Fatima vào ngày 13 tháng 5 năm 1917 cũng yêu cầu ba trẻ Lucia, Phanxicô và Jacinta lần hạt để cầu cho kẻ có tội.
Đọc kinh Kính Mừng để cầu cho mình là kẻ có tội và cầu cho kẻ có tội ăn năn trở lại quả là việc công đức. Amen.
(có thể thêm):
Kính thưa ÔBACE,
Mới hôm kia 4/10, là lễ thánh Phanxicô, tổ phụ chiếc áo dòng nâu của chúng tôi. Tôi xin phép được nhắc đến 2 ý liên quan đến 2 điểm nhấn trong kinh Kính Mừng mà chúng ta vừa gợi ý.
Danh Yêsu: Phanxicô có lòng yêu cách riêng danh thánh này. Ngài xếp cùng hàng Mình, Máu, Lời, Tên. Phanxicô viết trong Thư gửi giáo sĩ: Ở đời này chúng ta không có gì và không thấy gì cụ thể về Thiên Chúa tối cao ngoài Mình, Máu, ngoài Tên và Lời Chúa, nhờ đó ta được dựng nên, được cứu chuộc và được sống đời đời.
Cho tới cuối đời, trong di chúc Phanxicô còn căn dặn: Tên rất thánh và Lời của Chúa được ghi lại, tôi thấy để ở nơi nào bất xứng, tôi cũng muốn thu gom lại để vào nơi xứng hợp. Người ta còn kể Phanxicô nhiều khi xem ra lẩm cẩm đến độ bất cứ mẩu giấy nào có ghi chữ thôi, bất cứ chữ gì, ngài cũng lượm lại (giống như người lượm ve chai, giấy vụn) để đặt vào nơi cung kính. Tại sao? Vì các mẫu tự rời rạc đó ghép lại cũng thành danh cực thánh Giêsu, thành Lời của Giêsu cực thánh
Tội: Phanxicô trong 1L 17,8 ghi: điều mà chúng ta thật sự có, là của riêng mình, đó là tội.
Để kết thúc, tôi lại xin phép để trích một câu trong Luật Dòng Phanxicô: “Vì chúng con là kẻ có tội, không đáng gọi danh thánh Chúa”... sau đó ít dòng, Phanxicô nói: Vì thế chúng con khiêm hạ cúi xin Mẹ Maria cầu bầu, che chở…
Lẽ ra chúng ta phải đọc Thánh Maria trước, rồi mới đọc Kính Mừng Maria. Nhưng dầu trước dầu sau, chúng ta hãy nhớ một điều Đức Mẹ luôn là “Đấng bầu chữa kẻ có tội” miễn là chúng ta trung thành với việc làm tôi, làm con Đức Mẹ bằng cách đọc vài ba kinh Kính Mừng;
Và để cho sốt sắng, chúng ta tạo ra 2 dấu nhấn trong 2 vế của lời kinh: Giêsu: cúi đầu thờ lạy – Tội: đấm ngực thống hối.
Đọc như thế, thì kinh Kính Mừng có sức vạn năng, không chỉ là có một đứa con như trong câu chuyện mở đầu, mà quan trọng là có những dứa con mới, đứa con được cứu chuộc. Amen.
Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm