Anh em bảo thầy là ai? - CN XXIV QN B (Is 50:5-9a; Gc 2,14-18; Mc 8,27-35)
Cả ba Tin Mừng Nhất Lãm đều trình thuật cuộc đối thoại của Chúa Giêsu với các môn đệ Người ở Xêdarê Phillipê. Người hỏi họ rằng người ta nói Thầy là ai? Cả ba Tin Mừng đều ghi lại câu trả lời của Phêrô rằng: “Thầy là Đấng Kitô.”
Mátthêu thêm: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16,16), tuy nhiên nó có thể là một sự bày tỏ vì niềm tin của Giáo Hội sau Phục Sinh.
Chẳng mấy chốc tước hiệu “Đức Kitô” trở thành tên thứ hai của Chúa Giêsu. Nó được nói đến hơn 500 lần trong Tân Ước, hầu như luôn theo hình thức kết hợp “Chúa Giêsu Kitô” hoặc là “Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.”
1- Từ Đấng Kitô như một vị vua
Tuy nhiên, ngay từ ban đầu không phải như thế. Có một động từ nối giữa Giêsu và Kitô: “Chúa Giêsu là Đấng Kitô.” Gọi “Đấng Kitô không phải để gọi theo tên riêng Người, nhưng để khẳng định về vai trò của Người.
Chúng ta biết từ Kitô trong bản dịch Hy Lạp từ tiếng Do Thái là Mashiah, hoặc là Messiah, và cả hai từ này có nghĩa là Đấng “được xức dầu.”
Hạn từ này phát xuất từ sự kiện trong Cựu Ước khi các vua, các ngôn sứ và các tư tế, từ lúc được chọn, họ được thánh hiến nhờ việc xức dầu với dầu thơm. Họ là những người được xức dầu (kitô).
Nhưng rõ ràng dần dần trong Kinh Thánh người ta nói về một Đấng được xức dầu, hay được thánh hiến cách đặc biệt, Đấng đó sẽ đến vào thời cuối cùng để thực hiện những lời Thiên Chúa hứa về ơn cứu độ cho dân Người. Nó là cái được gọi Cứu Thế luận theo Kinh Thánh (the biblical messianism) vốn mang một màu sắc khác biệt, theo đó, Đấng Messia được nhìn với tư cách như là một vị vua tương lai (Cứu Thế luận hoàng gia) hoặc giống như thị kiến của Đanien về Con Người (Cứu Thế luận khải huyền).
Toàn thể truyền thống tiên khởi của Giáo Hội đều đồng thuận khi tuyên xưng rằng Chúa Giêsu thành Nadarét là Đấng Messia được chờ đợi. Theo Máccô, chính Người sẽ loan báo về mình như thế trước Công Nghị Do Thái, để trả lời cho câu hỏi của vị Thượng Tế: “Ông có phải là Đấng Kitô, Con của Đấng Đáng Chúc Tụng không? Đức Giêsu trả lời: Phải, chính thế. Rồi các ông sẽ thấy Con Người ngự bên hữu Đấng Toàn Năng và ngự giá mây trời mà đến” (Mc 14,61).
Vì thế, để tránh sự hiểu lầm và rối rắm liên quan cuộc đối thoại của Chúa Giêsu với các môn đệ ở Xêdarê Philipphê, “Đức Giêsu liên cấm ngặt các ông không được nói với ai về Người.”
Tuy nhiên, lý do là quá rõ ràng. Chúa Giêsu chấp nhận được đồng hóa mình với Đấng Messia được trông chờ, nhưng không theo ý tưởng mà Do Thái Giáo đã tạo nên về Đấng Messia. Theo quan niệm đang thịnh hành, Đấng Messia được nhìn và trông chờ như một nhà lãnh đạo chính trị và quân đội, Đấng đến để giải thoát Ítraen khỏi sự đô hộ ngoại bang và thiết lập triều đại Thiên Chúa trên trái đất bằng sức mạnh quân sự.
2- Đến Đấng Kitô như một tôi tớ đau khổ
Chúa Giêsu phải điều chỉnh lại tận căn ý tưởng này, mà chính các Tông Đồ Người cũng quan niệm, trước khi cho phép họ nói về Người như là Đấng Messia. Nên ngay lập tức, Người hướng tới cuộc trao đối tới mục đích này: “Rồi Người bắt đầu dạy cho các ông biết: Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và sau ba ngày sẽ sống lại.”
Nghe những lời rất chói tai này, Phêrô liền can ngăn Người ra khỏi những tư tưởng như thế. Nhưng Chúa Giêsu trách ông Phêrô: “Xatan! Lui lại đàng sau Thầy!” Chỗ của môn đệ là ở đằng sau Thầy; nhiệm vụ của môn đệ là đi theo Người. Ông Phêrô đã rời chỗ đó, nghĩa là đã không đi theo Người, đã không cùng đi trên con đường Thương Khó và Phục Sinh. Những lời của Phêrô giống với những lời của Ma quỷ cám dỗ Người nơi sa mạc.
Quả thật, cả Phêrô lẫn Xatan đều muốn cám dỗ Đức Giêsu thoát khỏi con đường mà Chúa Cha đã chỉ định cho Người – đó là con đường người Tôi Tớ đau khổ của Giavê (bài đọc I) – để đi vào con đường khác theo “tư tưởng của loài người, chứ không phải tư tưởng của Thiên Chúa.” Nhưng Đức Giêsu đã thẳng thắn khước từ cám dỗ đó và chọn con đường thập giá để cứu độ nhân loại.
Thật vậy, ơn cứu độ mà Chúa Giêsu mang lại sẽ đến từ việc tự hiến chính mình, từ “việc hiến ban sự sống người làm giá chuộc cho nhiều người,” chứ không phải từ việc triệt tiêu các kẻ thù. Theo cách thức này, Người chuyển đổi từ ơn cứu độ tạm thời thành nguồn ơn cứu độ đời đời, từ nguồn ơn cứu độ riêng biệt – chỉ dành cho một dân tộc – Người hướng tới nguồn ơn cứu độ phổ quát dành cho hết mọi người.
Một cách đáng tiếc chúng ta phải nói rằng sai lầm của Phêrô đã tiếp tục lặp đi lặp lại trong lịch sử. Nhiều người kitô hữu trong Giáo Hội và cả những Giáo Hoàng, Đấng Kế Vị thánh Phêrô, nhiều lúc đã cư xử như thể Nước Thiên Chúa thuộc về thế gian này và đã củng cố bằng những chiến công (có khi bằng sức mạnh quân đội) để chiến thắng những kẻ thù, thay vì chọn lựa sống theo con đường hy sinh, thập giá và tử đạo.
3- Tin vào Đức Kitô
Lời Chúa luôn thức thời, nhưng cuộc đối thoại ở Xêdarê Philiphê thì lại có tính thời sự theo một cách thế hoàn toàn đặc biệt. Ngày nay, hoàn cảnh đã thay đổi. Con người có những quan điểm rất khác nhau về Chúa Giêsu: như một tiên tri, một bậc thầy vĩ đại, một nhân cách cao cả. Nhiều lúc người ta còn trình bày một Đức Giêsu như một nhân vật rất hấp dẫn qua phim ảnh hay tiểu thuyết, nhưng hình ảnh đó lại rất xa lạ với Tin Mừng. Nếu Chúa Giêsu có mặt hôm nay với chúng ta, chắc chắn Người không ngạc nhiên bởi những quan niệm như thế. Nhưng Người cũng đặt ra câu hỏi cho mỗi người chúng ta: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần phải có những điều kiện sau đây:
Trước hết, chúng ta cần đến ơn Chúa, hay nói đúng hơn là cần có một cú nhảy của đức tin. Bởi lẽ tin vào Chúa Giêsu không phải do kết quả của sự khôn ngoan, thông thái đến từ con người, nhưng đúng ra đó là một hồng ân đến từ Thiên Chúa.
Thứ đến, chúng ta cần có sự gặp gỡ cá vị, gắn bó mật thiết và bước theo Người. Vì thế, liền sau đó, Chúa Giêsu mời gọi: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo.” Đây là điều kiện để theo Chúa và nên giống Chúa. Cũng như thánh Phêrô, chúng ta nói biết Chúa, nhưng nhiều lúc chúng ta không sẵn sàng chấp nhận con đường của Chúa. Chúng ta muốn vinh quang, nhưng phủ nhận thập giá.
Cuối cùng, chúng ta được mời gọi hiến mình phục vụ tha nhân. Bởi thế, trong bài đọc II, thánh Giacôbê nói: “Đức tin không có hành động, thì quả là đức tin chết’ (Gc 2,17). Nếu sống ích kỷ trên trần gian, thì sẽ chẳng còn gì, nhưng nếu sống quảng đại vì Chúa Kitô thì lại đạt tới mức tròn đầy. Đó là lời hứa phần thưởng đời đời cho chúng ta là những người đi theo Chúa. Amen!
Cả ba Tin Mừng Nhất Lãm đều trình thuật cuộc đối thoại của Chúa Giêsu với các môn đệ Người ở Xêdarê Phillipê. Người hỏi họ rằng người ta nói Thầy là ai? Cả ba Tin Mừng đều ghi lại câu trả lời của Phêrô rằng: “Thầy là Đấng Kitô.”
Mátthêu thêm: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16,16), tuy nhiên nó có thể là một sự bày tỏ vì niềm tin của Giáo Hội sau Phục Sinh.
Chẳng mấy chốc tước hiệu “Đức Kitô” trở thành tên thứ hai của Chúa Giêsu. Nó được nói đến hơn 500 lần trong Tân Ước, hầu như luôn theo hình thức kết hợp “Chúa Giêsu Kitô” hoặc là “Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.”
1- Từ Đấng Kitô như một vị vua
Tuy nhiên, ngay từ ban đầu không phải như thế. Có một động từ nối giữa Giêsu và Kitô: “Chúa Giêsu là Đấng Kitô.” Gọi “Đấng Kitô không phải để gọi theo tên riêng Người, nhưng để khẳng định về vai trò của Người.
Chúng ta biết từ Kitô trong bản dịch Hy Lạp từ tiếng Do Thái là Mashiah, hoặc là Messiah, và cả hai từ này có nghĩa là Đấng “được xức dầu.”
Hạn từ này phát xuất từ sự kiện trong Cựu Ước khi các vua, các ngôn sứ và các tư tế, từ lúc được chọn, họ được thánh hiến nhờ việc xức dầu với dầu thơm. Họ là những người được xức dầu (kitô).
Nhưng rõ ràng dần dần trong Kinh Thánh người ta nói về một Đấng được xức dầu, hay được thánh hiến cách đặc biệt, Đấng đó sẽ đến vào thời cuối cùng để thực hiện những lời Thiên Chúa hứa về ơn cứu độ cho dân Người. Nó là cái được gọi Cứu Thế luận theo Kinh Thánh (the biblical messianism) vốn mang một màu sắc khác biệt, theo đó, Đấng Messia được nhìn với tư cách như là một vị vua tương lai (Cứu Thế luận hoàng gia) hoặc giống như thị kiến của Đanien về Con Người (Cứu Thế luận khải huyền).
Toàn thể truyền thống tiên khởi của Giáo Hội đều đồng thuận khi tuyên xưng rằng Chúa Giêsu thành Nadarét là Đấng Messia được chờ đợi. Theo Máccô, chính Người sẽ loan báo về mình như thế trước Công Nghị Do Thái, để trả lời cho câu hỏi của vị Thượng Tế: “Ông có phải là Đấng Kitô, Con của Đấng Đáng Chúc Tụng không? Đức Giêsu trả lời: Phải, chính thế. Rồi các ông sẽ thấy Con Người ngự bên hữu Đấng Toàn Năng và ngự giá mây trời mà đến” (Mc 14,61).
Vì thế, để tránh sự hiểu lầm và rối rắm liên quan cuộc đối thoại của Chúa Giêsu với các môn đệ ở Xêdarê Philipphê, “Đức Giêsu liên cấm ngặt các ông không được nói với ai về Người.”
Tuy nhiên, lý do là quá rõ ràng. Chúa Giêsu chấp nhận được đồng hóa mình với Đấng Messia được trông chờ, nhưng không theo ý tưởng mà Do Thái Giáo đã tạo nên về Đấng Messia. Theo quan niệm đang thịnh hành, Đấng Messia được nhìn và trông chờ như một nhà lãnh đạo chính trị và quân đội, Đấng đến để giải thoát Ítraen khỏi sự đô hộ ngoại bang và thiết lập triều đại Thiên Chúa trên trái đất bằng sức mạnh quân sự.
2- Đến Đấng Kitô như một tôi tớ đau khổ
Chúa Giêsu phải điều chỉnh lại tận căn ý tưởng này, mà chính các Tông Đồ Người cũng quan niệm, trước khi cho phép họ nói về Người như là Đấng Messia. Nên ngay lập tức, Người hướng tới cuộc trao đối tới mục đích này: “Rồi Người bắt đầu dạy cho các ông biết: Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và sau ba ngày sẽ sống lại.”
Nghe những lời rất chói tai này, Phêrô liền can ngăn Người ra khỏi những tư tưởng như thế. Nhưng Chúa Giêsu trách ông Phêrô: “Xatan! Lui lại đàng sau Thầy!” Chỗ của môn đệ là ở đằng sau Thầy; nhiệm vụ của môn đệ là đi theo Người. Ông Phêrô đã rời chỗ đó, nghĩa là đã không đi theo Người, đã không cùng đi trên con đường Thương Khó và Phục Sinh. Những lời của Phêrô giống với những lời của Ma quỷ cám dỗ Người nơi sa mạc.
Quả thật, cả Phêrô lẫn Xatan đều muốn cám dỗ Đức Giêsu thoát khỏi con đường mà Chúa Cha đã chỉ định cho Người – đó là con đường người Tôi Tớ đau khổ của Giavê (bài đọc I) – để đi vào con đường khác theo “tư tưởng của loài người, chứ không phải tư tưởng của Thiên Chúa.” Nhưng Đức Giêsu đã thẳng thắn khước từ cám dỗ đó và chọn con đường thập giá để cứu độ nhân loại.
Thật vậy, ơn cứu độ mà Chúa Giêsu mang lại sẽ đến từ việc tự hiến chính mình, từ “việc hiến ban sự sống người làm giá chuộc cho nhiều người,” chứ không phải từ việc triệt tiêu các kẻ thù. Theo cách thức này, Người chuyển đổi từ ơn cứu độ tạm thời thành nguồn ơn cứu độ đời đời, từ nguồn ơn cứu độ riêng biệt – chỉ dành cho một dân tộc – Người hướng tới nguồn ơn cứu độ phổ quát dành cho hết mọi người.
Một cách đáng tiếc chúng ta phải nói rằng sai lầm của Phêrô đã tiếp tục lặp đi lặp lại trong lịch sử. Nhiều người kitô hữu trong Giáo Hội và cả những Giáo Hoàng, Đấng Kế Vị thánh Phêrô, nhiều lúc đã cư xử như thể Nước Thiên Chúa thuộc về thế gian này và đã củng cố bằng những chiến công (có khi bằng sức mạnh quân đội) để chiến thắng những kẻ thù, thay vì chọn lựa sống theo con đường hy sinh, thập giá và tử đạo.
3- Tin vào Đức Kitô
Lời Chúa luôn thức thời, nhưng cuộc đối thoại ở Xêdarê Philiphê thì lại có tính thời sự theo một cách thế hoàn toàn đặc biệt. Ngày nay, hoàn cảnh đã thay đổi. Con người có những quan điểm rất khác nhau về Chúa Giêsu: như một tiên tri, một bậc thầy vĩ đại, một nhân cách cao cả. Nhiều lúc người ta còn trình bày một Đức Giêsu như một nhân vật rất hấp dẫn qua phim ảnh hay tiểu thuyết, nhưng hình ảnh đó lại rất xa lạ với Tin Mừng. Nếu Chúa Giêsu có mặt hôm nay với chúng ta, chắc chắn Người không ngạc nhiên bởi những quan niệm như thế. Nhưng Người cũng đặt ra câu hỏi cho mỗi người chúng ta: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần phải có những điều kiện sau đây:
Trước hết, chúng ta cần đến ơn Chúa, hay nói đúng hơn là cần có một cú nhảy của đức tin. Bởi lẽ tin vào Chúa Giêsu không phải do kết quả của sự khôn ngoan, thông thái đến từ con người, nhưng đúng ra đó là một hồng ân đến từ Thiên Chúa.
Thứ đến, chúng ta cần có sự gặp gỡ cá vị, gắn bó mật thiết và bước theo Người. Vì thế, liền sau đó, Chúa Giêsu mời gọi: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo.” Đây là điều kiện để theo Chúa và nên giống Chúa. Cũng như thánh Phêrô, chúng ta nói biết Chúa, nhưng nhiều lúc chúng ta không sẵn sàng chấp nhận con đường của Chúa. Chúng ta muốn vinh quang, nhưng phủ nhận thập giá.
Cuối cùng, chúng ta được mời gọi hiến mình phục vụ tha nhân. Bởi thế, trong bài đọc II, thánh Giacôbê nói: “Đức tin không có hành động, thì quả là đức tin chết’ (Gc 2,17). Nếu sống ích kỷ trên trần gian, thì sẽ chẳng còn gì, nhưng nếu sống quảng đại vì Chúa Kitô thì lại đạt tới mức tròn đầy. Đó là lời hứa phần thưởng đời đời cho chúng ta là những người đi theo Chúa. Amen!