Đức Thánh Cha chia sẻ: Chúng ta hãy nhìn nhận tội lỗi mình, chứ đừng luận tội người khác.
Sự cứu độ của Đức Giêsu không phải là thứ mỹ phẩm trang sức mà là một lời mời gọi hoán cải. Để nhận được sự cứu rỗi đó, chúng ta phải nhìn nhận mình là một tội nhân - và tự thú chính mình, chứ đừng bắt lỗi người khác. Đó là thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ trong Thánh Lễ sáng thứ Năm 6/9/2018 tại nhà nguyện Thánh Mát-ta. Đó là trọng tâm sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia sẻ.
Tư tưởng của bài chia sẻ của Đức Phanxicô hôm thứ Năm được rút ra từ bài Tin Mừng trong ngày, trích Phúc âm Thánh Luca (Lc 5: 1-11), trong đó Chúa Giêsu rao giảng từ trên thuyền của Phêrô, và sau đó Chúa mời Phêrô thả lưới xuống chỗ nước sâu để bắt cá. Khi các ông làm theo lời Chúa, Tin Mừng cho hay, "họ bắt được một mẻ cá lớn."
Đó là sự kiện nhắc nhở chúng ta về mẻ cá kỳ diệu khác, xảy ra sau khi Chúa Phục Sinh, khi Chúa hỏi các tông đồ, các con có gì để ăn không. Trong cả hai trường hợp, Đức Thánh Cha nói, “Phêrô được xức dầu”: Trước tiên ngài là một ngư phủ, sau đó là một tông đồ. Sau đó, Chúa Giêsu đổi tên ông từ Simôn sang Phêrô; và "như một người Israel tốt", Phêrô ý thức rằng ‘việc đổi tên biểu thị một sự thay đổi với một trách nhiệm mới. "Phêrô" cảm thấy tự hào vì ông thực sự yêu Chúa, "và lãnh nhận chức vụ đại diện các tông đồ trong phần đời còn lại của mình.
Bước đầu tiên: tự nhận mình là tội nhân
Ngay sau khi thấy lưới đầy cá to đến nỗi có thể rách thì Phêrô liền quỳ sụp xuống chân Chúa và thưa: “Xin Thầy hãy xa con, vì con là một người tội lỗi.”
“Đây là bước quyết định đầu tiên của Phêrô trên con đường theo Chúa làm tông đồ cho Ngài, là nhìn nhận chính mình:“là tội nhân.” Đây là bước đầu tiên của Phêrô; và cũng là bước đầu tiên cho mỗi người chúng ta, nếu bạn muốn thăng tiến trong đời sống thiêng liêng, trong đời sống với Chúa, phục vụ Chúa, theo Chúa, bạn phải thực thi điều này là nhìn nhận chính mình là một tội nhân chứ đừng cáo buộc người khác."
Sự cứu rỗi của Chúa Giêsu không phải là một thứ mỹ phẩm để trang sức mà là một lời mời gọi hoán cả đổi đời.
Tuy nhiên, có một rủi ro. Tất cả chúng ta đều “biết rằng chúng ta là tội nhân” một cách tổng quát, nhưng “không dễ dàng “để buộc tội mình là tội nhân một cách cụ thể. “Chúng ta thường nói: 'Tôi là một tội nhân',” nhưng theo cùng một thể cách nói, “Tôi là một con người,” hoặc “Tôi là một công dân Ý.” Nhưng để thực sự nhìn nhận chính mình, thực sự cảm thấy xấu hổ: “cảm thấy đau xót,” đau khổ, trước mặt Chúa. Điều ấy liên quan đến cảm thức xấu hổ. Và đây là một cái gì đó không phát xuất từ lời nói, mà từ con tim. Đó là một kinh nghiệm cụ thể, giống như của Phêrô khi ông nói với Chúa Giêsu: “Xin Thầy hãy tránh xa con vì con là kẻ có tội.” “Ngài thực sự cảm thấy mình là tội nhân”; và rồi Ngài cảm thấy mình được cứu.
Sự cứu rỗi mà “Chúa Giêsu đem đến cho chúng ta” đòi hỏi sự xưng thú lỗi lầm một cách chân thành, “nó không phải là một thứ mỹ phẩm che lấp sự thật”, và thay vào đó vẻ bề ngoài qua lớp “phấn son.”
Không nói về người khác
Bước đầu tiên của sự biến đổi, là nhìn nhận lỗi lầm của mình với cảm thức xấu hổ, để đạt được cảm nghiệm niềm vui bạn được cứu độ. “Chúng ta phải được hoán cải,” “chúng ta cần phải thực hiện những việc thiện,” Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi Giáo hội hãy suy tư về cái hướng chiều hay luận tội người khác:
“Có những người trong cuộc sống hay kết tội người khác, cáo buộc người khác và không bao giờ nghĩ đến tội lỗi của chính mình. Vậy khi tôi đi hòa giải, làm thế nào tôi có thể thú tội? Hay giống như một con vẹt!? chỉ biết “chích chòe!”… Tôi đã từng làm điều này, và có bao giờ lòng tôi xao xuyến với trái tim về điều mình đã làm? Chắc nhiều lần: không. Như vậy mục đích bạn đến tham dự giờ hòa giải là để trang điểm, để tự làm cho mình bớt bị xâu xé. Và nó chẳng chữa lành gì cho trái tim bạn, bởi vì bạn không tự nhận lỗi chính mình. "
Ân điển biết nhìn nhận rằng bạn là một tội nhân
Bước đầu tiên cũng là một ân sủng là hồng ân nhìn nhận chính mình là một tội nhân chứ không phải là tha nhân:
“Dấu hiệu để biết một người không phải là một Tín hữu là cách thấy họ không biết nhìn nhận lỗi lầm của mình, mà chỉ cáo buộc lỗi lầm của người khác, nói xấu người khác, tọc mạch về cuộc sống của người khác. Đó là một dấu hiệu xấu. Tôi có hay sống như vậy không? Đó là một câu hỏi thiết thật cho cuộc đời chúng ta. Hôm nay chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho chúng ta hồng ân để chính mình biết đối diện với Chúa và Chúa sẽ ban cho chúng ta một điều kỳ diệu là “nhìn nhận chính mình là một tội nhân, để có thể thân thưa như thánh Phêrô: 'Lạy Thày xin hãy lánh xa con, vì con là một kẻ tội lỗi'.
Sự cứu độ của Đức Giêsu không phải là thứ mỹ phẩm trang sức mà là một lời mời gọi hoán cải. Để nhận được sự cứu rỗi đó, chúng ta phải nhìn nhận mình là một tội nhân - và tự thú chính mình, chứ đừng bắt lỗi người khác. Đó là thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ trong Thánh Lễ sáng thứ Năm 6/9/2018 tại nhà nguyện Thánh Mát-ta. Đó là trọng tâm sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia sẻ.
Tư tưởng của bài chia sẻ của Đức Phanxicô hôm thứ Năm được rút ra từ bài Tin Mừng trong ngày, trích Phúc âm Thánh Luca (Lc 5: 1-11), trong đó Chúa Giêsu rao giảng từ trên thuyền của Phêrô, và sau đó Chúa mời Phêrô thả lưới xuống chỗ nước sâu để bắt cá. Khi các ông làm theo lời Chúa, Tin Mừng cho hay, "họ bắt được một mẻ cá lớn."
Đó là sự kiện nhắc nhở chúng ta về mẻ cá kỳ diệu khác, xảy ra sau khi Chúa Phục Sinh, khi Chúa hỏi các tông đồ, các con có gì để ăn không. Trong cả hai trường hợp, Đức Thánh Cha nói, “Phêrô được xức dầu”: Trước tiên ngài là một ngư phủ, sau đó là một tông đồ. Sau đó, Chúa Giêsu đổi tên ông từ Simôn sang Phêrô; và "như một người Israel tốt", Phêrô ý thức rằng ‘việc đổi tên biểu thị một sự thay đổi với một trách nhiệm mới. "Phêrô" cảm thấy tự hào vì ông thực sự yêu Chúa, "và lãnh nhận chức vụ đại diện các tông đồ trong phần đời còn lại của mình.
Bước đầu tiên: tự nhận mình là tội nhân
Ngay sau khi thấy lưới đầy cá to đến nỗi có thể rách thì Phêrô liền quỳ sụp xuống chân Chúa và thưa: “Xin Thầy hãy xa con, vì con là một người tội lỗi.”
“Đây là bước quyết định đầu tiên của Phêrô trên con đường theo Chúa làm tông đồ cho Ngài, là nhìn nhận chính mình:“là tội nhân.” Đây là bước đầu tiên của Phêrô; và cũng là bước đầu tiên cho mỗi người chúng ta, nếu bạn muốn thăng tiến trong đời sống thiêng liêng, trong đời sống với Chúa, phục vụ Chúa, theo Chúa, bạn phải thực thi điều này là nhìn nhận chính mình là một tội nhân chứ đừng cáo buộc người khác."
Sự cứu rỗi của Chúa Giêsu không phải là một thứ mỹ phẩm để trang sức mà là một lời mời gọi hoán cả đổi đời.
Tuy nhiên, có một rủi ro. Tất cả chúng ta đều “biết rằng chúng ta là tội nhân” một cách tổng quát, nhưng “không dễ dàng “để buộc tội mình là tội nhân một cách cụ thể. “Chúng ta thường nói: 'Tôi là một tội nhân',” nhưng theo cùng một thể cách nói, “Tôi là một con người,” hoặc “Tôi là một công dân Ý.” Nhưng để thực sự nhìn nhận chính mình, thực sự cảm thấy xấu hổ: “cảm thấy đau xót,” đau khổ, trước mặt Chúa. Điều ấy liên quan đến cảm thức xấu hổ. Và đây là một cái gì đó không phát xuất từ lời nói, mà từ con tim. Đó là một kinh nghiệm cụ thể, giống như của Phêrô khi ông nói với Chúa Giêsu: “Xin Thầy hãy tránh xa con vì con là kẻ có tội.” “Ngài thực sự cảm thấy mình là tội nhân”; và rồi Ngài cảm thấy mình được cứu.
Sự cứu rỗi mà “Chúa Giêsu đem đến cho chúng ta” đòi hỏi sự xưng thú lỗi lầm một cách chân thành, “nó không phải là một thứ mỹ phẩm che lấp sự thật”, và thay vào đó vẻ bề ngoài qua lớp “phấn son.”
Không nói về người khác
Bước đầu tiên của sự biến đổi, là nhìn nhận lỗi lầm của mình với cảm thức xấu hổ, để đạt được cảm nghiệm niềm vui bạn được cứu độ. “Chúng ta phải được hoán cải,” “chúng ta cần phải thực hiện những việc thiện,” Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi Giáo hội hãy suy tư về cái hướng chiều hay luận tội người khác:
“Có những người trong cuộc sống hay kết tội người khác, cáo buộc người khác và không bao giờ nghĩ đến tội lỗi của chính mình. Vậy khi tôi đi hòa giải, làm thế nào tôi có thể thú tội? Hay giống như một con vẹt!? chỉ biết “chích chòe!”… Tôi đã từng làm điều này, và có bao giờ lòng tôi xao xuyến với trái tim về điều mình đã làm? Chắc nhiều lần: không. Như vậy mục đích bạn đến tham dự giờ hòa giải là để trang điểm, để tự làm cho mình bớt bị xâu xé. Và nó chẳng chữa lành gì cho trái tim bạn, bởi vì bạn không tự nhận lỗi chính mình. "
Ân điển biết nhìn nhận rằng bạn là một tội nhân
Bước đầu tiên cũng là một ân sủng là hồng ân nhìn nhận chính mình là một tội nhân chứ không phải là tha nhân:
“Dấu hiệu để biết một người không phải là một Tín hữu là cách thấy họ không biết nhìn nhận lỗi lầm của mình, mà chỉ cáo buộc lỗi lầm của người khác, nói xấu người khác, tọc mạch về cuộc sống của người khác. Đó là một dấu hiệu xấu. Tôi có hay sống như vậy không? Đó là một câu hỏi thiết thật cho cuộc đời chúng ta. Hôm nay chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho chúng ta hồng ân để chính mình biết đối diện với Chúa và Chúa sẽ ban cho chúng ta một điều kỳ diệu là “nhìn nhận chính mình là một tội nhân, để có thể thân thưa như thánh Phêrô: 'Lạy Thày xin hãy lánh xa con, vì con là một kẻ tội lỗi'.