Trong bài “Pope Francis and McCarrick: where does the evidence lead?” - "Đức Giáo Hoàng Phanxicô và McCarrick, bằng chứng đang dẫn về đâu?" - Dan Hitchens, phó tổng biên tập tờ Catholic Herald của Công Giáo Anh quốc có bài nhận định sau:
Tổng giám mục Viganò đã đưa ra bốn tuyên bố chủ yếu. Nhưng các bằng chứng có hỗ trợ cho những tuyên bố này không?
Chứng từ của Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò, được công bố hôm thứ Bảy, dài 7,000 từ và nêu tên hơn 30 nhân vật có tiếng tăm, chủ yếu để tố cáo họ. Nhưng ở trung tâm của chứng từ này là một số ít những cáo buộc rất nghiêm trọng về cách hành xử của Đức Thánh Cha Phanxicô đối với Theodore McCarrick. Kể từ khi chứng từ được công bố, một số bằng chứng đã nổi lên để trắc nghiệm các tuyên bố chủ yếu của Đức Tổng Giám Mục. Những bằng chứng ấy ủng hộ hay chống lại các cáo buộc này?
Tuyên bố thứ nhất: Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với McCarrick
Đức Tổng Giám Mục Viganò viết: “Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô đã áp đặt các biện pháp trừng phạt Hồng Y McCarrick tương tự như những gì mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô vừa áp đặt: Vị Hồng Y này phải rời khỏi chủng viện nơi ngài đang sống, bị cấm cử hành thánh lễ trước công chúng, không được tham dự các cuộc họp công cộng, không được thuyết giảng, không được đi du lịch, và có nghĩa vụ dâng mình cho một cuộc sống cầu nguyện và sám hối.” Theo Tổng Giám Mục Viganò, những điều này đã được đưa ra trong năm 2009 hoặc 2010.
Các bằng chứng cho đến nay có hỗ trợ cho những tuyên bố này không? Chủ yếu là như thế - nhưng có những phức tạp. Một số cái nhìn thoáng qua đã được ghi nhận về các biện pháp trừng phạt đối với McCarrick:
Catholic News Agency báo cáo hai nhân chứng mắt thấy tai nghe (chưa muốn nêu danh tính) cho biết McCarrick đã phải rời khỏi chủng viện theo chỉ thị của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô. [Hai viên chức này tùng sự tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh tại Washington cho biết năm 2008 họ đã nghe thấy Đức Tổng Giám Mục Sambi – là Sứ Thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ lúc bấy giờ to tiếng với Hồng Y McCarrick yêu cầu phải dọn ra khỏi chủng viện. Đức Tổng Giám Mục Sambi to tiếng đến độ ở ngoài hành lang cũng nghe thấy]
Hôm thứ Hai, Tổng Giáo Phận Washington đã xác nhận rằng, vào năm 2011, tổng giáo phận đã phải hủy bỏ một cuộc gặp gỡ giữa McCarrick và những người trẻ đang trong thời gian phân định ơn gọi của họ. Yêu cầu này đến từ Đức Tổng Giám Mục Viganò, lúc đó là Sứ Thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ.
Vào tháng Bảy vừa qua, tờ Washington Post đã trích dẫn một người đã từng “làm việc với McCarrick”. Nguồn tin này được diễn giải là “họ nghi ngờ các nhà lãnh đạo Giáo hội ở Rôma đã trừng phạt McCarrick một cách nào đó, khi bảo ngài rút lui khỏi cuộc sống công cộng.”
Hôm thứ Hai, một nhân chứng khác nói rằng Đức Tổng Giám Mục Viganò đã nói đúng sự thật. Đức Ông Jean-François Lantheaume, người từng là tham tán tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở Washington DC, đã được hỏi liệu có đúng là các quan chức Vatican đã từng nói McCarrick phải bị xử phạt. Đức Ông Lantheaume trả lời: “Tổng Giám Mục Viganò nói sự thật. Đó là tất cả.”
Một điểm phức tạp là không phải tất cả các nguồn tin đều đã chứng thực câu chuyện của Tổng Giám Mục Viganò. Theo tờ America, một số quan chức Vatican - yêu cầu được dấu tên - nói họ không hay biết gì về các biện pháp trừng phạt hay hạn chế đối với Tổng Giám mục McCarrick.” Điều này thực sự chỉ có thể gây khó khăn trong việc xác nhận các cáo buộc của Tổng Giám Mục Viganò là đúng nhưng không thể bác bỏ được những điều ấy vì ngài luôn tuyên bố rằng các lệnh trừng phạt chỉ được thông truyền qua một vài kênh.
Một điểm phức tạp khác là có vô số các tường thuật về sự xuất hiện của McCarrick trước công chúng: giảng tại nhà thờ chính tòa St Patrick, cử hành lễ phong chức, xuất hiện tại các sự kiện ăn mừng - nói cách khác, hành động như một người không dưới bất kỳ sự hạn chế nào của Vatican. Lời giải thích của Tổng Giám Mục Viganò là McCarrick “không tuân theo” các biện pháp trừng phạt. Thật vậy, nguồn tin của tờ Washington Post cho biết McCarrick đã phớt lờ những lời buộc tội của Vatican: “Ông ta làm bất cứ điều gì ông ta muốn.”
Đôi khi McCarrick thậm chí còn xuất hiện tại các sự kiện cùng với Tổng Giám Mục Viganò hoặc ngay cả với Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô. Một lần nữa, Đức Tổng Giám Mục Viganò có một lời giải thích: là Sứ Thần Tòa Thánh, ngài không có quyền áp đặt lệnh trừng phạt trực tiếp, trong khi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô quá hiền từ không muốn khiển trách làm mất mặt McCarrick tại một sự kiện công cộng.
Kết luận hợp lý nhất, dựa trên những gì chúng ta biết cho đến nay, là Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô đã thực sự áp đặt các biện pháp trừng phạt, nhưng không muốn và/hay không thể thực hiện các biện pháp này một cách toàn diện.
Tuyên bố thứ hai: Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã được báo cho biết sự suy đồi của McCarrick
Đức Tổng Giám Mục Viganò cáo buộc rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô “đã biết ít nhất là vào ngày 23 tháng 6 năm 2013 rằng McCarrick là một kẻ săn mồi liên hoàn.” Ngày này chính xác vì vào ngày đó, ba tháng sau cuộc bầu cử Đức Phanxicô, vị tân Giáo hoàng đã gặp Tổng Giám Mục Viganò. Tại cuộc họp, vị tổng giám mục cho biết, ngài nói với Đức Giáo Hoàng rằng: “Con không biết Đức Thánh Cha có biết Đức Hồng Y McCarrick không, nhưng nếu ngài hỏi Bộ Giám Mục thì có một hồ sơ dày cui về người ấy. Ông ta đã làm hỏng nhiều thế hệ các chủng sinh và linh mục.” Đức Tổng Giám Mục nhận xét rằng khi nghe những lời nghiêm trọng ấy Đức Thánh Cha Phanxicô không đưa ra lời bình luận nào, cũng chẳng lộ vẻ ngạc nhiên.
Các bằng chứng cho đến nay có hỗ trợ cho những tuyên bố này không? Hiển nhiên thật khó nói - không ai có thể đọc được suy nghĩ của Đức Giáo Hoàng. Đức Thánh Cha Phanxicô nổi tiếng giàu thông tin về những gì đang diễn ra tại Vatican, và một số nhà quan sát thạo tin đã nói rằng “mọi người đều biết” về những cáo buộc chống lại McCarrick. Nhưng điều đó còn tùy trường hợp. Tuy cũng đáng ngạc nhiên khi Đức Thánh Cha Phanxicô đã không bình luận về những nhận xét của Đức Tổng Giám Mục Viagnò, nhưng sự im lặng chưa chắc đã là một sự thừa nhận. Câu hỏi đặt ra là - liệu Tổng Giám Mục Viganò có gan phát minh ra một sự phỉ báng kinh hoàng như vậy không?
Tuyên bố thứ ba: Đức Thánh Cha Phanxicô bãi bỏ lệnh trừng phạt của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô
Theo Đức Tổng Giám Mục Viganò, khi Đức Phanxicô trở thành Giáo hoàng, McCarrick được giải thoát khỏi các biện pháp trừng phạt trước đây: “từ thời điểm bầu cử Đức Giáo Hoàng Phanxicô, McCarrick, giờ đây như chim sổ lồng, cảm thấy tự do bay nhẩy du lịch liên tục, giảng thuyết và trả lời các cuộc phỏng vấn.”
Các bằng chứng cho đến nay có hỗ trợ cho những tuyên bố này không? Sự thật, ít nhất cũng phải nói là, không có mâu thuẫn với những cáo buộc của Tổng Giám Mục Viganò. Người ta quan sát rộng rãi rằng McCarrick đã bước sang một chương mới trong cuộc sống dưới thời Đức Phanxicô. Năm 2014, một tiểu sử đầy những lời lẽ ca tụng McCarrick trên tờ National Catholic Reporter nói rằng:
“Đức Hồng Y McCarrick là một trong số những viên chức cao cấp của Giáo Hội ít nhiều không được trọng dụng trong thời gian tám năm triều Giáo Hoàng Bênêđíctô. Nhưng bây giờ Đức Phanxicô là Giáo Hoàng, và các giáo sĩ như Hồng Y Walter Kasper (một người bạn cố tri của Hồng Y McCarrick) và chính Hồng Y McCarrick đã được hội nhập trở lại và bận rộn hơn bao giờ hết… [Hồng Y McCarrick] cách nào đó quá nhàn rỗi dưới thời Đức Bênêđíctô. Rồi khi Đức Phanxicô được bầu, mọi thứ đều thay đổi.”
Tiểu sử này cũng nói rằng McCarrick đang thực hiện các chuyến đi nước ngoài “theo lệnh của Vatican”, và Đức Giáo Hoàng Phanxicô “biết rằng khi cần một trung gian liên lạc thành thạo, ngài có thể quay sang McCarrick, như ngài đã từng làm trong chuyến tông du Armenia”.
Tại Mỹ, cũng có một số bằng chứng cho thấy McCarrick được tự do hơn. Một trong những phóng viên của Rod Dreher nhận xét rằng từ năm 2001 đến năm 2006, McCarrick đã tham dự mọi dịp “Cardinals Dinner” [1]. Sau đó, từ năm 2007 đến năm 2012 ngài đột ngột không xuất hiện. Nhưng từ năm 2013, sau khi Đức Phanxicô trở thành Giáo hoàng, McCarrick lại trở thành một người tham dự thường xuyên. Điều đó rất khớp với câu chuyện của Tổng Giám Mục Viganò.
Như thế dường như mọi biện pháp trừng phạt đã được đặt ra dưới thời Đức Bênêđíctô đều bốc hơi dưới thời Đức Phanxicô. Nhưng, như đã nêu ở trên, bản chất của những lệnh trừng phạt này rất là mờ nhạt. Những lệnh ấy có tính chất chính thức như thế nào? Có phải Đức Phanxicô đã cố ý dỡ bỏ các lệnh trừng phạt ấy hay không, hay những lệnh ấy đã mất hiệu lực đơn giản chỉ vì Đức Bênêđíctô không còn ở ngôi Giáo Hoàng nữa?
Associated Press, trong một báo cáo chưa bao giờ bị bác bỏ, nói rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã giảm bớt các lệnh trừng phạt chống lại một số linh mục phạm tội. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là ngài đã làm như thế với McCarrick.
Lại một lần nữa, chứng từ của Tổng Giám Mục Viganò rất phù hợp với sự thật. Nhưng chúng ta vẫn phải thừa nhận rằng chưa thể xác định một cách dứt khoát được rằng Tổng Giám Mục Viganò không phải là kẻ nói dối.
Tuyên bố thứ tư: Đức Phanxicô đã trọng dụng McCarrick như một cố vấn quan trọng
Đức Tổng Giám Mục Viganò cáo buộc Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nâng McCarrick lên hàng “cố vấn đáng tin cậy của ngài”. Quan trọng hơn nữa, McCarrick được cho là đã tiến cử một số vị trong việc bổ nhiệm các chức vụ quan trọng: “Việc bổ nhiệm Đức Cha Blase Cupich cho Chicago và Đức Cha Joseph W. Tobin cho Newark đã được dàn xếp bởi McCarrick” và những người khác, Tổng Giám Mục Viganò khẳng định. McCarrick, theo Tổng Giám Mục Viganò, “đã trở thành người tiến cử (kingmaker – nhà tạo vương) cho các chức vụ trong Giáo Triều và tại Hoa Kỳ, và là vị cố vấn được lắng nghe nhất tại Vatican về các mối quan hệ với chính quyền Obama.” Tổng Giám Mục Viganò nói với chúng ta: Vì McCarrick, Đức Hồng Y Burke đã không thể giữ được vị trí của ngài trong Bộ Giám mục – là cơ quan đóng một vai trò quan trọng trong việc chọn các giám mục - và Hồng Y Wuerl và Cupich đã nhảy dù được vào Bộ này. Một phụ tá khác của McCarrick, Đức Tổng Giám Mục Ilson de Jesus Montanari, cũng bị cáo buộc trở thành Tổng Thư Ký của Bộ này nhờ McCarrick.
Các bằng chứng cho đến nay có hỗ trợ cho những tuyên bố này không? Nói chung, là có, mặc dù không phải mọi chi tiết đều có thể xác nhận được. Như đã nói ở trên, McCarrick chắc chắn đã đạt được những ảnh hưởng và địa vị nhất định khi Đức Phanxicô trở thành Giáo Hoàng. Nhà báo Rocco Palmo, một ký giả thông thạo Vatican, của tờ “Whispers in the Loggia”, đã viết vào năm 2016 rằng “Đức Thánh Cha Phanxicô được cho là coi trọng [McCarrick] như là ‘một người hùng’ của ngài.” Palmo cũng đã chứng thực ý tưởng McCarrick là nhà tạo vương, và báo cáo rằng:
“Vào giữa tháng 9 năm 2016, Hồng Y McCarrick đã viết một bức thư cho Đức Giáo Hoàng… xin bổ nhiệm Đức Cha Joseph W. Tobin về Newark; hai nguồn tin hiểu biết trực tiếp về điều này đã nói với Whispers ngay sau đó. Đến thời điểm đó, tên Đức Cha Tobin không hề có trong danh sách các ứng viên.”
Palmo đã kiên trì khẳng định báo cáo của mình bất chấp những nỗ lực mà anh gọi là “nặng nề và gần như không thể tin được” nhằm buộc anh phải cải chính.
Một nhà báo thông thạo về Vatican khác, là Sandro Magister, đã báo cáo tại thời điểm bổ nhiệm Đức Cha Cupich làm Tổng giám mục Chicago rằng: “Việc bổ nhiệm Đức Cha Cupich được cho là đã được đề nghị bởi Đức Hồng Y Óscar Andrés Rodríguez Maradiaga và đặc biệt là Hồng Y Theodore McCarrick, tổng giám mục hiệu tòa của Washington.”
Tuy nhiên, trong tuần qua Đức Hồng Y Cupich nói rằng, dù không biết chính xác việc bổ nhiệm ngài đã được quyết định như thế nào, “Tôi không nghĩ rằng tôi cần một người đỡ đầu cho tôi.”
Những vấn đề như vậy sẽ luôn tương đối bí ẩn. Nhưng tuyên bố của Tổng Giám Mục Viganò, trong trường hợp này, dường như có thể tin được.
Một kết luận tạm thời
Tất cả những điều này gộp lại nói lên điều gì? Mọi người sẽ rút ra kết luận của riêng mình. Kết luận riêng của tôi là, dù một lập trường bất khả tri có thể biện minh được - đặc biệt là ở giai đoạn đầu này - không phải là bất hợp lý khi tin vào những tuyên bố chính của Tổng Giám Mục Viganò.
Tôi nghĩ rằng một lập trường còn khó đạt tới hơn nữa là tìm cách bác bỏ những gì Tổng Giám Mục Viganò nói. Có hai cách để làm điều này.
Cách thứ nhất là nói rằng Viganò là kẻ nói dối, thậm chí là một người hoang tưởng, trên một quy mô quá sức tưởng tượng - một loại Mark Hofmann của Công Giáo [2]. Nói Tổng Giám Mục Viganò là một nhân vật lưỡng diện với một chiếc rìu trong tay cũng chưa nhằm nhòi gì. Phải nói rằng con người này còn dữ dội nhiều hơn như thế nữa: đó là một người có khả năng vừa phỉ báng Đức Thánh Cha, vừa tuyên xưng “có Chúa làm chứng cho tôi”, và làm như thế với một sự tinh ranh quỷ quái đến mức Đức Giáo Hoàng và các đồng minh thân cận của ngài không thể ngay lập tức bác bỏ các cáo buộc của mình. Cách này xem ra khó vì không ít các Giám Mục, có những vị quen biết ngài đến 39 năm, và một số lớn các trí thức Hoa Kỳ quyết liệt cho rằng vị cựu Sứ Thần Tòa Thánh này là một người khiêm tốn, chuyên chăm cầu nguyện, trung thực, liêm chính và có lòng yêu mến Giáo Hội.
Lập luận thứ hai khả thi hơn là trong khi chúng ta không biết đến nơi đến chốn, chúng ta hy vọng rằng, như trong một câu chuyện trinh thám, một số bằng chứng quan trọng có thể biến mọi thứ quay 180 độ. Rằng thì là, nếu các hồ sơ của Vatican và Tòa Sứ Thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ được mở ra, hoặc nếu các giáo sĩ bị cáo buộc bởi Tổng Giám Mục Viganò lên tiếng nói ra sự thật, toàn bộ sự thật và không có gì ngoài sự thật, bức tranh sẽ có những thay đổi đáng kể.
Nhưng mà: người hiện nay đang lớn tiếng nhất kêu gọi kiểm tra các hồ sơ, và hô hào các nhân vật chính cứ mạnh dạn lên tiếng, lại chính là Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò!
[1] Cardinals Dinner: Bữa cơm gây quỹ hàng năm cho Đại học Công Giáo America quy tụ hầu hết các Hồng Y, được tổ chức luân phiên tại các tổng giáo phận Hoa Kỳ, bắt đầu bằng thánh lễ tổ chức tại nhà thờ chánh tòa địa phương
[2]Mark William Hofmann (sinh ngày 7 tháng 12 năm 1954) là một kẻ ngụy tạo được coi là một trong những người ngụy tạo siêu đẳng nhất trong lịch sử, Hofmann đã ngụy tạo các tài liệu liên quan đến phong trào Latter Day Saint - Thánh Nhân Ngày Sau Hết – để kiếm tiền và thao túng. Khi kế hoạch của ông bắt đầu bị bại lộ, ông đã chế tạo bom để giết hai người ở Salt Lake City, Utah]
Tổng giám mục Viganò đã đưa ra bốn tuyên bố chủ yếu. Nhưng các bằng chứng có hỗ trợ cho những tuyên bố này không?
Chứng từ của Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò, được công bố hôm thứ Bảy, dài 7,000 từ và nêu tên hơn 30 nhân vật có tiếng tăm, chủ yếu để tố cáo họ. Nhưng ở trung tâm của chứng từ này là một số ít những cáo buộc rất nghiêm trọng về cách hành xử của Đức Thánh Cha Phanxicô đối với Theodore McCarrick. Kể từ khi chứng từ được công bố, một số bằng chứng đã nổi lên để trắc nghiệm các tuyên bố chủ yếu của Đức Tổng Giám Mục. Những bằng chứng ấy ủng hộ hay chống lại các cáo buộc này?
Tuyên bố thứ nhất: Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với McCarrick
Đức Tổng Giám Mục Viganò viết: “Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô đã áp đặt các biện pháp trừng phạt Hồng Y McCarrick tương tự như những gì mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô vừa áp đặt: Vị Hồng Y này phải rời khỏi chủng viện nơi ngài đang sống, bị cấm cử hành thánh lễ trước công chúng, không được tham dự các cuộc họp công cộng, không được thuyết giảng, không được đi du lịch, và có nghĩa vụ dâng mình cho một cuộc sống cầu nguyện và sám hối.” Theo Tổng Giám Mục Viganò, những điều này đã được đưa ra trong năm 2009 hoặc 2010.
Các bằng chứng cho đến nay có hỗ trợ cho những tuyên bố này không? Chủ yếu là như thế - nhưng có những phức tạp. Một số cái nhìn thoáng qua đã được ghi nhận về các biện pháp trừng phạt đối với McCarrick:
Catholic News Agency báo cáo hai nhân chứng mắt thấy tai nghe (chưa muốn nêu danh tính) cho biết McCarrick đã phải rời khỏi chủng viện theo chỉ thị của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô. [Hai viên chức này tùng sự tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh tại Washington cho biết năm 2008 họ đã nghe thấy Đức Tổng Giám Mục Sambi – là Sứ Thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ lúc bấy giờ to tiếng với Hồng Y McCarrick yêu cầu phải dọn ra khỏi chủng viện. Đức Tổng Giám Mục Sambi to tiếng đến độ ở ngoài hành lang cũng nghe thấy]
Hôm thứ Hai, Tổng Giáo Phận Washington đã xác nhận rằng, vào năm 2011, tổng giáo phận đã phải hủy bỏ một cuộc gặp gỡ giữa McCarrick và những người trẻ đang trong thời gian phân định ơn gọi của họ. Yêu cầu này đến từ Đức Tổng Giám Mục Viganò, lúc đó là Sứ Thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ.
Vào tháng Bảy vừa qua, tờ Washington Post đã trích dẫn một người đã từng “làm việc với McCarrick”. Nguồn tin này được diễn giải là “họ nghi ngờ các nhà lãnh đạo Giáo hội ở Rôma đã trừng phạt McCarrick một cách nào đó, khi bảo ngài rút lui khỏi cuộc sống công cộng.”
Hôm thứ Hai, một nhân chứng khác nói rằng Đức Tổng Giám Mục Viganò đã nói đúng sự thật. Đức Ông Jean-François Lantheaume, người từng là tham tán tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở Washington DC, đã được hỏi liệu có đúng là các quan chức Vatican đã từng nói McCarrick phải bị xử phạt. Đức Ông Lantheaume trả lời: “Tổng Giám Mục Viganò nói sự thật. Đó là tất cả.”
Một điểm phức tạp là không phải tất cả các nguồn tin đều đã chứng thực câu chuyện của Tổng Giám Mục Viganò. Theo tờ America, một số quan chức Vatican - yêu cầu được dấu tên - nói họ không hay biết gì về các biện pháp trừng phạt hay hạn chế đối với Tổng Giám mục McCarrick.” Điều này thực sự chỉ có thể gây khó khăn trong việc xác nhận các cáo buộc của Tổng Giám Mục Viganò là đúng nhưng không thể bác bỏ được những điều ấy vì ngài luôn tuyên bố rằng các lệnh trừng phạt chỉ được thông truyền qua một vài kênh.
Một điểm phức tạp khác là có vô số các tường thuật về sự xuất hiện của McCarrick trước công chúng: giảng tại nhà thờ chính tòa St Patrick, cử hành lễ phong chức, xuất hiện tại các sự kiện ăn mừng - nói cách khác, hành động như một người không dưới bất kỳ sự hạn chế nào của Vatican. Lời giải thích của Tổng Giám Mục Viganò là McCarrick “không tuân theo” các biện pháp trừng phạt. Thật vậy, nguồn tin của tờ Washington Post cho biết McCarrick đã phớt lờ những lời buộc tội của Vatican: “Ông ta làm bất cứ điều gì ông ta muốn.”
Đôi khi McCarrick thậm chí còn xuất hiện tại các sự kiện cùng với Tổng Giám Mục Viganò hoặc ngay cả với Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô. Một lần nữa, Đức Tổng Giám Mục Viganò có một lời giải thích: là Sứ Thần Tòa Thánh, ngài không có quyền áp đặt lệnh trừng phạt trực tiếp, trong khi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô quá hiền từ không muốn khiển trách làm mất mặt McCarrick tại một sự kiện công cộng.
Kết luận hợp lý nhất, dựa trên những gì chúng ta biết cho đến nay, là Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô đã thực sự áp đặt các biện pháp trừng phạt, nhưng không muốn và/hay không thể thực hiện các biện pháp này một cách toàn diện.
Tuyên bố thứ hai: Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã được báo cho biết sự suy đồi của McCarrick
Đức Tổng Giám Mục Viganò cáo buộc rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô “đã biết ít nhất là vào ngày 23 tháng 6 năm 2013 rằng McCarrick là một kẻ săn mồi liên hoàn.” Ngày này chính xác vì vào ngày đó, ba tháng sau cuộc bầu cử Đức Phanxicô, vị tân Giáo hoàng đã gặp Tổng Giám Mục Viganò. Tại cuộc họp, vị tổng giám mục cho biết, ngài nói với Đức Giáo Hoàng rằng: “Con không biết Đức Thánh Cha có biết Đức Hồng Y McCarrick không, nhưng nếu ngài hỏi Bộ Giám Mục thì có một hồ sơ dày cui về người ấy. Ông ta đã làm hỏng nhiều thế hệ các chủng sinh và linh mục.” Đức Tổng Giám Mục nhận xét rằng khi nghe những lời nghiêm trọng ấy Đức Thánh Cha Phanxicô không đưa ra lời bình luận nào, cũng chẳng lộ vẻ ngạc nhiên.
Các bằng chứng cho đến nay có hỗ trợ cho những tuyên bố này không? Hiển nhiên thật khó nói - không ai có thể đọc được suy nghĩ của Đức Giáo Hoàng. Đức Thánh Cha Phanxicô nổi tiếng giàu thông tin về những gì đang diễn ra tại Vatican, và một số nhà quan sát thạo tin đã nói rằng “mọi người đều biết” về những cáo buộc chống lại McCarrick. Nhưng điều đó còn tùy trường hợp. Tuy cũng đáng ngạc nhiên khi Đức Thánh Cha Phanxicô đã không bình luận về những nhận xét của Đức Tổng Giám Mục Viagnò, nhưng sự im lặng chưa chắc đã là một sự thừa nhận. Câu hỏi đặt ra là - liệu Tổng Giám Mục Viganò có gan phát minh ra một sự phỉ báng kinh hoàng như vậy không?
Tuyên bố thứ ba: Đức Thánh Cha Phanxicô bãi bỏ lệnh trừng phạt của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô
Theo Đức Tổng Giám Mục Viganò, khi Đức Phanxicô trở thành Giáo hoàng, McCarrick được giải thoát khỏi các biện pháp trừng phạt trước đây: “từ thời điểm bầu cử Đức Giáo Hoàng Phanxicô, McCarrick, giờ đây như chim sổ lồng, cảm thấy tự do bay nhẩy du lịch liên tục, giảng thuyết và trả lời các cuộc phỏng vấn.”
Các bằng chứng cho đến nay có hỗ trợ cho những tuyên bố này không? Sự thật, ít nhất cũng phải nói là, không có mâu thuẫn với những cáo buộc của Tổng Giám Mục Viganò. Người ta quan sát rộng rãi rằng McCarrick đã bước sang một chương mới trong cuộc sống dưới thời Đức Phanxicô. Năm 2014, một tiểu sử đầy những lời lẽ ca tụng McCarrick trên tờ National Catholic Reporter nói rằng:
“Đức Hồng Y McCarrick là một trong số những viên chức cao cấp của Giáo Hội ít nhiều không được trọng dụng trong thời gian tám năm triều Giáo Hoàng Bênêđíctô. Nhưng bây giờ Đức Phanxicô là Giáo Hoàng, và các giáo sĩ như Hồng Y Walter Kasper (một người bạn cố tri của Hồng Y McCarrick) và chính Hồng Y McCarrick đã được hội nhập trở lại và bận rộn hơn bao giờ hết… [Hồng Y McCarrick] cách nào đó quá nhàn rỗi dưới thời Đức Bênêđíctô. Rồi khi Đức Phanxicô được bầu, mọi thứ đều thay đổi.”
Tiểu sử này cũng nói rằng McCarrick đang thực hiện các chuyến đi nước ngoài “theo lệnh của Vatican”, và Đức Giáo Hoàng Phanxicô “biết rằng khi cần một trung gian liên lạc thành thạo, ngài có thể quay sang McCarrick, như ngài đã từng làm trong chuyến tông du Armenia”.
Tại Mỹ, cũng có một số bằng chứng cho thấy McCarrick được tự do hơn. Một trong những phóng viên của Rod Dreher nhận xét rằng từ năm 2001 đến năm 2006, McCarrick đã tham dự mọi dịp “Cardinals Dinner” [1]. Sau đó, từ năm 2007 đến năm 2012 ngài đột ngột không xuất hiện. Nhưng từ năm 2013, sau khi Đức Phanxicô trở thành Giáo hoàng, McCarrick lại trở thành một người tham dự thường xuyên. Điều đó rất khớp với câu chuyện của Tổng Giám Mục Viganò.
Như thế dường như mọi biện pháp trừng phạt đã được đặt ra dưới thời Đức Bênêđíctô đều bốc hơi dưới thời Đức Phanxicô. Nhưng, như đã nêu ở trên, bản chất của những lệnh trừng phạt này rất là mờ nhạt. Những lệnh ấy có tính chất chính thức như thế nào? Có phải Đức Phanxicô đã cố ý dỡ bỏ các lệnh trừng phạt ấy hay không, hay những lệnh ấy đã mất hiệu lực đơn giản chỉ vì Đức Bênêđíctô không còn ở ngôi Giáo Hoàng nữa?
Associated Press, trong một báo cáo chưa bao giờ bị bác bỏ, nói rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã giảm bớt các lệnh trừng phạt chống lại một số linh mục phạm tội. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là ngài đã làm như thế với McCarrick.
Lại một lần nữa, chứng từ của Tổng Giám Mục Viganò rất phù hợp với sự thật. Nhưng chúng ta vẫn phải thừa nhận rằng chưa thể xác định một cách dứt khoát được rằng Tổng Giám Mục Viganò không phải là kẻ nói dối.
Tuyên bố thứ tư: Đức Phanxicô đã trọng dụng McCarrick như một cố vấn quan trọng
Đức Tổng Giám Mục Viganò cáo buộc Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nâng McCarrick lên hàng “cố vấn đáng tin cậy của ngài”. Quan trọng hơn nữa, McCarrick được cho là đã tiến cử một số vị trong việc bổ nhiệm các chức vụ quan trọng: “Việc bổ nhiệm Đức Cha Blase Cupich cho Chicago và Đức Cha Joseph W. Tobin cho Newark đã được dàn xếp bởi McCarrick” và những người khác, Tổng Giám Mục Viganò khẳng định. McCarrick, theo Tổng Giám Mục Viganò, “đã trở thành người tiến cử (kingmaker – nhà tạo vương) cho các chức vụ trong Giáo Triều và tại Hoa Kỳ, và là vị cố vấn được lắng nghe nhất tại Vatican về các mối quan hệ với chính quyền Obama.” Tổng Giám Mục Viganò nói với chúng ta: Vì McCarrick, Đức Hồng Y Burke đã không thể giữ được vị trí của ngài trong Bộ Giám mục – là cơ quan đóng một vai trò quan trọng trong việc chọn các giám mục - và Hồng Y Wuerl và Cupich đã nhảy dù được vào Bộ này. Một phụ tá khác của McCarrick, Đức Tổng Giám Mục Ilson de Jesus Montanari, cũng bị cáo buộc trở thành Tổng Thư Ký của Bộ này nhờ McCarrick.
Các bằng chứng cho đến nay có hỗ trợ cho những tuyên bố này không? Nói chung, là có, mặc dù không phải mọi chi tiết đều có thể xác nhận được. Như đã nói ở trên, McCarrick chắc chắn đã đạt được những ảnh hưởng và địa vị nhất định khi Đức Phanxicô trở thành Giáo Hoàng. Nhà báo Rocco Palmo, một ký giả thông thạo Vatican, của tờ “Whispers in the Loggia”, đã viết vào năm 2016 rằng “Đức Thánh Cha Phanxicô được cho là coi trọng [McCarrick] như là ‘một người hùng’ của ngài.” Palmo cũng đã chứng thực ý tưởng McCarrick là nhà tạo vương, và báo cáo rằng:
“Vào giữa tháng 9 năm 2016, Hồng Y McCarrick đã viết một bức thư cho Đức Giáo Hoàng… xin bổ nhiệm Đức Cha Joseph W. Tobin về Newark; hai nguồn tin hiểu biết trực tiếp về điều này đã nói với Whispers ngay sau đó. Đến thời điểm đó, tên Đức Cha Tobin không hề có trong danh sách các ứng viên.”
Palmo đã kiên trì khẳng định báo cáo của mình bất chấp những nỗ lực mà anh gọi là “nặng nề và gần như không thể tin được” nhằm buộc anh phải cải chính.
Một nhà báo thông thạo về Vatican khác, là Sandro Magister, đã báo cáo tại thời điểm bổ nhiệm Đức Cha Cupich làm Tổng giám mục Chicago rằng: “Việc bổ nhiệm Đức Cha Cupich được cho là đã được đề nghị bởi Đức Hồng Y Óscar Andrés Rodríguez Maradiaga và đặc biệt là Hồng Y Theodore McCarrick, tổng giám mục hiệu tòa của Washington.”
Tuy nhiên, trong tuần qua Đức Hồng Y Cupich nói rằng, dù không biết chính xác việc bổ nhiệm ngài đã được quyết định như thế nào, “Tôi không nghĩ rằng tôi cần một người đỡ đầu cho tôi.”
Những vấn đề như vậy sẽ luôn tương đối bí ẩn. Nhưng tuyên bố của Tổng Giám Mục Viganò, trong trường hợp này, dường như có thể tin được.
Một kết luận tạm thời
Tất cả những điều này gộp lại nói lên điều gì? Mọi người sẽ rút ra kết luận của riêng mình. Kết luận riêng của tôi là, dù một lập trường bất khả tri có thể biện minh được - đặc biệt là ở giai đoạn đầu này - không phải là bất hợp lý khi tin vào những tuyên bố chính của Tổng Giám Mục Viganò.
Tôi nghĩ rằng một lập trường còn khó đạt tới hơn nữa là tìm cách bác bỏ những gì Tổng Giám Mục Viganò nói. Có hai cách để làm điều này.
Cách thứ nhất là nói rằng Viganò là kẻ nói dối, thậm chí là một người hoang tưởng, trên một quy mô quá sức tưởng tượng - một loại Mark Hofmann của Công Giáo [2]. Nói Tổng Giám Mục Viganò là một nhân vật lưỡng diện với một chiếc rìu trong tay cũng chưa nhằm nhòi gì. Phải nói rằng con người này còn dữ dội nhiều hơn như thế nữa: đó là một người có khả năng vừa phỉ báng Đức Thánh Cha, vừa tuyên xưng “có Chúa làm chứng cho tôi”, và làm như thế với một sự tinh ranh quỷ quái đến mức Đức Giáo Hoàng và các đồng minh thân cận của ngài không thể ngay lập tức bác bỏ các cáo buộc của mình. Cách này xem ra khó vì không ít các Giám Mục, có những vị quen biết ngài đến 39 năm, và một số lớn các trí thức Hoa Kỳ quyết liệt cho rằng vị cựu Sứ Thần Tòa Thánh này là một người khiêm tốn, chuyên chăm cầu nguyện, trung thực, liêm chính và có lòng yêu mến Giáo Hội.
Lập luận thứ hai khả thi hơn là trong khi chúng ta không biết đến nơi đến chốn, chúng ta hy vọng rằng, như trong một câu chuyện trinh thám, một số bằng chứng quan trọng có thể biến mọi thứ quay 180 độ. Rằng thì là, nếu các hồ sơ của Vatican và Tòa Sứ Thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ được mở ra, hoặc nếu các giáo sĩ bị cáo buộc bởi Tổng Giám Mục Viganò lên tiếng nói ra sự thật, toàn bộ sự thật và không có gì ngoài sự thật, bức tranh sẽ có những thay đổi đáng kể.
Nhưng mà: người hiện nay đang lớn tiếng nhất kêu gọi kiểm tra các hồ sơ, và hô hào các nhân vật chính cứ mạnh dạn lên tiếng, lại chính là Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò!
[1] Cardinals Dinner: Bữa cơm gây quỹ hàng năm cho Đại học Công Giáo America quy tụ hầu hết các Hồng Y, được tổ chức luân phiên tại các tổng giáo phận Hoa Kỳ, bắt đầu bằng thánh lễ tổ chức tại nhà thờ chánh tòa địa phương
[2]Mark William Hofmann (sinh ngày 7 tháng 12 năm 1954) là một kẻ ngụy tạo được coi là một trong những người ngụy tạo siêu đẳng nhất trong lịch sử, Hofmann đã ngụy tạo các tài liệu liên quan đến phong trào Latter Day Saint - Thánh Nhân Ngày Sau Hết – để kiếm tiền và thao túng. Khi kế hoạch của ông bắt đầu bị bại lộ, ông đã chế tạo bom để giết hai người ở Salt Lake City, Utah]