TDCV 10: 25-26, 34-35, 44-48;; Tvịnh 97; 1 Ga 4: 7-10; Gioan 15: 9-17

Trong những tuần lễ sau lễ Phục sinh, các bài Phúc Âm đã nói về việc Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ của Ngài. Nhưng Chúa Nhật tuần trước và hôm nay có một sự thay đổi. Bây giờ chúng ta đang nghe những lời từ biệt của Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly Cuối Cùng. Mặc dù chúng ta vẫn còn trong mùa Phục Sinh, Tại sao lại nhắc lại những lời Chúa nói với chúng ta từ đêm trước khi bị đóng đinh. Có thể đây chỉ là cách nói lời chia tay của Chúa Giêsu, theo đó Ngài hướng dẫn và xác nhận những hệ quả cuối cùng - mặc dù các môn đệ sẽ bị xa cách Chúa nhưng theo một cách nào đó, giáo hội và nhân loại sẽ luôn có Ngài hiện diện theo một cách khác. Trong nghi thức phụng vụ của ngày Chúa Nhật vừa qua, chúng ta đang chuẩn bị để mừng lễ thăng thiên, là lễ Chúa Giêsu trở về cùng Chúa Cha và Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, là việc Ngài gửi Thánh Linh của Ngài đến cho Giáo hội. Chúng ta có thể thấy tâm tình của Chúa Giêsu, giống như một người cha, trước khi ra đi, gởi lại hành trang cho các môn đệ để thi hành sứ vụ trong an bình.

Một điều rõ ràng trong bài diễn từ biệt ly và nhất là trong bài đọc 1 hôm nay: Chúa Giêsu hứa sẽ ở lại trong mối liên kết với giáo hội của Ngài. Ngài đến thế gian chỉ trong một khoảng thời gian ngắn để bắt đầu mọi công việc rao giảng ơn cứu độ, rồi ra đi và một ngày nào đó sẽ quay trở lại đó để xem chúng ta đã làm gì để nối tiếp công việc của Ngài. Nói một cách khác: Chúa không đến sống một đời thường dân có tính mẫu mực để chúng ta bắt chước và sau đó ra đi để chúng ta tự sống theo nhân cách đó. Chúa Giêsu không lên đứng trước "cửa Thiên Đàng" để chờ chúng ta đến và kiểm tra xem chúng ta đã sống như thế nào theo gương mẫu của Ngài. Chúa sẽ cho vào, hoặc khi chúng ta nói với Ngài rằng chúng ta đã không làm như Chúa đã dạy thì sẽ ra sao?

Chúng ta tự gọi mình là những người theo Chúa Giêsu. Có khi nào trong ý tưởng và hành trang của cuộc sống. Chúng ta tự nhận mình là đại sứ; là môn đệ; là tông đồ; là người rao giảng Ngài đã sống và chết cho chúng ta, và sẽ còn ở lại với chúng ta để hướng dẫn và giúp chúng ta bắt chước cuộc sống của Ngài. Hôm nay, như Chúa Nhật tuần trước, chúng ta nghe thấy tầm quan trọng của "ở lại" hoặc "ở trong" với Chúa Giêsu. Điều này xuất phát từ Chúa Giêsu sẽ là cách chúng ta có thể răn mình về tình yêu. Một điều rất rõ ràng trong bài giảng này; chúng ta có thể sống theo Chúa Giêsu bởi vì Ngài đã giúp chúng ta làm như vậy. Nếu không có sự liên kết mật thiết với Ngài, chúng ta sẽ được ở lại một mình để làm theo Ngài và sống theo những hướng dẫn của. Và vì chính chúng ta, không thể sống một cuộc sống như vậy. Nếu không có sự hiện hửu của hồng ân Chúa, không phải cá nhân chúng ta, cũng như Hội thánh chúng ta, đều có thể sống cuộc sống mà Ngài tặng ban cho chúng ta hôm nay: "Yêu nhau như tôi đã yêu bạn". Tình yêu của Chúa là căn bản trong cuộc sống của Ngài cho mọi người.

Một số người nghĩ rằng giáo hội đã trở nên nhẹ nhàng hơn kể từ Công Đồng Vatican II. Bấy giờ, họ thảo luận, về những quy định trong khai niệm về tình yêu. Họ muốn giải thích trắng đen cho rõ ràng như trong ngôn từ mà họ nhớ từ thời thơ ấu của họ. Nhưng chúng ta không phải là con trẻ. Việc giảng dạy về tình yêu đối với Đấng sáng lập của chúng ta; nó không phải là một điều gì mới mẻ, hay một xu hướng mới. Chúa Giêsu đã đặt ra một điều răn cho chúng ta ngày nay, như những việc Ngài vẫn thường làm. Như vậy, Ngài nói với chúng ta không như là một người thầy, mà là như nói với một người bạn của Ngài. Các tôi tớ thường tuân theo các quy tắc, được quyết định bởi người chủ của họ. Còn tôn giáo của Chúa Giêsu không dựa trên một mô hình như vậy. Thay vào đó, tình yêu là nền tảng của đức tin của chúng ta. Chúng ta được đảm bảo rằng chúng ta đã có tình yêu của Thiên Chúa, nó không phải là một tài sản mà chúng ta kiếm được bằng cách tuân thủ một nguyên tắc pháp định. Chúa Giêsu đang yêu cầu chúng ta sống trong việc thể hiện một tình yêu. Chúng ta là bạn của Ngài, nên chúng ta hãy sống như bạn bè với nhau. "Bạn bè", trong ngữ cảnh này, có nghĩa là "những người thân yêu". Chúng ta cần phải sống như thế tất nhiên chúng ta là những môn đệ yêu dấu của Chúa.

Chúng ta áp dụng nhiều danh hiệu khác nhau cho chính chúng ta như những người theo Chúa Giêsu: chúng ta có thể, vào những thời điểm khác nhau hoặc trong những hoàn cảnh đặc biệt, tự gọi mình là đại sứ, tông đồ, sứ giả, công chức, v.v... Những điều này chắc chắn áp dụng và được sử dụng ở đâu đó trong kinh thánh. Nhưng tại thời điểm này, trước khi Ngài ra đi, Chúa muốn chắc chắn các môn đệ biết họ là người yêu dấu của Ngài, vì vậy do bởi tình yêu đó, Ngài đã trao ban cuộc sống của mình cho họ. Lời từ biệt là những khoảnh khắc quan trọng trong cuộc sống của một người vĩ đại. Chúng thường được viết bởi những môn đệ đầy nhiệt huyết háo hức để nhớ lại những gì quan trọng mà một vị Thầy vĩ đại gởi gắm sẽ chia. Chúa Giêsu biết thế gian sẽ gây khó khăn cho những người sống theo lời dạy của Ngài. Ngài muốn họ biết điều đó, cho dù gặp mọi khó khăn đến mức nào đi nữa, họ vẫn được yêu mến. "Thành công" của họ trên thế giới sẽ không theo một tiêu chuẩn thông thường về thành tích, tầm vóc, tài sản có được, quảng bá rầm rộ, v.v... Họ sẽ không có những dấu hiệu để đo lường thông thường mà mọi người thường kết hợp với cuộc sống hoặc dự án thành công. Thay vào đó, những gì các môn đệ và chúng ta có được là là, "Như Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, thì Thầy cũng yêu anh em như vậy ... Anh em hãy ở lại trong tình yêu của Thầy".

Tôi chắc chắn chúng ta đã rao giảng điều này trước đây, nhưng nếu có thể nên nhắc lại. Mọi người thường tưởng tượng tình yêu mà Chúa Giêsu nói đến là tình yêu mà chúng ta cảm nhận được ở đời thường đối với những người bạn thân nhất, những người yêu nhau và các thành viên trong gia đình. Nhưng tình yêu thương mà Chúa nói ở đây là "agape" (tiếng Hy-Lạp) có ý nghĩa khác. Nó không liên quan gì đến cảm giác bản năng được vực dậy bởi thứ gì đó hấp dẫn ở người khác, hoặc bởi vì người đó là một thành viên trong gia đình. Nó thậm chí không nhất thiết có nghĩa là yêu thích một người khác. Thay vào đó, nó có nghĩa là sẵn sàng nhường đường cho người khác; hành vi đó là vì hạnh phúc của họ; đến giúp cho họ khi họ cần cứu giúp - ngay với cả chi thể cá nhân của chính chúng ta. Chúa Giêsu đã cho thấy tình thương của Ngài có thể đưa Ngài đến việc bỏ mạng sống của mình cho chúng ta. Tình yêu của Thiên Chúa dành cho thế giới không liên quan gì đến bản chất của chúng ta đáng yêu hay không trong ý thức thông thường của thế gian - Cái chết của Chúa Giêsu trên thập tự giá là một sự phản ánh hoàn hảo về cách Đức Chúa yêu thương chúng ta, Ngài sẵn sàng chứng tỏ tình yêu thương đó cho chúng ta thấy tình yêu đó, và hành động vì hạnh phúc của chúng ta.

Một khía cạnh khác của điều này "ở lại", hoặc "ở trong" với Chúa Giêsu, là trong mối quan hệ này, chúng ta sẽ "sinh nhiều hoa trái và hằng tồn tại vững bền" Ưu điểm của việc sử dụng phép ẩn dụ là chúng có rất nhiều ứng dụng. "sinh hoa trái" là một trong những hình ảnh có nhiều ý nghĩa. Trong sách Phúc âm của thánh Gioan có ghi việc cho dù Chúa Giêsu sẽ ra đi, nhưng các môn đệ của Ngài vẫn luôn liên kết với Ngài để giảng dạy và làm chứng cho Chúa Giêsu bởi tình yêu mà chúng ta thể hiện cho thế gian. Điều đó tỏ rõ chúng ta vẫn "ở lại" trong Ngài và Ngài ở với chúng ta.

Những đặc điểm gì diễn tả mối quan hệ với Chúa Giêsu? Giống như bất kỳ mối quan hệ nào, nó được duy trì bằng cách liên lạc thường xuyên với nhau; Chúa Giêsu tiếp tục đổ Thần Khí của Ngài xuống cho chúng ta và chúng ta đáp lại sự hiện diện của Thần khí Ngài. Lời Chúa Giêsu đề cập đến trong đoạn này là sự đáp lại trong niềm vui trọn vẹn. Chúng ta sống trong một thế giới có thể khiến chúng ta rối loan tinh thần và đôi khi quật ngã chúng ta; nhưng nếu chúng ta ở lại trong Chúa Kitô, thì sự hiện hữu của Ngài sẽ bảo đảm sự cho chúng ta niềm vui, ngay cả trong những tình huống chúng ta nghỉ là sẽ không có "hạnh phúc" hay "dễ dàng". Cũng như thế giới đã không thắng được Đức Kitô, Thì khi chúng ta ở lại trong Ngài, chắc chắn chúng ta sẽ giử được cuộc sống vượt qua biển đời đầy bão tố và sóng gió khó khăn.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


6th SUNDAY OF EASTER (B) May 6, 2018
Acts 10: 25-26, 34-35, 44-48; Psalm 98; 1 John 4: 7-10; John 15: 9-17

During the weeks after Easter the gospels have been about Jesus’ resurrection appearances to his disciples. But last Sunday and today one detects a shift. Now we are hearing words from Jesus’ farewell discourses at the Last Supper. Though we are still in Easter time, the words proclaimed to us are from the night before the crucifixion. Why? Possibly because Jesus’ discourse is about farewell, assurances, last instructions and promises – though the disciples were going to lose him in one way, the church and world would have him in another. In our liturgical celebrations these recent Sundays we are preparing to celebrate the Ascension, Jesus’ return to the right hand of God and Pentecost, the sending of his Spirit upon the church. We can take heart that Jesus, like a departing parent, has seen to the welfare of his disciples who are to remain in the world to carry on his work.

One thing is clear in the final discourses and in today’s section: Jesus promises to stay in relationship to his church. He did not come just for a period of time to get things started, go away and then return someday to see how we did. To put it in another way: he didn’t come to live a model human life for us to imitate and then leave us on our own to live up to his example. He isn’t up ahead at the "pearly gates" waiting for us to arrive and check out how we measured up to his splendid example. Will he let us in, or tell us that we failed to do as he told us?

We don’t just need a model of ideal behavior upon whom to fashion our lives. We need a savior who, once having lived and died for us, will stay with us to guide and enable us to imitate his own living and dying. Today, as last Sunday, we hear the importance of "remaining" or "abiding" in Jesus. This staying in Jesus will be the way we can live his commandment of love. One thing is very clear in this discourse; we can live Jesus’ life because he graces us to do so. Without our relationship with him, we would be left on our own to do our best to follow his life and live his commands. And the truth is, on our own, we wouldn’t be able to live such a life. Without Jesus’ abiding, grace-giving presence, neither we individuals, nor our church, can live the life he calls us to today: "Love one another as I have loved you." His love is the kind that lays down his life for another.

Some people think the church has gone soft since Vatican II. Now, they complain, all we hear is talk about love. They would prefer the stricter black and white commands they remember from their childhood. But we are not children. The teaching about love goes back to our Founder; it is not a recent innovation, or a new-age trend. Jesus does lay down a commandment for us today, but he does so, he says, not as a master talking to servants, but as a friend to other friends. Servants follow rules, their lives are dictated by the one who holds authority over them. Jesus’ religion isn’t based on such a model. Instead, love is the foundation of our faith. We are assured we already have God’s love, it is not something we must earn by minute adherence to a code of proper behavior. Jesus is asking us to live out of the realization of that love. We are his friends, he tells us, so now go out and live like friends with one another. "Friends," in this context, means "beloved ones." We need to live out of that description for we are the beloved disciples.

We apply various titles to ourselves as Jesus’ followers: we may, at different times or under unique circumstances, call ourselves his ambassadors, apostles, messengers, servants, etc. These terms certainly apply and are used elsewhere in the scriptures. But at this moment, before his departure, he wants to make sure his disciples know they are his beloved, so loved by him that he will give his life for them. Farewell speeches are important moments in a great person’s life. They are often written down by devoted disciples eager to remember what a great teacher considered important enough to leave behind. Jesus knows the world will be rough on those who follow him and his teachings. He wants them to know that, no matter how difficult things get, they are beloved. Their "success" in the world won’t be by the ordinary standards of achievement, stature, property acquired, popularity, etc. They won’t have the usual measurable signs which people normally associate with a successful life or project. Instead, what they and we have are his words, "As the Father loves me, I also love you...remain in my love."

I am sure we have preached this before, but it might bear repeating. People generally imagine the love Jesus speaks of is the love we feel for our closest friends, sweethearts and family members. But his word here for love is "agape" and that means something else. It has nothing to do with instinctual feeling that is stirred up by something attractive in another person, or because that person is a family member. It doesn’t even necessarily mean liking another person. Rather, it means being willing to go out of the way for others; acting for their good and well being; coming to their aid when they need help – even at our own personal expense. Jesus showed how far agape can take someone when he gave up his life for us. God’s love for the world has nothing to do with our being intrinsically loveable in the ordinary sense of the world – or even likeable! Jesus’ death on the cross is a perfect reflection of how God feels about us. God loved us, was willing to go out of the way to show us that love, and acted for our well being.

Another aspect of this "remaining," or "abiding" with Jesus, is that in this relationship we will "bear fruit that will remain." The advantage of using metaphors is that they have so many applications. "Bearing fruit" is one of those multivalent terms that can be applied in innumerable ways. In John’s gospel bearing fruit refers to preaching and giving witness to Jesus by the love we show to the world. Though Jesus is leaving, his disciples have an on-going relationship with him, we "remain" with him and he with us.

What are the characteristics of this relationship with Jesus? Like any relationship, it is maintained by communication; Jesus continues to pour out his Spirit upon us and we both receive and respond to the Spirit’s presence. The response Jesus mentions in this passage is one of complete joy. We may be in a world that confuses us and at times, seems to want to swallow us up; but remaining with Christ gives us the assurance of his presence and this produces joy, even in situations we would not describe as "happy" or "easy." Just as the world did not conquer him, our abiding in him assures us we will be able to navigate life’s waters, even in stormy and difficult times.