Vatican: Đức Hồng Y Raffaele Martino, Chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng về Công lý và Hoà bình đã đưa ra tuyên bố nhân dịp trình bày bản Báo cáo về “Sự toàn cầu hoá công bằng: Tạo ra nhiều cơ hội cho mọi người”, ngài phát biểu: “Sự toàn cầu hoá công bằng phải dựa vào các cột trụ chống đỡ độc lập của sự phát triển khả quan và sự bảo vệ môi trường. Đó phải là các mối quan hệ công bằng với sự tiếp cận nhiều cơ hội dành cho mọi người, nhưng cũng phải tôn trọng những năng lực phát triển khác nhau; đó là các quan hệ hợp tác gắn bó và bền chặt hơn; là một hệ thống Liên Hiệp Quốc hiệu quả hơn; và làm gia tăng các quỹ chung vì sự phát triển, nhằm đạt đến các mục tiêu thiên niên kỷ, trong đó bao gồm việc giảm một nửa dân nghèo vào năm 2015”.
Bản Báo cáo được Tổng Giám Đốc Tổ Chức Lao động Thế Giới (ILO) Juan Somavia và Đức Hồng Y Martino chính thức trình bày hôm 25-02-2005 ở Đại học Lateran. Văn bản này được hình thành bởi Ủy Ban Thế giới về các chiều kích xã hội của Toàn Cầu hoá và được xây dựng bởi Tổ Chức Lao động Thế Giới ở Geneva vào năm 2002. Đức Hồng Y Martino cho hay: “Toàn cầu hoá có thể và phải bị thay đổi. Các công việc hiện thời của nền kinh tế thế giới trở nên tồi tệ do sự mất cân đối không thể chấp nhận được về mặt luân lý cũng như mang tính không thể chống đỡ được về mặt chính trị. Vì toàn cầu hoá không đáp ứng được nguyện vọng thích hợp của đa số người Nam và người Nữ là có một công việc thích hợp và có một tương lai tốt đẹp hơn cho con cái họ”.
Đức Hồng y Martino tin rằng thật cần thiết để “chú trọng đến những nguyện vọng chính đáng của người dân, họ muốn đặc tính văn hoá và tính riêng biệt của họ được tôn trọng và trong khi đó lại khao khát một phẩm cách và một công việc thích hợp với đồng lương hậu hỉ mà không có sự phân biệt đối xử giữa người Nam và người Nữ”. Ngài cũng nhắc lại vị thế của “Toàn cầu hoá Tình liên đới” của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II và lưu ý rằng “tình liên đới không phải là tính đa cảm mơ hồ nhưng là một sự gánh vác trách nhiệm hướng về người khác để phối hợp các nguồn lực trên quan điểm ví lợi ích chung”.
Ngoại trừ trách nhiệm của các nhà chính trị, nhà kinh tế, nhà doanh nhiệp, các tổ chức từ thiện, ‘toàn cầu hoá’ công bằng hơn cũng có thể bắt đầu ở mức độ dân sự đơn lẻ: “Tôi bắt đầu với một lối sống nghiêm chỉnh hơn, mọi người đều có thể nỗ lực. Sự cám dỗ ma quỷ về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tạo nên các nhu cầu không có thực cho chính bản thân chúng ta trong khi từ chối các nhu cầu sống còn của người khác. Không may, ngày nay một số chúng ta đi từ khái niệm ‘tiêu dùng và ném đi’ đến ý tưởng ‘ném đi và mua sắm’ vốn tồi tệ hơn nhiều”. Ngài cho hay một giải pháp được khuyến khích là ‘thương mại công bằng và phù hợp’ nhằm đảm bảo rằng những người sản xuất hàng hoá hữu hình nhận được sự đền bù thoả đáng.