Lúc 9 giờ 30 sáng thứ Sáu 2 tháng 2, tại Hội trường Clêmentê của dinh Tông Tòa Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có cuộc gặp gỡ với các tham dự viên của Hội nghị “Đương đầu với bạo lực nhân danh tôn giáo”.
Trong diễn từ với những người hiện diện, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến,
Tôi chào đón nồng nhiệt và tôi cảm ơn sự hiện diện của anh chị em. Điều rất quan trọng là các nhà chức trách dân sự và các nhà lãnh đạo tôn giáo có thể gặp nhau để thảo luận làm thế nào để đối phó với các hành vi bạo lực đã và đang được thực hiện dưới danh nghĩa tôn giáo.
Tôi sẽ bắt đầu bằng cách lặp lại những gì tôi thường nói, và đặc biệt là điều tôi đã nói trong chuyến viếng thăm của tôi đến Ai Cập: “Thiên Chúa, Đấng yêu mến sự sống, không ngừng yêu thương con người, và vì thế Người khuyên chúng ta nên từ khước con đường bạo lực như là điều kiện cần thiết cho mọi ‘giao ước’ trần thế. Trên tất cả và đặc biệt trong thời của chúng ta, các tôn giáo được kêu gọi tôn trọng mệnh lệnh này, bởi vì, trước tất cả ước vọng của chúng ta về Đấng Tuyệt đối, điều thiết yếu là chúng ta từ chối bất kỳ ‘sự tuyệt đối hóa’ nào có thể biện minh cho bạo lực. Vì bạo lực là sự phủ nhận của mọi biểu hiện tôn giáo đích thực. Chúng ta có nghĩa vụ tố cáo những vi phạm nhân phẩm và nhân quyền, vạch trần những nỗ lực nhằm biện minh cho mọi hình thức hận thù nhân danh tôn giáo, và lên án những nỗ lực đó như những bức biếm hoạ bôi bác Thiên Chúa” (Diễn từ tại Hội nghị Hoà bình Quốc tế, Trung tâm Hội nghị Al-Azhar, Cairo, ngày 28 tháng 4 năm 2017).
Bạo lực được cổ vũ và được thực hiện nhân danh tôn giáo chỉ có thể làm mất uy tín của chính tôn giáo ấy. Do đó, những thứ bạo lực như thế phải được tất cả mọi người lên án, và nhất là bởi những người có niềm tin tôn giáo thực sự, là những người biết rằng Thiên Chúa luôn luôn tốt lành, yêu thương và từ bi, và trong Người không có chỗ cho hận thù, oán giận hoặc trả thù trả oán. Người có niềm tin tôn giáo biết rằng trong số những lời báng bổ khốn nạn nhất chống lại Thiên Chúa có tội kêu cầu danh Chúa để biện minh cho tội lỗi và tội ác của mình, kêu cầu Ngài để biện minh cho việc giết người, thảm sát hàng loạt, nô dịch, bóc lột bằng bất cứ hình thức nào, áp bức và bách hại cá nhân hay toàn thể dân chúng.
Người có niềm tin tôn giáo biết rằng Thiên Chúa là Đấng Thánh, và rằng không ai có thể viện đến danh Ngài để làm điều ác. Mỗi nhà lãnh đạo tôn giáo được kêu gọi để lột mặt nạ bất kỳ nỗ lực nào lợi dụng danh Thiên Chúa cho những mục đích không liên quan gì đến Ngài hay vinh quang của Ngài. Chúng ta cần phải chứng tỏ với những nỗ lực không ngừng nghỉ rằng mọi cuộc sống con người đều là thánh thiêng, xứng đáng được tôn trọng, yêu mến, trắc ẩn và liên đới, bất kể sắc tộc, tôn giáo, văn hoá, hoặc ý thức hệ hay xác tín chính trị của người đó.
Việc theo một tôn giáo nào đó không trao thêm phẩm giá hay quyền hành trên các cá nhân nhân khác, và việc không theo một tôn giáo nào cũng không thể vì thế mà bị tước mất hay giảm thiểu phẩm giá và quyền lợi.
Do đó, cần có một cam kết chung của các nhà chức trách dân sự, các nhà lãnh đạo tôn giáo, các thầy cô giáo và những ai làm việc trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và thông tin liên lạc, là phải cảnh báo tất cả những người bị cám dỗ bởi những hình thức tín ngưỡng sai lạc rằng những hình thức bạo lực không thể được xem là việc tuyên xưng một niềm tin tôn giáo đúng với ý nghĩa của danh xưng này.
Điều này sẽ giúp tất cả những người có thiện chí đang tìm kiếm Thiên Chúa có thể gặp gỡ Chúa trong sự thật, gặp gỡ Đấng giải thoát chúng ta khỏi sợ hãi, hận thù và bạo lực, và gặp gỡ với Đấng muốn sử dụng khả năng sáng tạo và năng lực của mỗi người để truyền bá kế hoạch yêu thương và hòa bình của Ngài, được ban cho tất cả mọi người.
Thưa quý vị, tôi xin lặp lại nơi đây lời cảm ơn của tôi trước sự sẵn sàng tham gia vào việc suy tư và đối thoại về một chủ đề rất quan trọng này, và sự đóng góp các kinh nghiệm chuyên môn cho sự phát triển của nền văn hoá hòa bình luôn đặt nền tảng trên sự thật và tình yêu. Xin Thiên Chúa ban phép lành cho anh chị em và công việc của anh chị em. Cảm ơn anh chị em.
Source: Holy Press Office - Audience with participants in the Conference “Tackling violence committed in the name of religion”, 02.02.2018
Trong diễn từ với những người hiện diện, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến,
Tôi chào đón nồng nhiệt và tôi cảm ơn sự hiện diện của anh chị em. Điều rất quan trọng là các nhà chức trách dân sự và các nhà lãnh đạo tôn giáo có thể gặp nhau để thảo luận làm thế nào để đối phó với các hành vi bạo lực đã và đang được thực hiện dưới danh nghĩa tôn giáo.
Tôi sẽ bắt đầu bằng cách lặp lại những gì tôi thường nói, và đặc biệt là điều tôi đã nói trong chuyến viếng thăm của tôi đến Ai Cập: “Thiên Chúa, Đấng yêu mến sự sống, không ngừng yêu thương con người, và vì thế Người khuyên chúng ta nên từ khước con đường bạo lực như là điều kiện cần thiết cho mọi ‘giao ước’ trần thế. Trên tất cả và đặc biệt trong thời của chúng ta, các tôn giáo được kêu gọi tôn trọng mệnh lệnh này, bởi vì, trước tất cả ước vọng của chúng ta về Đấng Tuyệt đối, điều thiết yếu là chúng ta từ chối bất kỳ ‘sự tuyệt đối hóa’ nào có thể biện minh cho bạo lực. Vì bạo lực là sự phủ nhận của mọi biểu hiện tôn giáo đích thực. Chúng ta có nghĩa vụ tố cáo những vi phạm nhân phẩm và nhân quyền, vạch trần những nỗ lực nhằm biện minh cho mọi hình thức hận thù nhân danh tôn giáo, và lên án những nỗ lực đó như những bức biếm hoạ bôi bác Thiên Chúa” (Diễn từ tại Hội nghị Hoà bình Quốc tế, Trung tâm Hội nghị Al-Azhar, Cairo, ngày 28 tháng 4 năm 2017).
Bạo lực được cổ vũ và được thực hiện nhân danh tôn giáo chỉ có thể làm mất uy tín của chính tôn giáo ấy. Do đó, những thứ bạo lực như thế phải được tất cả mọi người lên án, và nhất là bởi những người có niềm tin tôn giáo thực sự, là những người biết rằng Thiên Chúa luôn luôn tốt lành, yêu thương và từ bi, và trong Người không có chỗ cho hận thù, oán giận hoặc trả thù trả oán. Người có niềm tin tôn giáo biết rằng trong số những lời báng bổ khốn nạn nhất chống lại Thiên Chúa có tội kêu cầu danh Chúa để biện minh cho tội lỗi và tội ác của mình, kêu cầu Ngài để biện minh cho việc giết người, thảm sát hàng loạt, nô dịch, bóc lột bằng bất cứ hình thức nào, áp bức và bách hại cá nhân hay toàn thể dân chúng.
Người có niềm tin tôn giáo biết rằng Thiên Chúa là Đấng Thánh, và rằng không ai có thể viện đến danh Ngài để làm điều ác. Mỗi nhà lãnh đạo tôn giáo được kêu gọi để lột mặt nạ bất kỳ nỗ lực nào lợi dụng danh Thiên Chúa cho những mục đích không liên quan gì đến Ngài hay vinh quang của Ngài. Chúng ta cần phải chứng tỏ với những nỗ lực không ngừng nghỉ rằng mọi cuộc sống con người đều là thánh thiêng, xứng đáng được tôn trọng, yêu mến, trắc ẩn và liên đới, bất kể sắc tộc, tôn giáo, văn hoá, hoặc ý thức hệ hay xác tín chính trị của người đó.
Việc theo một tôn giáo nào đó không trao thêm phẩm giá hay quyền hành trên các cá nhân nhân khác, và việc không theo một tôn giáo nào cũng không thể vì thế mà bị tước mất hay giảm thiểu phẩm giá và quyền lợi.
Do đó, cần có một cam kết chung của các nhà chức trách dân sự, các nhà lãnh đạo tôn giáo, các thầy cô giáo và những ai làm việc trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và thông tin liên lạc, là phải cảnh báo tất cả những người bị cám dỗ bởi những hình thức tín ngưỡng sai lạc rằng những hình thức bạo lực không thể được xem là việc tuyên xưng một niềm tin tôn giáo đúng với ý nghĩa của danh xưng này.
Điều này sẽ giúp tất cả những người có thiện chí đang tìm kiếm Thiên Chúa có thể gặp gỡ Chúa trong sự thật, gặp gỡ Đấng giải thoát chúng ta khỏi sợ hãi, hận thù và bạo lực, và gặp gỡ với Đấng muốn sử dụng khả năng sáng tạo và năng lực của mỗi người để truyền bá kế hoạch yêu thương và hòa bình của Ngài, được ban cho tất cả mọi người.
Thưa quý vị, tôi xin lặp lại nơi đây lời cảm ơn của tôi trước sự sẵn sàng tham gia vào việc suy tư và đối thoại về một chủ đề rất quan trọng này, và sự đóng góp các kinh nghiệm chuyên môn cho sự phát triển của nền văn hoá hòa bình luôn đặt nền tảng trên sự thật và tình yêu. Xin Thiên Chúa ban phép lành cho anh chị em và công việc của anh chị em. Cảm ơn anh chị em.
Source: Holy Press Office - Audience with participants in the Conference “Tackling violence committed in the name of religion”, 02.02.2018