Chúa Nhật IV THƯỜNG NIÊN NĂM B
Sau khi thánh Gioan Tẩy Giả bị bắt, Chúa Giêsu trở về Galilê công khai giảng dạy trong Hội đường. Cùng với lời giảng, Chúa thực hiện nhiều phép lạ. Hôm nay, Tin mừng theo thánh Marcô cho biết, phép lạ của Chúa là phép lạ trừ quỷ.
I. VÌ SAO CHÚA CẤM MA QUỶ TUYÊN XƯNG?
Chúng ta lấy làm lạ: Chúa Giêsu đến trần thế là để mạc khải cho loài người biết Chúa là Con Thiên Chúa. Vậy tại sao khi ma quỷ tuyên xưng: "Tôi biết Ông là ai: ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa", thì Chúa lại quát: "Hãy câm đi"? Vì sao ma quỷ nói đúng về thân thế của Chúa mà Chúa lại cấm? Có hAi lý do:
Lý do 1: Đây là thời gian đế quốc Rôma đang chiếm đóng Israel. Sống dưới ách nô lệ của người Rôma, dân chúng khao khát một vị anh hùng dân tộc có thể đứng lên lãnh đạo dân, đấu tranh giành lại độc lập cho quê hương.
Trong khi đó, Chúa Giêsu vừa bắt đầu rao giảng, dân chúng chưa hiểu Chúa nhiều. Do đó, Chúa chưa muốn mạc khải về mình. Chúa tránh bị dân chúng hiểu lầm "Đấng Thánh của Thiên Chúa" cũng là thủ lãnh làm chánh trị đảo chánh quân Rôma.
Nếu họ chỉ dừng ở mức độ xem Chúa là vị lãnh đạo như bao nhiêu vị lãnh đạo trần thế, thì việc Chúa đưa họ vào ơn cứu độ, vào tình yêu của Thiên Chúa, sẽ khó khăn.
Lý do 2:
- Chúa cấm ma quỷ tuyên xưng Chúa là Đấng Thánh, vì tự bản chất, ma quỷ là sự dữ, sự xấu, dối trá, đen tối. Nó hoàn toàn đối lập với Đấng Thánh, Đấng là Ánh Sáng, Đấng có quyền trao ban ánh sáng.
Ma quỷ không có tư cách nói về Chúa, không có tư cách tuyên xưng Chúa, càng không có tư cách minh chứng mầu nhiệm Nước Trời. Để rao giảng về Chúa, cần người lành thánh. Ma quỷ không thể là nhân vật đầu tiên nói về Chúa Giêsu trong Tin Mừng. Nó không xứng đáng. Chúng không có sự thật nơi mình. Chúng không có khả năng nói sự thật. Chính Chúa Giêsu từng tuyên bố: "Dối trá là bởi ma quỷ mà ra" (Mt 5, 37).
- Trong bài Tin Mừng, ma quỷ có tên là "thần ô uế". Nó kiêu ngạo như chính bản chất mà nó vốn có, khi tự cho mình "biết" Chúa Giêsu: “Tôi biết Ông là ai”.
Chỉ có ai thuộc về Thiên Chúa mới “biết” Chúa Giêsu. Thần ô uế không thuộc về Thiên Chúa. Nó nhập vào con người, làm họ bị tha hoá, xa rời Thiên Chúa. Nó phá hoại công trình, chống đối và tách mình khỏi Thiên Chúa. Nó không thể biết Chúa Giêsu, hay không thể biết đầy đủ như chính Chúa là Đấng cần phải biết.
- Chúa cấm ma quỷ nói về Chúa vì nó không thể nói sự thật, không có sự thật để nói. Nó không có phương tiện để nói. Nó phải gây tội ác: Nhập vào con người, biến họ thành dụng cụ và mượn tiếng của họ để nói. Tội ác không thể nói đúng về Đấng Thánh.
II. ẢNH HƯỞNG CỦA MA QUỶ.
Ma quỷ vẫn lộng hành bằng nhiều hình thức: nhập vào con người, nhẹ nhàng lôi kéo hướng về sự dữ, lèo lái con người thực hiện tội ác, dùng mưu mô phá rối trật tự cuộc sống của con người, của thế giới… Người bị quỷ nhập không nhiều. Nhưng chắc chắn ảnh hưởng của ma quỷ trên con người thì không thể nói hết được.
Ma quỷ thường được mô tả xấu xí, đáng sợ. Nếu thế, chúng ta dễ nhận ra và nó cũng khó cám dỗ ta. Thực tế, ma quỷ không hiện nguyên hình để cám dỗ. Nó ẩn nấp dưới những hình dáng xinh đẹp, hấp dẫn. Nó tấn công bằng thủ đoạn tinh vi, ngọt ngào. Nó nắm rõ điểm yếu từng cá nhân cũng như tập thể, từ đó lôi kéo ta xa Chúa. Thúc giục ta chống đối Thiên Chúa, chống đối hạnh phúc đích thực của con người.
Chúng ta tự hào mình không bị quỷ ám. Thực ra, ma quỷ có thể ám bằng cách lừa gạt ta chạy theo hạnh phúc giả tạo như: cuốn hút vào tham vọng, dục vọng, oán thù, ích kỷ, hưởng thụ… Ma quỷ ám ta bằng cách làm cho ta tôn sùng tiền bạc, tiện nghi, thời trang, công việc làm ăn, phim ảnh…
Loại quỷ ám nào cũng làm mất tự do, mất trong trắng, dễ phạm tội, đi ngược đường lối và giáo lý của Chúa. Nó bắt ta phải nghĩ, phải sống theo một lập trình. Ta không thể làm khác, không thắng được bản năng và thói quen.
Ảnh hưởng của ma quỷ vẫn là sức mạnh lớn. Vì thế, Chúng ta cần đến ơn Thiên Chúa phù hộ, chở che, nâng đỡ. Hãy nhớ:
- Đời sống cầu nguyện luôn là điểm mốc quang trọng nhất để ta thoát khỏi ảnh hưởng của ma quỷ. Hãy luôn cầu nguyện. Hãy cầu nguyện chân thành, khiêm tốn.
- Tín thách đời mình trong tay Chúa. Hãy để Chúa làm chủ cuộc đời mình. Hãy để Chúa hướng dẫn bằng cách không để mình hướng chiều về sự tội.
- Làm việc lành phúc đức, sống tinh thần bác ái, sống khiêm nhường và tránh mọi thứ kiêu ngạo, hống hách, cậy mình hơn người...
- Tránh xa mọi dịp gây tội, mọi cám dỗ, mọi nguy cơ vi phạm lề luật của Chúa…
- Không dẫn mình vào những nơi, những hoàn cảnh có thể đưa tới tội lỗi.
- Siêng năng tham dự thánh lễ, chầu và rước Mình Thánh Chúa, xưng tội, lãnh nhận các bí tích cần thiết khác.
- Siêng năng làm việc lành, thực hành các công tác đạo đức, quảng đại dấn thân vì tha nhân, yêu thương đón nhận mọi người vì họ cùng là Con của Chúa như ta.
- Sống đứng đắn, đoan trang, gìn giữ ngũ quan, không khoe khoang, không ham hố, không chiều theo xác thịt.
- Thường xuyên đọc, suy gẫm và cầu nguyện bằng Lời Chúa. suy niệm cuộc khổ nạn của Chúa giêsu.
- Kính mến Thánh tâm Chúa, kính mến Thánh giá, Đức Mẹ và các thánh. Hãy luôn ao ước học đòi bắt chước gương thánh thiện của Chúa Giêsu và các thánh.
Sau khi thánh Gioan Tẩy Giả bị bắt, Chúa Giêsu trở về Galilê công khai giảng dạy trong Hội đường. Cùng với lời giảng, Chúa thực hiện nhiều phép lạ. Hôm nay, Tin mừng theo thánh Marcô cho biết, phép lạ của Chúa là phép lạ trừ quỷ.
I. VÌ SAO CHÚA CẤM MA QUỶ TUYÊN XƯNG?
Chúng ta lấy làm lạ: Chúa Giêsu đến trần thế là để mạc khải cho loài người biết Chúa là Con Thiên Chúa. Vậy tại sao khi ma quỷ tuyên xưng: "Tôi biết Ông là ai: ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa", thì Chúa lại quát: "Hãy câm đi"? Vì sao ma quỷ nói đúng về thân thế của Chúa mà Chúa lại cấm? Có hAi lý do:
Lý do 1: Đây là thời gian đế quốc Rôma đang chiếm đóng Israel. Sống dưới ách nô lệ của người Rôma, dân chúng khao khát một vị anh hùng dân tộc có thể đứng lên lãnh đạo dân, đấu tranh giành lại độc lập cho quê hương.
Trong khi đó, Chúa Giêsu vừa bắt đầu rao giảng, dân chúng chưa hiểu Chúa nhiều. Do đó, Chúa chưa muốn mạc khải về mình. Chúa tránh bị dân chúng hiểu lầm "Đấng Thánh của Thiên Chúa" cũng là thủ lãnh làm chánh trị đảo chánh quân Rôma.
Nếu họ chỉ dừng ở mức độ xem Chúa là vị lãnh đạo như bao nhiêu vị lãnh đạo trần thế, thì việc Chúa đưa họ vào ơn cứu độ, vào tình yêu của Thiên Chúa, sẽ khó khăn.
Lý do 2:
- Chúa cấm ma quỷ tuyên xưng Chúa là Đấng Thánh, vì tự bản chất, ma quỷ là sự dữ, sự xấu, dối trá, đen tối. Nó hoàn toàn đối lập với Đấng Thánh, Đấng là Ánh Sáng, Đấng có quyền trao ban ánh sáng.
Ma quỷ không có tư cách nói về Chúa, không có tư cách tuyên xưng Chúa, càng không có tư cách minh chứng mầu nhiệm Nước Trời. Để rao giảng về Chúa, cần người lành thánh. Ma quỷ không thể là nhân vật đầu tiên nói về Chúa Giêsu trong Tin Mừng. Nó không xứng đáng. Chúng không có sự thật nơi mình. Chúng không có khả năng nói sự thật. Chính Chúa Giêsu từng tuyên bố: "Dối trá là bởi ma quỷ mà ra" (Mt 5, 37).
- Trong bài Tin Mừng, ma quỷ có tên là "thần ô uế". Nó kiêu ngạo như chính bản chất mà nó vốn có, khi tự cho mình "biết" Chúa Giêsu: “Tôi biết Ông là ai”.
Chỉ có ai thuộc về Thiên Chúa mới “biết” Chúa Giêsu. Thần ô uế không thuộc về Thiên Chúa. Nó nhập vào con người, làm họ bị tha hoá, xa rời Thiên Chúa. Nó phá hoại công trình, chống đối và tách mình khỏi Thiên Chúa. Nó không thể biết Chúa Giêsu, hay không thể biết đầy đủ như chính Chúa là Đấng cần phải biết.
- Chúa cấm ma quỷ nói về Chúa vì nó không thể nói sự thật, không có sự thật để nói. Nó không có phương tiện để nói. Nó phải gây tội ác: Nhập vào con người, biến họ thành dụng cụ và mượn tiếng của họ để nói. Tội ác không thể nói đúng về Đấng Thánh.
II. ẢNH HƯỞNG CỦA MA QUỶ.
Ma quỷ vẫn lộng hành bằng nhiều hình thức: nhập vào con người, nhẹ nhàng lôi kéo hướng về sự dữ, lèo lái con người thực hiện tội ác, dùng mưu mô phá rối trật tự cuộc sống của con người, của thế giới… Người bị quỷ nhập không nhiều. Nhưng chắc chắn ảnh hưởng của ma quỷ trên con người thì không thể nói hết được.
Ma quỷ thường được mô tả xấu xí, đáng sợ. Nếu thế, chúng ta dễ nhận ra và nó cũng khó cám dỗ ta. Thực tế, ma quỷ không hiện nguyên hình để cám dỗ. Nó ẩn nấp dưới những hình dáng xinh đẹp, hấp dẫn. Nó tấn công bằng thủ đoạn tinh vi, ngọt ngào. Nó nắm rõ điểm yếu từng cá nhân cũng như tập thể, từ đó lôi kéo ta xa Chúa. Thúc giục ta chống đối Thiên Chúa, chống đối hạnh phúc đích thực của con người.
Chúng ta tự hào mình không bị quỷ ám. Thực ra, ma quỷ có thể ám bằng cách lừa gạt ta chạy theo hạnh phúc giả tạo như: cuốn hút vào tham vọng, dục vọng, oán thù, ích kỷ, hưởng thụ… Ma quỷ ám ta bằng cách làm cho ta tôn sùng tiền bạc, tiện nghi, thời trang, công việc làm ăn, phim ảnh…
Loại quỷ ám nào cũng làm mất tự do, mất trong trắng, dễ phạm tội, đi ngược đường lối và giáo lý của Chúa. Nó bắt ta phải nghĩ, phải sống theo một lập trình. Ta không thể làm khác, không thắng được bản năng và thói quen.
Ảnh hưởng của ma quỷ vẫn là sức mạnh lớn. Vì thế, Chúng ta cần đến ơn Thiên Chúa phù hộ, chở che, nâng đỡ. Hãy nhớ:
- Đời sống cầu nguyện luôn là điểm mốc quang trọng nhất để ta thoát khỏi ảnh hưởng của ma quỷ. Hãy luôn cầu nguyện. Hãy cầu nguyện chân thành, khiêm tốn.
- Tín thách đời mình trong tay Chúa. Hãy để Chúa làm chủ cuộc đời mình. Hãy để Chúa hướng dẫn bằng cách không để mình hướng chiều về sự tội.
- Làm việc lành phúc đức, sống tinh thần bác ái, sống khiêm nhường và tránh mọi thứ kiêu ngạo, hống hách, cậy mình hơn người...
- Tránh xa mọi dịp gây tội, mọi cám dỗ, mọi nguy cơ vi phạm lề luật của Chúa…
- Không dẫn mình vào những nơi, những hoàn cảnh có thể đưa tới tội lỗi.
- Siêng năng tham dự thánh lễ, chầu và rước Mình Thánh Chúa, xưng tội, lãnh nhận các bí tích cần thiết khác.
- Siêng năng làm việc lành, thực hành các công tác đạo đức, quảng đại dấn thân vì tha nhân, yêu thương đón nhận mọi người vì họ cùng là Con của Chúa như ta.
- Sống đứng đắn, đoan trang, gìn giữ ngũ quan, không khoe khoang, không ham hố, không chiều theo xác thịt.
- Thường xuyên đọc, suy gẫm và cầu nguyện bằng Lời Chúa. suy niệm cuộc khổ nạn của Chúa giêsu.
- Kính mến Thánh tâm Chúa, kính mến Thánh giá, Đức Mẹ và các thánh. Hãy luôn ao ước học đòi bắt chước gương thánh thiện của Chúa Giêsu và các thánh.